Bài giảng Chương 7: Lãi suất

Bản chất và vai trò của lãi suất Đo lường lãi suất Một số phân biệt về lãi suất Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Chính sách lãi suất và quản lý lãi suất ở Việt Nam

pdf45 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 7: Lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG 7: LÃI SUẤT Bản chất và vai trò của lãi suất Đo lường lãi suất Một số phân biệt về lãi suất Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất Chính sách lãi suất và quản lý lãi suất ở Việt Nam Bản chất và vai trò của lãi suất (1) Quan điểm về lãi suất  Karl Marx: “Lãi suất là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì việc đã sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định”.  Các nhà kinh tế học về lƣợng cầu tài sản: “Lãi suất là cơ sở để xác định chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền”.  Ngân hàng thế giới: “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn”  Các nhà kinh tế học hiện đại: “Lãi suất là giá cả cho vay, là chi phí về việc sử dụng vốn và những dịch vụ tài chính khác” Bản chất và vai trò của lãi suất (2) Vai trò của lãi suất  Quản lý kinh tế vĩ mô ◦ Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô i  I  GDP, ◦ Là công cụ điều tiết sự dịch chuyển của dòng vốn ◦ Là công cụ điều tiết sự ổn định của tỷ giá, góp phần tác động đến cán cân thanh toán.  Hoạt động kinh tế vi mô ◦ Là cơ sở để cá nhân, doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh tế: tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư ◦ Là điều kiện tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM Đo lường lãi suất (1) Lãi suất đơn  Khái niệm: Là lãi suất được đo lường bằng cách so sánh giữa khoản lãi nhận được cuối kỳ với số vốn gốc cho vay đầu kỳ.  Phương pháp tính lãi: Số lãi các kỳ được giữ nguyên mà ko cộng gộp lãi vào gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo.  Công thức Co: là số vốn gốc Cn: là số tiền nhận được cuối kỳ n là số kỳ cho vay (tháng, năm), n=1,2,3... => i = ( Cn – Co) / Co x n Đo lường lãi suất (2) Lãi suất kép  Khái niệm: Là lãi suất được đo lường bằng cách so sánh giữa khoản lãi nhận được cuối kỳ với số vốn gốc cho vay đầu kỳ.  Phương pháp tính lãi: Lãi của kỳ trước được gộp chung với gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo, (lãi mẹ đẻ lãi con). Đo lường lãi suất (3) Lãi suất kép Số tiền nhận được tại các kỳ là: C1 = Co + Co. i C2 = C1 + C1. i = (Co + Co. i) + (Co + Co. i) i = Co (1+i)2 . => Cn = Co (1+i)n => Lãi suất kép: i = ((1+ i)n -1) /n Đo lường lãi suất (4) Phân biệt lãi đơn và lãi gộp Một người gửi tiết kiệm số tiền $100, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10%/năm. Sau 5 năm người đó mới đến thực hiện việc tất toán sổ tiết kiệm. Hãy tính số tiền nhận được vào cuối mỗi kỳ theo hai trường hợp lãi suất đơn và lãi suất kép. Đo lường lãi suất (5) Lãi suất hoàn vốn  Khái niệm: là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tín dụng đó. PV (1+i)n = CFn PV = CFn/(1+i) n  Trong đó: - PV: giá trị hiện tại của vốn tín dụng - CF: số tiền được thanh toán trong tương lai từ khoản vay - n: số thời gian cho vay Đo lường lãi suất (6) Lãi suất hoàn vốn TH1: Món vay đơn  Khái niệm: Món vay đơn là các món vay cho vay vào đầu kì và đến cuối kì thu lại cả gốc và lãi.  