Mục tiêu học tập của chương:
1. Về mặt kiến thức:
Nắm được các nội dung lý thuyết về tiền để thông qua đó hiểu được tiền tệ là gì, tiền đóng
những chức năng nào trong nền kinh tế, có những loại tiền tệ nào được chấp nhận trong
lưu thông. Từ đó hiểu được tại sao chúng ta lại cần tiền và tiền đóng những vai trò gì trong
nền kinh tế. Thêm vào đó chúng ta cũng tiếp cận với các lý thuyết về cung và cầu tiền cũng
như sự cân bằng cung và cầu tiền trong nền kinh tế sẽ quyết định như thế nào tới giá cả của tiền.
2. Về mặt kỹ năng:
Sinh viên sẽ dần được làm quen với việc thu thập dữ liệu thống kê về cung tiền trên thế
giới, phân tích một số số liệu liên quan tới cung tiền, đồng thời phân tích một số tình huống
kinh tế liên quan tới bài học.
49 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 7: Lý thuyết tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7 – LÝ THUYẾT TIỀN TỆ
Mục tiêu học tập của chương:
1. Về mặt kiến thức:
Nắm được các nội dung lý thuyết về tiền để thông qua đó hiểu được tiền tệ là gì, tiền đóng
những chức năng nào trong nền kinh tế, có những loại tiền tệ nào được chấp nhận trong
lưu thông. Từ đó hiểu được tại sao chúng ta lại cần tiền và tiền đóng những vai trò gì trong
nền kinh tế. Thêm vào đó chúng ta cũng tiếp cận với các lý thuyết về cung và cầu tiền cũng
như sự cân bằng cung và cầu tiền trong nền kinh tế sẽ quyết định như thế nào tới giá cả của
tiền.
2. Về mặt kỹ năng:
Sinh viên sẽ dần được làm quen với việc thu thập dữ liệu thống kê về cung tiền trên thế
giới, phân tích một số số liệu liên quan tới cung tiền, đồng thời phân tích một số tình huống
kinh tế liên quan tới bài học.
Nội dung
Mục tiêu học tập của chương: ......................................................................................................... 1
I. Quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ.............................................................................. 4
1. Khái quát sự ra đời và phát triển của tiền tệ ............................................................................ 4
2. Khái niệm tiền tệ ..................................................................................................................... 5
3. Lý do chúng ta cần tiền ........................................................................................................... 6
II. Bản chất, chức năng và tính chất của tiền tệ .............................................................................. 8
1. Bản chất của tiền tệ ................................................................................................................. 8
2. Chức năng của tiền tệ .............................................................................................................. 9
2.1. Phương tiện trao đổi ............................................................................................................. 9
2.2. Thước đo giá trị .................................................................................................................. 10
2.3. Phương tiện cất trữ giá trị. .................................................................................................. 13
2.4. Phương tiện thanh toán ....................................................................................................... 15
3. Tính chất của tiền tệ .................................................................................................................. 15
III. Các hình thức tiền tệ ............................................................................................................... 17
IV. Các chế độ tiền tệ .................................................................................................................... 22
V. Cung – Cầu tiền tệ .................................................................................................................... 24
1. Cầu tiền tệ.............................................................................................................................. 24
1.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 24
1.2. Lý thuyết cầu tiền ........................................................................................................... 24
1.2.1. Lý thuyết cầu tiền của Irving Fisher – Lý thuyết số lượng tiền tệ ........................... 25
1.2.2. Lý thuyết về cầu tiền của trường phái Cambridge ................................................... 26
1.2.3. Lý thuyết cầu tiền tệ của Keynes - Lý thuyết ưa thích tiền mặt .............................. 28
1.2.4. Lý thuyết cầu tiền tệ của Milton Friedman - Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại . 30
1.2.5. Mô hình Wong ......................................................................................................... 33
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu tiền .................................................................................. 34
1.3.1. Căn cứ vào nhu cầu nắm giữ tiền ............................................................................. 35
1.3.2. Phân loại theo các lý thuyết về cầu tiền: .................................................................. 37
2. Cung tiền ............................................................................................................................... 38
2.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 38
2.2. Các phép đo cung tiền .................................................................................................... 38
2.3. Chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế ........................................................................... 41
2.3.1. Ngân hàng trung ương ............................................................................................. 41
2.3.1. Ngân hàng thương mại ............................................................................................. 44
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung tiền .............................................................................. 46
3. Cân bằng cung cầu tiền tệ ..................................................................................................... 47
I. Quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ
1. Khái quát sự ra đời và phát triển của tiền tệ
Khi nền kinh tế sơ khai, sự trao đổi diễn ra dưới hình thức hiện vận (H – H’), và tiền sử
dụng trong trao đổi là hiện vật (tiền hàng hoá) là những loại tiền được làm ra từ các dạng
vật chất mà bản thân nó đã có giá trị sử dụng sẵn, nó không do một tổ chức nào phát hành.
Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển, lúc này các loại tiền bằng hàng
hóa đơn thuần đã bộc lộ nhiều nhược điểm như cồng kềnh, có độ bền không cao, không
được chấp nhận rộng rãi. Lúc này loài người đã tìm kiếm và khai thác được kim loại và
được chọn làm vật ngang giá với ưu điểm như: Có độ bền, gọn, giá trị phổ biến. Để thuận
tiện cho lưu thông tiền kim loại, ngân hàng đã quy định thống nhất việc đúc tiền như về
kích thước, hình dáng, trọng lượng cho mỗi đơn vị tiền tệ, đặt tên cho đồng tiền, quy ước
các bộ phận chia nhỏ của đồng tiền. Tiền kim loại do nhà nước và cá nhân đúc nhưng đều
phải được nhà nước quản lý, điều này đánh dấu sự ra đời của nghiệp vụ phát hành tiền.
Chính nhờ đồng tiền này mà nền kinh tế đi vào ổn định hơn, cũng dựa trên cơ sở đó, nhà
nước lúc bấy giờ không chỉ phát hành bằng tiền kim loại mà còn phát hành ra tiền giấy.
Như vậy, trong giai đoạn này đã xuất hiện tiền kim loại và tiền giấy, tuy nhiên chưa xuất
hiện ngân hàng.
Ngân hàng xuất hiện là một hiện tượng khách quan do yêu cầu của nền kinh tế. Ngân hàng
thương mại (NHTM) là ngân hàng xuất hiện đầu tiên, trong giai đoạn đầu này hoạt động
của ngân hàng còn rất sơ khai, ngân hàng phát hành ra các chứng thư hay các kỳ phiếu
đúng bằng giá trị của vàng mà khách hàng gửi vào ngân hàng, do đó khả năng chuyển đổi
các giấy tờ đó ra vàng luôn đảm bảo được thuận tiện. Tuy nhiên, với tốc độ buôn bán lưu
thông ngày càng tăng, nhu cầu về tiền ngày càng nhiều thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt
NHTM. Điều này dẫn tới trong lưu thông có rất nhiều kỳ phiếu ngân hàng khác nhau, nhiều
ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận đã phát hành kỳ phiếu ra lưu thông không có vàng để đảm
bảo khả năng thanh toán làm cho người dân nghi ngờ và mất uy tín của khách hàng đối với
ngân hàng nhỏ và họ đổ xô nhau đến các ngân hàng lớn, do đó ngân hàng lớn có điều kiện
mở rộng quy mô và thâu tóm các ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó,với nhiều loại giấy được
đưa vào lưu thông làm cho tiền tệ mất ổn định, do đó buộc nhà nước phải can thiệp để
thống nhất việc phát hành tiền và đảm bao an toàn cho lưu thông giấy bạc ngân hàng bằng
cách chỉ cho một số ngân hàng thực hiện phát hành giấy bạc ngân hàng gọi là ngân hàng
phát hành. Ngân hàng phát hành là những ngân hàng có vốn lớn, số lượng chi nhánh nhiều,
có uy tín trên thị trường.
Cuối thế kỷ XIX, một số nước đã hình thành ngân hàng phát hành, các ngân hàng phát
hành này đã thực hiện một số chức năng của NHTW. Và đến đầu thế kỷ XX thì các chức
năng phát hành tiền đã hoàn toàn tách khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM, đánh
dấu sự ra đời của NHTW, và NHTW trở thành cơ quan độc quyền phát hành tiền trong một
quốc gia. Quá trình phát triển công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại đã cho phép thay
thế một phần giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại do NHTW phát hành bằng tiền điện tử, điều
này mang lại một lợi ích to lớn cho bất kỳ một quốc gia nào vì nó giúp cho việc tăng tốc
độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế.
