Trong ngành xây dựng nói chung móng cọc hiện là loại móng có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất bởi vì những ưu điểm nổi bật sau:
- Giảm được khối lượng công tác đất.
- Tiết kiệm được khối lượng lớn vật liệu.
- Có thể giảm hoặc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm đối với công tác thi công.
- Cơ giới hoá công tác thi công dễ dàng.
- Thông thường lún ít hơn các loại móng khác.
36 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 15429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng chương 6: Móng cọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6. Móng cọc
6-1
Chương 6
MÓNG CỌC
6.1. Khái niệm
Trong ngành xây dựng nói chung móng cọc hiện là loại móng có lịch sử hình thành,
phát triển lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất bởi vì những ưu điểm nổi bật sau:
- Giảm được khối lượng công tác đất.
- Tiết kiệm được khối lượng lớn vật liệu.
- Có thể giảm hoặc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm đối với công tác thi
công.
- Cơ giới hoá công tác thi công dễ dàng.
- Thông thường lún ít hơn các loại móng khác.
Móng cọc thông thường được cấu thành từ hai bộ phận chính là:
- Nền cọc: Có tác dụng truyền tải trọng do công trình bên trên gây ra xuống các
lớp đất phía dưới mũi cọc và xung quanh thân cọc. Cọc có thể được làm từ nhiều
loại vật liệu khác nhau như BTCT, gỗ, thép... Tuỳ thuộc vào sự làm việc của cọc
mà người ta có thể chia cọc thành hai loại:
• Cọc chống: là cọc được đóng lên lớp đá cứng có sức chịu tải phụ thuộc lớn
vào sức chống của mũi cọc.
• Cọc treo: Là cọc được đóng vào các lớp đất thông thường có khả năng làm
việc dựa vào áp lực mũi cọc và ma sát bên thân cọc.
- Đài cọc (bệ cọc): Có tác dụng liên kết các cọc lại thành một khối đồng thời làm
mặt bằng để tiến hành xây dựng công trình bên trên. Trong phần lớn các trường
hợp đài cọc được chế tạo bằng BTCT. Tuỳ thuộc vào vị trí của đài cọc đối với
mặt đất tự nhiên mà ngưới ta chia móng cọc làm móng cọc đài thấp và móng cọc
đài cao: móng cọc đài cao: Là loại móng cọc có cao trình đáy đài cọc cao hơn
cao trình mặt đất. Theo độ cứng của đài so với độ cứng của nền cọc lại phân
thành móng cọc đài cứng và móng cọc đài mềm.
Hình 6.1. Móng cọc.
a. Móng cọc đài thấp; b. Móng cọc đài cao;
1. Cọc đứng; 2. Cọc nghiêng; 3. Đài cọc.
Chương 6. Móng cọc
6-2
6.2. Phân loại và cấu tạo cọc
6.2.1. Phân loại và cấu tạo cọc
Cùng với sự phát triển ngày một nhanh chóng của công nghệ xây dựng, số lượng
chủng loại cũng như cấu tạo của cọc hiện rất phức tạp.
Theo vật liệu làm cọc người ta chia ra: cọc gỗ, cọc BTCT, cọc thép, cọc thép
bêtông, cọc liên hợp.
Theo phương pháp thi công, cọc được phân ra: Cọc đóng (Là cọc được chế tạo sẵn,
được đóng xuống đất bằng búa máy hoặc hạ xuống đất bằng búa rung, bằng phương pháp
ép hoặc xoắn có thể khoan dẫn hoặc không) và cọc nhồi (được đổ tại chỗ trong các hố
khoan hoặc hố tạo bằng cách đóng ống thiết bị).
6.2.1.1. Cọc đóng
1. Cọc gỗ
Thường được dùng trong những công trình nhỏ hoặc công trình tạm và có những ưu
điểm như sau:
- Trọng lượng bản thân nhỏ.
- Vận chuyển, cẩu lắp, hạ cọc dễ dàng.
- Công nghệ chế tạo đơn giản, nhanh chóng.
Bên cạnh đó có một số nhược điểm lớn như sau:
- Sức chịu tải không lớn.
