Bài giảng Chương 6: Phân phối lợi nhuận cho cổ đông

Các lý thuyết về chính sách cổ tức  Hiệu ứng phát tín hiệu  Mô hình lợi nhuận còn lại (residual model)  Kế hoạch tái đầu tư cổ tức  Mua lại cổ phiếu  Cổ tức cổ phiếu và tách cổ phiếu

pdf25 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 6: Phân phối lợi nhuận cho cổ đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 Phân phối lợi nhuận cho cổ đông 6-1  Các lý thuyết về chính sách cổ tức  Hiệu ứng phát tín hiệu  Mô hình lợi nhuận còn lại (residual model)  Kế hoạch tái đầu tư cổ tức  Mua lại cổ phiếu  Cổ tức cổ phiếu và tách cổ phiếu Chính sách cổ tức là gì?  Quyết định chia lợi nhuận cho cổ đông hay giữ lại và tái đầu tư.  Chính sách cổ tức bao gồm 6-2  Trả cổ tức cao hay thấp?  Cổ tức ổn định hay thay đổi ?  Trả cổ tức bao lâu một lần?  Thông báo chính sách cổ tức? Cổ đông thích chi trả cổ tức cao hay thấp? Có ba lý thuyết:  Chính sách cổ tức không quan trọng: Các nhà đầu tư không quan tâm đến tỷ lệ chi trả cổ tức. 6-3  Lý thuyết Bird-in-the-hand: Các nhà đầu tư ưa thích cổ tức cao.  Tax preference: Các nhà đầu tư ưa thích tỷ lệ chia cổ tức thấp, và tỷ lệ lãi vốn cao. Lý thuyết Dividend Irrelevance  Các nhà đầu tư bàng quan giữa cổ tức và lãi vốn có được từ việc giữ lại lợi nhuận. Nếu họ muốn có tiền mặt, họ có thể bán cổ phiếu. Nếu họ không muốn tiền mặt, họ có thể dùng tiền cổ tức nhận được để mua lại cổ phiếu. 6-4  Modigliani-Miller ủng hộ lý thuyết chính sách cổ tức không quan trọng (irrelevance theory).  Lý thuyết này dựa trên những giả định không thực tế (không thuế hay chi phí môi giới, giao dịch). Cần những kiểm nghiệm thực tiễn. Lý thuyết Bird-in-the-Hand Nhà đầu tư ưa thích cổ tức cao  Các nhà đầu tư cho rằng cổ tức ít rủi ro lãi vốn tiềm năng trong tương lai, do đó họ thích cổ tức. 6-5  Nếu như vậy, các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao công ty chi trả cổ tức cao, nói cách khác công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ có P0 cao. Lý thuyết Tax preference Tại sao nhà đầu tư ưa thích lãi vốn?  Có lẽ nhà đầu tư muốn tránh chi phí giao dịch  Thuế suất trên lãi vốn bằng với thuế suất trên cổ tức, nhưng Thuế trên cổ tức phải nộp ngay trong năm 6-6  nhận được cổ tức, trong khi thuế trên lãi vốn phải nộp khi nào cổ phiếu được bán đi.  Nếu một nhà đầu tư nắm giữ cố phiếu đến hết đời, những người thừa kế có thể tính giá vào ngày chết như là giá vốn và trốn được tất cả lãi vốn tích lũy trước đó. Lý thuyết nào đúng nhất?  Kiểm định thực tế chưa thể xác định được lý thuyết nào đúng. Do đó, các nhà quản lý sử dụng các 6-7  xét đoán khi thiết lập chính sách.  Các phân tích được sử dụng, nhưng được áp dụng với sự xem xét. “nội dung thông tin” hay giả thuyết “phát tín hiệu” là gì?  Các nhà đầu tư xem việc tăng cổ tức như là những dấu hiệu của sự nhìn nhận về tương lai của ban quản lý. Vì các nhà quản lý không thích cắt giảm 6-8  cổ tức, họ sẽ không tăng cổ tức trừ khi họ nghĩ rằng cổ tức cao là bền vững.  Tuy nhiên, một sự tăng giá tại thời điểm cổ tức tăng có thể phản ánh kỳ vọng cao hơn về EPS, chứ không phải là một sự mong muốn cổ tức. Hiệu ứng “nhóm khách hàng” (clientele effect) là gì?  Các nhóm nhà đầu tư khác nhau ưa thích các chính sách cổ tức khác nhau.  