Tóm tắt nội dung học tập của chương
Chương 8 bao gồm hai nội dung chính là lãi suất và tín dụng. Phần đầu của chương chúng
ta bắt đầu tìm hiểu về lãi suất, một biến số có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế bởi ảnh
hưởng sâu rộng của nó tới rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Các nội dung liên quan tới lãi
suất được được đề cập bao gồm việc phân loại các loại hình lãi suất để giúp các bạn có
được cái nhìn tổng quan về các loại lãi suất hiện hữu được sử dụng trong các giao dịch kinh
tế hoặc được sử dụng như là công cụ điều tiết chính sách tiền tệ của nhà nước hay được
dùng để đo lường hiệu quả của khoản đầu tư. Để hiểu về cách tính lãi suất, chúng ta sẽ tiếp
cận với cách tính giá trị tương lai và hiện tại của các khoản đầu tư vào tài sản nợ. Sau đó
các loại lãi suất được tính toán chính như lãi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành hay tỷ suất
lợi nhuận sẽ được trình bày trong mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần cuối cùng của nội
dung về lãi suất sẽ đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của lãi suất như khung
mẫu tiền vay, khung mẫu ưa thích tính thanh khoản, cấu trúc rủi ro của lãi suất, cấu trúc kỳ
hạn của lãi suất, và cuối cùng là lý thuyết kỳ vọng.
58 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương 8: Lãi suất và tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8. LÃI SUẤT VÀ TÍN DỤNG
Tóm tắt nội dung học tập của chương
Chương 8 bao gồm hai nội dung chính là lãi suất và tín dụng. Phần đầu của chương chúng
ta bắt đầu tìm hiểu về lãi suất, một biến số có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế bởi ảnh
hưởng sâu rộng của nó tới rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Các nội dung liên quan tới lãi
suất được được đề cập bao gồm việc phân loại các loại hình lãi suất để giúp các bạn có
được cái nhìn tổng quan về các loại lãi suất hiện hữu được sử dụng trong các giao dịch kinh
tế hoặc được sử dụng như là công cụ điều tiết chính sách tiền tệ của nhà nước hay được
dùng để đo lường hiệu quả của khoản đầu tư. Để hiểu về cách tính lãi suất, chúng ta sẽ tiếp
cận với cách tính giá trị tương lai và hiện tại của các khoản đầu tư vào tài sản nợ. Sau đó
các loại lãi suất được tính toán chính như lãi suất đáo hạn, lợi suất hiện hành hay tỷ suất
lợi nhuận sẽ được trình bày trong mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần cuối cùng của nội
dung về lãi suất sẽ đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của lãi suất như khung
mẫu tiền vay, khung mẫu ưa thích tính thanh khoản, cấu trúc rủi ro của lãi suất, cấu trúc kỳ
hạn của lãi suất, và cuối cùng là lý thuyết kỳ vọng.
Phần thứ hai của chương sẽ đề cập tới những vấn đề khái quát liên quan tới tín dụng như
cơ sở hình thành tín dụng và tầm quan trọng của tín dụng trong đời sống kinh tế xã hội.
Chúng ta cũng tìm hiểu các loại hình tín dụng đang được sử dụng trong các giao dịch kinh
tế ở khu vực tư nhân hay ở khu vực nhà nước như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại
hay tín dụng nhà nước để thấy được những ứng dụng của từng loại hình tín dụng này.
Mục tiêu học tập của chương
Về mặt kiến thức:
Người học nắm được bản chất của lãi suất, các loại hình lãi suất, bản chất và phương pháp
tính về giá trị tương lai cũng như giá trị hiện tại của một số khoản đầu tư đặc thù vào tài
sản nợ. Sau đó, việc nắm được phương pháp tính và mối liên hệ qua lại giữa lãi suất đáo
hạn, lợi suất hiện hành, và tỷ suất lợi nhuận thông qua sự biến động của giá của công cụ
nợ là rất quan trọng. Cuối cùng người học nắm vững các yếu tố liên quan tới sự biến động
của lãi suất.
Đối với nội dung về tín dụng, người học cần nắm vững được bản chất của tín dụng và ba
loại hình tín dụng chính trong nền kinh tế như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và
tín dụng nhà nước để có cái nhìn về ứng dụng của từng loại hình tín dụng này trong nền
kinh tế.
