Bài giảng Chương 8: Tài chính quốc tế

Cơsởhình thành và phát triển - Xuấtpháttừquan hệthương mạiquốctế - Mốiquanhệhợptácgiữacácnướcvềcác mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội - Sựdi chuyểnvốngiữa các nước: Sựkhác nhau vềhiệuquảbiên củavốnđầutư(MEI) hay chỉ sốICOR củacácnước khác nhau - Xu thếmởcửa, hộinhậpvàtoàncầuhoá

pdf9 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 8: Tài chính quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Prepared by VU QUANG KET 1 1 Giảng viên VŨ QUANG KẾT Chương 8 Tài chính quốc tế Giảng viên VŨ QUANG KẾT 2 Nội dung I. Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế II. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái III. Cán cân thanh toán quốc tế Giảng viên VŨ QUANG KẾT 3 Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế Cơ sở hình thành và phát triển - Xuất phát từ quan hệ thương mại quốc tế - Mối quan hệ hợp tác giữa các nước về các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội - Sự di chuyển vốn giữa các nước: Sự khác nhau về hiệu quả biên của vốn đầu tư (MEI) hay chỉ số ICOR của các nước khác nhau - Xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá Giảng viên VŨ QUANG KẾT 4 Cơ sở hình thành và phát triển của tài chính quốc tế Tài chính quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị gắn liền với sự di chuyển các nguồn lực tài chính giữa các quốc gia với nhau Hoạt động tài chính quốc tế là một chuỗi vận động các luồng dịch chuyển tài chính, cho nên từ khởi đầu đến khi kết thúc, chuỗi vận động này được thực hiện thông qua kết hợp sự vận hành của các yếu tố: (1) các tổ chức tài chính bao gồm tổ chức tài chính trong nước và tổ chức tài chính quốc tế, (2) các công cụ tài chính quốc tế bao gồm ngoại tệ, vàng, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như séc, hối phiếu, thẻ tín dụng, các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 5 „ Tác động tích cực - Cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi nước để tạo ra sự phát triển chung của các nước: ISI, EOI và cú huých từ bên ngoài - Củng cố thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế cũng như tình đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc - Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tự nhiên và xã hôi, đặc biệt là nguồn lực tài chính - Nâng cao mức sống và cải thiện môi trường cộng đồng quốc tế Tác động của hoạt động tài chính quốc tế Giảng viên VŨ QUANG KẾT 6 „ Tác động tiêu cực „ Sự phân hoá và lệ thuộc vào các nước lớn „ Sự biến động tình hình tài chính quốc tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nước „ Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế Tác động của hoạt động tài chính quốc tế Giảng viên VŨ QUANG KẾT 7 Thị trường ngoại hối Ngoại tệ và ngoại hối Ngoại tệ (foreign currency) là đồng tiền của nước này đối với nước khác, nó có thể được chi trả trực tiếp hoặc thông qua đồng tiền thứ ba trong thanh toán quốc tế. Ngoại hối (foreign exchange) là ngoại tệ và các phương tiện có giá trị dùng chi trả trong thanh toán quốc tế Giảng viên VŨ QUANG KẾT 8 Thị trường ngoại hối Ngoại tệ và ngoại hối Ngoại hối Nghĩa rộng Thực tế Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ Vàng tiêu chuẩn quốc tế Nội tệ do người k cư trú nắm giữ Ngoại tệ Giảng viên VŨ QUANG KẾT 9 Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối Forex hoặc FX Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi ngoại hối trong đó chủ yếu là mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế phát hành bằng ngoại tệ. Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng, thông qua thị trường liên ngân hàng, mọi giao dịch mua bán ngoại hối có thể tiến hành trực tiếp với nhau. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 10 Thị trường ngoại hối FOREX Nghĩa rộng Thực tế Bất kỳ nơi đâu diễn ra diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ Thị trường ngoại tệ Interbank Thị trường ngoại hối Forex hoặc FX Giảng viên VŨ QUANG KẾT 11 Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối Việc mua bán trên thị trường ngoại hối được tiến hành thông qua một số nghiệp vụ chủ yếu như nghiệp vụ giao ngay (spot transaction), nghiệp vụ kỳ hạn (forward transaction), nghiệp vụ hoán đổi (swap), nghiệp vụ chuyển hối (arbitrage), nghiệp vụ tương lai (future transaction), nghiệp vụ quyền chọn (option). Thị trường ngoại hối cũng như nhiều thị trường khác thường phải chịu sự can thiệp của chính phủ Giảng viên VŨ QUANG KẾT 12 Tỷ giá hối đoái Khái niệm Tỷ giá hối đoái là quan hệ tỷ lệ về giá trị giữa đồng tiền nước này với nước khác. Hay nói khác đi, tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ nước khác Các yết giá: - Yết giá gián tiếp -Yết giá trực tiếp Giảng viên VŨ QUANG KẾT 13 Tỷ giá hối đoái Vai trò của tỷ giá hối đoái - Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền - Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu - Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu - Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 14 Tỷ giá hối đoái Các chế độ tỷ giá hối đoái Chế độ tỷ giá cố định trong chế độ tiền tệ bản vị vàng Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (Bản vị hối đoái vàng) Chế độ tỷ giá trong chế độ lưu thông tiền dấu hiệu giá trị Giảng viên VŨ QUANG KẾT 15 Tỷ giá hối đoái Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái Chênh lệch lãi suất giữa các nước Tình hình cán cân thanh toán quốc tế Tình hình kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái) Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ Giảng viên VŨ QUANG KẾT 16 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái - Công cụ lãi suất (tái) chiết khấu (discount policy) Khi tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng trung ương thông qua việc thay đổi lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh cung cầu ngoại hối, từ đó tác động vào tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá thị trường lên cao quá mức, ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu. Khi lãi suất tái chiết khấu tăng lên, lãi suất trên thị trường tăng lên, do đó vốn từ nước ngoài chảy vào nước để thu được lãi hơn trong trường hợp các điều kiện khác tương tự. Cung ngoại tệ sẽ tăng lên, nhu cầu về ngoại tệ giảm bớt và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 17 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (open market policy) Ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối trên thị trường ngoại hối để tác động đến cung cầu ngoại hối, tiền tệ, qua đó tác động tới tỷ giá hối đoái. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 18 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (open market policy) Khi tỷ giá cao, ngân hàng trung ương thông qua hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tung ngoại tệ dự trữ ra bán trực tiếp trên thị trường tạo tăng cung giả tạo về ngoại hối. Tỷ giá hối đoái có xu hướng ổn định trở lại. Ngược lại, khi tỷ giá quá thấp, ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào. Tỷ giá có xu hướng tăng cao trở lại. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 19 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách phá giá tiền tệ (devaluation, depreciation) Phá giá tiền tệ là chính sách mà ngân hàng trung ương chính thức tuyên bố đánh sụt sức mua của đồng tiền nước mình xuống so với ngoại tệ (hay chính thức tuyên bố nâng tỷ giá hối đoái). Giảng viên VŨ QUANG KẾT 20 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách phá giá tiền tệ (devaluation, depreciation) Phá giá tiền khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu. Phá giá đồng nội tệ làm tăng nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào trong