Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
-Chức năng và chủ thể của thị trường tài chính.
-Cấu trúc của thị trường tài chính.
-Các công cụ trên thị thường tài chính.
-Các công cụ trên thị trường tài chính Việt Nam.
43 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 5: Thị trường tài chính (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46
Chương 5
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
- Chức năng và chủ thể của thị trường tài chính.
- Cấu trúc của thị trường tài chính.
- Các công cụ trên thị thường tài chính.
- Các công cụ trên thị trường tài chính Việt Nam.
5.1. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
a. Chức năng của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là bộ phận quan trọng bậc nhất, chi phối toàn bộ hoạt động
của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Tài chính gián tiếp
Tài chính trực tiếp
Thị trường tài chính đóng vai trò nòng cốt trong quá trình luân chuyển vốn từ nhà
đầu tư đến nhà sản xuất.
Dòng vốn từ người cho vay - người tiết kiệm tới người vay - người chi tiêu qua
hai con đường.
+ Tài chính trực tiếp
Người đi vay, vay vốn trực tiếp từ người cho vay bằng cách bán chứng khoán (còn
gọi là công cụ tài chính – financial instruments). Chứng khoán là những trái quyền (quyền
được hưởng) đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai của người vay. Chứng khoán là tài sản
có đối với người mua chúng, chúng lại là những tài sản nợ (một IOU hoặc nợ) đối với
người hay hãng phát hành.
Các trung gian tài chính
Các thị trường
tài chính
Người cho vay
(Người tiết kiệm)
1. Hộ gia đình
2. Các hãng kinh
doanh
3. Chính phủ
4. Nước ngoài
Người đi vay
(Người sử dụng)
1. Các hãng kinh
doanh
2. Chính phủ
3. Hộ gia đình
4. Nước ngoài
47
+ Tài chính gián tiếp
Vốn được chuyển từ người cho vay tới người cho vay thông qua trung gian tài
chính. Trung gian tài chính đứng giữa cho vay - người tiết kiệm và người vay - người sử
dụng và giúp chuyển vốn từ người này sang người kia. Trung gian tài chính thực hiện điều
này bằng cách vay vốn của người cho vay - người tiết kiệm, sau đó cho người vay vay vốn.
Ví dụ một ngân hàng có thể nhận được vốn bằng cách phát hành một tài sản nợ cho công
chúng ở dưới dạng tiền gửi tiết kiệm và sau đó dùng vốn này để cho vay hoặc mua trái khoán
trên thị trường tài chính. Kết quả cuối cùng là vốn được chuyển từ công chúng (người cho
vay - người tiết kiệm) tới công ty (người vay - người sử dụng) với sự giúp đỡ của trung gian
tài chính (ngân hàng).
Thông thường thị trường tài chính phát triển hệ thống các trung gian tài chính đa
dạng làm nhân tố thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và cung cấp các công cụ tài chính đa
dạng cho người đầu tư và sử dụng vốn. Trung gian tài chính chuyển vốn từ người cho vay -
người tiết kiệm sang người vay - người sử dụng và họ kiếm lời bằng cách đưa ra mức lãi suất
cao hơn mức lãi suất mà họ phải trả cho người gửi tiền. Như vậy, trung gian tài chính có thể
làm lợi cho những người gửi tiết kiệm và nó cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người vay có
được các khoản tiền để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, không
có trung gian tài chính, thị trường tài chính không thể có được lợi ích trọn vẹn.
Việc dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người đầu tư, kinh doanh thông qua thị trường
tài chính giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, vì người có khoản tiền tiết
kiệm thường không phải là người sẵn sàng có cơ hội đầu tư sinh lời, việc dẫn vốn qua thị
trường tài chính giúp cho họ có điều kiện sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư kiếm lời. Ngược
lại, có nhiều người có cơ hội sản xuất kinh doanh, nhưng không đủ vốn, thông qua thị trường
tài chính họ có thể vay mượn vốn để đầu tư.
Thị trường tài chính còn giúp cho dân chúng vay mượn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
như mua nhà ở, ôtô,... và như vậy nó cũng giúp cho người sản xuất tiêu thụ được hàng hóa.