Chính sách cổ tức trong quá khứ của doanh nghiệp quyết định nhóm nhà đầu tư hiện 6-9 tại của doanh nghiệp.  Hiệu ứng “nhóm khách hàng” (Clientele effects) ngăn cản việc thay đổi chính sách cổ tức. Thuế và chi phí môi giới có thể làm tổn hại các nhà đầu tư muốn thay đổi công ty. Mô hình cổ tức từ lợi nhuận còn lại (residual dividend model)  Tìm lợi nhuận giữ lại cần thiết cho ngân sách đầu tư.  Chia cổ tức tất cả lợi nhuận còn lại Pay 6-10 (the residual).  Chính sách này giảm thiểu chi phí phát hành và phát tín hiệu khi công ty huy động vốn mới, do đó giảm thiểu WACC.                     ×           = budget capital Total ratio equity Target - IncomeNet Dividends Mô hình cổ tức từ lợi nhuận còn lại (residual dividend model) 6-11  Ngân sách đầu tư – $800,000  Cấu trúc vốn mục tiêu – 40% nợ, 60% vốn  Lãi ròng dự kiến – $600,000  Bao nhiêu trong lợi nhuận dự kiến nên được trả cho cổng đông dưới dạng cổ tức? Residual dividend model: Tính cổ tức chi trả  Tính phần ngân sách đầu tư được tài trợ bỡi vốn chủ sở hữu.  Trong ngân sách đầu tư là $800,000, 0.6($800,000) = $480,000 sẽ được tài trợ bằng vốn 6-12 chủ sỡ hữu  Tính phần lợi nhuận vượt nhu cầu vốn chủ sở hữu cho ngân sách đầu tư.  Sẽ có $600,000 - $480,000 = $120,000 còn lại để trả cổ tức cho nhà đầu tư.  Tính tỷ lệ chia cổ tức  $120,000 / $600,000 = 0.20 = 20%. Residual dividend model: Điều gì xảy ra nếu lãi ròng giảm xuống còn $400,000? Tăng lên $800,000? Nếu NI = $400,000  Cổ tức = $400,000 – (0.6)($800,000) = -$80,000.  Bỡ vì kết quả cổ tức là số âm, công ty phải sử dụng toàn bộ lãi ròng tài trợ cho ngân sách đầu tư, và sẽ 6-13 phát hành thêmchủ sở hữu để duy trì cấu trúc vốn mục tiêu.  Payout = $0 / $400,000 = 0%. Nếu NI = $800,000  Dividends = $800,000 – (0.6)($800,000) = $320,000.  Payout = $320,000 / $800,000 = 40%. Thay đổi trong các cơ hội đầu tư ảnh hưởng đến cổ tức trong chính sách lợi nhuận còn lại (residual policy)như thế nào?  Ít cơ hội đầu tư tốt hơn sẽ dẫn đến ngân sách đầu tư thấp hơn, do đó tỷ lệ chia cổ tức cao. Nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn dẫn đến 6-14  tỷ lệ chia cổ tức thấp. Những ưu điểm và nhược điểm của chính sách cổ tức lợi nhuận còn lại (Residual Dividend Policy)  Ưu điểm  Tối thiểu hóa những vấn đề liên quan đến phát hành cổ phiếu mới và chi phí phát hàng.  Nhược điểm Tạo ra cổ tức biến động 6-15   Gửi đến những tín hiệu mâu thuẫn nhau  Gia tăng rủi to  Không thu hút được nhóm khách hàng nào.  Kết luận – Xem xét chính sách lợi nhuận còn lại khi thiết lập tỷ lệ chia cổ tức mục tiêu trong dài hạn, nhưng không theo đó một cách cứng nhắc trong từng năm. Thiết lập chính sách cổ tức  Dự kiến nhu cầu vốn cho kỳ nhiều năm, thường là 5 năm.  Thiết lập một cấu trúc vốn mục tiêu.  Ước tính nhu cầu vốn chủ sở hữu từng năm. 6-16  Thiết lập một tỷ lệ chi trả mục tiêu theo mô hình lợi nhuận còng lại (residual model).  Thông thường, tỷ lệ tăng cổ tức được thể hiện. Duy trì tỷ lệ tăng trưởng mục tiêu nếu có thể, thay đổi cấu trúc vốn một chút nếu cần thiết. Kế hoạch tái đầu tư cổ tức “dividend reinvestment plan (DRIP)” là gì?  