- Bị hạn chế về chiều dài và kích thước mặt cắt ngang.
- Khả năng chống xâm thực của môi trường kém.
Việc chế tạo cọc gỗ phải được tuân theo các quy định sau:
- Gỗ được chọn làm cọc chỉ được phép cong một chiều, độ cong này và độ vát
trên toàn bộ chiều dài cọc không được vượt quá 1%.
- Đầu cọc phải được bảo vệ bằng đai thép dày 8mm, rộng 5 - 7cm để tránh bị nứt
nẻ khi đóng cọc
- Mũi cọc phải được vót nhọn và bịt thép để không bị tòe.
Khi cần tăng tiết diện cọc thì ghép các cây gỗ lại với nhau bằng bulông, khi cần
tăng chiều dài thì nối các đoạn gỗ lại với nhau.
Chương 6. Móng cọc
6-3
Hình 6.2. Chi tiết cọc gỗ.
a, b, c. Chi tiết mối nối; d, e. Tiết diện ngang bó cọc;
g. Mũi cọc vát nhọn; f. Mũi cọc bịt thép.
2. Cọc BTCT đúc sẵn
Cọc BTCT là loại cọc được sử dụng phổ biến nhất vì những ưu điểm nổi bật sau:
- Sức chịu tải tương đối lớn;
- Không hạn chế về chiều dài và kích thước mặt cắt ngang;
- Khả năng chống xâm thực rất tốt.
Tuy nhiên cọc BTCT vẫn có một nhược điểm lớn là trọng lượng bản thân lớn gây
khó khăn cho việc vận chuyển và hạ cọc (bên cạnh đó do trọng lượng bản thân lớn nên
cọc BTCT cần một lượng lớn cốt thép không dùng để tăng sức chịu tải của cọc).
Về tiết diện ngang cọc BTCT có thể có dạng tam giác, đa giác, tròn, chữ I... nhưng
loại được dùng phổ biến hơn cả lài loại tiết diện hình vuông. Kích thước phổ biến của
loại này là 25x25, 30x30, 35x35, 40x40cm.
Cọc BTCT không hạn chế về chiều dài nhưng do điều kiện vận chuyển và chiều dài
giá búa nên thông thường chiều dài hợp lý của cọc BTCT là khoảng 12-20m. Trong
trường hợp cần chiều dài lớn hơn thì phải nối cọc.
Chương 6. Móng cọc
6-4
Hình 6.3. Cấu tạo cọc bêtông cốt thép.
a. Cọc BTCT hình lăng trụ
Loại cọc này được chế tạo với những kích thước sau:
- Tiết diện 20 x 20cm, dài 3 ÷ 7m;
- Tiết diện 25 x 25cm, 30 x 30cm, dài 3 ÷ 8m;
- Tiết diện 30 x 30cm, dài 9 ÷ 12m;
- Tiết diện 35 x 35cm, dài 13 ÷ 15m;
- Tiết diện 40 x 40cm, dài 16m;
- Tiết diện 45 x 45cm, 50 x 50cm.
Tiết diện 40 x 40cm dùng cho các công
trình cảng.
Cọc dài 3 ÷ 6m thì chiều dài mỗi cọc chênh nhau 0,5m. Cọc dài 7 ÷ 16m thì chênh
1m. Bêtông chế tạo cọc có M200 (tiết diện nhỏ) ÷ M400 (tiết diện lớn), cốt thép dọc
(thép chủ) nhóm AII (CII) φ12 ÷φ30, trên tiết diện ngang có 4, 8, 12 thanh tuỳ loại tiết
diện, cốt thép đai là thép AI (CI) φ6 ÷ φ8 bước đai 10 ÷ 20cm.
Chương 6. Móng cọc
6-5
Khi cọc có chiều dài > 16m nếu dùng cốt thép thường thì tiết diện cọc phải lớn gây
tốn vật liệu, vận chuyển và hạ cọc khó khăn nên người ta không dùng cốt thép thường mà
dùng cốt thép ứng suất trước để chế tạo cọc.