Như vậy, thị trường tài chính giúp cho việc chuyển vốn từ những người không có
cơ hội đầu tư để sinh lợi tới những người có cơi hội đầu tư, qua đó, thị trường tài chính giúp
nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống
của người tiêu dùng bằng cách giúp họ thỏa mãn nhu cầu mua sắm trước khi tích lũy đủ tiền.
b. Vai trò của thị trường tài chính
- Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu
cầu vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Nếu không có thị trường tài chính
thì việc huy động vốn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của Chính phủ và chính
quyền địa phương sẽ bị hạn chế do ngân sách của chính phủ thường eo hẹp, không đủ đáp
ứng nhu cầu xây dựng và chi tiêu. Thêm vào đó, sức sản xuất xã hội ngày càng phát triển và
quy mô sản xuất ngày càng mở rộng nhu cầu tiền vốn của bản thân hay qua con đường vay
ngân hàng truyền thống thì không thể đáp ứng được về mặt thời gian và số lưọng. Vì vậy,
nếu thị trường tài chính phát triển thì thông qua đó các đơn vị sản xuất và các địa phương có
thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu huy động nhanh chóng khối lượng vốn lớn đáp ứng
nhu cầu.
- Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Việc sử dụng vốn có
hiệu quả không chỉ quan trọng đối với người có tiền đầu tư mà cả đối với người vay tiền để
đầu tư. Người có tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi nhận thức rõ giá trị thời gian của đồng tiền mà
họ đang nắm giữ. Đồng tiền sẽ không sinh lợi nếu để trong két sắt hoặc gối đầu giường, mà
tiền sinh lãi từ gửi tiết kiệm hoặc mua cổ phần,Thông thường lãi thu được qua đầu tư
chứng khoán cao hơn lãi trái phiếu Nhà nước hay lãi gửi tiết kiệm, do vậy người đi vay vốn
trên thị trường tài chính cũng phải sử dụng vốn vay đó một cách hợp lỹ mới có thể trả lại
được cho người vay và tạo thu nhập và tích lũy cho chính mình.
- Hoạt động thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính
sách mở cửa , cải cách kinh tế của chính phủ. Thông qua thị trường tài chính, việc phát hành
trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các
48
ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước. Thị trường tài chính nhìn chung rất nhạy
cảm đối với các hoạt động kinh tế, thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng
thời là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế. Giá trị cổ phiếu của các công ty là một ví dụ
điển hình, thị giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với số lợi nhuận mà công ty đạt được. Chỉ số chung
của thị trường chứng khoán phản ánh mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó trong thời
gian ngắn, trung và dài hạn.
- Thị trường tài chính có chức năng và vai trò hết sức quan trọng không những đối
với nền kinh tế mà cả đối với từng cá nhân. Nó cho phép vốn được chuyển từ người có tiền
nhàn rỗi sang cho người có cơ hội đầu tư, có khả năng sản xuất, giúp nâng cao năng suất
và hiệu quả toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, thị trường tài chính cũng trực tiếp cải thiện mức
sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm tốt hơn. Thị
trường tài chính hoạt động hữu hiệu và đa dạng sẽ cải thiện đời sống kinh tế xã hội.
5.2. CHỦ THỂ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
5.2.1. Chủ thể đi vay
- Chính phủ: Chính phủ vay trên thị trường tài chính bằng cách phát hành trái
phiếu kho bạcđể bù đắp cho sự thiếu hụt nhân sách nhà nước.
- Các công ty: Việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh là điều thường xảy ra trong
hoạt động của các doanh nghiệp. Không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng có thể giải
quyết vấn đề này bắng cách vay ngân hàng. Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư
them trang thiết bị, cơ sở vật chất, các doanh nghiệp thường cần vốn lớn với thời gian dài,
các ngân hàng thương mại thường ít khi có thể đáp ứng yêu cầu như vậy. Cách phổ biến
nhất là các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hánh cổ phiếu hoặc trái phiếu trên
thị trường tài chính.
- Các hộ gia đình: Hộ gia đình cũng vay trên thị trường tài chính để đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh và yêu cầu chi tiêu khác của mình.
5.2.2. Chủ thể cho vay hay đầu tư
Khi một chủ thể đồng ý giao tiền hoặc tài sản để nhận lại một trái phiếu của người
khác, anh ta đã biến mình thành chỉ thêt cho vay (lenders). Bởi vì mọi khoản vay đều được
hoàn trả vốn và lãi, nên hoạt động cho vay đã làm cho tiền mặt, tài sản tạo thêm ra những
giá trị mới. Chính quá trình tạo ra giá trị mới này đã làm cho việc vay trở thành các hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, người ta cũng gọi những người cho vay là các nhà đầu
tư.