nước, hạn chế chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; thu hút du lịch từ nước ngoài vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài. Kết quả chung làm tăng cung ngoại hối, giảm cầu ngoại hối và tỷ giá hối đoái ổn định trở lại Giảng viên VŨ QUANG KẾT 21 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái Nâng giá tiền tệ (revaluation/ appreciation) Nâng giá tiền tệ là biện pháp chính phủ tuyên bố chính thức nâng cao sức mua của đồng nội tệ (hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái). Mục tiêu cuối cùng của nâng giá tiền tệ cũng là ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng cơ chế tác động thì ngược lại với trường hợp phá giá tiền tệ. Trên thực tế, nâng giá tiền tệ chỉ xảy ra khi nước nâng giá chịu sức ép lớn từ các nước bạn hàng do các nước này chịu thâm hụt lớn về mậu dịch trong quan hệ thương mại với nước nâng giá tiền tệ Giảng viên VŨ QUANG KẾT 22 Cán cân thanh toán quốc tế Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế được hiểu là bảng cân đối kế toán ghi chép toàn bộ các giao dịch dưới hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới trong một khoảng gian nhất định, thường là một năm. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 23 Cán cân thanh toán quốc tế Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 1. Cán cân vãng lai (current account) 2. Cán cân vốn (capital account) 3. Số chênh lệch (discrepancy) 4. Cán cân tổng thể (overall balance of payment) 5. Dự trữ cán cân (offcial reserve transaction) Giảng viên VŨ QUANG KẾT 24 Cán cân thanh toán quốc tế Ví dụ Cán cân thanh toán quốc tế (triệu $) -70 - 50 - 40 + 10 + 10 - 200 - 160 - 20 - 20 + 150 + 120 + 20 + 30 CÁN CÂN VÃNG LAI Cán cân thương mại - Xuất khẩu hàng hóa (FOB) - Nhập khẩu hàng hóa (FOB) Cán cân dịch vụ -Thu từ xuất khẩu dịch vụ - Chi cho nhập khẩu dịch vụ Cán cân thu nhập - Thu - Chi Chuyển giao vãng lai 1 chiều -Thu - Chi CA TB SE IC Tr CÁN CÂN (ròng) DOANH SỐ CHI (+) DOANH SỐ THU (+)NỘI DUNGKí hiệu Giảng viên VŨ QUANG KẾT 25 Cán cân thanh toán quốc tế Ví dụ Cán cân thanh toán quốc tế (triệu $) - 55Cán cân tổng thểOB -55 + 90 - 35 + 10 0 - 200 - 160 - 20 + 150 + 120 + 20 CÁN CÂN VỐN Vốn dài hạn - Dòng vốn vào - Dòng vốn ra Vốn ngắn hạn -Dòng vốn vào - Dòng vốn ra Cán cân thu nhập - Thu - Chi Chuyển vốn 1 chiều Lỗi sai sót K KL KS KTr Tr OM CÁN CÂN (ròng) DOANH SỐ CHI (+) DOANH SỐ THU (+)NỘI DUNGKí hiệu Giảng viên VŨ QUANG KẾT 26 Cán cân thanh toán quốc tế Ví dụ Cán cân thanh toán quốc tế (triệu $) 0Tổng doanh số +15 + 10 + 5 + 0 + 10 + 5 + 0 (tiếp theo) CÁN CÂN BÙ TRỪ CHÍNH THỨC Thây đổ dự trữ Vay IFM và các NHTW khác Các nguồn tài trợ khác OFB R L CÁN CÂN (ròng) DOANH SỐ CHI (+) DOANH SỐ THU (+)NỘI DUNGKí hiệu Giảng viên VŨ QUANG KẾT 27 Cán cân thanh toán quốc tế Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 1. Cán cân vãng lai (current account) Hạng mục này phản ánh giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu và các khoản thu chi dịch vụ các khoản chuyển giao vãng lai một chiều giữa một nước với các nước khác. Cán cân vãng lai bao gồm: -Cán cân thương mại (được xem như cán cân hữu hình) -Cán cân dịch vụ (còn gọi là cán cân vô hình) - Cán cân chuyển tiền một chiều Giảng viên VŨ QUANG KẾT 28 Cán cân thanh toán quốc tế Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế Cán cân vốn ghi chép những giao dịch liên quan tới lưu chuyển vốn của một nước đối với các nước khác. Cán cân vốn bao gồm các nội dung sau: - Vốn ngắn hạn: phản ánh các khoản thu, chi có thời hạn tối đa là 12 tháng. - Vốn trung và dài hạn: phản ánh các khoản thu, chi dưới dạng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp, các khoản vay và cho vay với thời hạn trên 12 tháng. Cán cân vãng lai cùng với cán cân vốn được gọi là cán cân thanh toán cơ sở (basic balance). 