3. Cọc thép
Cọc thép thường được dùng trong những công trình yêu cầu khả năng chịu lực rất
lớn. Các ưu điểm chính của cọc thép là:
- Khả năng chịu tải rất lớn (chịu lực ngang rất tốt);
- Công tác vận chuyển và hạ cọc dễ dàng do cọc thanh mảnh;
- Không hạn chế về chiều dài và mặt cắt ngang, đặc biệt khả năng thay đổi chiều
dài cọc rất linh hoạt.
Bên cạnh đó cọc thép cũng có những nhược điểm khiến cho việc sử dụng chúng
không phổ biến là:
- Giá thành cọc rất cao;
- Khả năng chống xâm thực của môi trường kém.
Cọc thép dùng trong móng cọc thường có dạng trụ ống, ngoài ra nó còn có nhiều
tiết diện khác I, tiết diện ghép từ 2 thép chữ [, ghép từ 4 thép góc có hàn thêm các thép
bản, được dùng phổ biến trong các dạng bến tường cừ và thi công hố móng.
6.2.1.2. Cọc hạ bằng phương pháp xoắn (cọc xoắn)
Đây cũng là một loại cọc đúc sẵn, được hạ bằng phương pháp xoắn. Nó khác cọc
đóng ở chỗ: mũi cọc được chế tạo riêng, có cánh vít và được liên kết với thân cọc bằng
phương pháp hàn nối. Cọc được hạ xuống nhờ các ren.
6.2.1.3. Cọc hạ bằng phương pháp ép
Đây là cọc bêtông đúc sẵn, nó khác cọc đóng ở chỗ, phụ thuộc chiều cao giá ép cọc
(hạn chế 5 ÷ 10m). Cọc hạ bằng phương pháp ép được chế tạo theo nhiều loại, mỗi loại
tuỳ thuộc giá ép cọc cao hay thấp.
6.2.1.4. Cọc ống BTCT
Là cọc BTCT đúc sẵn, tiết diện hình xuyến, vành khăn. Nếu đường kính cọc ≤
800mm thường hạ cọc bằng phương pháp đóng, nếu đường kính cọc >800mm thì hạ cọc
bằng phương pháp rung (búa rung), mũi cọc được bịt kín trước khi đóng.
Cọc này chịu lực tốt đặc biệt khi chịu lực ngang rất tốt và để tiện cho công tác thi
công, vận chuyển, hạ cọc người ta thường chế tạo cọc thành các đoạn ống BTCT có chiều
dài 6 ÷ 10m.
6.2.1.5. Cọc nhồi
Hiện nay có 3 cách thi công cọc nhồi:
- Thi công trong hố có ống chống vách và ống này sẽ được rút ra khỏi đất.
- Thi công trong hố có ống chống vách và ống này để lại trong đất không được rút
ra.
- Thi công trong hố khoan không có ống chống vách
1. Cọc Straux
Chương 6. Móng cọc
6-6
Loại cọc này do kỹ sư Straux đề xuất năm 1899. Để thi công loại cọc này người ta
tạo hố khoan có ống chống vách với đường kính 30 ÷ 40cm. Sau khi khoan đến độ sau
thiết kế, người ta tiến hành vét sạch hố khoan rồi sau đó đổ một mẻ bêtông vào ống
chống vách. Mẻ bêtông đổ vào phải tạo thành một lớp cao đến 1m. Dùng đầm để đầm
bêtông và từ từ rút ống lên. Khi rút ống lên cần chú ý là lớp bêtông trong ống chống vách
phải không nhỏ hơn 30 ÷ 40cm để thân cọc khỏi bị phân đoạn. Sau đó đổ mẻ bêtông tiếp
theo và lại tiến hành như trên.
Cọc Straux có thể gia cường bằng cốt thép. Muốn vậy phải đặt khung cốt thép vào
ống vách rồi đổ bêtông và đầm. Nếu cọc tỳ lên đá cứng thì có thể tạo đế mở rộng. Chiều
dài cọc này có thể 10 ÷ 12m. Cọc này có ưu điểm là khi thi công không gây chấn động
mạnh nên không ảnh hưởng xấu đối với công trình lân cận hoặc khi sửa chữa móng nhà
có thể thi công trong phòng có chiều cao hạn chế như tầng hầm. Vì dùng khoan nên có
thể xuyên qua các lớp đất chắc hoặc đá cứng và biết được địa tầng.
