Bài giảng Chương 5: Công nghệ mạng quang thế hệ sau
5.1. Mạng quang thếhệmới 5.2. Các chuyển mạch quang 5.3. Mạng viễn thông thếhệsau 5.4. Mạng truyền tải quang thếhệsau 5.5. Thiết kếmạng quang ghép bước sóng
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Công nghệ mạng quang thế hệ sau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học tín chỉ: MẠNG THÔNG TIN QUANG
Giảng viên: T.S Trần Thiện Chính
Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
20/03/2012
2
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Tổng quan mạng thông tin quang
Giảng viên: T.S Trần Thiện Chính - Học viện CNBCVT
Chương 2: Các thành phần cơ bản của mạng thông tin quang
Giảng viên: T.S Trần Thiện Chính - Học viện CNBCVT
Chương 3: Mạng thông tin quang ghép bước sóng
Giảng viên: T.S Trần Thiện Chính - Học viện CNBCVT
Chương 4: Mạng định tuyến bước sóng
Giảng viên: T.S Trần Thiện Chính - Học viện CNBCVT
Chương 5: Công nghệ mạng quang thế hệ sau
Giảng viên: T.S Trần Thiện Chính - Học viện CNBCVT
20/03/2012
3
CHƯƠNG 5: CÔNG NGHỆ MẠNG QUANG
THẾ HỆ SAU
5.1. Mạng quang thế hệ mới
5.2. Các chuyển mạch quang
5.3. Mạng viễn thông thế hệ sau
5.4. Mạng truyền tải quang thế hệ sau
5.5. Thiết kế mạng quang ghép bước sóng
20/03/2012
4
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI
Mạng quang thế hệ mới là bước nhảy vọt của công nghệ viễn thông kể cả về
lượng lẫn về chất. Với sự ra đời của chuyển mạch quang, mạng quang từ chổ
chủ yếu cung cấp băng thông đã trở thành một mạng có khả năng định tuyến
và chuyển mạch tự động, do đó nó có khả năng cung cấp dịch vụ với bất kỳ
tốc độ nào và với mọi giao thức nào. Điều này đã cho phép tích hợp IP và
quang. Vì vậy đã cho phép triển khai các dịch vụ phong phú về mặt nội dung,
hiệu quả về mặt băng thông, tức là hiệu quả về kinh tế cho cả người sử dụng
lẫn nhà cung cấp dịch vụ
Mạng quang thế hệ mới có thể được ứng dụng trong các trường hợp sau:
+ Xu hướng liên kết mạng lưu trữ với nhu cầu lưu lượng cực lớn cho hệ thống
WDM đô thị và tích hợp các mạng lưu trữ riêng biệt cổ điển với mạng dữ liệu IP
+ Mục tiêu đơn giản hoá cấu trúc mạng phức tạp gồm nhiều cơ sở hạ tầng như:
IP, ATM, SONET/SDH và WDM để phân phối đa dịch vụ với chi phí vận hành
mạng thấp
20/03/2012
5
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Triển khai các lớp khách hàng SDH/SONET, ATM, IP trên mạng quang thế hệ
mới, đã mang lại sự tiến triển vượt bậc của các dịch vụ này khi tích hợp trên
nền mạng quang thế hệ mới. Để vận hành hiệu quả các dịch vụ mới của lớp
khách hàng trên một cơ sở hạ tầng quang cần phải thiết kế mạng WDM, định
tuyến bước sóng sao cho có thể đáp ứng càng nhiều yêu cầu kết nối càng tốt,
đồng thời đảm bảo xác suất nghẽn mạch là thấp nhất
Các lớp khách hàng SDH/SONET, ATM, IP trên mạng quang thế hệ mới được
thực hiện rộng rãi trong các mạng viễn thông chung cũng như riêng của các
công ty. SONET/SDH cung cấp khả năng ghép kênh phân chia theo thời gian
hiệu quả cho các luồng lưu lượng tốc độ thấp và cho phép các luồng này được
truyền tải qua mạng theo một phương pháp đáng tin cậy
Giao thức lớp mạng đang chiếm ưu thế hiện nay là IP. Phần lớn lưu lượng dữ
liệu đi vào mạng là lưu lượng IP, nhờ sự phát triển tốc độ của mạng Internet và
Intranet, IP chủ yếu cung cấp khả năng định tuyến gói hiệu quả từ một nút
nguồn đến một nút đích trong mạng và là một giao thức phi kết nối
20/03/2012
6
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