- Các hộ gia đình: Các hộ gia đình là những người cho vay chủ yếu thông qua việc
mua trái phiếu trên thị trường hoặc gửi tiền vào ngân hàng.
- Các công ty bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm nhận tiền bảo hiểm của dân chúng
sau đó đem cho các ngân hàng, công ty vay, hoặc mua trái phiếu. Các khoản cho vay của
công ty bảo hiểm thường là các khoản cho vay dài hạn.
- Các trung gian tài chính: Các ngân hàng sinh ra là đi vay để cho vay. Mặc dù các
ngân hàng chỉ là trung gian của việc vay và cho vay, không phải là chủ thể cuối cùng, nó
vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cho vốn chu chuyển từ chủ thể này sang chủ
thể khác.
- Các công ty và chính phủ: Các công ty và chính phủ khi có tiền nhàn rỗi họ đều
tìm cách sinh lợi dưới dạng mua trái phiếu hoặc gửi tiền vào ngân hàng.
5.3. CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
5.3.1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần (Căn cứ vào cách thức huy
động vốn)
- Thị trường nợ
Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài
chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán hay một món vay thế chấp. Công
49
cụ vay nợ là sự thỏa thuận có tính chất hợp đồng, trong đó người đi vay thanh toán cho người
nắm giữ công cụ nợ một khoản tiền lãi cố định, và hoàn trả tiền vốn vào cuối kỳ hạn. Nếu kỳ
hạn thanh toán của cồn cụ nợ dưới một năm, người ta gọi đó là công cụ nợ ngắn hạn, nếu từ
một năm trở lên gọi là công cụ nợ trung và dài hạn.
Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên.
- Thị trường vốn cổ phần
Phương pháp thứ hai để thu hút vốn lad các công ty phát hành cổ phiếu. Người
nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận từ thu
nhập ròng của công ty (sau khi trừ chi phí và thuế).
Việc sở hữu cổ phiếu khác với sở hữu công cụ nợ (trái phiếu công ty) là ở chỗ
người sở hữu cổ phiếu chỉ nhận được tiền lãi sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ
(người sỏ hữu công cụ nợ). Nhưng lợi ích của việc nắm giữ các cổ phần vốn là ở chỗ, cổ
đông được hưởng lợi trực tiếp do lợi nhuận và hoặc do giá trị tài sản của cong ty tăng lên.
Trong khi đó, người nắm giữ công cụ nợ lại không nhận được gì từ koanr lợi nhuận này.
5.3.2. Thị trường cấp một và thị trường cấp hai (Căn cứ vào mục đích hoạt
động của thị trường)
- Thị trường cấp một
Thị trường cấp một là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng
khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Các loại hàng hóa như cổ phiếu, trái phiếu của
công ty và của chính phủ, khi mới phát hành đều được đem bán ở thị trường này. Việc mua
bán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian đó là
ngân hàng. Ngân hang này thường được xem như ngân hàng đầu tư hay ngân hàng bảo hiểm
cho việc phát hành thông qua việc bảo đảm giá cố định của chứng khoán trong quá trình phát
triển. Ngân hàng bảo hiểm thường trực tiếp bỏ tiền để mua hết lô chứng khoán (với giá thấp
hơn thông báo), sau đó bán lại ngay trên thị trường với giá cao hơn (giá công bố) để kiếm lời.
- Thị trường cấp hai
Thị trường cấp hai là thị trương mua bán lại những chứng khoán đã phát hành
(chứng khoán cũ). Khi một cá nhân mua chứng khoán ở thị trường cấp hai thì cá nhân -
người vừa bán nó, nhận được tiền bán chứng khoán, nhưng công ty – người đã phát hành
chứng khoán lần đầu tiên không thu được tiền nữa. Một công ty thu được vốn chỉ khi chứng
khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường cấp một. Việc mua bán ở thị trường cấp
hai thường được thực hiện thông qua các công ty môi giới.
Thị trường cấp hai thực hiện hai chức năng:
+ Tạo điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, tức là
nó làm cho những công cụ tài chính này “lỏng” them . Tính “lỏng” thêm của những công cụ
tài chính khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế là dễ dàng hơn cho công ty phát hành
bán chúng ở thị trường cấp một.
