Bài giảng chương 6: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt Nam

1.4.3. Lựa chọn vị trí: Có thể dựa vào các bức ảnh chụp từ trên không để xác định vị trí và phạm vi các bãi rong biển Cần thiết có một cuộc điều tra khảo sát sơ bộ vùng nghiên cứu để vẽ bản đồ, xác lập và mô tả những khác biệt và phạm vi thực sự của các bãi rong biển. Chọn điểm để bố trí các đường cắt ngang bên trong mỗi vị trí sau khi khảo sát sơ bộ bãi rong. Các đường cắt ngang nên mang tính đại diện cho toàn bãi rong.

ppt18 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương 6: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI RONG BIỂN VIỆT NAM 1. NGUỒN LỢI RONG BIỂN 2. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI RONG BIỂN VIỆT NAM. 1. NGUỒN LỢI RONG BIỂN 1.1. Các khái niệm. Biển và đại dương có 3 chức năng chính: Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm; Đồng hóa các chất thải; Đóng vai trò bình diện. Tài nguyên biển được đánh giá thông qua 3 khía cạnh này. Tài nguyên biển: gồm dạng tiềm năng và dạng nguồn lợi. Rong biển là tài nguyên dạng nguồn lợi. Điều tra nguồn lợi rong biển là xác định trữ lượng, tìm ra qui luật biến động, mối quan hệ giữa rong biển và môi trường. 1.2. Tình hình nguồn lợi rong biển Việt Nam. Việt Nam có gần 1000 loài rong biển, trong đó: 638 loài đã được định loại; 310 loài xuất hiện ở vùng biển phía bắc, 484 loài xuất hiện ở vùng biển phía nam, 156 loài được tìm thấy ở các vùng biển từ bắc vào nam. Nguồn lợi rong biển kinh tế chủ yếu được điều tra tập trung vào rong câu Gracilaria, chủ yếu là rong câu chỉ vàng G. asiatica sống trong vùng nước lợ từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu chỉ mới nêu được vùng phân bố chứ chưa phản ánh được tình hình nguồn lợi của các đối tượng rong biển kinh tế Việt Nam. 1.2. Tình hình nguồn lợi rong biển Việt Nam. Trữ lượng một số loài rong biển kinh tế được thống kê như sau: Rong mơ Sargassum: ước tính khoảng 30.000 – 35.000 tấn. Rong câu Gracilaria: ước tính khoảng 9.300 tấn tươi. Rong đông Hypnea: trữ lượng của 3 loài rong đông H. japonica, H. boergesenii, H. flagelliormis phát hiện ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ước tính khoảng trên 70 tấn tươi trên diện tích phân bố khoảng 3 ha. 1.3. Cơ sở đánh giá nguồn lợi rong biển. Giá trị sử dụng và các chế phẩm từ rong biển từ trước đến nay, dự báo có cơ sở trong tương lai như thế nào. Chất lượng, năng suất giống rong biển tại chổ, rong di giống và nhập giống. Đặc điểm sinh thái (thời vụ sản xuất) và hiệu quả kinh tế của rong biển. Khả năng mở rộng sản xuất đại trà cho từng đối tượng rong biển cụ thể (diện tích và trình độ kỹ thuật). Các giải pháp kỹ thuật để đạt được năng suất và chất lượng rong cao nhất. 1.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi rong biển. 1.4.1. Tóm tắt: Phương pháp này đánh giá cấu trúc cộng đồng và sinh khối của các bãi rong biển dọc theo các đường cắt ngang chạy vuông góc với đường ven bờ. Thành phần loài, phần trăm độ phủ và sinh khối được xác định bên trong các khung vuông (quadrat) được đặt tại các khoảng cách đều nhau dọc theo chiều dài của các đường cắt ngang. Các mẫu này được sử dụng để mô tả toàn bộ bãi rong biển. 1.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi rong biển. 1.4.2. Yêu cầu: Nhân sự: Một nhóm nghiên cứu phải có ít nhất là 2 thợ lặn và ít nhất một người nữa trên thuyền. Trang thiết bị: thuyền, thiết bị lặn, thước, dao, khung vuông, la bàn, cân, … 1.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi rong biển. 1.4.3. Lựa chọn vị trí: Có thể dựa vào các bức ảnh chụp từ trên không để xác định vị trí và phạm vi các bãi rong biển Cần thiết có một cuộc điều tra khảo sát sơ bộ vùng nghiên cứu để vẽ bản đồ, xác lập và mô tả những khác biệt và phạm vi thực sự của các bãi rong biển. Chọn điểm để bố trí các đường cắt ngang bên trong mỗi vị trí sau khi khảo sát sơ bộ bãi rong. Các đường cắt ngang nên mang tính đại diện cho toàn bãi rong. 1.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi rong biển. 1.4.4. Thủ tục chung (1): Xác định điểm của đường cắt ngang. Điểm bắt đầu ở phía bờ của đường cắt ngang là điểm khảo sát hữu ích nhất. Sử dụng la bàn cầm tay để định phương hướng. Điều tra ít nhất 3 đường cắt ngang tại mỗi vị trí. Chiều dài của đường cắt ngang phụ thuộc vào kích cỡ bãi rong và nên kéo dài đến giới hạn ngoài của bãi, nơi không còn rong. Các đường cắt ngang nên cách nhau một khoảng cách hợp lý (50-100 m), song song với nhau và vuông góc với đường bờ biển. Các mẫu được lấy tại các khoảng cách đều nhau, thường là 5m dọc theo đường cắt ngang. Có ít nhất 4 khung vuông được đặt tại mỗi điểm hoặc trạm thu mẫu 1.