MPLS là một lớp liên kết mới, nằm bên dưới lớp IP, mở rộng phạm vi của lớp
IP để cho phép định tuyến gói dọc theo các đường dẫn đã xác định qua mạng
ATM cũng cung cấp các chức năng tương tự, nhưng đảm bảo mức chất lượng
cao hơn. Các mạng lưu trữ tạo thành lớp mạng quan trọng khác trong số các
mạng sử dụng sợi quang làm môi trường truyền dẫn. Chức năng của mạng lưu
trữ là kết nối giữa máy tính với máy tính, giữa máy tính với thiết bị ngoại vi
5.1.1. Các thế hệ phát triển mạng truyền tải quang WDM
Cho đến nay, mạng truyền tải quang WDM đã trải qua ba thế hệ phát triển
(Hình 5.1) bao gồm:
+ Thế hệ thứ nhất của mạng truyền tải quang là truyền các luồng quang tĩnh
(cố định) điểm - điểm
+ Thế hệ thứ hai là chuyển mạch kênh quang động
+ Thế hệ thứ ba là chuyển mạch gói quang
20/03/2012
7
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.1: Các thế hệ phát triển mạng truyền tải quang WDM
20/03/2012
8
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.2: Các giao thức mạng truyền tải quang WDM
20/03/2012
9
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
MPLS là một lớp liên kết mới, nằm bên dưới lớp IP, mở rộng phạm vi của lớp
IP để cho phép định tuyến gói dọc theo các đường dẫn đã xác định qua mạng
ATM cũng cung cấp các chức năng tương tự, nhưng đảm bảo mức chất lượng
cao hơn. Các mạng lưu trữ tạo thành lớp mạng quan trọng khác trong số các
mạng sử dụng sợi quang làm môi trường truyền dẫn. Chức năng của mạng lưu
trữ là kết nối giữa máy tính với máy tính, giữa máy tính với thiết bị ngoại vi
5.1.2. Kiến trúc các thế hệ của mạng truyền tải quang WDM
Trong mạng truyền tải quang WDM, luồng quang được thiết lập “động” theo
nhu cầu, kết nối giữa mạng IP
Mạng quang sử dụng công nghệ GMPLS, cho phép cân bằng tải, giảm xác
suất tắc nghẽn và khôi phục mạng nhanh
Kiến trúc các thế hệ mạng truyền tải quang như các Hình 5.3; Hình 5.4(a, b);
Hình 5.5 (a, b); Mô hình chuẩn giao thức Internet quang Hình 5.6
20/03/2012
10
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.3: Kiến trúc mạng truyền tải quang WDM thế hệ thứ nhất (luồng
quang tĩnh điểm - điểm)
20/03/2012
11
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.4(a): Kiến trúc mạng vòng truyền tải quang WDM/DWDM thế hệ thứ
hai (chuyển mạch kênh quang động)
20/03/2012
12
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.4(b): Kiến trúc mạng lưới mạng truyền tải quang WDM/DWDM thế hệ
thứ hai (chuyển mạch kênh quang động)
20/03/2012
13
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.5(a): Kiến trúc mạng truyền tải quang WDM/DWDM thế hệ thứ ba
(chuyển mạch gói quang)
20/03/2012
14
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.5(b): Kiến trúc mạng truyền tải quang WDM/DWDM thế hệ thứ ba
(chuyển mạch nhãn quang)
20/03/2012
15
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.6: Mô hình chuẩn giao thức Internet quang
20/03/2012
16
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
5.1.3. Các lớp khách hàng trên mạng WDM
Nhiều mạng sử dụng sợi quang như là cơ cấu truyền tải cơ sở của chúng, các
mạng này được gọi là các lớp khách hàng của lớp quang, lớp quang có nhiệm
vụ cung cấp đường quang cho các lớp khách hàng này
Đối với lớp khách hàng, các đường quang của lớp quang đóng vai trò như các
liên kết vật lý kết nối giữa các phần tử mạng của lớp đó
Tất cả các lớp khách hàng đều xử lý dữ liệu trong miền điện, thực hiện các
chức năng như ghép kênh phân chia thời gian cố định hoặc theo thống kê