Mục tiêu kỹ năng
Người học sẽ nắm được các kỹ năng tính toán về giá trị hiện tại, giá trị tương lai, lãi suất
đáo hạn và lãi suất hiện hành của một số khoản đầu tư vào tài sản nợ.
I. Lãi suất
1. Lãi suất và phân loại lãi suất
1.1. Lãi suất
Cái gì cũng có giá của nó, và cái giá mà chúng ta muốn sử dụng tài sản nhàn rỗi của
người khác trong một khoảng thời gian nhất định để thực hiện những mục đích của mình
được gọi là tiền lãi hoặc một loại tài sản khác chúng ta phải trả có thể quy đổi tương đương
ra tiền. Nói một cách khác đi lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời
gian.
Thông thường tiền lãi được hiểu là mức giá sử dụng vốn hay chi phí sử dụng vốn
mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong một thời kỳ nhất định. Khác với tiền lãi,
vốn là con số tuyệt đối, lãi suất thể hiện một tỷ lệ tương đối giữa số lãi phải trả và số nợ
gốc trong một thời kỳ tính lãi.
Chúng ta muốn sở hữu một tỷ đồng ngay trong ngày hôm nay hay năm năm nữa?
Rõ ràng việc sở hữu số tiền đó ngay tại ngày hôm nay sẽ được ưa thích hơn. Như vậy có
thể nhận ra ngay rằng tiền tệ có giá trị theo thời gian, một đồng ngày hôm nay có giá trị
hơn một đồng trong tương lai. Vì sao vậy? vì thời gian cho phép chúng ta có cơ hội để trì
hoãn sự chi tiêu từ số tiền có được và dùng số tiền đó để đầu tư và thu về một khoản lợi
nhuận được gọi là tiền lãi trong tương lai. Và đây chính là cơ chế để cho lãi suất tồn tại.
Người cho vay kỳ vọng người đi vay sẽ trả một khoản tiền lãi mà họ kỳ vọng rằng sẽ bù
đắp được hoặc hơn phần lợi nhuận mà họ có thể đầu tư ở lĩnh vực khác với mức độ chấp
nhận rủi ro nhất định.
1.2. Phân loại lãi suất
Lãi suất có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ theo (i) Hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, (ii) Mục đích quản lý thị trường tiền tệ, (iii) Giá trị thực của
tiền lãi thu được, (iv) Giá trị thị trường của lãi suất, (v) Thời điểm chiết khấu, và (vi) Căn
cứ vào cách thức tính toán lãi suất.
1.2.1. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng
trong đó nổi bật nhất là hai hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng ra nền
kinh tế. Tương ứng với hai hoạt động này mà ngân hàng có hai loại hình lãi suất là
lãi suất huy động vốn và lãi suất tín dụng.
1.2.1.1. Lãi suất huy động vốn
Để có nguồn tiền cho vay, ngân hàng huy động tiền nhàn rỗi dưới nhiều hình thức
khác nhau và mỗi hình thức huy động sẽ được ngân hàng trả mức lãi suất khác nhau và
được gọi chung là lãi suất huy động vốn. Có hai loại lãi suất phổ biến căn cứ vào hình thức
này đó là lãi suất có kỳ hạn và lãi suất không kỳ hạn.
Lãi suất có kỳ hạn là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khách hàng gửi tiết kiệm
căn cứ vào từng mức thời gian có định mà khách hàng ngân hàng vay. Tại Việt Nam, kỳ
hạn này có thể được ngân hàng quy định là từ dưới 1 tháng tới trên 36 tháng. Thông thường
thời hạn gửi càng cao thì mức lãi suất càng cao.
Lãi suất không có kỳ hạn là lãi suất mà ngân hàng trả cho khách hàng gửi tiết kiệm
mà không ràng buộc vào thời gian cho vay. Khách hàng có thể rút tiền gửi khỏi ngân hàng
bất cứ khi nào mình muốn. Vì tính bất định và khó dự đoán của việc rút tiền dẫn đến việc
quản lý và sử dụng nguồn vốn này khó khăn hơn mà lãi suất của khoản vay trên nhỏ hơn
lãi suất có kỳ hạn. Tại Việt Nam, khoản lãi suất này thường nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất có
kỳ hạn dưới một tháng.
