Bài giảng Chương I: Các khái niệm tổng quan

I. TỔ CHỨC 1. Khái niệm tổ chức 2. Đặc trưng của một tổ chức 3. Phân loại tổ chức 4. Các hoạt động cơ bản của tổ chức II. QUẢN LÝ 1. Khái niệm quản lý 2. Làm quản lý là làm gì ? 3. Đối tượng của quản lý 4. Mục tiêu của quản lý 5. Quản lý được thực hiện trong điều kiện nào ?

pdf20 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương I: Các khái niệm tổng quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM TỔNG QUAN 2 Cấu trúc của chương I. TỔ CHỨC 1. Khái niệm tổ chức 2. Đặc trưng của một tổ chức 3. Phân loại tổ chức 4. Các hoạt động cơ bản của tổ chức II. QUẢN LÝ 1. Khái niệm quản lý 2. Làm quản lý là làm gì ? 3. Đối tượng của quản lý 4. Mục tiêu của quản lý 5. Quản lý được thực hiện trong điều kiện nào ? 3 Cấu trúc của chương III. NHÀ QUẢN LÝ 1. Khái niệm nhà quản lý 2. Phân loại nhà quản lý 3. Vai trò của nhà quản lý IV. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ 1. Kỹ năng kỹ thuật 2. Kỹ năng con người 3. Kỹ năng nhận thức I. TỔ CHỨC 1. Khái niệm tổ chức Tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định. 4 I. TỔ CHỨC 2. Đặc trưng của một tổ chức * Tính mục đích * Nhiều người làm việc vì mục tiêu chung * Cung cấp sphẩm và dịch vụ cho khách hàng * Hệ thống mở * Được quản lý 5 I. TỔ CHỨC 3. Phân loại tổ chức 3.1. Tổ chức công và tổ chức tư * Sở hữu ? * Sản phẩm – Dịch vụ ? * Mục tiêu cơ bản ? 3.2. Tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận 3.3. Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức 6 I. TỔ CHỨC 4. Các hoạt động cơ bản của tổ chức Chuỗi giá trị của M. Porter Value chain (chuỗi giá trị), thuật ngữ trong quản trị kinh doanh, lần đầu được nêu lên bởi M. Porter năm 1985 trong cuốn sách “best-seller” của ông: “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” (Lợi thế cạnh tranh: Sáng tạo và Duy trì năng lực vượt trội) 7 Các hoạt động cơ bản • Logistics đầu vào: mua bán nguyên liệu thô và kho bãi. • Quá trình hoạt động: gia công, lắp ráp, kiểm tra. • Logistics đầu ra: kho bãi và phân phối thành phẩm. • Marketing & bán hàng: quảng cáo, khuyến mại, định giá, qhệ khách hàng. • Dịch vụ: lắp đặt, sửa chữa, hậu mãi. 8 Các hoạt động bổ trợ • Các thành phần cơ sở của tổ chức: quản lý chung, kế toán, tài chính, kế hoạch chiến lược. • Nhân sự: tuyển dụng, huấn luyện, phát triển. • PT kỹ thuật: R&D, cải tiện sản phẩm, kỹ thuật. • Mua bán của tổ chức: mua bán nguyên liệu thô, máy móc, các chi phí. 9 II. QUẢN LÝ 1. Khái niệm quản lý Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động. 10 11 II. QUẢN LÝ 2. Làm quản lý là làm gì ? Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu. Tổ chức là quá trình đảm bảo nguồn lực cho thực hiện kế hoạch trong các hình thái cơ cấu nhất định. Lãnh đạo là quá trình đánh thức sự nhiệt tình, tạo động lực cho con người để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch. Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động để đảm bảo sự thực hiện theo các kế hoạch. 12 II. QUẢN LÝ 3. Đối tượng của quản lý  các mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài hệ thống Chủ thể quản lý tác động lên con người, thông qua đó mà tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, máy móc, công nghệ thông tin để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động. 13 II. QUẢN LÝ 4. Mục tiêu của quản lý - Đạt được mục đích của hệ thống. - Giá trị gia tăng cao cho hệ thống. - Tạo dựng môi trường mà các nhân viên đạt năng suất lao động cao nhất và đạt được sự thỏa mãn. - 14 II. QUẢN LÝ 5. Qlý được thực hiện trong đkiện nào? Môi trường luôn biến động  hiểu biết về môi trường bên ngoài, bên trong, kỹ năng phân tích môi trường  quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi 15 III. NHÀ QUẢN LÝ 1. Khái niệm nhà quản lý Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình. Khái niệm trên làm sáng tỏ ba khía cạnh của công việc quản lý. Đó là ? 16 III. NHÀ QUẢN LÝ 1. Khái niệm nhà quản lý - Chịu trách nhiệm. - Lao động gián tiếp. - Có kỹ năng. 17 III. NHÀ QUẢN LÝ 2. Phân loại nhà quản lý 2.1. Theo cấp quản lý a. Nhà quản lý cấp cao. b. Nhà quản lý cấp trung. c. Nhà quản lý cấp cơ sở. 2.2. Theo phạm vi quản lý a. Nhà quản lý chức năng. b. Nhà quản lý tổng hợp. 2.3. Theo loại hình tổ chức 18 III. NHÀ QUẢN LÝ 3. Vai trò của nhà quản lý Trong hoạt động hàng ngày, bên cạnh lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, nhà quản lý còn có các nghĩa vụ khác nữa 19 III. NHÀ QUẢN LÝ 3. Vai trò của nhà quản lý -Người đại diện -Người lãnh đạo -Người liên lạc -Người giám sát -Người truyền bá -Người phát ngôn -Nhà doanh nghiệp -Người giải quyết tình trạng hỗn loạn -Người phân bổ nguồn lực -Người đàm phán LIÊN KẾT CON NGƯỜI THÔNG TIN QUYẾT ĐỊNH 20 IV. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ Kỹ năng là năng lực của con người có thể đưa kiến thức vào thực tế để đạt được kết quả mong muốn với hiệu lực, hiệu quả cao. 1. Kỹ năng kỹ thuật (technical skills): năng lực thực hiện các hoạt động chuyên môn với mức độ thành thục nhất định. 2. Kỹ năng con người (human skills): năng lực của một người có thể làm việc trong mối quan hệ hợp tác với những người khác. 3. Kỹ năng nhận thức (conceptual skills): năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp.  tầm quan trọng của các kỹ năng thay đổi theo cấp quản lý.