+ Thị trường cấp hai các định giá của chứng khoán mà công ty phát hành bán ở thị
trường cấp một. Những hãng mua các chứng khoán ở thị trường cấp một chỉ thanh toán cho
công ty phát hành với giá mà họ cho rằng thị trường cấp hai sẽ chấp nhận nó. Giá chứng
khoán ở thị trường cấp hai càng cao, thì giá công ty phát hành sẽ nhận được do phát hành
chứng khoán ở thị trường cấp một, sẽ càng cao và vì vậy, công ty phát hành nhận được tổng
vốn đầu tư cao hơn. Chính vì lý do này mà khi nghiên cứu thị trường tài chính, người ta
thường tập trung vào phương thức diễn biến của thị trường cấp hai hơn là thị trường cấp một.
Thị trường cấp hai có thể được tổ chức theo 2 cách:
+ Tổ chức các sở giao dịch, ở đó người mua và người bán (hoặc đại lý môi giới
của họ) gặp nhau tại vị trí trung tâm để tiến hàn buôn bán. Thị trường giao dịch chứng
khoán Mỹ và New York là nơi dành cho cổ phiếu và Phòng thương mại Chicago dành
cho hàng hóa (lúa mì, ngô, lạc v.v) là những ví dụ về giao dịch tổ chức.
50
+ Thị trường trao tay, trong đó các nhà buôn bán tại các địa điểm khác nhau có một
danh mục chứng khoán và đứng ra sẵn sang mua và bán chứng khoán theo kiểu mua bán
thẳng cho bất kỳ ai đến với họ, có ý định chấp nhận giá của họ. Do những nhà buôn bán
thẳng có tiếp xúc với nhau qua mạng máy tính và biết các giá mà người này đặt ra cho người
kia, nên thị trường theo kiểu này có tính cạnh tranh cao và không khác nhiều so với thị
trường ở trung tâm giao dịch nói trên.
5.3.3. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn (Căn cứ vào thời gian luân chuyển
của vốn)
- Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính, trong đó chỉ có những công cụ ngắn
hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm) được mua bán. Chứng khoán của thị trường tiền tệ
thường được mua bán rộng rãi hơn với chứng khoán dài hạn và như vậy có xu hướng lỏng
hơn. Hay nói cách khác, hàng hóa mua bán trên thị trường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao.
Ngoài ra, chứng khoán ngắn hạn có giao động giá trị nhỏ hơn với các chứng khoán dài hạn,
do vậy chúng là khoản đầu tư an toàn hơn. Là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, các ngân
hàng thương mại thường là các tác nhân tham gia mua bán chủ yếu trên thị trường này. Khi
ngân hàng nhân tiền gửi của khách hàng, nó phát hành ra các loại phiếu như: sổ tiền gửi có
kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi (CD) hoặc nó vay tiền bằng cách bán ra trái phiếu, tín phiếuQuá
trình như vậy làm xuất hiện các hàng hóa, dễ dàng cho việc mua bán, thanh toán, chuyển
dịch hoặc cất trữ để sinh lới.
- Thị trường vốn
Thị trường vốn là thị trường trong đó diễn ra việc mua bán các công cụ vay nợ dài
hạn như cổ phiếu, trái phiếu.
Thị trường vốn lại được phân thành ba bộ phận: thứ nhất là thị trường cổ phiếu,
chiếm tỷ lệ rất lớn trong thị trường vốn; bộ phận lớn thứ hai của thị trường vốn là các khoản
cho vay thế chấp; và nhóm thứ ba của thị trường vốn là thị trường trái phiếu dài hạn của các
công ty.
5.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
5.4.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ
Do có kỳ hạn thanh toán ngắn, những công cụ vay nợ được mua bán trên thị trường
tiền tệ chịu mức dao động giá tối thiểu và do đó nó là loại đầu tư ít rủi ro nhất.
- Tín dụng kho bạc
Những công cụ vay nợ ngắn hạn này của Chính phủ thường được phát hành với kỳ
hạn thanh toán 3, 6 và 12 tháng. Chúng được trả lãi với mức lãi suất cố định và được hoàn trả
vốn khi đến hạn thanh toán hoặc chúng được thanh toán lãi do việc bán lần đầu có giảm giá.
