Bài giảng Chương 6: Các tổ chức tài chính trung gian

Những vấn đềcơbản vềcấu trúc tài chính — Phí giao dịch và cấu trúc tài chính — Rủi ro và cấu trúc tài chính

pdf33 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 6: Các tổ chức tài chính trung gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: Các tổ chức tài chính trung gian ü  Phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính ü  Chức năng, vai trò của các tổ chức TCTG ü  Các loại hình tổ chức tài chính trung gian 1 Instructor: Lê Vân Chi — Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính — Phí giao dịch và cấu trúc tài chính — Rủi ro và cấu trúc tài chính Phân tích kinh tế về cấu trúc tài chính 2 Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính (2) Bank loans 40% Nonbank loans 15% Bonds 36% Stocks 9% Cơ cấu huy động vốn của các doanh nghiệp Hoa Kỳ 3 Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính (3) 4 Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính (4) —  Trong số các công cụ và hình thức tạo vốn của các doanh nghiệp, cổ phiếu và trái phiếu không phải là nguồn tài chính quan trọng nhất —  Tài chính gián tiếp quan trọng gấp nhiều lần so với tài chính trực tiếp 5 Những vấn đề cơ bản về cấu trúc tài chính (5) —  Chỉ có những công ty lớn, tổ chức tốt mới dễ dàng tiếp cận với thị trường chứng khoán để tài trợ cho hoạt động của mình. 6 Phí giao dịch và cấu trúc tài chính —  Phí giao dịch ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính —  TGTC làm giảm chi phí giao dịch: ü Tiết kiệm do quy mô ü Đa dạng hoá danh mục đầu tư ü Vấn đề chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp 7 Rủi ro và cấu trúc tài chính (1) —  Bất cân xứng thông tin: là một tình huống phát sinh khi một bên không có đủ kiến thức về bên còn lại tham gia trong một giao dịch làm cho nó không có khả năng đưa ra quyết định chính xác khi thực hiện giao dịch 8 Trước khi giao dịch GIAO DỊCH Sau khi giao dịch Thông tin không cân xứng (asymmetric information) Sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) Rủi ro đạo đức (moral hazard) Rủi ro và cấu trúc tài chính (2) 9 Rủi ro và cấu trúc tài chính (3) Lựa chọn đối nghịch Khái niệm Rủi ro trong đó những người đi vay không trả được nợ là nhưng người tích cực tìm vay nhất và do vậy họ có khả năng được lựa chọn để cho vay nhất. 10 Rủi ro và cấu trúc tài chính (4) Lựa chọn đối nghịch Giải pháp ü Cung cấp và bán thông tin có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng ü Sự điều hành của chính phủ nhằm tăng thông tin trong hoạt động của cấu trúc tài chính ü Trung gian tài chính 11 Rủi ro và cấu trúc tài chính (5) Rủi ro đạo đức Khái niệm Rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi giao dịch diễn ra khi người cần vốn có ý muốn giấu thông tin và thực hiện những hoạt động mà người có vốn không mong muốn. 12 Rủi ro và cấu trúc tài chính (6) Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn cổ phần Nguyên nhân: Sự tách biệt giữa CSH và người qlý Giải pháp: ü Tạo thông tin (thông qua giám sát hoặc quy định của Chính phủ) ü Trung gian tài chính ü Hợp đồng nợ 13 Rủi ro và cấu trúc tài chính (7) Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ Nguyên nhân: Giải pháp: ü Tăng cường giám sát việc thi hành hợp đồng ü Tài sản đảm bảo và giá trị ròng ü Trung gian tài chính 14 Chức năng ◦  Chức năng tạo vốn: Huy động vốn qua cơ chế lãi suất, tích lũy và tập trung vốn. ◦  Chức năng cung ứng vốn: Đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các chủ thể. ◦  Chức năng kiểm soát: Giảm thiểu rủi ro do thông tin “không cân xứng” gây ra. Chức năng và vai trò của các tổ chức TCTG (1) 15 Vai trò ◦ Giảm thiểu chi phí giao dịch ◦ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ◦ Cung cấp các dịch vụ tài chính Chức năng và vai trò của