Ví dụ: Một người cho vay $100, cuối kỳ nhận được $110. Tính lãi suất hoàn vốn của khoản vay. Đo lường lãi suất (7) Lãi suất hoàn vốn Trả lời  Giá trị hôm nay của khoản vay: PV = $100  Tiền thanh toán nhận được từ khoản cho vay: CF = $110  Lãi suất hoàn vốn: i  Thay vào công thức: $100 = $110/(1+i)1 => i = 10% Kết luận: Trong trường hợp món vay đơn thì lãi suất hoàn vốn bằng với lãi suất đơn Đo lường lãi suất (8) Lãi suất hoàn vốn TH2. Trái phiếu coupon • Khái niệm: Một trái phiếu coupon sẽ trả cho người sở hữu nó những khoản thanh toán lãi cố định định kỳ cho đến khi đáo hạn. Đây là thời điểm mà giá trị mệnh giá của trái phiếu coupon sẽ được hoàn trả.  C: Các khoản thanh toán lãi coupon hàng năm  F: Mệnh giá của trái phiếu  n: Số năm đáo hạn của trái phiếu Đo lường lãi suất (9) Lãi suất hoàn vốn • Ví dụ: 1 trái phiếu coupon mệnh giá $1,000 có lãi suất coupon là 10%, trả lãi trong vòng 10 năm. Tính lãi suất hoàn vốn của trái phếu coupon đó trong TH trái phiếu đó được bán với giá $1200, $1000, và $800. Đo lường lãi suất (10) Lãi suất hoàn vốn  Giá trị hôm nay của khoản tín dụng chính là giá bán trái phiếu (thị giá của trái phiếu). Ký hiệu P  Giá trị hiện tại của trái phiếu coupon là tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thanh toán lãi coupon nhận được trong tương lai cộng với giá trị hiện tại của khoản trả mệnh giá cuối cùng  𝑃 = $100 (1+𝑖)1 + $100 (1+𝑖)2 + $100 (1+𝑖)3 + ⋯ + $100 1+𝑖 10 + $1000 (1+𝑖)10 Công thức 𝑷 = 𝑪 (𝟏 + 𝒊)𝟏 + 𝑪 (𝟏 + 𝒊)𝟐 + 𝑪 (𝟏 + 𝒊)𝟑 + ⋯ + 𝑪 𝟏 + 𝒊 𝒏 + 𝑭 (𝟏 + 𝒊)𝒏 Đo lường lãi suất (11) Lãi suất hoàn vốn Đo lường lãi suất (12) Lãi suất hoàn vốn Lưu ý: Một trường hợp đặc biệt của trái phiếu coupon là trái phiếu consol (không có thời gian đáo hạn, không hoàn trả mệnh giá,thanh toán lãi coupon C vĩnh viễn) 𝑷 = 𝑪 𝒊 => Lãi suất hoàn vốn hiện hành Đo lường lãi suất (13) Lãi suất hoàn vốn Ví dụ: Tính lãi suất hoàn vốn của một trái phiếu consol được bán với giá $2000, trả lãi coupon hàng năm là $100. Đo lường lãi suất (14) Lãi suất hoàn vốn TH3: Trái phiếu chiết khấu (trái phiếu zero-coupon) - là loại trái phiếu được bán thấp hơn mệnh giá (bán chiếu khấu), - giá trị mệnh giá được trả vào thời điểm cuối kỳ, - trái phiếu chiết khấu không thực hiện các khoản trả lãi định kỳ. Đo lường lãi suất (15) Lãi suất hoàn vốn Ví dụ: Tính lãi suất hoàn vốn của một trái phiếu chiết khấu mệnh giá $1,000 và được bán với giá $900. Đo lường lãi suất (16) Lãi suất hoàn vốn Trả lời  Giá trị hôm nay của trái phiếu: P = $900  Số tiền nhận được từ việc nắm giữ trái phiếu: CF = F = $1,000  Công thức: $900 = $1,000/ (1+ i) => i = 11.1% 𝒊 = 𝑭 − 𝑷 𝑷 Một số phân biệt về lãi suất (1) Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa  Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất nêu lên trong các hợp đồng tín dụng hoặc nêu lên trong thuộc tính của các loại chứng khoán  Lãi suất thực: là lãi suất đã được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về mức giá. Một số phân biệt về lãi suất (2) Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa Phƣơng trình Fisher  Đối với tỷ lệ lạm phát < 10% in = ir + π Trong đó: in là lãi suất danh nghĩa ir là lãi suất thực tế π là tỷ lệ lạm phát  Tỷ lệ lạm phát >10% 𝑖𝑟 = 𝑖𝑛 − 𝜋 𝜋 + 1 Một số phân biệt về lãi suất (3) Lãi suất và tỷ lệ lợi tức  Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập trên tổng số vốn sử dụng.  