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi rong biển. 1.4.4. Thủ tục chung (2): Lưu các thông số môi trường cho mỗi đường cắt ngang Ước tính phần trăm độ phủ của loài hay quần thể rong được phát hiện trong khung vuông. Lưu các ước tính trong bảng dữ liệu Lưu độ sâu tại mỗi trạm, nơi mà rong biển được thu mẫu Dùng dao lặn cắt xung quanh mép của khung vuông sau đó cẩn thận xới thảm thực vật bên trong khung. Thu toàn bộ thảm thực vật đáy bên trong khung vuông kể cả rễ giả 1.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi rong biển. 1.4.4. Thủ tục chung (3): Cho mẫu từ mỗi khung vuông vào từng túi nhựa riêng biệt có dán nhãn không thấm nước xác định mẫu Dùng bay nhỏ thu 3 mẫu chất đáy nằm gần khung vuông tại mỗi trạm thu mẫu (khoảng 500 g mỗi mẫu, không đào sâu quá 10 cm. Khi hoàn tất việc lặn, thêm dung dịch nước biển 5% formalin vào mỗi mẫu rong đã được cho vào túi, sau đó bịt kín túi có nhãn lại. Mang các mẫu rong và đất thu được về phòng thí nghiệm để phân tích. 1.4. Phương pháp đánh giá nguồn lợi rong biển. 1.4.5. Thủ tục phòng thí nghiệm. 1.4.6. Lưu và xử lý số liệu. 2. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI RONG BIỂN 2.1. Hiện trạng khai thác nguồn lợi rong biển ở Việt Nam (1). Nhiều nước như Chile, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc hàng năm khai thác và sử dụng hàng chục ngàn tấn rong biển. Ở Việt Nam hiện nay, người ta tập trung chủ yếu khai thác rong câu làm nguyên liệu chế biến agar tiêu thụ trong nước. Các loài rong câu chủ yếu được khai thác là Gracilaria asiatica, G. blodgettii, G. tenuistipitata. Năm 1991, sản lượng rong câu đạt 2500 tấn khô, đã sản xuất được 150 tấn agar từ các cơ sở sản xuất trong nước. Sản lượng rong câu chủ yếu được khai thác trong đầm phá nước lợ. Nhiều loài rong câu phân bố ở bãi triều chưa được quan tâm khai thác. 2.1. Hiện trạng khai thác nguồn lợi rong biển ở Việt Nam (2). Rong mơ Sargassum ở nước ta hàng năm chỉ khai thác ở mức 3-5% trữ lượng tự nhiên. Năm khai thác nhiều nhất chỉ đến 30% trữ lượng. Như vậy, một lượng rất lớn rong mơ còn đang bị bỏ phí. Nhu cầu rong mơ sẽ tăng lên nhiều nếu chúng ta mở rộng được phạm vi ứng dụng và tiêu thụ của keo alginate chiết xuất từ rong này. Từ lâu, rong biển Việt Nam đã được sử dụng làm thực phẩm. Hiện nay, việc khai thác rong biển ở nước ta nhìn chung còn mang tính tự phát, chạy theo lợi ích trước mắt. Nhiều loài bị tàn phá nghiêm trọng trong khi được khai thác hoặc dưới ảnh hưởng của việc khai thác các đối tượng thủy sản khác bằng ngư cụ mang tính hủy diệt cao. Tóm lại, việc khai thác rong biển nước ta hiện nay chưa tận dụng hết khả năng nguồn lợi và thiếu tính bền vững cần thiết. 2.2. Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển. 2.2.1. Các đối tượng rong biển được khai thác. Hiện nay, có gần 20 loài rong biển kinh tế được khai thác ở nước ta. Một số loài được khai thác để chiết xuất các loại keo công nghiệp còn phần lớn là rong được khai thác làm thực phẩm. 2.2.2. Các biện pháp chính để bảo vệ nguồn lợi rong biển (1). Người ta đánh giá khả năng nguồn lợi và xây dựng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển dựa trên các góc độ: Tài nguyên – môi trường: Các vấn đề về sinh học cây rong như sinh lượng quần thể tự nhiên, chất lượng giống, sinh trưởng, sinh sản, …; vấn đề môi trường như sự ô nhiễm, không gian vùng nước có thể nuôi trồng, các điều kiện khí hậu thủy văn,… Kỹ thuật: Kỹ thuật khai thác, nuôi trồng thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đội ngũ cán bộ kỹ thuật sẵn có,… Kinh tế - xã hội: Ý nghĩa kinh tế của cây rong như giá trị thực phẩm, dược phẩm, keo công nghiệp, thị trường tiêu thụ, khả năng đầu tư, nguồn lao động, mức sống, trình độ dân trí,… 2.2.2. Các biện pháp chính để bảo vệ nguồn lợi rong biển (2). Việc đánh giá khả năng nguồn lợi một cách toàn diện để xây dựng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển một cách hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Các biện pháp sau đây thường được đề cập trong bảo vệ nguồn lợi rong biển: Đa dạng hóa đối tượng khai thác: Khai thác rong đúng vị trí và thời điểm thích hợp: Đẩy mạnh nghiên cứu làm cơ sở cho nuôi trồng nhân tạo: Tăng cường mối quan hệ giữa các trung tâm nghiên cứu, vùng nuôi trồng và tiêu thụ rong biển:
Tài liệu liên quan