Tuy nhiên, cọc này có nhược điểm là khi thi công đất không được nén trước do vậy
thân cọc có hình dạng không đều. Vùng nào đất yếu hơn thì thân cọc phình to hơn, do
vậy chi phí bêtông tăng lên 30 ÷ 50% nhưng khi tính toán vẫn lấy tiết diện cọc bằng tiết
diện ống chống vách. Khi khoan đất sẽ bị yếu đi nên giảm ma sát giữa đất và cọc. Loại
cọc này đắt tiền vì phải khoan và kéo dài thời gian thi công.
2. Cọc đầm nhanh
Để thi công loại cọc này người ta đóng ống chống vách bằng thép xuống đất. Loại
ống này có đường kính 35 ÷ 42cm được bịt kín đế dưới bằng đế gang. Để tránh nước
ngầm chảy vào ống người ta dùng vòng đệm dày 12mm để lót giữa ống và đế. Sau đó
đóng ống thiết bị đến chiều sâu thiết kế, kiểm tra xem nước có vào ống không rồi hạ
khung cốt thép vào, khung cốt thép gồm 6 ÷ 8 thanh φ18 với đai xoắn φ6. Đổ bêtông
M200 vào ống vách đến 1/3 ÷ 1/2 chiều cao ống. Phần trên của ống vách được gắn một
bộ phận bằng thép nhằm làm chỗ đóng để rút ống lên. Muốn rút ống lên người ta đóng
vào bộ phận thép đó mấy nhát xuống rồi lại đóng mấy nhát theo chiều ngược lại. Khi
đóng như vậy ống thiết bị được hạ xuống rồi nâng lên, sau mỗi đợt đóng xuống rồi đóng
lên như vậy ống được nâng lên 2 ÷ 2,5cm, sau khi nâng ống chống vách lên được 1/4
chiều dài của nó thì đổ mẻ bêtông thứ 2 và quá trình được lặp lại như vậy. Búa được dùng
ở đây là loại búa máy có thể thực hiện 60 ÷ 80 nhát đập/ 1 phút.
3. Cọc khoan nhồi
6.3. Xác định sức chịu tải của cọc đơn theo phương dọc trục cọc
Khả năng chịu lực thẳng đứng của cọc đơn được lấy theo giá trị nhỏ nhất trong hai
trị số tính toán được theo điều kiện bền của đất và theo độ bền của vật liệu làm cọc. Để
có được phương án móng cọc bảo đảm điều kiện kinh tế thì cần thiết kế sao cho hai trị số
vừa nêu gần bằng nhau.
6.3.1. Sức chịu tải thẳng đứng của cọc theo độ bền của vật liệu làm cọc
Sức chịu tải dọc trục theo độ bền của vật liệu làm cọc được xác định như sau:
- Đối với cọc trong móng đài thấp, cọc được tính như thanh bị nén trung tâm bởi
lực dọc trục
- Đối với móng cọc đài cao, cọc được tính theo lực dọc trục, mômen uốn và lực
ngang.
Chương 6. Móng cọc
6-7
Ngoài ra, cọc BTCT được kiểm tra theo sự tạo vết nứt do trọng lượng bản thân khi
cẩu lắp.
6.3.1.1. Cọc BTCT hình lăng trụ chế tạo sẵn tiết diện đặc chịu nén.
)..( aabbv RFRFP += ϕ (6.1)
Trong đó:
Pv: Sức chịu tải dọc trục của cọc theo độ bền của vật liệu làm cọc;
ϕ: Hệ số uốn dọc của cọc, lấy theo bảng 6.1;
Bảng 6.1. Hệ số uốn dọc ϕ.
ltt/b 14 16 18 20 22 24 26 28 30
ltt/d 12,1 13,9 15,6 17,3 19,1 20,8 22 24,3 26
ϕ 0,93 0,89 0,85 0,81 0,77 0,73 0,66 0,64 0,59
ltt: Chiều dài tính toán của cọc;
b: Bề rộng tiết diện ngang của cọc;
d: Đường kính cọc;
Fb: Diện tích tiết diện ngang của bêtông;
Rb: Cường độ tính toán của bêtông khi nén mẫu hình trụ;
Fa: Diện tích tiết diện ngang của cốt thép cọc;
Ra: Cường độ tính toán của cốt thép.