Công thức 𝐑 = 𝐏𝐭+𝟏 − 𝐏𝐭 + 𝐂 𝐏𝐭 Trong đó Pt+1: Giá bán của tài sản vào thời điểm cuối kì Pt: Giá mua tài sản ở thời điểm đầu kỳ C: Thu nhập bằng tiền mà tài sản đem lại trong thời gian nắm giữ Một số phân biệt về lãi suất (4) Lãi suất và tỷ lệ lợi tức Ví dụ: 1 người mua 100 nghìn đồng trái phiếu, lãi suất 10%/năm. Người đó giữ trái phiếu trong 1 năm và sau đó bán thu được 120 nghìn đồng. Tính tỷ suất lợi tức của khoản đầu tư. Một số phân biệt về lãi suất (5) Lãi suất cơ bản của ngân hàng  Lãi suất tiền gửi: itg = icb + ii  Lãi suất cho vay: icv= itg + X Trong đó, itg và icb lần lượt là lãi suất tiền gửi và tỷ lệ lãi cơ bản ngân hàng trả cho từng loại tiền gửi khác nhau; icv là lãi suất cho vay, và X là chi phí nghiệp vụ ngân hàng  Lãi suất liên ngân hàng: Lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay tiền nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (1) Mô hình cung cầu về vốn vay Xây dựng mô hình  Lãi suất càng cao thì cung vốn càng lớn (quan hệ tỷ lệ thuận)  Lãi suất thấp thì nhu cầu về vốn càng tăng lên (quan hệ tỷ lệ nghịch)  Giao điểm của cung và cầu về vốn sẽ xác định mức lãi suất cân bằng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (2) Mô hình cung cầu về vốn vay Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung vốn cho vay  Thu nhập của cải  Thu nhập kỳ vọng của trái phiếu so với các tài sản khác  Rủi ro của khoản vay  Tính thanh khoản của khoản vay Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (3) Mô hình cung cầu về vốn vay Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (4) Mô hình cung cầu về vốn vay Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu vốn cho vay  Khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư: Khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư càng cao thì các doanh nghiệp càng sẵn lòng vay mượn để tài trợ cho việc đầu tư đó  Lạm phát dự kiến: Lạm phát dự kiến tăng sẽ làm cho lãi suất thực giảm xuống, chi phí của khoản vay trở nên rẻ hơn, do đó tăng nhu cầu vốn vay, đường cầu vốn dịch chuyển sang phải.  Các hoạt động của chính phủ: Khi chính phủ có thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ đi vay nhiều hơn để tài trợ cho sự thâm hụt đó, dẫn đến là cầu về vốn tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (5) Mô hình cung cầu về vốn vay Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (6) Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng Lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng, do:  Để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng, đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng  Công chúng sẽ dành phần tiết kiệm cho việc dự trữ hàng hoá hoặc tài sản phi tài chính (non-financial assets) như vàng, ngoại tệ mạnh, hoặc đầu tư vốn ra nước ngoàị. Tất cả các điều này làm giảm cung Quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (7) Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng Hiệu ứng Fisher: Khi lạm phát kì vọng tăng lên sẽ dẫn đến - Tỷ lệ lợi tức kỳ vọng đối với việc cho vay giảm xuống, làm cho cung vốn vay giảm. - Chi phí thực của việc vay mượn giảm, cầu của vốn tín dụng tăng. D1 S1 1 2 i Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (8) Thay đổi của lãi suất do chu kỳ kinh