2. Khái niệm tiền tệ
Những nhà kinh tế học định nghĩa tiền theo nghĩa rộng như là bất cứ thứ gì có thể được
chấp nhận rộng rãi như là một trung gian thanh toán hàng hóa và dịch vụ hay là thanh
toán nợ nần. Hiểu theo nghĩa rộng này, tiền tệ đã vượt ra khỏi ý nghĩa của đồng tiền pháp
định (sẽ được thảo luận kỹ tại các mục sau) hay những phương tiện trung gian trao đổi do
nhà nước quy định. Nó có thể là tiền giấy, vàng, bạc, hay là tờ sec. Một tờ sec có thể được
dùng để trao đổi hàng hóa nhưng lại không thể dùng để trả nợ (người cho vay không chấp
nhận) thì vẫn được gọi là tiền tệ theo cách hiểu này.
Hiểu theo nghĩa chặt chẽ hơn, tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy quy định mọi
người bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để làm phương tiện trung gian thanh
toán và thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Như vậy hiểu
theo nghĩa này tiền tệ mang ý nghĩa bắt buộc về mặt luật pháp của một quốc gia hoặc một
khu vực. Những người dân trong quốc gia hoặc khu vực đó bắt buộc phải sử dụng một hoặc
nhiều hơn một đơn vị tiền tệ (USD, VND, EUR ) theo quy định của pháp luật nước đó
để dùng chúng trong cả trung gian thanh toán cho hàng hóa và thanh toán nợ nần.
Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (USD, franc...) hay chỉ có một
tên gọi riêng (VND của Việt Nam) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường
phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (dollar Singapore, dollar Úc ). Một quốc
gia có thể chỉ sử dụng đồng tiền pháp định của quốc gia khác mà không có đồng tiền riêng
(Zimbabwe) hoặc sử dụng đồng tiền chung trong khối (đồng EUR) hoặc sử dụng song song
nhiều hơn một đơn vị tiền tệ.
Tại Việt Nam, điều 12, Nghị định 64/2001/NĐ – CP, đã quy định các phương tiện thanh
toán bao gồm: tiền mặt, sec, lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, và
các phương tiện thanh toán khác theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế xã hội có thể ngầm chấp nhận thêm những phương tiện thanh toán khác không
được pháp luật cho phép tùy theo nhu cầu của mình. Tại Việt Nam, những giao dịch thanh
toán bằng vàng hay USD vẫn được thực hiện ngầm một cách phổ biến giữa những người
dân mặc dù nó đã bị chính phủ cấm. Một ví dụ tiếp theo, tại điều 3, Nghị định 222/2013/NĐ
– CP, đã quy định tiền mặt bao gồm cả tiền giấy và tiền xu nhưng tiền xu dần dần đã biến
mất khỏi thị trường từ những năm 2011 và tới năm 2013 hầu như người dân đã không sử
dụng nó như một phương tiện trao đổi hay thanh toán.
3. Lý do chúng ta cần tiền
Để sáng tỏ vấn đề này chúng ta cần quay về nền kinh tế trong thời kỳ sử dụng hàng hóa
làm phương tiện thanh toán. Trong nền kinh tế này mọi cá nhân có thể sử dụng hàng hóa
và dịch vụ để trao đổi trực tiếp với nhau. Ví dụ một người nuôi lợn sẽ dùng lớn để trao đổi
với dê của người hàng xóm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Về mặt nguyên lý thì người
dân trong nền kinh tế sử dụng hàng hóa làm vật trung gian trao đổi có thể đáp ứng tất cả
các nhu cầu mà không cần tiền làm vật trung gian trao đổi. Nhưng trên thực tế thì nền kinh
tế này hoạt động không hiệu quả. vì năm lý do sau:
Thứ nhất, những người mua hoặc người bán phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để tìm kiếm
đối tác phù hợp. Người nuôi lợn trong ví dụ trên có thể không muốn đổi lấy dê của người
hàng xóm. Và như vậy ông ta sẽ phải tốn thời gian để tìm ra một hàng hóa trao đổi thích
hợp. Nhưng lại phát sinh ra một vấn đề mới là người sở hữu hàng hóa mà ông ta muốn trao
đổi cũng phải thích lợn. Như vậy muốn trao đổi được thì phải xuất hiện một sự trùng lặp
ngẫu nhiên về nhu cầu (Double-coincidence of wants). Sự trùng lặp này phải diễn ra cùng
thời gian và cùng không gian. Chính vì điều này đã làm cho chi phí giao dịch hay chi phí
thời gian dành cho việc trao đổi tăng lên cao.
