Bài giảng Chương 6: Ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi

I.Hành động ý chí a. Hành động ý chí là gì? Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra

pdf9 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6: Ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6 Ý CHÍ LÀ HÌNH THỨC TÂM LÝ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI I.Hành động ý chí a. Hành động ý chí là gì?  Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra. b.Đặc điểm của hành động ý chí  Nguồn kích thích hành động ý chí không trực tiếp quyết định hành động bằng cường độ vật lý mà thông qua cơ chế động cơ hoá hành động, trong đó chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không? - Hành động ý chí có tính mục đích rõ ràng và chứa đựng nội dung đạo đức. - Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành. - Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra b. Cấu trúc của hành động ý chí CẤU TRÚC CỦA HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn đánh giá kết quả Giai đoạn thực hiện Hành động bên ngoài Hành động bên trong Xác định mục đích Quyết định hành động Lập kế hoạch Đối chiếu II. Hành động tự động hoá a. Hành động tự động hoá là gì?  Hành động tự động hoá là hành động có ý thức, nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc do luyện tập mà nó trở thành tự động hoá, không có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện.  Có 2 loại hành động tự động hoá: – Kỹ xảo – Thói quen KỸ XẢO THÓI QUEN Mang tính chất kỹ thuật Mang tính chất nhu cầu, nếp sống Được đánh giá về mặt thao tác Được đánh giá về mặt đạo đức Ít gắn với tình huống Luôn luôn gắn với tình huống cụ thể Ít bền vững nếu không thường xuyên luyện tập, củng cố Bền vững, ăn sâu vào nếp sống Con đường hình thành chủ yếu là luyện tập có mục đích và hệ thống Hình thành qua nhiều con đường như rèn luyện, bắt chước Phân biệt kỹ xảo và thói quen Quy luật hình thành kỹ xảo Mỗi phương pháp luyện tập kỹ xảo chỉ đem lại 1 kết quả cao nhất có thể đối với nó, gọi là “đỉnh” của phương pháp đó tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới, gọi là sự di chuyển Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới diễn ra theo 2 chiều hướng: kỹ xảo cũ ảnh hưởng kĩ xảo; kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kỹ xảo mới, gọi là “giao thoa” kĩ xảo. Một kĩ xảo đã được hình thành nếu không luyện tập, củng cố và sử dụng thường xuyên có thể bị suy yếu và cuối cùng bị mất đi Quy luật về sự tiến bộ không đều của kỹ xảo Trong quá trình luyện tập kỹ xảo có sự tiến bộ không đồng tăng dần đều: hoặc là khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần, hoặc là ngược lại, cũng có những trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sau đó Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập Quy luật tác động qua lại Quy luật dập tắt kỹ xảo Quá trình hình thành kỹ xảo diễn ra theo các quy luật sau đây: Quy luật tiến bộ không đồng đều. Nghĩa là: Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ rất nhanh, sau đó chậm lại.  Có những kỹ xảo khi bắt đầu luyện tập sự tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nhất định nó lại tăng nhanh. Có những trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại, sau đó tăng dần.  Quy luật “ đỉnh” của phương pháp luyện tập: Mỗi phương pháp luyện tập kỹ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất đối với nó, gọi là “ đỉnh “ của phương pháp đó.  Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới: Sự tác động này diễn ra theo hai chiều hướng: - Kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới. Đó là sự di chuyển kỹ xảo (còn gọi là “cộng” kỹ xảo). - Kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại, khó khăn cho sự hình thành kỹ xảo mới. Đó là hiện tượng giao thoa kỹ xảo. Quy luật dập tắt kỹ xảo: Một kỹ xảo đã được hình thành nếu không luyện tập củng cố và sử dụng thường xuyên có thể bị suy yếu và cuối cùng bị mất đi, đó là sự dập tắt kỹ xảo.
Tài liệu liên quan