Dưới đây là bảng trần lãi suất huy động vốn1 của Vietinbank vào ngày 31/10/2013
đối với các khoản cho vay kỳ hạn và không kỳ hạn được phân chia theo từng loại tiền gửi
và đối tượng gửi.
Bảng 8.1. Trần lãi suất huy động vốn đối với các kỳ hạn của Vietinbank
1 Mức lãi suất tối đa mà ngân hàng được phép trả cho khách hàng gửi tiết kiệm theo quy định từ ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Mức lãi suất chính thức mà một khách hàng nhận được có thể bằng hoặc nhỏ hơn mức trần lãi
suất.
Ghi chú: (*): Khách hàng liên hệ với chi nhánh để có mức lãi suất cụ thể
(Nguồn:
1.2.1.2. Lãi suất tín dụng
Ngân hàng thương mại cung cấp các khoản tín dụng (các khoản cho vay) cho các
đối tượng trong nền kinh tế để họ sử dụng theo các nhu cầu của mình và áp dụng các mức
lãi suất khác nhau tùy vào đặc điểm của khoản cho vay và được gọi chung là lãi suất tín
dụng. Tùy theo hình thức vay vốn, thời hạn vay vốn, và mục đích vay vốn mà ngân hàng
thương mại áp dụng các mức lãi suất khác nhau.
(i). Mức lãi suất áp dụng theo thời gian vay: Dựa theo thời hạn cho vay, có hai
hình thức cho vay là vay ngắn hạn và vay trung dài hạn. Những khoản vay trung dài hạn
thông thường sẽ có mức lãi suất thấp hơn các khoản cho vay ngắn hạn.
(ii). Mức lãi suất áp dụng theo hình thức vay: Dựa theo hình thức đảm bảo của các
khoản vay có 2 hình thức cho vay là cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo.
Những khoản cho vay có đảm bảo sẽ có mức lãi suất thấp hơn các khoản cho vay không
có đảm bảo (những khoản vay sử dụng uy tín của cá nhân hoặc tổ chức để đi vay mà không
cần bất cứ một tài sản thế chấp nào)
Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức
Không kỳ hạn 1,20 (*) 0,10 0,10 0,10 0,10
Dưới 1 tháng 1,20 1,20 1,25 0,25
1 tháng 6,50 6,00 1,25 0,25 1,00 1,00
Trên 1 tháng đến 2 tháng 6,50 6,00 1,25 0,25 1,00 1,00
Trên 2 tháng đến dưới 3 tháng 6,50 6,50 1,25 0,25 1,00 1,00
Từ 3 tháng đến 6 tháng 7,00 6,50 1,25 0,25 1,00 1,00
Trên 6 tháng đến dưới 9 tháng 7,00 7,00 1,25 0,25 1,00 1,00
Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng 7,00 7,00 1,25 0,25 1,50 1,50
Từ 12 tháng đến 13 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50
Trên 13 tháng đến 18 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50
Trên 18 tháng đến 24 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50
Trên 24 tháng đến 36 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50
Trên 36 tháng (*) (*) 1,25 0,25 1,50 1,50
Kỳ hạn
Trần lãi suất huy động (%/năm)
VND USD EUR
(iii). Mức lãi suất áp dụng cho mục đích vay vốn: Dựa theo mục đích sử dụng tiền
vay có 2 hình thức cho vay là cho vay tiêu dùng và cho vay để kinh doanh. Những khoản
cho vay dành cho kinh doanh thông thường sẽ có mức lãi suất thấp hơn dành cho vay tiêu
dùng.
Trên đây chỉ là những phân loại cơ bản về mức lãi suất áp dụng cho hoạt động tín
dụng. Trên thực thực tế, các ngân hàng sẽ căn cứ vào nhiều tiêu chí tổng hợp để tính toán
mức lãi suất áp dụng cho từng đối tượng vay, hình thức vay và mục đích vay khác nhau.
1.2.2. Căn cứ vào mục đích quản lý thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương sử dụng lãi suất như là một công cụ để điều tiết thị trường,
tùy vào từng mục đích khác nhau mà xuất hiện các loại hình lãi suất tương ứng. Thông
thường có bốn loại hình lãi suất là lãi suất cơ bản, trần lãi suất, lãi suất tái cấp vốn và lãi
suất tái chiết khấu.