2. Cán cân vốn (capital account) Giảng viên VŨ QUANG KẾT 29 Cán cân thanh toán quốc tế Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 3. Số chênh lệch (discrepancy) Phản ánh các sai lệch về thống kê do nhầm lẫn hoặc do không tập hợp được chính xác số liệu trong cán cân vãng lai và cán cân vốn. 4. Cán cân tổng thể (overall balance of payment) Là tổng hợp các khoản mục trên. Tình hình của cán cân tổng thể tốt hay xấu (dư thừa hay thiếu hụt) sẽ phản ánh thế và lực tài chính của một quốc gia trong thời kỳ đó. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 30 Cán cân thanh toán quốc tế Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 5. Dự trữ cán cân (offcial reserve transaction) Hạng mục này phản ánh dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng thêm hay giảm đi. Phần dự trữ cán cân được tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản Có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác. - Tài sản Có ngoại tệ ròng - Nợ quá hạn phản ánh khoản nợ nước ngoài đến hạn mà chưa trả được, có thể cơ cấu lại. - Các nguồn tài trợ bao gồm nguồn tín dụng từ quỹ và các khoản dự trữ quốc tế khác. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 31 Cán cân thanh toán quốc tế Tác động của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán của một nước phản ánh kết quả hoạt động trao đổi đối ngoại của nước đó với các nước khác. Cán cân thặng dư hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài và có tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội Giảng viên VŨ QUANG KẾT 32 Cán cân thanh toán quốc tế Tác động của cán cân thanh toán quốc tế - Dư thừa cán cân thanh toán sẽ dẫn đến sự ổn định hoặc giảm tỷ giá hối đoái mặc dù sự dư thừa quá nhiều của cán cân có thể tăng sức ép lên mức giá cả trong nước - Thiếu hụt cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá hối đoái mất tính ổn định và tăng lên từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. Giảng viên VŨ QUANG KẾT 33 Cán cân thanh toán quốc tế Tác động của cán cân thanh toán quốc tế - Thực trạng của cán cân thanh toán có thể kích thích các nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh tế của họ. Thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm cho chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu... Giảng viên VŨ QUANG KẾT 34 Cán cân thanh toán quốc tế Điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Sử dụng công cụ lãi suất Khi lãi suất tái chiết khấu tăng (và lãi suất của các nước trong khu vực vẫn giữ nguyên) lãi suất chung trên thị trường ngoại hối sẽ tăng, vốn ngắn hạn chạy từ nước ngoài vào trong nước nhờ đó mà cung cầu ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện Giảng viên VŨ QUANG KẾT 35 Cán cân thanh toán quốc tế Điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Sử dụng công cụ tỷ giá Khi cán cân thanh toán thiếu hụt, chính phủ có thể thực hiện phá giá (develuation) hay giảm giá (depreciation) tiền tệ, tức là làm tỷ giá hối đoái tăng lên. Chính sách này tác động trên hai khía cạnh. Một mặt, tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào trong nước nhằm tăng thu ngoại hối. Mặt khác hạn chế nhập khẩu hàng hóa, hạn chế đầu tư ra nước ngoài làm giảm nhu cầu ngoại hối. Tác động tổng hợp giúp điều chỉnh sự thiếu hụt của cán cân thanh toán Giảng viên VŨ QUANG KẾT 36 Cán cân thanh toán quốc tế Điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Vay nợ Vay nợ cũng là một công cụ để đối phó với tình trạng thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế. Vay nợ trước tiên thông qua nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp với các đại lý ngân hàng ở nước ngoài để vay ngoại tệ nhằm bổ sung vào lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường. Sau đó, chính phủ có thể thực hiện các khoản vay song phương từ các chính phủ khác hoặc vay các tổ chức tín dụng quốc tế.