I. Quá trình hình thành và phát triển của tài chính quốc tế
1. Khái niệm
Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế dưới hình thái phân phối giá trị nảy
sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của
các nhà nước khác, các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các
dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.
Tuy cũng là một khâu trong hệ thống tài chính, nhưng khác với các khâu tài chính khác
trong hệ thống tài chính, khâu tài chính quốc tế tồn tại không như là tụ điểm tài chính hiện
hữu. Các hoạt động tài chính quốc tế được thực hiện đan xen ở tất cả các khâu tài chính khác
22 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 6: Tài chính quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Mục tiêu học tập
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
Nội dung
I. Quá trình hình thành và phát triển của tài chính quốc tế ...........................................................3
1. Khái niệm ............................................................................................................................3
2. Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế .............................................................3
II. Tỷ giá hối đoái ........................................................................................................................4
1. Tỷ giá hối đoái .....................................................................................................................4
2. Cặp tiền tệ. ..........................................................................................................................5
3. Phương pháp yết giá ............................................................................................................5
4. Tính toán tỷ giá chéo. ..........................................................................................................6
5. Hệ thống chế độ tỷ giá .........................................................................................................7
5.1. Chế độ tỷ giá cố định .....................................................................................................7
5.2. Chế độ tỷ giá thả nổi......................................................................................................9
5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết ................................................................................. 10
6. Các nhân tố chủ yếu tác động tới tỷ giá .............................................................................. 11
6.1. Lạm phát ..................................................................................................................... 11
6.2. Lãi suất ....................................................................................................................... 12
6.3. Thu nhập ..................................................................................................................... 12
6.4. Cán cân thanh toán giữa các nước................................................................................ 12
6.5. Đầu cơ......................................................................................................................... 13
6.6. Chính sách của chính phủ ............................................................................................ 13
III. Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) ....................................................................................... 13
1. Khái niệm BOP.................................................................................................................. 13
2. Nguyên tắc lập BOP .......................................................................................................... 14
3. Cấu trúc BOP..................................................................................................................... 14
4. Thặng dư hay thâm hụt BOP .............................................................................................. 18
IV. Các định chế tài chính quốc tế ............................................................................................. 19
1. Quỹ tiền tệ thế giới IMF .................................................................................................... 19
2. Ngân hàng thế giới WB ..................................................................................................... 20
3. Ngân hàng phát triển châu Á ADB ..................................................................................... 21
I. Quá trình hình thành và phát triển của tài chính quốc tế
1. Khái niệm
Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế dưới hình thái phân phối giá trị nảy
sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của
các nhà nước khác, các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các
dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.
Tuy cũng là một khâu trong hệ thống tài chính, nhưng khác với các khâu tài chính khác
trong hệ thống tài chính, khâu tài chính quốc tế tồn tại không như là tụ điểm tài chính hiện
hữu. Các hoạt động tài chính quốc tế được thực hiện đan xen ở tất cả các khâu tài chính
khác
2. Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế được hình thành trên hai cơ sở chính: (i) Phân công lao động và hợp tác
quốc tế và (ii) Sự phát triển của các hoạt động đầu tư quốc tế.
Sự phân công lao động đã làm cho năng suất lao động tăng nhanh và dẫn tới khối lượng
của cải của quốc gia ở một số lĩnh vực có cung vượt cầu và ngược lại có những loại hàng
hóa có cầu vượt cung. Thêm vào đó việc phát triển các mối giao lưu và hợp tác quốc tế làm
cho hoạt động trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế gia tăng phát sinh từ quan hệ cung
cầu cơ bản của thị trường. Việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đã phát sinh các nghĩa
vụ và quyền lợi về tài chính gắn liền với các hoạt động này.
