Ưu điểm – dễ hiểu và dễ sử dụng
Nhược điểm
Chỉ có thể áp dụng cho những công ty hiện đang chi trả cổ tức.
Không thể áp dụng nếu cổ tức không tăng trưởng với tỷ lệ không đổi một cách hợp lý.
Cực kỳ nhạy cảm với tỷ lệ tăng trưởng ước lượng – g tăng 1% sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn sở hữu thêm 1%.
Không xem xét yếu tố rủi ro một cách rõ ràng
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương 9: Chi phí sử dụng vốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi phí sử dụng vốn CHÖÔNG 9 Các khái niệm và kỹ năng cơ bản Biết cách xác định chi phí sử dụng vốn sở hữu của một doanh nghiệp. Biết cách xác định chi phí sử dụng nợ của một doanh nghiệp Biết cách xác định chi phí sử dụng vốn chung của một doanh nghiệp Hiểu những cạm bẫy (pitfalls) của chi phí sử dụng vốn chung và cách quản lý những chúng. Khái quát chương này Chi phí sử dụng vốn: vài điểm sơ bộ Chi phí sử dụng vốn sở hữu Chi phí sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi Chi phí sử dụng vốn bình quân trọng số Chi phí sử dụng vốn theo dự án và chi phí sử dụng vốn theo phân ngành Chi phí phát hành và chi phí sử dụng vốn bình quân trọng số Suất sinh lợi yêu cầu Suất sinh lợi yêu cầu cũng chính là suất chiết khấu thích hợp và dựa vào rủi ro của ngân lưu Chúng ta cần biết suất sinh lợi yêu cầu đối với một dự án đầu tư trước khi chúng ta có thể tính NPV và ra quyết định về việc có nên tiến hành dự án đầu tư hay không Ít nhất, sinh lợi mà chúng ta nhận được phải bằng với suất sinh lợi yêu cầu để đền bù cho các nhà đầu tư về vốn đầu tư mà họ đã cung ứng Chi phí sử dụng vốn sở hữu Chi phí sử dụng vốn sở hữu là suất sinh lợi mà các nhà đầu tư vốn sở hữu đòi hỏi ứng với rủi ro của ngân lưu từ công ty Có hai phương pháp chính để xác định chi phí sử dụng vốn sở hữu Mô hình tăng trưởng cổ tức SML or CAPM Phương pháp theo mô hình tăngtrưởng cổ tức Bắt đầu bằng công thức mô hình tăng trưởng cổ tức và sắp xếp lại phương trình để tìm RE Ví dụ về mô hình tăng trưởng cổ tức Giả sử công ty bạn dự trù sẽ chi trả cổ tức là 1.50 đô-la trên một cổ phần trong năm tới. Cổ tức tăng trưởng đều với tỷ lệ tăng trưởng 5.1% một năm và thị trường kỳ vọng mức tăng trưởng này sẽ còn tiếp diễn. Giá cổ phiếu hiện hành là 25 đô-la. Chi phí sử dụng vốn sở hữu là bao nhiêu? Ví dụ: Ước lượng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức Một phương pháp để ước lượng tỷ lệ tăng trưởng là sử dụng giá trị bình quân lịch sử Ưu và nhược điểm của mô hình tăngtrưởng cổ tức Ưu điểm – dễ hiểu và dễ sử dụng Nhược điểm Chỉ có thể áp dụng cho những công ty hiện đang chi trả cổ tức. Không thể áp dụng nếu cổ tức không tăng trưởng với tỷ lệ không đổi một cách hợp lý. Cực kỳ nhạy cảm với tỷ lệ tăng trưởng ước lượng – g tăng 1% sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn sở hữu thêm 1%. Không xem xét yếu tố rủi ro một cách rõ ràng Phương pháp SML Sử dụng thông tin sau đây để tính chi phí sử dụng vốn sở hữu Lãi suất phi rủi ro: Rf Đền bù rủi ro thị trường: E(RM) – Rf Rủi ro hệ thống của tài sản: βE Ví dụ - SML Giả sử công ty bạn có hệ số bê ta của vốn sở hữu là 0.58 và lãi suất phi rủi ro hiện hành là 6.1%. Nếu mức đền bù rủi ro thị trường kỳ vọng là 8.6%, chi phí sử dụng vốn sở hữu bằng bao nhiêu? RE = 6.1 + .58(8.6) = 11.1% Vì chúng ta có được những con số tương tự như nhau khi sử dụng hai phương