Lãi suất cơ bản là loại lãi suất mà các ngân hàng thương mại dựa vào đó để xây
dựng mức lãi suất kinh doanh. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố và chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam. Đây cũng là một công cụ để
thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cơ bản được xác định dựa
trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân
hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động
cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao
gấp rưỡi lãi suất cơ bản. Bảng 8.2 mô tả danh mục lãi suất trong thời kỳ 2010 thông qua
các văn bản do ngân hàng Nhà nước ban hành.
Bảng 8.2. Danh mục lãi suất cơ bản thời kỳ 2010
(Nguồn:
Trần lãi suất là loại lãi suất tối đa mà ngân hàng trung ương quy định các tổ chức
tín dụng được phép sử dụng trong quá trình huy động vốn hoặc cho vay. Loại lãi suất này
tồn tại ở một số quốc gia có thị trường tiền tệ còn non trẻ như Việt Nam. Ở một khía cạnh
khác mang tính chất điều chỉnh hành vi kinh tế, các quốc gia thông thường sẽ quy định về
trần lãi suất để phòng chống các hành vi cho vay nặng lãi. Ví dụ ở Ý quy định về lãi suất
thỏa thuận không được vượt quá 50% lãi suất trung bình, như vậy trần lãi suất ở mức 150%
lãi suất trung bình.
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất của khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng trung ương để
cứu cánh cho tình trạng mất thanh khoản tạm thời ở ngân hàng thương mại hoặc để thực
hiện những lý do điều hành đặc biệt khác trong hoạt động ngân hàng và điều tiết nền kinh
tế vĩ mô. Khoản vay ngắn hạn này thường được đảm bảo bằng các tài sản của các khoản
vay hiện hữu tại ngân hàng thương mại.
Lãi suất tái chiết khấu là loại lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng cho ngân hàng
thương mại khi cho các ngân hàng này vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá
đang được nắm giữ bởi các ngân hàng này. Điều đó có nghĩa là ngân hàng trung ương sẽ
mua lại những giấy tờ có giá (hối phiếu, trái phiếu ) còn thời hạn thanh toán của ngân
hàng thương mại với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Tỷ lệ chiết khấu này được gọi là lãi
Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
9% 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 1/12/2010
9% 2619/QĐNHNN 05/11/2010 5/11/2010
8% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 1/11/2010
8% 2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 1/10/2010
8% 2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 1/9/2010
8% 1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 1/8/2010
8% 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 1/7/2010
8% 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 1/6/2010
8% 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 1/5/2010
8% 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 1/4/2010
8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 1/3/2010
8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 1/2/2010
suất chiết khấu và được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá, nó được khấu trừ ngay khi
ngân hàng trung ương mua. Ví dụ 1:
Ngân hàng OZ đang thiếu thanh khoản trầm trọng, ngoài việc tăng cường huy động
tiên gửi, ngân hàng còn thực hiện việc bán khối lượng trái phiếu chính phủ có giá
trị tính theo mệnh giá là 50 tỷ VNĐ mà họ đang nắm giữ trong tay cho ngân hàng
trung ương. Mệnh giá một trái phiếu là 1 triệu VNĐ, thời hạn mà chính phủ thanh
toán cho khối lượng trái phiếu này còn 9 tháng nữa, mức lãi suất chiết khấu do ngân
hàng Nhà nước quy định cho thời kỳ này là 5%/năm. Ngân hàng Nhà nước căn cứ
vào thời hạn thanh toán còn lại và mức lãi suất chiết khấu theo quy định đã tính
mức lãi suất chiết khấu như sau:
5% x (9/12) = 3.75%
Như vậy, số tiền mà ngân hàng OZ nhận được từ ngân hàng Nhà nước sau khi chiết
khấu:
50 tỷ x (1 – 3.75%) = 50 tỷ x 96.25% = 48,125 tỷ
Từ ví dụ trên chúng ta nhận thấy nếu lãi suất tái chiết khấu càng lớn thì số tiền mà
ngân hàng thương mại nhận được sau khi chiết khấu giấy tờ có giá sẽ càng nhỏ.
Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn được gọi chung là lãi suất điều hành
của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lãi suất tái cấp vốn thông thường lớn hơn lãi suất tái
chiết khấu do yếu tố rủi ro của hoạt động tái cấp vốn lớn hơn. Việc sở hữu giấy tờ có giá ở
các khoản cho vay tái chiết khấu mang đến cho ngân hàng trung ương sự an toàn hơn so
với việc nắm giữ tài sản đảm bảo của các ngân hàng thương mại và các tiềm ẩn rủi ro vỡ
nợ từ khoản cho vay tái cấp vốn.