Các lớp khách hàng này tích hợp và tải nhiều loại dịch vụ khác nhau vào mạng
như các dịch vụ thoại tốc độ thấp, dịch vụ dữ liệu, dịch vụ đường dây riêng
Tuy nhiên, mỗi mạng khách hàng đều có nhiệm vụ riêng và có thể hoạt động
trên các liên kết sợi quang điểm nối điểm hoặc trên một lớp quang phức tạp
hơn, sử dụng các đường được cung cấp bởi lớp quang
20/03/2012
17
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Các lớp quang chiếm ưu thế trong mạng đường trục hiện nay thường là
SONET/SDH, ATM, IP, trong đó SONET/SDH thường dùng để giao tiếp với
các luồng ghép kênh theo thống kê
Trong nhiều trường hợp, IP và ATM cũng có thể sử dụng SONET/SDH như là
cơ cấu truyền tải lớp dưới. Nhờ sự ra đời của các giao tiếp tốc độ cao trên thiết
bị IP mà ATM có thể được ánh xạ trực tiếp vào lớp quang, mà không yêu cầu
các thiết bị SONET/SDH riêng bên ngoài
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thống, cấu trúc mạng thường
bao gồm nhiều lớp. Trong đó, lớp WDM hình thành môi trường truyền tải vật
lý cung cấp băng thông trong suốt và các kỹ thuật định tuyến thông minh
Để cấp phát băng thông vừa đủ, lớp SONET/SDH thường được sử dụng trong
các mạng này. Hiện nay, tín hiệu lớp thuê bao khách hàng của hệ thống WDM
ứng dụng trong thực tế đều dựa trên SDH, đó là hệ thống SDH Nx2,5Gb/s
20/03/2012
18
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Một đặc điểm quan trọng của hệ thống WDM là nó trong suốt đối với các loại
dịch vụ, nghĩa là WDM có thể truyền tải bất kỳ khuôn dạng tín hiệu nào, từ
PDH, SDH đến ATM, IP hay MPLS. Do đó, với sự phát triển của lưu lượng
Internet/Intranet, cấu trúc mạng truyền tải cần dựa trên WDM để đáp ứng đầy
đủ yêu cầu băng thông cho các dịch vụ
5.1.3.1. IP trên ATM trên SONET/SDH trên WDM
Các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống đưa ra mô hình phân cấp mạng gồm 4
lớp: IP, ATM, SONET/SDH và WDM
Lớp ATM nằm trên lớp quang WDM sẽ thêm vào các khả năng ghép thống kê
mà vẫn cho phép tích hợp nhiều dịch vụ tại cùng một thời điểm. Điều này, về
cơ bản giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các lớp dưới là SONET/SDH và WDM
ATM cũng sử dụng các kỹ thuật định tuyến để tối ưu hóa phân phối lưu lượng
trong mạng cho từng dịch vụ ATM khác nhau
Tuy nhiên, hiệu quả truyền dẫn lớp ATM thấp vì phần mào đầu của ATM lớn
20/03/2012
19
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Hình 5.7: Xu hướng chuyển đổi cấu trúc mạng truyền tải
IP
ATM
SONET/SDH
Optics/WDM
IP
ATM
Optics/WDM
IP
SONET/SDH
Optics/WDM
IP
Optics/WDM
20/03/2012
20
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
Lớp SONET/SDH ở bên dưới cung cấp khả năng khôi phục lại mạng sau khi
xảy ra sự cố trên sợi quang nhưng với chi phí thiết bị và chi phí thực hiện cao
do tính phức tạp của việc quản lý mạng
Lớp WDM dùng để tăng dung lượng của sợi quang nhờ khả năng truyền tải
nhiều bước sóng trên cùng một sợi quang
5.1.3.2. IP trên ATM trên WDM
Một mô hình tương tự như Hình 5.7 nhưng loại bỏ lớp SONET/SDH và giữ lại
lớp ATM. Nếu số lượng dịch vụ ở lớp 2 nhiều, ví dụ các đường leased line và
dịch vụ thoại thì nhà cung cấp dịch vụ thường dùng mô hình này để xây dựng
mạng với 3 lớp là IP, ATM và WDM
ATM cũng sử dụng các kỹ thuật định tuyến để tối ưu hóa phân phối lưu lượng
trong mạng đối với từng loại dịch vụ ATM khác nhau
Nhược điểm của cấu trúc này là hiệu quả truyền tải thấp vì vẫn còn tồn tại lớp
ATM, nhưng ATM lại có ưu điểm là cung cấp dịch vụ chất lượng cao QoS