pháp mô hình tăng trưởng cổ tức và phương pháp SML, chúng ta cảm thấy khá tốt về giá trị ước lượng của mình. Ưu và nhược điểm của SML Ưu điểm Điều chỉnh rủi ro hệ thống một cách rõ ràng. Có thể áp dụng cho mọi công ty, miễn là chúng ta có thể tính được hệ số beta Nhược điểm Phải ước lượng mức đền bù rủi ro thị trường kỳ vọng, mức đền bù này thay đổi theo thời gian Phải ước lượng hệ số beta, hệ số này cũng thay đổi theo thời gian Chúng ta đang dựa vào quá khứ để dự đoán tương lai, mà điều này thì không luôn luôn đáng tin cậy Ví dụ – Chi phí sử dụng vốn Giả sử công ty bạn có hệ số beta 1.5. Mức đền bù rủi ro thị trường kỳ vọng là 9% và lãi suất phi rủi ro hiện hành là 6%. Chúng ta đã sử dụng giá trị ước lượng của các nhà phân tích để xác định được rằng thị trường tin là cổ tức của chúng ta sẽ tăng trưởng với tỷ lệ 6% một năm và cổ tức năm ngoái của chúng ta là 2 đô-la. Cổ phiếu của công ty hiện đang bán với giá 15.65 đô-la. Chi phí sử dụng vốn sở hữu của chúng ta là bao nhiêu? Sử dụng SML: RE = 6% + 1.5(9%) = 19.5% Sử dụng DGM: RE = [2(1.06) / 15.65] + .06 = 19.55% Chi phí sử dụng nợ Chi phí sử dụng nợ là suất sinh lợi yêu cầu đối với nợ của công ty chúng ta Chúng ta thường chú trọng vào chi phí sử dụng nợ dài hạn, hay chi phí sử dụng trái phiếu Suất sinh lợi yêu cầu được ước lượng tốt nhất thông qua tính lợi suất đáo hạn đối với nợ hiện hành Chúng ta cũng có thể sử dụng các giá trị ước lượng về lãi suất hiện hành dựa vào việc đánh giá thứ hạng trái phiếu mà chúng ta kỳ vọng khi phát hành nợ mới Chi phí sử dụng nợ KHÔNG PHẢI LÀ lãi suất định kỳ của trái phiếu (coupon rate) Ví dụ: Chi phí sử dụng nợ Giả sử chúng ta có trái phiếu công ty đang lưu hành mà còn 25 năm nữa sẽ đáo hạn. Lãi suất định kỳ là 9% và tiền lãi được thanh toán nửa năm một lần (lãi bán niên). Trái phiếu hiện đang bán với giá 908.72 đô-la cho một trái phiếu mệnh giá 1000 đô-la. Chi phí sử dụng nợ là bao nhiêu? N = 50; PMT = 45; FV = 1000; PV = 908.75; CPT I/Y = 5%; YTM = 5(2) = 10% Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Nhắc lại Nói chung, cổ phiếu uu đãi được hưởng một khoản cổ tức không đổi mỗi kỳ Người ta kỳ vọng được hưởng cổ tức mãimãi mỗi kỳ Cổ phiếu ưu đãi là một chuỗi niên kim (hay chuỗi hoàn niên), cho nên ta áp dụng công thức chuỗi niên kim, sắp xếp lại, và giải ra tìm RP RP = D / P0 Ví dụ: Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Công ty bạn có cổ phiếu ưu đãi hiện đang hưởng cổ tức hàng năm là 3 đô-la. Nếu giá cổ phiếu ưu đãi hiện tại là 25 đô-la, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là bao nhiêu? RP = 3/25 = 12% Chi phí sử dụng vốn bình quân trọng số Chúng ta có thể sử dụng từng mức chi phí sử dụng vốn mà chúng ta đã tính để tìm chi phí sử dụng vốn “bình quân” của công ty Chi phí sử dụng vốn “bình quân” này là suất sinh lợi yêu cầu đối với tài sản của chúng ta, dựa vào nhận thức của thị trường về rủi ro của những tài sản đó Các trọng số được xác định bằng tỷ lệ sử dụng từng loại vốn trong cơ cấu vốn chung Trọng số theo cơ cấu vốn Ký hiệu E = Giá trị thị trường của vốn sở hữu = số cổ phần đang lưu hành nhân cho giá cổ phần D = Giá trị thị trường của nợ = số trái phiếu đang lưu hành nhân cho giá trái phiếu V = Giá trị thị trường của công ty = D + E Trọng số wE = E/V = Tỷ lệ phần trăm tài trợ bằng vốn sở hữu wD = D/V = Tỷ lệ phần trăm tài trợ bằng nợ