Thứ hai, do khó khăn gặp ở trên, người nuôi lợn muốn tăng cơ hội giao dịch ông ta sẽ phải
sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hơn. Hoặc ông ta sẽ làm điều này để thỏa mãn nhu cầu bởi
vì ông ta biết rằng thật khó để tìm ra những người sẵn sàng trao đổi hàng hóa. Khi đó ông
ta đã phân tán nguồn lực thay vì chuyên biệt hóa vào việc nuôi lợn. Và điều này sẽ khiến
cho năng suất lao động của ông ta giảm do không thể chuyên môn hóa và việc nuôi lợn,
công việc mà ông có khả năng tốt nhất.
Thứ ba, ở nền kinh tế sử dụng hàng hóa để trao đổi, mỗi loại hàng hóa có rất nhiều loại giá
cả. Người nuôi lợn có thể đổi đổi hai con lợn lấy một con dê, 10 giạ gạo để đổi lấy một cái
cày, hay một cái bàn đổi lấy mười chai rượu nếp. Một câu hỏi đặt ra là giá cả của một con
lợn, một con dê, một cái bàn, hay một chai rượu là bao nhiêu? Theo thống kê, một nền kinh
tế sử dụng hàng hóa làm vật trao đổi thì nếu nền kinh tế đó có 100 loại hàng hóa thì sẽ có
4,950 loại giá cả, nếu có 10,000 hàng hóa thì sẽ có 49,995,000 loại giá cả1. Hãy tưởng
tượng bạn vào một cái chợ có 1,000 loại hàng hóa khác nhau, bạn có đủ thời gian để so
sánh giá cả của những sản phẩm này không? Cũng có thể nhưng thời gian và công sức bỏ
ra là rất lớn. Chính vì vậy chi phí giao dịch sẽ tăng lên đáng kể.
Thứ tư, trong nền kinh tế này thiếu sự tiêu chuẩn hóa. Tất cả những con lợn và con dê
không giống nhau do đó giá của dê được tính theo lợn sẽ phải chỉ rõ kích cỡ và những đặc
điểm khác của chúng. Ngoài ra những hàng hóa này sẽ thay đổi tính chất vật lý theo thời
gian hoặc do các tác nhân khác. Những điều này sẽ là rào cản cho việc trao đổi.
Thứ năm, việc tích lũy tài sản sẽ trở nên khó khăn. Chỉ có một cách duy nhất để tích lũy
tài sản là chất đống những tài sản khác nhau này lại.
1 Công thức tính số loại giá cả = N(N – 1)/2. Trong đó N là số loại hàng hóa.
Sự thiếu hiệu quả trong nền kinh tế sử dụng hàng hóa làm vật trao đổi sẽ ép mọi người trở
về hình thức tự cung tự cấp. Hoặc nó không làm cho người ta có động lực tạo ra những sản
phẩm tốt hơn. Nếu một cái bàn có thể đổi được 10 chai rượu thì cái bàn đó phải thật tốt hay
tốt vừa hay không cần tốt. Khi đó nền kinh tế dạng này gặp vấn đề về tăng trưởng. Để cải
thiện điều này, người ta đã phải có động cơ tìm ra một loại sản phẩm đặc thù mà được chấp
nhận rộng rãi làm vật trung gian trao đổi chung. Giả sử trong ví dụ trên da dê được chấp
nhận là vật trung gian trao đổi rộng rãi khi đó người nuôi lợn dù có không thích da dê thì
vẫn chấp nhận đổi lợn lấy da dê vì ông ta biết rằng ông ta có thể sử dụng tấm da dê để đổi
lấy bất cứ thứ hàng nào mà ông ta muốn có. Và khi đó ông ta cũng sẽ có động cơ cải thiện
năng suất để có thể đổi lấy được nhiều tấm da dê hơn. Nhiều tấm da dê hơn có nghĩa là ông
ta sẽ giàu hơn. Lúc này một loại hàng hóa nào đó được dùng làm trung gian trao đổi mà có
giá trị độc lập với giá trị sử dụng được gọi là hóa tệ (hàng hóa được dùng làm tiền tệ -
commondity currency/money)
Một khi tiền được phát minh, chi phí giao dịch giảm xuống đáng kể cũng như cải thiện
những vấn đề mà nền kinh tế hàng đổi hàng gặp phải. Nó cho phép mọi người có thể chuyên
môn hóa, tạo ra năng suất cao hơn, và thu nhập cao hơn. Và đó cũng chính là lý do chúng
ta cần tiền.
