Bài giảng Chương 6: Hệ thống tài chính
Tổng quan về hệ thống tài chính 2. Phân loại các tài sản tài chính 3. Phân loại các thị trường tài chính 4. Phân loại các trung gian tài chính
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 6: Hệ thống tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn bởi: Phan Trần Trung Dũng
Phục vụ cho môn học “Lý thuyết Tài chính” – Đại học Ngoại thương - 2013
Hệ thống tài chính
1. Tổng quan về hệ thống tài chính
2. Phân loại các tài sản tài chính
3. Phân loại các thị trường tài chính
4. Phân loại các trung gian tài chính
2
Hệ thống tài chính (Financial System) là một hệ thống giúp các
chủ thể dư thừa và thiếu hụt có thể trao đổi quỹ tiền tệ với nhau.
Khi nói tới hệ thống, các chủ thể tham gia vào hệ thống và các kênh
truyền dẫn quỹ là các đối tượng phân tích chính.
3
Chủ thể dư thừa quỹ tiền (Surplus Units): Là những chủ thể tạm thời dư
thừa và có nhu cầu chuyển dịch quỹ tiền nhàn rỗi cho người khác.
Chủ thể thiếu hụt quỹ tiền (Deficit Units): Là những chủ thể thiếu hụt và
có nhu cầu đối với các quỹ tiền nhàn rỗi.
Các thị trường tài chính (Financial Markets): Nơi các chủ thể có thể
chuyển dịch quỹ tiền với nhau một cách trực tiếp.
Các trung gian tài chính (Financial Institutions): Là các chủ thể kinh tế
đóng vai trò trung gian, giúp hỗ trợ và dịch chuyển quỹ tiền tệ một cách
gián tiếp.
Bên cạnh đó, hệ thống tài chính còn chịu sự tác động bởi các cơ quan
quản lý của chính phủ (Regulators) và các ngân hàng trung ương
(Central Banks), các cơ quan này tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vận hành,
giám sát vận hành và can thiệp khi có những thất bại của hệ thống
4
5
Căn cứ theo tính chất, các tài sản có thể được chia theo hai tiêu
thức phân loại chính:
- Các chứng khoán thị trường tiền tệ và thị trường vốn
- Các chứng khoán nợ, vốn chủ sở hữu và phái sinh
6
Chứng khoán của thị trường tiền tệ mang những đặc điểm chung
sau:
Có thời hạn từ 1 năm trở xuống
Đều là các chứng khoán nợ
Có tính thanh khoản rất cao
Có độ rủi ro thấp
Lợi suất kỳ vọng thấp dành cho nhà đầu tư
Trên thị trường tiền tệ, bạn sẽ gặp những công cụ như Tín phiếu
kho bạc (T-Bills), NCD, Thương phiếu (Commercial Papers), Quỹ
liên ngân hàng (Fed Funds), Thỏa ước mua lại (Repurchase
Agreements)...
7
Có thời hạn dài hơn một năm
Có thể là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn chủ sở hữu
Có thể có rủi ro rất cao
Lợi suất kỳ vọng dành cho nhà đầu tư cao hơn so với chứng khoán
thị trường tiền tệ.
Trên thị trường vốn có ba loại chứng khoán chủ yếu: Cổ phiếu, Trái
phiếu, và các Công cụ vay thế chấp (Mortgages).
8
Chứng khoán nợ (Debt Securities) là những chứng khoán được
phát hành nhằm huy động quỹ dưới dạng vay nợ. Người phát hành
chứng khoán nợ trở thành người đi vay (Debtor) còn người mua
trở thành người cho vay (Creditor).
Một chứng khoán nợ thường có các thông số sau:
Mệnh giá (Par value) được hiểu là số tiền gốc của khoản vay
Lãi suất (Interest rate) là lãi suất của khoản vay
Giá thị trường (Price) là giá bán của tài sản tại các thời điểm khác nhau
Coupon (nếu có) là khoản lãi trả định kỳ, dựa trên mệnh giá và lãi suất coupon
Kỳ hạn (Maturity) là thời gian của chứng khoán nợ tính từ ngày phát hành cho
tới ngày đáo hạn.
9
Chứng khoán vốn chủ sở hữu (Equity Securities) là những chứng
khoán dài hạn, được phát hành nhằm kêu gọi góp vốn chủ sở hữu.
Đặc điểm của chứng khoán vốn chủ sở hữu là:
Không có thời hạn
Mệnh giá không có ý nghĩa thực tế
Người mua được quyền làm chủ đối với một phần tài sản và dòng tiền tương
lai của người phát hành
Có độ rủi ro cao
Lợi suất kỳ vọng lớn
Hàng năm có thế được chia lợi tức dưới dạng cổ tức (Dividend)
10
Chứng khoán phái sinh (Derivatives) là những hợp đồng tài chính
có giá trị phụ thuộc vào sự biến động giá trị của một tài sản khác,
gọi là tài sản cơ sở (Underlying Asset).
Đặc điểm quan trọng của tất cả các công cụ phái sinh đều là chúng
làm thay đổi rủi ro của một khoản đầu tư.
Vì chứng khoán phái sinh luôn được gắn kết với một tài sản cơ sở
nên tùy thuộc vào cách chứng khoán phái sinh gắn kết với tài sản
cơ sở, nó có thể làm cho rủi ro vốn có của việc đầu tư vào tài sản cơ
sở thay đổi.
