Bài giảng Chương 5- S-t (febris)

Sốt là trạng thái bệnh lý gặp trong rất nhiều bệnh, gây ra nhiều rối loạn quan trọng cho các chức phận của cơ thể. 1. Khái niệm: Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt, trước tác dụng của các yếu tố có hại, thường gặp nhất là yếu tố nhiễm khuẩn. Đó là một phản ứng thích ứng toàn thân của động vật máu nóng. Phản ứng đó được hình thành trong quá trình tiến hoá của động vật. Khác với say nóng và say nắng, thân nhiệt tăng là do nhiệt độ bên ngoài tăng; còn trong sốt, thân nhiệt tăng là do rối loạn của chính trung tâm điều hoà nhiệt.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5- S-t (febris), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5- sốt (Febris) Sốt là trạng thái bệnh lý gặp trong rất nhiều bệnh, gây ra nhiều rối loạn quan trọng cho các chức phận của cơ thể. 1. Khái niệm: Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt, trước tác dụng của các yếu tố có hại, thường gặp nhất là yếu tố nhiễm khuẩn. Đó là một phản ứng thích ứng toàn thân của động vật máu nóng. Phản ứng đó được hình thành trong quá trình tiến hoá của động vật. Khác với say nóng và say nắng, thân nhiệt tăng là do nhiệt độ bên ngoài tăng; còn trong sốt, thân nhiệt tăng là do rối loạn của chính trung tâm điều hoà nhiệt. 2. Nguyên nhân gây sốt Người ta chia nguyên nhân sốt ra làm hai nhóm: 2.1. Sốt do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa số các bệnh nhiễm vi khuẩn và vi rút đều có sốt. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhiễm khuẩn không sốt như lỵ amip; thậm chí có khi thân nhiệt lại giảm như trong bệnh tả. Trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt xuất hiện chủ yếu là do tác dụng của độc tố vi khuẩn; ngoài ra bản thân vi khuẩn và các sản phẩm hoạt động sống của chúng, cũng như các sản phẩm của huỷ hoại mô bào, đều có khả năng gây sốt. Gần đây người ta đã tinh chế được các chất gây sốt rất mạnh từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn (cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương), từ mủ và dịch rỉ viêm. Đó là những chất polysaccarit hay lipo - polysaccarit có tác dụng gây sốt rất mạnh nhưng độc tính lại rất thấp, không gây tác hại cơ thể. Ví dụ chất pyrlexa (lấy từ môi trường nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella Aborlus Equi) đem tiêm vào tĩnh mạch thỏ với lưu lượng rất nhỏ: 0,003 microgam cho 1 kg cơ thể, đã có thể gây sốt kéo dài hàng giờ. (Westplate, 1955). Những chất gây sốt do vi khuẩn sinh ra có thể chịu được nhiệt đến 1600C. 2.2. Sốt không do nhiễm khuẩn Sốt do protit lạ Có hai loại protit lạ: + Protít từ ngoài đưa vào cơ thể như kháng huyết thanh, vacxin, truyền máu và một số loại protit được dùng gây sốt để điều trị. + Protit nội sinh do sản phẩm phân huỷ protit của cơ thể, protít bị biến tính. Gặp trong xuất huyết nội, hoại tử tổ chức (bỏng chấn thương, huỷ hoại bạch cầu, gãy xương, dung huyết,v.v...) Sốt do muối Khi tiêm vào cơ thể dung dịch muối ưu trương, nhất là khi tiêm vào tổ chức dưới da hay bắp thịt, có thể gây ra sốt. Người ta cho rằng, trong trường hợp này có lẽ dung dịch muối làm hoại tử tế bào sinh ra những protit lạ khác. Sốt do tác dụng của dược chất Một số chất có tác dụng kích thích trung tâm điều nhiệt, hạn chế thải nhiệt như cafein, phenamin, adrenalin, tetra -hydronaphlylamin. Sốt do thần kinh Sốt do thần kinh có thể xuất hiện khi tổn thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não. Sốt còn xuất hiện do phản xạ đau đớn, sợ hãi Tuy phân chia ra các loại nguyên nhân có tính chất khác nhau như vậy nhưng trong thực tế thì các nguyên nhân ấy lại luôn luôn phối hợp với nhau. Chẳng hạn sốt do nhiễm khuẩn, đứng về bản chất mà nói, nó rất giống sốt do protit lạ hoặc muối.
Tài liệu liên quan