Bảng 8.3. Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu qua một số thời kỳ
(Nguồn:
1.2.3. Căn cứ vào khoản giá trị thực của tiền lãi thu được.
Số tiền lãi mà chúng ta nhận được từ khoản tiết kiệm gửi ngân hàng hay số tiền lãi
mà ngân hàng nhận được khi cho vay đều được tính trên danh nghĩa, nó chưa được điều
chỉnh bởi lạm phát. Chúng ta đã biết lạm phát là một loại thuế, nó bào mòn giá trị của đồng
tiền và làm cho giá trị thực của đồng tiền bị giảm xuống. Tính toán lãi suất thực tế từ lãi
suất danh nghĩa và lạm phát sẽ giúp chúng ta hiểu đúng về giá trị thực của khoản lãi suất
cho vay.
Lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất phải thanh toán trên hợp đồng vay vốn và chưa
được điều chỉnh bởi lạm phát. Đây là loại lãi suất được dùng rộng rãi trong kinh doanh và
được công bố bởi các tổ chức tín dụng thông qua các loại lãi suất kinh doanh như: lãi suất
huy động vốn, lãi suất tín dụng
Lãi suất thực là loại được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát
kỳ vọng. Đây là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi lạm phát. Lãi suất
thực được tính the công thức Fisher như sau:
1+i = (1+r) (1+E(I))
Trong đó: i = lãi suất danh nghĩa; r = lãi suất thực; E(I) = tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.
Công thức này được tính gần đúng như sau:
Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu Văn bản quyết định Ngày áp dụng
7% 5% 1073/QĐ-NHNN 13-05-2013
8% 6% 643/QĐ-NHNN 26-03-2013
9% 7% 2646/QĐ-NHNN 24-12-2012
10% 8% 1289/QĐ-NHNN 01-07-2012
11% 9% 1196/QĐ-NHNN 11-06-2012
12% 10% 1081/QĐ-NHNN 28-05-2012
13% 11% 693/QĐ-NHNN 11-04-2012
14% 12% 407/QĐ-NHNN 13-03-2012
r = i – E(I)
Ở đây chúng ta cần hiểu lãi suất thực là một loại lãi suất mang tính kỳ vọng và nó
là một là một chỉ số tốt hơn so với lãi suất danh nghĩa để quyết định cho vay hoặc đi vay.
Vì là một loại lãi suất kỳ vọng nên nó cũng không phải là một số chính xác đơn thuần. Ví
dụ 2:
Cuối năm 2013, doanh nghiệp Vimexco dự định đầu tư mới một dây chuyền sản xuất
bằng cách vay 60% vốn trung hạn từ ngân hàng và 40% vốn đối ứng của Vimexco
trong vòng ba năm. Để làm rõ phương án vay vốn, Kế toán trưởng yêu cầu nhân
viên kế toán ngân hàng thu thập số liệu về lãi suất từ một số ngân hàng mà doanh
nghiệp có quan hệ giao dịch tín dụng. BIDV là ngân hàng đưa ra lãi suất tín dụng
tốt nhất cho khoản tín dụng 12 – 36 tháng là 8% năm. Vimexco dự tính lạm phát
cho năm 2014, 2015, và 2016 lần lượt là 4.5%, 5%, và 6%. Như vậy lãi suất thực
theo kỳ vọng của khoản vay là bao nhiêu theo kỳ vọng của Vimexco, hay nói khác
đi Vimexco kỳ vọng chi phí thực của khoản vay là bao nhiêu theo từng năm?
Nhân viên kế toán ngân hàng đã thực hiện bảng tính như sau:
Năm 2014 2015 2016
Lãi suất danh nghĩa (i) 8% 8% 8%
Lạm phát dự tính (ii) 4.5% 5% 6%
Lãi suất thực (iii) = (i) – (ii) 3.5% 3% 2%
Như vậy lãi suất thực mà Vimexco kỳ vọng sẽ phải trả qua từng năm là 3.5%, 3%
và 2%. Nếu như Vimexco dự tính làm phát càng cao thì chi phí thực của khoản vay
càng giảm xuống.