Việc hợp tác quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại của các quốc gia cũng đã dẫn tới sự phát
triển của các hoạt động đầu tư quốc tế để tìm một mức lợi nhuận tốt hơn ở nước ngoài thay
vì trong nước. Các hoạt động này đã làm nguồn vốn chu chuyển liên tục giữa các quốc gia
theo hình thức: FDI, ODA, Chứng khoán, tín dụng từ các định chế tài chính quốc tếCó
thể nói, sự phát triển các hình thức đầu tư quốc tế đã làm cho hoạt động tài chính quốc tế
được nâng lên ở tầm cao hơn, kết hợp hoạt động thu chi thương mại, dịch vụ quốc tế hình
thành nên cán cân thanh toán quốc tế tổng thể của một quốc gia. Kết quả của cán cân này
sẽ quyết định vị thế tài chính quốc tế của mỗi nước. Đó cũng là biểu hiện tình trạng phát
triển kinh tế trong sự cân đối giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại của một quốc gia.
Như vậy sự phân công lao động và hợp tác quốc tế và đầu tư quốc tế đã khiến cho việc tạo
lập và sử dụng các quỹ tài chính mang tính quốc tế được diễn ra thường xuyên. Việc tạo
lập và sử dụng dó tạo ra các dòng chảy tài chính đan xen khắp toàn cầu. Các dòng chảy
này là biểu hiện ra bên ngoài của các mối quan hệ kinh tế quốc tế dưới hình thái phân phối
giá trị.
tài chính quốc tế tuy ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của các mối
quan hệ kinh tế và đầu tư quốc tế, nhưng đến lượt mình, nó tác động mạnh tới sự phát triển
kinh tế của các nước. Tài chính quốc tế tạo điều kiện mở rộng và tăng cường hơn nữa các
quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế các nước phát triển phù hợp với
bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Tài chính quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia
phát triển kinh tế xã hội, như khai thác vốn, trao đổi kỹ thuật, công nghệ và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Tài chính quốc tế còn nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
tài chính trong nước..
II. Tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái
Trước khi tìm hiểu về tỷ giá hối đoái, chúng ta cần làm rõ hai khái niệm là ngoại tệ và
ngoại hối.
Ngoại tệ: Là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước. Trong thành
toán quốc tế, nó có thể được chi trả trực tiếp hoặc thông qua đồng tiền thứ ba.
Ngoại hối: là ngoại tệ và các phương tiện có giá trị dùng chi trả trong thanh toán quốc tế.
Tùy theo tập quán mỗi nước, phạm vi các phương tiện làm ngoại hối có thể không hoàn
toàn giống nhau, nhưng nhìn chung ngoại hối có các loại sau:
Ngoại tệ bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, tiền tín dụng,
Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ như hối phiếu (bill of
exchange), séc (cheque), kỳ phiếu (promissory note), thư chuyển tiền (mail
transfer), điện chuyển tiền (telegraphic transfer)...,
Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ gồm cổ phiếu (stock), trái phiếu quốc gia
(government loan), trái phiếu kho bạc (treasury bill),
Vàng tiêu chuẩn quốc tế,
Các đồng tiền tập thể như đồng SDR (special draw right- quyền rút vốn đặc biệt)
của IMF hay đồng euro (EUR) của Liên minh tiền tệ châu Âu.
Tỷ giá: Tỉ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng những
đơn vị tiền tệ của nước khác. Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng
là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ.
2. Cặp tiền tệ.
Bên cạnh khái niệm về tỷ giá chúng ta còn khái niệm về cặp tiền tệ, khái niệm này phù hợp
với thông lệ yết tỷ giá trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng.
Một cặp tiền tệ biểu hiện tỷ giá giữa 2 đồng tiền với nhau. Đồng tiền đứng trước là đồng
tiền yết giá, đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá. Việc yết giá như vậy cho biết bao
nhiêu đơn vị tiền định giá để đổi được 1 đơn vị tiền yết giá.
Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó qua đồng tiền định giá (có hệ số 1,
100 hoặc 1.000). Được liệt kê đầu tiên bên trái của dấu gạch chéo (“/”)
Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền yết giá (có hệ số bất
kỳ). Được liệt kê bên phải của dấu gạch chéo (“/”)
Ví dụ: USD/VND = 21,000
USD là đồng yết giá, VND là đồng định giá
3. Phương pháp yết giá
Chúng ta sẽ xem xét 3 phương pháp yết giá sau:
Yết giá trực tiếp: Tại một nước người ta so sánh một ngoại tệ nào đó với đồng nội tệ (yết
giá trực tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)
Ví dụ 1: 1 USD = 21.000 VND (Tại Việt Nam, người ta muốn so sánh 1 đồng USD đổi
được bao nhiêu đồng nội tệ)
Yết giá gián tiếp: Tại một nước, người ta so sánh đồng nội tệ với đồng ngoại tệ (yết giá
gián tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)
Ví dụ 2: 1 VND = 0.0000476 USD (Tại Việt Nam, người ta so sánh 1 đồng nội tệ đổi được
bao nhiều đồng ngoại tệ)
Ví dụ 3: 1 GBP = 1.6644 USD (Nếu tại Anh, cách yết này là yết gián tiếp, nếu tại Mỹ cách
yết này là cách yết trực tiếp)
Yết giá theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng: Yết giá theo cặp, đồng tiền
đứng trước là đồng tiên yết giá, đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá. Đồng thời được
yết giá đầy đủ cả giá mua và giá bán.
Ví dụ: USD/VND = 21,190/21,220
Giá mua vào đồng tiền yết giá của ngân hàng đứng trước, giá bán ra đồng yết giá của ngân
hàng đứng sau. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán được gọi là chênh lệch tỷ giá.
4. Tính toán tỷ giá chéo.
Trường hợp 1. Tỷ giá chéo giữa hai đồng yết trực tiếp
Ví dụ:
USD/VND = 21,120
USD/JPY = 102.28
JPY/VND = 21,120/102.28 = 206.4919
Trường hợp 2. Tỷ giá chéo giữa hai đồng yết gián tiếp
Ví dụ:
EUR/USD = 1.3744
GBP/USD = 1.6644
GBP/EUR = 1.6644/1.3744 = 1.2110
EUR/GBP = 1.3744/1.6644 = 0.8257
Trường hợp 3: Tỷ giá chéo giữa hai cách yết giá khác nhau, một gián tiếp, một trực tiếp
Ví dụ:
EUR/USD = 1.3744
USD/VND = 21,120
EUR/VND = 1.3744 x 21,120 = 29027.3280
5. Hệ thống chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá hối đoái là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn. Bao
gồm các quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ giữa các thể nhân hay pháp nhân
trên thị trường.
Thông thường có 3 loại chế độ tỷ giá, bao gồm: chế độ tỷ giá cố định, thả nổi và thả nổi có
điều tiết.
5.1. Chế độ tỷ giá cố định
Chế độ tỷ giá cố định là tỷ giá mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao
động nhỏ ở mức cho phép. Thông thường, đồng nội tệ sẽ được xác định tỷ giá hối đoái cố
định với với một đồng ngoại tệ mạnh (USD,GBP.JPY,....). NHTW sẽ can thiệp để giữ cho
tỷ giá ổn định bằng cách bán ngoại tệ ra khi tỷ giá tăng và mua ngoại tệ vào khi tỷ giá giảm
để kéo giá ngoại tệ lên
Ưu và nhược điểm của tỷ giá cố định được so sánh như sau:
Chế độ tỷ giá này ra đời và tồn tại đồng thời với chế độ bản vị tiền vàng (từ 1870 đến 1914)
và bắt đầu cuộc đại chiến thế giới thứ nhất chế độ này cũng chấm dứt. Trong chế độ bản vị
vàng, mỗi quốc gia sẽ xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền tệ của họ. Từ đó, tỷ giá
trao đổi giữa các đơn vị tiền giấy được xác định trên cơ sở so sánh thông qua hàm lượng
vàng mà mỗi đồng tiền chứa đựng. Chẳng hạn, những năm đầu thế kỷ 20, đồng tiền vàng
của nước Anh (đồng bảng Anh - GBP) nặng 7,31gram, đồng tiền vàng của nước Mỹ (đôla
Mỹ-USD) nặng 1,504gram. Như vậy đồng giá vàng của bảng Anh và đôla Mỹ là:
7,31/1,504 = 4,8745. Tỷ giá hối đoái của GBP và USD là: 1GBP = 4,8745USD.