6.3.1.2. Cọc ống chịu nén:
Khi ltt/d ≤ 12 thì:
)5,2( axaxaabbv FRFRFRP ++= ϕ (6.2)
Trong đó:
Pv: Sức chịu tải tính toán của cọc;
Fa, Fb Diện tích tiết diện ngang của cốt thép và của lõi bêtông (phần bêtông nằm
trong cốt đai);
Rax: Cường độ tính toán của cốt xoắn;
Fax: diện tích quy đổi của cốt xoắn;
x
xn
a t
fD
F
π= (6.3)
Dn: đường kính vòng xoắn
fx: Diện tích tiết diện của cốt xoắn
tx: Khoảng cách giữa các vòng xoắn
Khi ltt/d > 12 thì không kể đến ảnh hưởng của cốt xoắn và sức chịu tải của cọc được
xác định theo công thức (6.1)
Chương 6. Móng cọc
6-8
6.3.1.3. Cọc nhồi chịu nén
)..( 21 aabbv RFRFmmP += ϕ (6.4)
m1: Hệ số điều kiện làm việc, với cọc được nhồi bêtông qua ống dịch chuyển
thẳng đứng thì m1 =0,85
m2: Hệ số điều kiện làm việc kể đến ảnh hưởng của phương pháp thi công cọc.
6.3.2. Sức chịu tải dọc trục của cọc theo cường độ đất nền
Việc xác định sức chịu tải của cọc theo đất nền là một công việc hết sức khó khăn,
rất khó có thể xác định chính xác bởi đất nền là một hệ phức tạp, nó có thể thay đổi trạng
thái tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì thế trong tính toán, áp dụng rất nhiều các giải
pháp khác nhau để xác định sức chịu tải của cọc. Thông thường sức chịu tải dọc trục của
cọc theo đất nền được xác định theo 3 phương pháp chính là: Dựa vào kết quả thí nghiệm
trong phòng, dựa vào kết quả thí nghiệm hiện trường (thí nghiệm xuyên) và phương pháp
lý thuyết.
6.3.2.1. Dựa vào tài liệu thống kê, theo kết quả thí nghiệm trong phòng
a. Cọc chống
Cọc chống là cọc có mũi tỳ lên các lớp đất chắc biến dạng rất ít dưới tác dụng của
tải trọng như đá cứng, đất hòn to (cuội, sỏi, đá dăm, sạn) lẫn cát hoặc tỳ lên đất loại sét ở
trạng thái cứng. Trong trường hợp này sức chịu tải của cọc chủ yếu nhờ vào sức chống
của đất ở mũi cọc (ma sát giữa đất và xung quanh cọc không đáng kể).
Sức chịu tải của cọc chống chịu lực dọc trục được xác định theo công thức:
mRFPd = (6.5)
m: Hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất, lấy m=1.
F: Diện tích tiết diện ngang phần mũi cọc.
R: Cường độ tính toán của đất đá dưới mũi cọc chống được lấy bằng 200000KPa =
2000 T/m2
b. Cọc ma sát (cọc treo)
Mũi cọc tỳ lên các lớp đất không thuộc các lớp đất trên, sức chịu tải của cọc trong
trường hợp này chủ yếu nhờ vào lực ma sát của đất xung quanh cọc, phần còn lại dựa vào
sức chống của đất dưới mũi cọc. Sức chịu nén dọc trục của cọc ma sát, theo kết quả thí
nghiệm trong phòng được xác định theo công thức:
⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛ += ∑
=
n
i
iifR lfmURFmmP i
1
(6.6)
li: Chiều dày lớp đất thứ i mà cọc xuyên qua;
fi: Cường độ của lực ma sát, phụ thuộc loại đất và chiều sâu trung bình của lớp đất,
được tra trong bảng (6.3);
U: Chu vi tiết diện ngang cọc (bằng diện tích xung quanh nhân cường độ ma sát);
F: Diện tích tiết diện ngang cọc phần mũi;
R: Cường độ sức chống trung bình của đất ở mũi cọc phụ thuộc loại đất và độ sâu
mũi cọc, tra bảng (6.2);
Chương 6. Móng cọc
6-9
mR: Hệ số điều kiện làm việc của đất ở mũi cọc;
mf: Hệ số điều kiện làm việc của đất ở xung quanh cọc, tra bảng (6.4);
m: Hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất được lấy như sau:
• Cọc đóng tiết diện vuông đặc hoặc rỗng, chữ nhật, cọc ống có đường kính d
≤ 0,8m thì m = 1;
• Cọc nhồi, cọc ống có d > 0,8m và cọc khoan nhồi đường kính lớn m lấy
như sau:
o Khi mũi cọc tỳ lên lớp đất sét phủ với mức độ bão hoà nước Sr <0,85
và trên đất hoàng thổ m = 0,8;
o Các trường hợp khác lấy m = 1.