Khi lạm phát dự tính càng cao, đồng nghĩa với lãi suất thực tế thấp, người đi vay sẽ
có động lực vay nhiều hơn và người cho vay sẽ có ít động lực cho vay hơn.
Điều chúng ta cần lưu ý là lãi suất thực sự mà một nhà đầu tư nhận được ở cuối kỳ
có thể sẽ không giống với mức lãi suất mà chúng ta kỳ vọng ở phương trình Fisher. Khi
nhà đầu tư biết được chính xác mức lạm phát cơ bản2 của nền kinh tế vào cuối kỳ tính lãi
thì lúc đó họ mới biết được lãi suất thực tế của khoản vay là bao nhiêu.
2. Phương pháp xác định lãi suất
Tại Chương 2 chúng ta đã khảo sát về các công cụ trên thị trường tài chính bao gồm
công cụ trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tuy nhiên mỗi công cụ lại có một cách
tính lãi hoặc cách đầu tư khác nhau, vì thế cần phải có các phép đo lãi suất để tính toán
chính xác chi phí sử dụng vốn của từng công cụ đồng thời giúp cho nhà đầu tư so sánh
được lãi suất nhận được từ các công cụ khác nhau qua đó lựa chọn được công cụ đầu tư
cho lợi nhuận tốt nhất.
Để nắm vững về phương pháp xác định lãi suất, trong phần này chúng ta sẽ lần lượt
theo thứ tự xem xét các nội dung sau: (i) Phân loại các công cụ trên thị trường tín dụng
theo thời hạn thanh toán, (ii) Giá trị thời gian của tiền tệ, (iii) Lãi suất đáo hạn, và (iv)
Các chỉ tiêu khác về lãi suất.
2.1. Phân loại công cụ thị trường tín dụng theo thời hạn thanh toán
Việc hiểu về các công cụ của thị trường tín dụng theo thời hạn thanh toán sẽ là nền
tảng đầu tiên trong việc hiểu về phương pháp xác định lãi suất.
Nói tới lãi suất là nói tới thời hạn thanh toán (ngày đáo hạn) của từng loại công cụ
của thị trường tài chính mà cụ thể là trên thị trường tín dụng. Các phép đo về lãi suất sẽ
căn cứ theo cách phân loại các công cụ này để tính toán. Nếu căn cứ thời hạn thanh toán,
các công cụ này được chia làm năm loại chính:
(i). Cho vay đơn: Là khoản cho vay mà người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay
cả gốc và lãi một lần duy nhất tại ngày đáo hạn. Ví dụ 3:
2 Lạm phát cơ bản (core inflation) thường là mức lạm phát được dùng để xác định lãi suất thực ở cuối năm hay cuối
kỳ tính lãi. Đây là mức lạm phát sau khi đã loại trừ những yếu tố biến động mang tính thời vụ. Hiện nay lạm phát
thông thường (headline inflation) được Tổng cục Thống kê công bố chỉ có ý nghĩa phản ánh mức thay đổi tương đối
về chi phí sinh hoạt hằng ngày, vốn được sử dụng nhiều trong việc điều chỉnh lương hơn là cho chính sách tiền tệ
An là một nhân viên văn phòng với thu nhập cố định, An muốn tận dụng thời gian
rảnh rỗi để kinh doanh thêm trên mạng. Do đã từng có kinh nghiệm về bán quần áo
nên An dự định mở một shop bán hàng trên trang 5s.vn. Sau khi tính toán các khoản
chi phí, An thấy mình sẽ phải vay thêm 50 triệu từ bạn bè trong vòng 9 tháng. Một
người bạn thân của An đã đồng ý cho vay số tiền trên nhưng với điều kiện là phải
trả lãi suất là 1% cho mỗi tháng và tính tổng là 9% cho 9 tháng tại thời điểm trả
tiền gốc.
Như vậy sau 9 tháng, tại thời điểm đáo hạn, số tiền gốc và tiền lãi mà An phải trả
một lần là:
50,000,000 + 50,000,000 x 9% = 50,000,000 x (1 + 9%) = 54,500,000 (đồng)
(ii). Cho vay ghép lãi: Là khoản vay mà người đi vay sẽ phải trả lãi làm nhiều lần
(thường là theo định kỳ) tính tới thời điểm đáo hạn. Số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền
gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Hiện nay việc cho vay ghép lãi là rất
phổ biến trong thị trường tín dụng. Ví dụ