II. Bản chất, chức năng và tính chất của tiền tệ
1. Bản chất của tiền tệ
Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương
tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiền tệ được thể
hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:
Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu
cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ
tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui
định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò
vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư
cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến
mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.
Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi
được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Có những loại tiền chỉ mang dấu
hiệu của giá trị (tiền giấy bất khả hoán) và có những loại tiền mang đầy đủ giá trị
thật của nó (vàng, bạc ...)
2. Chức năng của tiền tệ
Phần trên chúng ta đã khảo sát sơ lược lý do tại sao chúng ta cần tiền. Bằng việc tìm hiểu
cặn kẽ về các chức năng của tiền tệ chúng ta cũng sẽ nắm bắt rõ ràng hơn vấn đề tại sao
chúng ta lại cần tiền đến như thế.
Tiền tệ thực hiện bốn chức năng chính trong nền kinh tế:
Phương tiện trao đổi;
Thước đo giá trị;
Phương tiện tích lũy;
Phương tiện thanh toán
2.1. Phương tiện trao đổi
Trong nền kinh tế hàng đổi hàng, việc sử dụng các hàng hóa trao đổi trực tiệp với nhau (H
– H) đã dần được thay thế bằng việc trao đổi hàng với tiền. Người nuôi lợn thay vì phải đi
tìm ra cho được con dê để trao đổi thì nay ông ta chỉ cần dùng nó để đổi lấy tiền (trong ví
dụ trên là tấm da dê) sau đó cất trữ và dùng tiền đó để đổi ra bất cứ thứ gì mình thích ở một
thời điểm thích hợp. Lúc này mô hình trao đổi sẽ là H – T – H’. Đôi khi việc trao đổi chỉ
diễn ra theo hình thức H – T với mục đích tích lũy của cải.
Việc không phải trao đổi trực tiếp hàng với hàng sẽ giúp cho người lao động tạo lập tính
chuyên môn hóa cao mà không lo lắng việc hàng hóa hoặc dịch vụ của mình làm ra sẽ
không tìm được sự trao đổi thích ứng. Ngoài ra, nó giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh
tế thông qua việc khắc phục những hạn chế khác của trao đổi hàng hoá trực tiếp, đó là
những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu phù
hợp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian
(việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm). Bằng việc đưa tiền vào lưu thông,
con người đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi
hàng hoá (chúng ta chỉ cần bán hàng hoá của mình lấy tiền rồi sau đó có thể mua những
hàng hoá mà mình muốn bất cứ lúc nào và ở đâu mà mình muốn). Nhờ đó, việc lưu thông
hàng hoá có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo
động lực cho kinh tế phát triển. Với chức năng này, tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi
trơn giúp cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hoá hoạt động trơn tru, dễ dàng.
Chúng ta cần lưu ý là khi thực hiện chức năng là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được
xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của trao đổi. Vì vậy tiền tệ thực hiện chức
năng phương tiện trao đổi không nhất thiết phải là tiền tệ có đầy đủ giá trị (ví dụ dưới
dạng tiền vàng). Đối với những hàng hóa đặc biệt được sử dụng như là tiền tệ (hóa tệ) thì
nó mang đầy đủ giá trị (giá trị sức lao động kết tinh trong hàng hóa đó) đối với những loại
tiền tệ như tiền giấy thì không cần mang đầy đủ giá trị.
Tuy nhiên tiền tệ sẽ không thể làm trọng vẹn nhiệm vụ là phương tiện trao đổi nếu như nó
thiếu chức năng là thước đo giá trị.
2.2. Thước đo giá trị
Việc sử dụng tiền tệ như là một trung gian trao đổi đã đem lại thêm một lợi ích khác: Thay
vì ph