tế Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh tế: - Các cơ hội đầu tư có cơ hội sinh lời cao => doanh nghiệp sẵn lòng vay nhiều hơn, cầu vốn vay tăng - Của cải tăng lên => cung vốn vay tăng S1 D1 1 2 i Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (9) Thay đổi của lãi suất do chu kỳ kinh tế Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (10) Ảnh hưởng của bội chi NSNN  Bội chi Ngân sách Nhà nước làm tăng cung trái phiếu chính phủ, giảm thị giá trái phiếu, cầu của quỹ cho vay tăng do vậy làm tăng lãi suất  Bội chi Ngân sách Nhà nước sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy mà sẽ gây áp lực tăng lãi suất Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (11) Ảnh hưởng của thuế  Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hoá  Thu nhập khả dụng của cá nhân và tổ chức giảm đi khi hình thức thuế tăng lên.  Để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế. Case study: Lãi suất ở Nhật Bản (1) Đặc điểm lãi suất ở Nhật Bản:  Nhật Bản có mức lãi suất thấp nhất trên thế giới.  Lãi suất tín phiếu kho bạc âm (-0.004%) Case study: Lãi suất ở Nhật Bản (2) Gợi ý: Kinh tế Nhật Bản suy thoái vào những năm 90, đầu những năm 2000 - Giảm phát => lãi suất giảm - Giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế => lãi suất giảm Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (1)  Lãi suất ở Việt nam 1988-1989: Lãi suất kiềm chế  Lãi suất ở Việt nam sau cải cách tài chính: Lãi suất thoả thuận - tự do hoá Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (2) Chính sách lãi suất cố định (trước tháng 6/1992) ◦ NHNN ấn định lãi suất tiền gửi và cho vay ◦ Lãi suất thực âm ◦ Lãi suất cho vay DNNN thấp hơn DNNQD ◦ Lãi suất cho vay ngắn hạn lớn hơn lãi suất cho vay dài hạn Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (3) Chính sách khung lãi suất (tháng 6/1992 - 1995) ◦ Quy định lãi suất tối thiểu tiền gửi và lãi suất tối đa tiền vay ◦ Lãi suất thực dương ◦ Xóa bỏ chênh lệch lãi suất cho vay các thành phần kinh tế Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (4) Chính sách trần lãi suất (1996 – 7/2000) ◦ Quy định lãi suất trần theo thời hạn cho vay ◦ Khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (0,35%/tháng, 4,2%/năm) ◦ Cuối tháng 1/1998 xóa bỏ quy định chênh lệch lãi suất Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (5) Chính sách lãi suất cơ bản kèm biên độ (8/2000 – 5/2002) ◦ Quy định lãi suất cơ bản ◦ Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay dựa trên lãi suất cơ bản và không vượt quá biên độ nhất định => Bản chất vẫn là cơ chế trần lãi suất Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (6) Chính sách lãi suất thỏa thuận (6/2002 – 5/2008) Các tổ chức tín dụng tự thỏa thuận lãi suất  Tăng tính chủ động  Tăng cạnh tranh  Khai thác triệt để các nguồn lực Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (7) Chính sách lãi suất cơ bản (từ 5/2008 – 2/2010) ◦ NHNN công bố lãi suất cơ bản ◦ Lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản Chính sách lãi suất và những cải cách về quản lý lãi suất ở VN (8) Chính sách lãi suất thỏa thuận (Từ tháng 2/2010) - Tháng 2/2010: lãi suất thỏa thuận áp dụng với các khoản tiền vay trung, dài hạn - Tháng 4/2010: lãi suất thỏa thuận áp dụng với các khoản tiền vay ngắn hạn
Tài liệu liên quan