20/03/2012
21
5.1. MẠNG QUANG THẾ HỆ MỚI (tiếp)
5.1.3.3. IP trên SONET/SDH trên WDM
Ngày nay, các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu thường xây dựng mạng theo cấu
trúc 3 lớp: IP, SDH và WDM. Trong cấu trúc này, gói dữ liệu IP được truyền
tải trực tiếp trên cấu trúc SONET/SDH bằng công nghệ gói trên SONET/SDH
(POS), bỏ qua lớp truyền tải không hiệu quả ATM
Lớp SONET/SDH cung cấp các chức năng bảo vệ và truyền tải lưu lượng
thoại dựa vào mạng SONET/SDH sẵn có
5.1.3.4. IP trên WDM
Cấu trúc lớp mạng trong tương lai sẽ loại bỏ cả hai lớp SONET/SDH và ATM,
tạo thành cấu trúc hai lớp mạng IP và WDM. Mạng xây dựng theo cấu trúc
này được goi là mạng quang, các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng loại mạng này
để phân phối các dich vụ dữ liệu và VoIP
Ưu điểm của cấu trúc là hiệu quả truyền tải của mạng cao hơn vì đã loại bỏ lớp
ATM. Quá trình khởi tạo mạng cũng dễ dàng hơn vì không dùng thiết bị
SONET/SDH nữa. Công nghệWDM tăng dung lượng truyền tải của sợi quang
20/03/2012
22
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG
5.2.1. Chuyển mạch kênh quang
Trong chuyển mạch kênh quang, một kênh quang được thiết lập trước khi
truyền tin bởi một bản tin thiết lập và được giải phóng bởi một bản tin giải
phóng được gửi đi sau khi kết thúc (giải phóng) kết nối. Đơn vị dữ liệu trong
chuyển mạch kênh thường là bản tin
Chuyển mạch kênh quang hoạt động theo phương pháp định tuyến bước sóng.
Trong mạng chuyển mạch kênh quang định tuyến bước sóng một kênh bước
sóng sẽ được thiết lập từ điểm đầu tới điểm cuối trước khi truyền tin và kênh
đó sẽ bị chiếm dụng trong suốt thời gian diễn ra kết nối
Để thiết lập một cuộc nối trong mạng chuyển mạch kênh bao gồm 3 pha (thiết
lập kết nối, truyền tin, giải phóng kết nối)
Hình 5.8 là mô hình nút chuyển mạch kênh quang; Hình 5.9 là mô hình thiết
lập kết nối giao thức không yêu cầu bản tin xác nhận kết thúc phiên truyền tin
20/03/2012
23
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Hình 5.8: Mô hình nút chuyển mạch kênh quang
20/03/2012
24
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Hình 5.9: Quá trình kết nối trong chuyển mạch kênh quang
20/03/2012
25
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
5.2.2. Chuyển mạch gói quang
Ở mạng chuyển mạch gói quang, thông tin cần truyền được cắt nhỏ thành các
khối có kích thước cố định hay thay đổi và được cấu trúc thành gói tin bao
gồm thông tin tải trọng (là thông tin dữ liệu người dùng cần truyền, trao đổi)
và phần thông tin điều khiển mạng (thông tin điều khiển mào đầu header) để
gửi qua mạng tới đích
Tại phía thu phải thực hiện phục hồi bản tin từ các gói tin thu được. Trong
mạng chuyển mạch gói quang các kết nối chỉ được thiết lập khi truyền gói tin,
sau khi truyền xong gói tin thì kết nối đó được giải phóng và các tài nguyên
mạng đã phục vụ kết nối này lại được cung cấp phục vụ cho các kết nối khác
vì vậy mà kết nối chỉ được thiết lập khi thực sự có thông tin cần truyền
Đây là điểm khác biệt so với chuyển mạch kênh quang. Trong mạng chuyển
mạch gói quang đã khắc phục được nhược điểm của mạng chuyển mạch kênh
quang đó là sử dụng tài nguyên mạng một cách mềm dẻo và đạt hiệu quả cao
20/03/2012
26
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Hình 5.10: Mô hình nút chuyển mạch gói quang
20/03/2012
27
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Trong mạng chuyển mạch gói quang, các dữ liệu người sử dụng được truyền