6.3.2.2. Dựa vào kết quả thí nghiệm hiện trường (thí nghiệm xuyên)
Xuyên tĩnh:
Hiện nay có các loại máy xuyên tĩnh sau:
- Loại chỉ cho biểu đồ sức cản mũi cọc qc;
- Loại cho sức cản mũi xuyên qc và tổng ma sát thành QT;
- Loại cho sức cản mũi xuyên qc và ma sát thành đơn vị qs;
- Loại cho biểu đồ sức cản mũi xuyên qc, ma sát thành đơn vị qs và biểu đồ áp lực
trong nước lỗ rỗng qw.
Theo 20TCN 21 – 86 thì: khi dùng xuyên tĩnh cho kết quả là sức cản mũi và tổng
ma sát thành thì trị riêng của sức chịu tải giới hạn tại điểm xuyên được tính theo công
thức:
zc fUhFqP 21 ββ += (6.7)
Trong đó:
qc: Sức cản trung bình ở mũi xuyên trong khoảng 1d phía trên và 4d phía dưới mũi
cọc.
fz: Trị trung bình của ma sát thành đơn vị đất ở xung quanh xuyên.
β1: Hệ số tra bảng phụ thuộc loại cọc
β2: Hệ số tra bảng phụ thuộc qz
Xuyên động (xuyên tiêu chuẩn SPT)
Sd FNnmNFP += (6.8)
Trong đó:
m = 400 cho cọc đóng
m = 120 cho cọc khoan nhồi
N: Số SPT của đất ở chân cọc
N : Số SPT trung bình của đất trong phạm vi chiều dài cọc
n = 2 cho cọc đóng; n = 1 cho cọc khoan nhồi
Chương 6. Móng cọc
6-10
F: Diện tích tiết diện ngang mũi cọc
FS: Diện tích mặt xung quanh cọc
Tải trọng cho phép xác định xuống cọc:
K
P
P d=' (6.9)
K: Hệ số an toàn, K = 4
Phương pháp lý thuyết
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết xây dựng công thức xác định sức chịu tải của
cọc thông qua góc nội ma sát và lực dính của đất.
Ma sát âm: Khi trong nền có lớp đất với tính nén lún lớn hay có thấu kính đất yếu
thì cần đóng cọc xuyên qua những lớp đất đó xuống các lớp đất yếu hơn ở dưới. Nếu cọc
xuyên qua lớp đất mới đắp chưa được lèn chặt hoặc qua các lớp đất chưa cố kết xong thì
sẽ xuất hiện ma sát âm. Ma sát âm hướng xuống dưới.
6.3.2.3. Theo phương pháp thử bằng tải trọng động
Phương pháp này cho phép xác định sức chịu tải của cọc theo kết quả hạ cọc bằng
búa hoặc máy rung vào đất ngay tại địa điểm xây dựng và cả cọc nhồi. Mục đích của việc
thử bằng tải trọng động là kiểm tra sức chịu tải của cọc hoặc để chọn búa đóng cọc thích
hợp.
- Chế tạo cọc ở công trường có kích thước, tiết diện, chiều dài đúng như thiết kế,
chờ cọc đủ tuổi thì vận chuyển đến công trường xây dựng và tiến hành đóng cọc
xuống độ sâu thiết kế tại vị trí xác định.