Các cổ đông có thể tái đầu tư cổ tức của họ một cách tự động vào cổ phiếu thường của công ty. Nhận được nhiều cổ phiếu hơn tiền mặt. 6-17  Có hai cách tái đầu tư:  Open market  New stock Kế hoạch mua trên thị trường  Số tiền tái đầu tư được chuyển cho một tổ chức tín thác (trustee), tổ chức này mua cổ phiếu trên thị trường.. Chi phí môi giới giảm khi lượng mua 6-18  tăng lên.  Một cách đầu tư dễ dàng và thuận lợi,, do đó hữu ích cho các nhà đầu tư. Kế hoạch mua cổ phiếu mới (New Stock Plan)  Công ty phát hành cổ phiếu mới cho những người đăng ký kế hoạch tái đầu tư cổ tức (thường là với giá thấp hơn giá thị trường), công ty giữ lại tiền và sử dụng để mua tài sản. 6-19  Những công ty cần vốn chủ sở hữu mới sử dụng kế hoạch cổ phiếu mới (new stock plans).  Những công ty không cần vốn chủ sở hữu mới sử dụng kế hoạch mua cổ phiếu trên thị trường (open market purchase plans). Mua lại cổ phiếu  Mua lại cổ phiếu của chính công ty từ cổ đông  Lý do của việc mua lại: 6-20  Là một cách khác để phân phối tiền mặt cho cổ đông.  Xử lý các khoản tiền mặt thu được một lần từ bán tài sản.  Để thực hiện một thay đổi lớn trong cấu trúc vốn. Ưu điểm của mua lại cổ phiếu  Cổ đông có thể bán lại hoặc không.  Giúp tránh được việc thiết lập một mức cổ tức cao mà công ty không thể duy trì.  Cổ phiếu đã được mua lại có thể được sử dụng trong 6-21 các cuộc takeovers hay bán lại đế huy động tiền khi cần.  Thu nhập nhận được là lãi vốn chứ không phải cổ tức bị đánh thuế cao hơn.  Cổ đông có thể đánh giá là một tín hiệu tích cực – ban quản lý nghĩ rằng cổ phiếu đang được định giá thấp. Nhược điểm của mua lại cổ phiếu  Có thể được xem là một tín hiệu tiêu cực (công ty không có những cơ hội đầu tư tốt)  IRS có thể đánh thuế nếu việc mua lại nhằm mục đích tránh thuế trên cổ tức. 6-22  Những cổ đông bán lại cổ phiếu có thể không được thông báo đầy đủ, do đó bị đối xử không công bằng.  Công ty có thể phải đẩy giá lên để hoàn tất việc mua lại, do đó phải trả quá nhiều cho cổ phiếu của chính nó. Cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu  Cổ tức cổ phiếu: Công ty phát hành cổ phiếu mới thay vì trả cổ tức tiền mặt. Nếu tỷ lệ là 10%, cổ đông nhận 10 cổ phiếu cho 100 cổ phiếu sở hữu. 6-23  Chia tách cổ phiếu: Công ty tăng sồ lượng cổ phiếu lưu hành, chẳng hạn 2:1. Gửi cho cổ đông thêm cổ phiếu.  Cả cổ tức cổ phiếu và tách cổ phiếu đều làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành, vì thế cái bánh được chia thành nhiều phần nhỏ hơn (“the pie is divided into smaller pieces”). Trừ khi cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu Cổ tức cổ phiếu và chia tách cổ phiếu 6-24  truyền thông tin, hay được đi kèm bỡi một sự kiện khác như cổ tức cao hơn, giá cổ phiếu giảm và giá trị tài sản của mỗi cổ đông không thay đổi.  Nhưng chia tách cổ phiếu/cổ tức cổ phiếu có thể làm giá cổ phiếu đạt đến khoảng giá tối ưu “optimal price range.” Khi nào một công ty nên xem xét việc chia tách cổ phiếu?  Có một sự tin tưởng rộng rãi rằng khoảng giá tối ưu của cổ phiếu là từ $20 đến $80. tách cổ phiếu có thể được sử dụng để giữ giá nằm trong khoảng tối ưu này. 6-25  Tách cổ phiếu thường diễn ra khi ban quản lý tự tin, do đó tách cổ phiếu được diễn giải là một tín hiệu tích cực.  Thông thường, cổ phiếu có khuynh hướng tăng giá cao hơn trung bình của thị trường trong năm sau một cuộc chia tách.
Tài liệu liên quan