dẫn quang hoàn toàn từ nguồn đến đích. Chính điều này đã làm giảm đáng kể
thời gian trễ xử lý như ở các mạng chuyển mạch gói sử dụng chuyển mạch
điện tử do không phải thực hiện biến đổi O-E-O tại các node trung gian
Tuỳ theo kỹ thuật chuyển mạch được áp dụng mà có các kiểu thiết lập kết nối
khác nhau: Như định tuyến độc lập (tức là mỗi gói tin được định tuyến trên
những đường đi khác nhau tối ưu tại thời điểm đó), định tuyến phụ thuộc (là
phương pháp định tuyến mà trong đó các gói tin cùng đi trên một đường đi)
hay định tuyến ngẫu nhiên (là gói tin được gửi đi liên tục trên mạng và ngẫu
nhiên đến đích)
Ở mạng chuyển mạch gói quang các gói tin có thể đi trên các con đường khác
nhau, là con đường tối ưu nhất tại thời điểm đó, khi con đường tối ưu nhất bị
lỗi thì mạng có khả năng định tuyến lại. Hình 5.11 là mô hình mạng chuyển
mạch gói quang
20/03/2012
28
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Hình 5.11: Mô hình mạng chuyển mạch gói quang
20/03/2012
29
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Một nguyên tắc cơ bản của chuyển mạch gói quang đó là "lưu đệm" và chuyển
tiếp, tức là một gói tin chỉ được gửi đi khi đã thu được hoàn toàn đầy đủ tại nút
nguồn hay các nút trung gian. Chính đặc điểm này đã khiến các gói tin bị trễ
tương ứng với độ dài của mỗi gói tại các nút trung gian. Để giảm trễ, có thể
tiến hành sử dụng các giao thức khác như: Giao thức không kiểm tra lỗi tại nút
trung gian (trong mạng sử dụng công nghệ ATM), giao thức không cần bản tin
xác nhận, hay có thể thực hiện ước lượng thống kê kích thước gói để gửi đi
trước thiết lập băng thông và cấu hình chuyển mạch, v.v...
Tuy nhiên chuyển mạch gói quang vẫn không phải là một phương pháp hoàn
hảo có thể đáp ứng mọi nhu cầu trong tương lai, nó vẫn tồn tại các hạn chế
khó khắc phục như: Khi tốc độ đường truyền cao thì thời gian truyền dẫn trở
nên không đáng kể. Vì vậy, nếu kích thước gói nhỏ thì thời gian định tuyến trở
nên lớn hơn thời gian truyền thông tin rất nhiều, hay có thể xảy ra tranh chấp
gây tắc nghẽn mạng do quá nhiều thông tin điều khiển phải xử lý, ...
20/03/2012
30
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
5.2.3. Chuyển mạch Burst quang
Chuyển mạch burst quang ra đời là sự kết hợp các ưu điểm của cả chuyển
mạch gói quang và chuyển mạch kênh quang. Nó được thiết kế để cân bằng
giữa các ưu và nhược điểm của cả hai loại chuyển mạch này, thực hiện truyền
thông tin dưới dạng các burst quang. Đặc biệt hơn là nó không yêu cầu đệm
các burst quang tại các node trung gian (thực hiện truyền dẫn qua mạng truyền
tải quang một cách trong suốt)
Trong mạng chuyển mạch burst quang các thông tin cần truyền được cấu trúc
vào thành các burst, bao gồm một gói điều khiển được gửi đi trước để đăng ký
sử dụng tài nguyên mạng và phần thông tin tải trọng bao gồm nhiều gói tin IP
hay tế bào ATM hay Frame ralay thậm trí là dữ liệu HDTV đã được cấu trúc
thành một burst đi theo sau gói điều khiển đã được gửi đi
Các node mạng trong mạng chuyển mạch burst quang được phân thành hai
loại: node lõi và node biên
20/03/2012
31
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Hình 5.12: Mô hình nút chuyển mạch Burst quang
20/03/2012
32
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Nút lõi: Là nút chỉ có chức năng thu nhận và chuyển tiếp các burst đến tới các
nút tiếp theo trên đường đi trong mạng. Tuỳ theo các phương thức điều khiển