- Dùng búa tiêu chuẩn đóng thành từng loạt.
- Đầu tiên đóng 1 nhát búa không nổ để đệm khít vào đầu cọc, sau đó đóng 3 loạt
mỗi loạt 10 nhát, đo độ lún, độ võng tương ứng với từng loạt.
Tính độ lún trên một loạt: đó chính là độ chối e của cọc.
Nhận thấy rằng sức chịu tải của cọc và độ chối của nó có mối quan hệ nghịch biến.
Do đó, từ điều kiện cân bằng khi đóng cọc, lý thuyết va chạm và những kinh nghiệm có
được trong quá trình thi công cọc nhiều nhà khoa học đã đưa ra những công thức kinh
nghiệm khác nhau biểu diễn quan hệ giữa Sức chịu tải của cọc và độ chối của nó. Trong
số các công thức kinh nghiệm đó thì công thức của Gerxevanov được sử dụng rộng rãi
nhất:
⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ −+
++= 12,0.41
2 qQ
qQ
nFe
QhnFPgh (6.10)
Trong đó:
Pgh: Sức chịu tải của cọc;
e: Độ chối của cọc;
F: Diện tích tiết diện ngang của cọc;
Q: Trọng lượng phần búa rơi;
h: Chiều cao rơi tính toán của búa;
Chương 6. Móng cọc
6-11
q: Trọng lượng cọc và các bộ phận khác của cọc;
n: Hệ số phục hồi thứ nguyên: lực/(chiều dài)2 phụ thuộc vật liệu làm cọc, được
xác định từ thí nghiệm, tra bảng 6.10;
tc
gh
d K
P
P = (6.11)
Ktc: Hệ số tin cậy, được lấy tuỳ theo số lượng cọc;
- Ktc = 1,4 nếu số cọc > 21 cọc;
- Ktc = 1,6 nếu số cọc 11 ÷ 20 cọc;
- Ktc = 1,65 nếu số cọc 6 ÷ 10 cọc;
- Ktc = 1,75 nếu số cọc 1 ÷ 5 cọc.
Hiện tượng chối giả: Đó là hiện tượng độ chối thu được khác xa với độ chối thật.
Nguyên nhân là:
- Với đất cát độ chối giả sẽ nhỏ hơn độ chối thật. Sở dĩ như vậy là vì khi đóng, cát
dưới chân cột sẽ bị nén chặt quá mức và cản lại sự hạ cọc, cho cọc nghỉ một thời
gian cần thiết rồi tiếp tục đóng thì sau mỗi lần đóng cọc xuyên vào đất một
khoảng lớn hơn trước khi nghỉ do trong thời gian nghỉ khối cát dưới chân cọc sẽ
giảm bớt độ chặt. Độ chối giả trong trường hợp này làm cho Pgh giả > Pgh thực,
điều đó gây ra sự nguy hiểm.
- Với đất dính: Khi đóng cọc đất nền bị cắt làm cho nước trong đất và các lỗ rỗng
thoát ra làm giảm ma sát quanh thân cọc (đất bị nhão nên giảm độ chặt đồng
thời lại tăng độ trơn). Độ chối giả thu được trong trường hợp này lớn hơn độ
chối thực dẫn tới Pgh giả < Pgh thực nên gây lãng phí.
Quy phạm quy định thời gian nghỉ của cọc như sau:
- Với đất cát: thời gian nghỉ là 3 ngày đêm;
- Đất dính: thời gian nghỉ 7 ÷ 10 ngày đêm.
Ưu điểm – Nhược điểm :
Phương pháp này có ưu điểm sau: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém. Tuy nhiên độ chính
xác kém.
Quy phạm quy định lượng cọc đóng thử ≥ 20% và ≥ 5 cọc
6.3.2.3. Theo phương pháp thử bằng tải trọng tĩnh
Các công trình thường chịu tải trọng tĩnh nên sức chịu tải thu được bằng phương
pháp thử tải trọng tĩnh sẽ phản ánh đúng hơn khả năng làm việc của cọc trong móng công
trình. Phương pháp này c