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, để ổn định cho sự phát triển thương mại quốc tế, các
nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thiết lập chế độ tiền tệ thanh toán chung cho quốc
tế dựa trên Hiệp ước Bredtton Woods vào tháng 7/1944. Nội dung cơ bản của Hiệp ước
này là công nhận đôla Mỹ (USD) là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế và có thể đổi
ra vàng không hạn chế với tỷ giá 35 đôla một ounce (31,010gram). Tỷ giá giữa đồng tiền
các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh đồng giá vàng giữa tiền các nước
và chỉ được phép dao động trong biên độ 1% như đã được cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF). Nếu vượt quá biên độ này thì ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp vào thị
trường tiền tệ bằng cách mua vào hoặc bán ra một lượng USD nhất định để ổn định lại tỷ
giá. Như vậy, Hiệp ước Bredtton Woods là thỏa thuận hướng tới xác lập một chế độ tỷ giá
cố định. Trong chế độ này, vàng vẫn đóng vai trò trung tâm để so sánh sức mua giữa các
đồng tiền với nhau thông qua chiếc cầu nối là đồng USD, cho nên người ta còn gọi đây là
chế độ tỷ giá ngoại hối vàng (tức là bản vị vàng- ngoại tệ).
Trong suốt thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, nền kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản tăng
trưởng nhanh hơn nền kinh tế Mỹ. Cán cân thanh toán Mỹ bội chi liên tục. Mỹ cũng phải
chi tiêu nhiều cho các cuộc chiến tranh ở các nước. Hàng trăm tỷ đôla Mỹ lạm phát ra nước
ngoài tràn ngập thị trường thế giới làm cho đôla Mỹ mất giá liên tục. Kho vàng dự trữ của
Mỹ giảm đến mức thấp nhất. Mỹ phải đình chỉ đổi đôla lấy vàng cho Ngân hàng trung ương
nước ngoài và đình chỉ việc ổn định giá vàng trên thế giới. Đôla Mỹ không còn liên hệ gì
với vàng nữa... Chế độ bản vị đôla Mỹ sụp đổ và chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods cũng
bị chấm dứt từ tháng 8 năm 1971. Sau khi Tổng thống Mỹ Nixson chính thức tuyên bố bãi
bỏ hoàn toàn mọi hình thức chuyển đổi đôla giấy của Mỹ ra vàng, thì từ tháng 3/1973 toàn
thế giới thực hiện chế độ tỷ giá mới: chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá thả
nổi có điều tiết.
5.2. Chế độ tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi là tỷ giá hoàn toàn do cung cầu thị trường quyết định. Như vậy NHTW
sẽ không can thiệp vào tỷ giả.
Cơ sở của chế độ tỷ giá này là học thuyết về ngang giá sức mua (purchasing power parity
- PPP). Học thuyết ngang giá sức mua cho rằng, tỷ giá giữa bất kỳ giữa hai đồng tiền nào
sẽ được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá cả của hai nước.
Ưu và nhược điểm của tỷ giá thả nổi được so sánh như sau
5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Là tỷ giá do thị trường quyết định nhưng được nhà nước can thiệt khi cần thiết để tránh
những cơn sốc về tỷ giá hoặc khi cần điều hành chính sách tiền tệ.
Tỷ giá được xác định và thay đổi phần lớn phụ thuộc tình hình quan hệ cung cầu trên thị
trường. NHTW tuyên bố một mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào
thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng khi tỷ giá có sự biến động mạnh vượt
mức cho phép. Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá hối đoái, biên
độ dao động cho phép được nhà nước xác định và công bố lại
Ưu và nhược điểm của tỷ giá thả nổi có điều tiết được so sánh như sau
Chú ý: Sự khác nhau giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định biểu hiện ở chỗ,
các chế độ tỷ giá cố định đều có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với vàng như căn cứ vào
đồng giá vàng hay đồng giá đôla Mỹ đổi được lấy vàng làm cơ sở xác định tỷ giá hối đoái.