sử dụng trong mạng mà nút lõi có thể có bộ đệm hay không. Chức năng chính
của nút này chỉ đơn thuần thực hiện cung cấp kết nối để chuyển tiếp burst tới
nút tiếp theo mà không có chức năng cấu thành hay phân giải burst
Nút biên: Ngoài chức năng của một nút lõi nó còn phải có chức năng cấu tạo
(thành lập) và phân giải các burst thông tin, là nơi kết cuối hay bắt đầu của các
burst. Đây là nút có cả giao diện tín hiệu quang với các mạng quang, mạng
chuyển mạch burst và giao diện tín hiệu điện với các mạng chuyển mạch gói
điện hay các mạng truy nhập. Chức năng chính của nút này là thu thập thông
tin để cấu tạo các burst và phân giải các burst ra thành các dạng thông tin ban
đầu (gói hay bản tin) phân bổ chúng tới các mạng truy nhập
Ở mạng chuyển mạch burst quang mỗi burst chỉ có một gói mang thông tin
điều khiển (gói điều khiển) nên đã giảm đáng kể lượng thông tin điêu khiển
20/03/2012
33
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Hình 5.13: Mô hình mạng chuyển mạch Burst quang
20/03/2012
34
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
Đồng thời trong mỗi burst được cấu tạo từ nhiều gói nên cũng không chiếm
dụng kênh trong thời gian qua dài hay gây trễ quá lớn tới các burst khác. Ở
mạng chuyển mạch burst có thể tiến hành phát burst trong khi vẫn còn đang
thu phần sau của burst đó nên giảm hiện tượng trễ do một burst chiến dụng
kênh quá lâu gây ảnh hưởng tới các burst khác, cho nên đã tăng hiệu quả sử
dụng tài nguyên đồng thời tăng được chất lượng dịch vụ
Đặc trưng chuyển mạch burst quang:
+ Kích thước đơn vị truyền dẫn của chuyển mạch burst nhỏ hơn kích thước
đơn vị truyền dẫn của chuyển mạch kênh và lớn hơn đơn vị truyền dẫn của
chuyển mạch gói quang
+ Có sự ngăn cách giữa điều khiển và dữ liệu: Thông tin điều khiển của
chuyển mạch burst được truyền trên một bước sóng riêng (báo hiệu ngoài băng),
và không được truyền đi cùng với burst như ở chuyển mạch gói mà nó được
truyền đi trước
20/03/2012
35
5.2. CÁC CHUYỂN MẠCH QUANG (tiếp)
+ Sử dụng đăng ký trước: Trước khi truyền burst, nó gửi đi một gói điều khiển
để đăng ký tài nguyên và cấu hình trường chuyển mạch. Nút nguồn không yêu
cầu thu nhận thông tin xác nhận từ nút đích gửi về trước khi truyền tin tới nút đích
+ Kích thước burst có thể thay đổi. Từ kích thước burst nhỏ nhất tới kích thước
burst lớn nhất. Đặc biệt có thể phát burst bổ sung
+ Không sử dụng bộ đệm: Các nút trung gian trong mạng chuyển mạch burst
quang không thực hiện đệm tín hiệu. Các burst được truyền thẳng qua các nút
trung gian tới nút đích
+ Đặc biệt trong chuyển mạch burst quang có thể ứng dụng kỹ thuật ước lượng
thống kê kích thước burst để gửi đi trước trong gói điều khiển, giảm thời gian trễ
burst tại các nút nguồn
+ Mặt khác chuyển mạch burst quang có tốc độ cao và cho phép đồng thời
truyền dẫn nhiều loại lưu lượng khác nhau (IP, ATM, Frame relay hay HDTV...)
nên có thể đáp ứng được các dịch vụ mới yêu cầu chất lượng cao băng thông rộng
20/03/2012
36
5.3. MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU
5.3.1. Gới thiệu chung mạng thế hệ sau
Trong những năm gần đây, do lưu lượng thông tin cần truyền tải tăng vượt
bậc, các dịch vụ cung cấp tới người sử dụng ngày một đa dạng hơn, không chỉ
như trước đây chỉ có thoại truyền thống, mà ngày nay còn có thêm các dịch vụ
yêu cầu băng thông rộng như truyền video thời gian thực, dữ liệu, truy nhập
Internet tốc độ cao, v.v... đang được cung cấp trên các cơ sở hạ tầng mạng
khác nhau đã gây nhiều bất tiện ch