Tức là, với giá thấp hơn so với khoản tiền đã định được thanh toán khi hết hạn. Ví dụ, bạn có
thể mua một tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm trong tháng 5/2002 với số tiền 90 triệu đồng, tín
phiếu này có thể được thanh toán 99 triệu đồng vào tháng 5/2003
Tín phiếu kho bạc là loại lỏng nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ,
do vậy, chúng được mua bán nhiều nhất. Chúng cúng là loại công cụ an toàn nhất trong tất cả
các loại cong cụ ở thị trường tiền tệ, vì Chính phủ luôn đáp ứng được các món nợ phải trả
bằng cách tăng thuế hoặc phát hành giấy bạc. Tín phiếu kho bạc chủ yếu do các ngân hàng
nắm giữ, cũng có một lượng nhỏ các hộ gia đình, các công ty và các trung gian tài chính
khác nắm giữ.
- Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng
Giấy chứng nhận tiền gửi (CD) là một công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại
bán cho người gửi. Người gửi được thanh toán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhất định và khi
51
đến kỳ hạn thanh toán, thì hoàn trả gôc theo giá mua ban đầu. Trước 1961, CD là không thể
bán lại được, tức là chúng không thể bán lại được hoặc không được hoàn trả trước kỳ hạn
nếu không chịu một khoản phạt đáng kể. Năm 1966, nhằm tạo cho CD lỏng và hấp dẫn
những người đầu tư hơn, Citibank đã lần đầu phát hành CD bán lại được đối với nhứng loại
có mệnh giá cao (trên 100.000 USD). CD có thể được bán lại ở thị trường cấp hai. Hiện nay
công cụ này được hầu hết các ngân hàng thương mại lớn phát hành và thu được những thành
công to lớn, với tổng số dư gần đây vượt qua tổng số dư của tín phiếu kho bạc. Chúng là
nguồn vốn đặc biệt quan trọng mà những ngân hàng thương mại thu hút được từ các công ty,
các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ, các tổ chức từ thiện và các cơ quan của chính phủ.
- Thương phiếu
Thương phiếu là công cụ vay nợ ngắn hạn do các ngân hàng lớn và các công ty nổi
tiếng phát hành. Trước đây các công ty thường vay vốn ngắn hạn ở các ngân hàng thương
mại, nhưng sau đó họ dựa chủ yếu vào việc bán thương phiếu cho các trung gian tài chính và
các công ty khác để vay vốn tức thời; tưc là họ đã thực hiện hoạt động tài chính trực tiếp.
5.4.2. Các công cụ trên thị trường vốn
- Cổ phiếu
Cổ phiếu là trái quyền về vốn đối với thu nhập ròng và tài sản của một công ty; tức
là nó chứng thực quyền sở hữu một phần của công ty và quyền được chia cổ tức. Cổ phiếu có
thể được chia làm hai loại:
Cổ phiếu thông thường là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, lợi tức biến
động tùy theo sự biến động lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy
cảm trêm thị trường, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn phụ thuộc rất nhiếu
nhân tố khác như môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, môi trường kinh tế, hay nói cách khác
tuân theo quy luật cung cầu. Cụ thể hơn nữa, thị giá cổ phiếu thông thường phụ thuộc vào
tăng trưởng kinh tế nói chung và biến động theo chiều nghịch với biến động lãi suất trái
phiếu chính phủ, các công cụ vay nợ dài hạn lãi suất cố định và lãi suất huy động tiền gửi của
ngân hàng.
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỷ
lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu
này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của công ty.
Như vậy, việc đầu tư vào cổ phiếu không chỉ đơn giản là nhận được cổ tức, mà
quan trọng hơn chính là giá cổ phiếu được mua bán trên thị trường dao động mang lại lợi
nhuận nhiều hơn số cổ tức thu được. Khi cổ phiếu của công ty được nhiều người mua, chứng
tỏ thị trường tin tưởng vào hiện tại và khả năng phát triển của công ty trong tương lai và
ngược lại.
Một nhà đàu tư chứng khoán không phải chỉ giỏi trong xác định thời điểm mua bán,
mà còn phải biết trung hòa rủi ro bằng cách xây dựng được danh mục chứng khoán có các
mức độ rủi ro khác nhau hoặc chu kỳ giao động chênh lệch nhau.
- Vay thế chấp
Vay thế chấp là những món tiền cho các cá nhân hoặc các công ty kinh doanh vay
để đầu tư vào những công trình kiến trúc, nhà, đất đai được dùng làm vật thế chấp cho các
món vay. Hình thức này chiếm một phần lớn trong các nguồn tài trợ của các công ty, thậm
chí còn chiế