các tổ chức TCTG (2) 16 ü Ngân hàng thương mại ü Công ty bảo hiểm ü Công ty tài chính ü Các quỹ đầu tư ü Công ty chứng khoán => Sự khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Các loại hình tổ chức TCTG 17 Các tổ chức nhận tiền gửi —  Ngân hàng thương mại —  Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm —  Các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ —  Các liên hiệp tín dụng 18 Công ty bảo hiểm (1) Huy động vốn ü Vốn góp ban đầu ü Phí bảo hiểm ü Phát hành cổ phiếu, trái phiếu ü Vay ngân hàng ü Thu nhập từ hoạt động đầu tư 19 Công ty bảo hiểm (2) Sử dụng vốn Đầu tư vào các tài sản như mua trái phiếu, cổ phiếu, các hoạt động tín dụng ít rủi ro. => sử dụng để thanh toán cho khoản tổn thất do rủi ro đòi được bồi thường theo hợp đồng đã bán 20 Công ty bảo hiểm (3) Một số loại hình bảo hiểm —  BH nhân thọ ◦  An sinh giáo dục trẻ em ◦  Bảo hiểm hưu trí —  BH phi nhân thọ ◦  BH vật chất với xe ô tô, mô tô ◦  BH trách nhiệm dân sự với chủ xe ô tô, mô tô ◦  BH hoả hoạn, BH với cây trồng, vật nuôi 21 Công ty bảo hiểm (4) Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong các hợp đồng bảo hiểm? 22 Công ty tài chính (1) Huy động vốn ü Vốn góp ban đầu ü Phát hành thương phiếu ü Phát hành cổ phiếu, trái phiếu Chú ý: Không nhận tiền gửi của dân chúng và các tổ chức kinh tế 23 Công ty tài chính (2) Sử dụng vốn - Cho vay - Cho thuê và thuê mua - Cầm cố hàng hóa, giấy tờ có giá - Tư vấn, marketing - Kinh doanh vàng bạc, đá quý - Bảo lãnh 24 Công ty tài chính (3) Các loại hình công ty tài chính ü  Cty TC kinh doanh ü  Cty TC người tiêu dùng ü  Cty TC bán hàng 25 Công ty tài chính (4) Công ty tài chính kinh doanh cho khách hàng vay dưới 2 hình thức: ü Bao thanh toán: việc các Cty TC đứng ra chiết khấu các khoản phải thu cho doanh nghiệp ü Cho thuê tài chính: Cty TC đứng ra mua máy móc, thiết bị và cho doanh nghiệp thuê 26 Công ty tài chính (5) Công ty tài chính tiêu dùng Cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay nhằm mục đích tiêu dùng, chi tiêu Công ty tài chính bán hàng Thường là công ty con của các nhà sản xuất => Cho khách hàng vay để mua sản phẩm của công ty mẹ 27 Công ty tài chính (6) Khác biệt so với NHTM ü Công ty TC không nhận tiền gửi của dân chúng và các tổ chức kinh tế xã hội với thời hạn ngắn và dưới hình thức mở tài khoản. ü Không thực hiện các dịch vụ thanh toán ü Gần như không bị điều hành chặt chẽ bởi Chính phủ 28 Công ty chứng khoán (1) Không huy động vốn và cho vay nhưng lại cung cấp các dịch vụ tài chính trên thị trường cho các nhà đầu tư. Thực hiện 4 nghiệp vụ cơ bản: ü Môi giới chứng khoán ü Tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành ü Tự doanh ü Quản lý danh mục đầu tư 29 Công ty chứng khoán (2) Một số công ty chứng khoán —  Công ty chứng khoán dầu khí —  Công ty chứng khoán Bảo Việt —  Công ty chứng khoán Hải Phòng —  Công ty chứng khoán Kim Long —  Công ty chứng khoán FPT —  Công ty chứng khoán Vndirect 30 Quỹ đầu tư (Mutual fund) (1) ◦  Huy động vốn qua chứng chỉ góp vốn và sử dụng số tiền huy động được để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau ◦  Đầu tư và quản lý quỹ bởi các chuyên gia –  Mua bán với số lượng lớn –  Đa dạng hóa danh mục đầu tư ◦  Hình thành các quỹ đầu tư chuyên biệt –  Quỹ đầu tư vào chứng khoán Nợ –  Quỹ đầu tư vào cổ phiếu thường 31 Quỹ đầu tư (Mutual fund) (2) Một số quỹ đầu tư —  Bao Tin Capital’ s Bao Tin Equity Fund —  Bao Viet Fund Management Co.’ s Bao Viet Investment Fund —  BIDV-Vietnam Partners' Vietnam Investment Fund —  Dragon Capital Management's Vietnam Enterprise Investments Ltd. (VEIL) 32 So sánh NHTM và các tổ chức TC phi ngân hàng —  Phương thức huy động —  Các hoạt động chủ yếu —  Thời gian hoạt động —  Vốn pháp định —  Chức năng tạo tiền 33
Tài liệu liên quan