11
Thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường phái sinh
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
12
Thị trường tiền tệ (money markets) là thị trường bán buôn, giao
dịch các tài sản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống.
Thành viên của thị trường tiền tệ chủ yếu là các trung gian tài
chính, nên quy mô giao dịch của thị trường này cực kỳ lớn, độ
chuyên nghiệp rất cao.
Các tài sản giao dịch ở thị trường này có tính lỏng rất cao, cộng với
yếu tố rủi ro thấp nên chúng có lợi suất rất nhỏ.
13
Thị trường cổ phiếu là nơi duy nhất phù hợp với các nhà đầu tư cá
nhân
Thị trường cổ phiếu nhận được sự quan tâm và giám sát chặt chẽ
cao độ do nó có đông thành viên tham gia nhất, nhưng cũng rủi ro
nhất.
Mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu là
sự biến động giá cả của cổ phiếu.
Mối quan tâm hàng đầu của thị trường tiền tệ là chuyển dịch tính
thanh khoản, của thị trường vốn là chuyển dịch vốn đầu tư, còn thị
trường phái sinh là chuyển dịch rủi ro.
14
Thị trường sơ cấp (Primary markets) là nơi phát hành lần đầu
của các chứng khoán.
Tại thị trường sơ cấp diễn ra hoạt động mua bán giữa người phát hành và các
nhà đầu tư vì đây là nơi giao dịch lần đầu của các chứng khoán mới được đưa
ra công chúng. Thị trường sơ cấp tạo ra thêm các hàng hóa mới cho thị trường
tài chính, nên nó đóng vai trò làm tăng quy mô cho hệ thống tài chính.
Thị trường thứ cấp (Secondary markets) là nơi diễn ra hoạt động
mua bán các chứng khoán đã được phát hành.
Việc hình thành thị trường thứ cấp giúp việc mua đi bán lại chứng khoán trở
nên dễ dàng hơn. Thị trường thứ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
tính thanh khoản cho hệ thống tài chính.
15
Thị trường tập trung (Organized Exchange markets) là thị
trường có địa điểm giao dịch cụ thể gọi là sàn giao dịch (trading
floors) để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán.
Thị trường phi tập trung (Over the Counter markets – OTC) là thị
trường không có địa điểm giao dịch tập trung, các giao dịch chỉ
được thực hiện thông qua hệ thống máy tính kết nối mạng.
Hai loại thị trường này rất khác nhau về mặt quản lý, vận hành,
điều kiện niêm yết, cách thức giao dịch ... Mỗi một chứng khoán
khác nhau, căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể, được giao dịch
tại một loại thị trường khác nhau.
16
Một thị trường tài chính vận hành có ổn định hay không phụ thuộc
nhiều vào hai nhóm nhân tố có thể ảnh hưởng xấu tới thị trường:
Tính hiệu quả của thị trường tài chính
Thông tin bất đối xứng và các hệ quả của nó
17
Một thị trường tài chính được coi là hiệu quả khi giá cả chứng
khoán trên thị trường đó phản ánh kịp thời và chính xác các thông
tin mới được cập nhật.
Thị trường hiệu quả được chia thành 3 dạng: Yếu, Trung bình và
Mạnh với những giả định khác nhau.
Một thị trường không hiệu quả thì giá cả sẽ không phản ứng đúng
và nhanh với thông tin, do vậy ai xử lý được thông tin sớm hơn
người khác thì người đó sẽ chiến thắng và giành được một khoản
lợi nhuận bất thường (abnormal return)
18
Thông tin bất đối xứng là hiện tượng một bên trong giao dịch có
nhiều thông tin về đối tượng được mua bán hơn bên còn lại.
Sự lựa chọn đối nghịch (Adverse selection): Khi phải đưa ra quyết định thì
người được lựa chọn lại là người kém hơn.
Rủi ro đạo đức (Moral hazard): sau khi đã nhận được quỹ, người đi vay lại sử
dụng quỹ này không đúng với mục đích sử dụng đã cam kết với người cấp quỹ
Thông tin bất đối xứng và hậu quả của nó khiến người dư thừa e
ngại không dám cấp quỹ nữa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới
tính ổn định của hệ thống tài chính.
Phương thức được coi là tốt nhất hiện nay trong giảm thiểu thông
tin bất đối xứng là sử dụng dịch vụ trung gian tài chính.
19
Lợi thế của các trung gian tài chính
Các nhóm trung gian tài chính
20
Hạn chế rủi ro: Các trung gian tài chính có khả năng hạn chế hậu
quả rủi ro nhờ tính chuyên nghiệp của mình, và bên cạnh đó có khả
năng phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Tăng cường tính thanh khoản: Khả năng chuyển hóa tài sản của các
trung gian tài chính giúp tính thanh khoản của khách hàng được
đảm bảo ổn định.
Lợi thế nhờ quy mô: Do khả năng huy động quỹ tiền ở quy mô lớn,
nên chi phí cố định tạo thành một đòn bẩy hoạt động lý tưởng cho
trung gian tài chính.
21
Trung gian nhận gửi: Đi vay để cho vay
Trung gian đầu tư: Huy động vốn đầu tư để đầu tư
Trung gian tiết kiệm theo hợp đồng: Cung cấp dịch vụ tiết kiệm
trên cơ sở hợp đồng đã ký
Các trung gian khác: Gồm có công ty tài chính và các trung gian thu
phí
22