Còn chế độ tỷ giá thả nổi thì để cho các lực lượng cung cầu ngoại hối trên thị trường xác
định lấy tỷ giá hối đoái một cách tự do hoặc có can thiệp nhất định khi cần thiết của Chính
phủ vào thị trường hối đoái.
6. Các nhân tố chủ yếu tác động tới tỷ giá
6.1. Lạm phát
Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia.
Theo lý thuyết cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái phản ánh so sánh sức mua của đồng nội
tệ so với đồng ngoại tệ hay mức giá trong nước và mức giá của nước ngoài. Vì vậy, khi
chênh lệch lạm phát giữa hai nước thay đổi, tức là mức giá cả ở hai nước này thay đổi, tỷ
giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước đó sẽ biến động theo.
Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, sức mua của đồng
nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên. Ngược lại, nếu mức
lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng
tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá giảm xuống.
Ví dụ: trước lạm phát, mặt hàng A bán tại Mỹ với giá 1 USD, bán tại Việt Nam với giá
21.000 VND. Tỷ giá hối đoái USD/VND lúc này là 1 USD = 21.000 VND. Năm 2012,
mức lạm phát tại Mỹ là 3.1%, tại Việt Nam là 6.81% thì mức giá của mặt hàng A lúc này
đã thay đổi. Ở Mỹ, mặt hàng A sẽ được bán với giá 1 USD + 1USD×3.1% = 1.031 USD.
Tại Việt Nam, giá của mặt hàng A do tác động của lạm phát lúc này sẽ là 21.000 VND +
6.81%×21.000 VND = 22430.1VND. Như vậy, do chênh lệch lạm phát dương giữa Việt
Nam và Mỹ, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền này đã tăng lên mức là: 1USD =
22,430.1/1.031 = 21755.67. Mức tăng: (21755.67 – 21000)/21000 = 0.036 = 3.6%.
6.2. Lãi suất
Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì luồng vốn ngắn hạn có xu hướng chảy vào nhằm
thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối
giảm đi và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.
Để xác định mức lãi suất của một nước là cao hay thấp, thông thường người ta so sánh mức
lãi suất của nước đó với các lãi suất quốc tế như lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân
hàng London LIBID, lãi suất quốc tế trên thị trường liên ngân hàng Singapore SIBID
Cần lưu ý rằng, chênh lệch lãi suất có tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng đó chỉ là
sự tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp bởi lãi suất trong nhiều trường hợp không
phải là nhân tố quyết định tới sự di chuyển của các dòng vốn. Chênh lệch lãi suất phải trong
điều kiện ổn định kinh tế chính trị thì mới thu hút được nhiều vốn ngắn hạn từ bên ngoài
đổ vào.
6.3. Thu nhập
Nền kinh tế của một nước tăng trưởng làm cho thu nhập của người dân tăng. Điều này dẫn
tới một thực tế là nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu tăng do đó làm tăng cung đồng nội tệ để
mua ngoại tệ (cầu ngoại tệ tăng) điề này làm cho tỷ giá tăng.
6.4. Cán cân thanh toán giữa các nước
Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của
cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác
động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán
quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm
cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt
có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng
tăng. Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ quan trọng
đến sự biến động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận. Đây là nhân tố cơ
bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện của mỗi nước và trong từng
giai đoạn phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại, ví dụ như cán cân giao
dịch vốn. Cụ thể ở điều kiện của Việt Nam trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước
ngoài tăng nhanh tạo nên dòng chảy ngoại tệ vào trong nước rất lớn thể hiện trong tài khoản
vốn trong cán cân thanh toán quốc t