Đểbiến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp cao xuống điện áp
thấp hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp cao, ta dùng máy biến áp. Ngày
nay do việc sửdụng điện năng phát triển rộng rãi, nên cónhững loại m áy biến áp
khác nhau: máy biến áp một pha, m áy biến áp ba pha, máy biến áp hai dây quấn,
ba dây quấn nhưng chúng đều dựa trên một nguyên lý, đólànguyên lýcảm ứng
điện từ
41 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương I: Máy biến áp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 1
MÁY ĐIỆN
CHƯƠNG I
MÁY BIẾN ÁP
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP
Để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp cao xuống điện áp
thấp hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp cao, ta dùng máy biến áp. Ngày
nay do việc sử dụng điện năng phát triển rộng rãi, nên có những loại máy biến áp
khác nhau: máy biến áp một pha, máy biến áp ba pha, máy biến áp hai dây quấn,
ba dây quấn nhưng chúng đều dựa trên một nguyên lý, đó là nguyên lý cảm ứng
điện từ.
1. Khái niệm
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện
từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ
nguyên tần số. Trong các bản vẽ, máy biến áp được ký hiệu như hình vẽ:
a)
N2N1
Hình 9-1.
Đầu vào của máy biến áp nối với nguồn điện được gọi là sơ cấp. Đầu ra nối
với tải gọi là thứ cấp. Các đại lượng, thông số của máy biến áp:
Các đại lượng và thông
số Sơ cấp Thứ cấp
Điện áp
Dòng điện
Tần số
Công suất
Số vòng dây
U1
I1
f
P1
N1
U2
I2
f
P2
N2
2. Các đại lượng định mức
Các đại lượng định mức của máy biến áp do nhà chế tạo qui định để cho
máy có khả năng làm việc lâu dài và hiệu quả nhất. Ba đại lượng định mức cơ bản
là:
a. Điện áp định mức
- Điện áp sơ cấp định mức (U1đm): là điện áp đã qui định cho dây quấn sơ cấp,
đối với máy biến áp ba pha là điện áp dây.
- Điện áp thứ cấp định mức (U2đm): là điện áp giữa các đầu ra của dây quấn thứ
cấp, là điện áp dây (đối với máy biến áp ba pha), khi dây quấn thứ cấp hở mạch
(không nối với tải) và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức.
Điện áp định mức quyết định việc bố trí cuộn dây cách điện giữa các lớp, các
vòng dây và lựa chọn vật liệu cách điện để đảm bảo an toàn. Đơn vị của điện áp
định mức là V hoặc Kv.
b. Dòng điện định mức
hoặc
b)
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 2
Dòng điện định mức là dòng điện đã qui định cho mỗi dây quấn của máy
biến áp, ứng với công suất định mức và điện áp định mức.
Khi đặt điện áp vào cuộn dây sơ cấp là định mức và nối cuộn dây thứ cấp với
tải có công suất bằng công suất định mức của máy biến áp thì dòng điện đo được
trên cuộn dây sơ cấp là dòng điện sơ cấp định mức (I1đm) và dòng điện đo được
trên cuộn dây thứ cấp là dòng điện thứ cấp định mức (I2đm).
Đối với máy biến áp một pha, dòng điện định mức là dòng điện pha. Đối với
máy biến áp ba pha, dòng điện định mức là dòng điện dây.
Khi thiết kế máy biến áp người ta căn cứ vào dòng điện định mức để chọn tiết
diện dây quấn sơ cấp và thứ cấp, xác định các tổn hao năng lượng trong điện trở
dây quấn để đảm bảo nhiệt độ tăng trong quá trình sử dụng không vượt quá giới
hạn an toàn.
c. Công suất định mức
Công suất định mức của máy biến áp là công suất biểu kiến thứ cấp ở chế độ
làm việc định mức. Công suất định mức ký hiệu là Sđm, đơn vị là VA hoặc kVA.
Đối với máy biến áp một pha, công suất định mức là:
Sđm = U2đm* I2đm = U1đm* I1đm
Đối với máy biến áp ba pha, công suất định mức là:
Sđm = 3 U2đm* I2đm = 3 U1đm* I1đm
Ngoài ra trên nhãn máy còn ghi tần số, số pha, sơ đồ nối dây, điện áp ngắn
mạch, chế độ làm việc
Trong quá trình sử dụng máy biến áp, nếu ta đặt dưới các đại lượng định mức
thì sẽ gây lãng phí khả năng làm việc của máy biến áp, còn nếu ta đặt trên các đại
lượng định mức thì gây nguy hiểm, dễ gây hỏng máy biến áp.
3. Công dụng của máy biến áp:
Máy biến áp có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, dùng để truyền tải và
phân phối điện năng. Các nhà máy điện công suất lớn thường ở xa các trung tâm
tiêu thụ điện (như khu công nghiệp, khu dân cư) vì thế cần phải xây dựng các
đường dây truyền tải điện năng. Điện áp máy phát thường là 6,3kV;10,5kV;
15,75kV; 38,5kV. Để nâng cao khả năng truyền tải và giảm tổn hao công suất trên
đường dây, phải giảm dòng điện chạy trên đường dây bằng cách nâng cao điện áp.
Vì vậy ở đầu đường dây cần đặt máy biến áp tăng áp. Mặt khác điện áp của tải
thường khoảng 110 đến 500V, động cơ công suất lớn thường từ 3 đến 6kV, vì vậy
ở cuối đường dây cần đặt máy biến áp hạ áp, như hình vẽ 9.2:
II. MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
1.Cấu tạo
Máy biến áp có hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn.
nguồn tải
MBA
tăng áp
MBA hạ
áp
Đường dây
Hình 9-2.
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 3
a. Lõi thép
Lõi thép máy biến áp dùng để dẫn từ thông chính của máy biến áp, được chế
tạo từ những vật liệu dẫn từ tốt, thường là lá thép kỹ thuật điện. Lõi thép gồm hai
bộ phận:
- Trụ: là nơi để đặt dây quấn.
- Gông: là phần khép kín mạch từ giữa các trụ.
Trụ và gông tạo thành mạch từ khép kín.
Để giảm dòng điện xoáy trong lõi thép, người ta dùng thép lá kỹ thuật điện (
dày khoảng 0,35mm đến 0,5mm, mặt ngoài có sơn cách điện ) ghép lại với nhau
thành lõi thép.
Các dạng lá thép kỹ thuật điện thường sử dụng có hình chữ U, E, I như hình
vẽ:
Hình 9-4. Lá thép kỹ thuật điện.
b. Dây quấn
Dây quấn máy biến áp thường được chế tạo bằng dây đồng ( hoặc nhôm), có
tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện.
Hình 9-5. Mặt cắt ngang dây quấn.
Dây quấn gồm nhiều vòng dây và được lồng vào trụ lõi thép. Giữa các vòng
dây, giữa các dây quấn có cách điện với nhau và dây quấn có cách điện với lõi
thép. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. Khi các dây quấn đặt trên
cùng một trục thì thông thường dây quấn điện áp thấp được đặt sát trụ thép, các
dây quấn khác đăït lồng ra bên ngoài, làm như vậy để giảm được vật liệu cách
điện ( hình 9-6).
b
a CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 4
Hình 9-6. Lõi thép của máy biến áp.
Để làm mát và tăng cường cách điện cho máy biến áp, người ta thường dặt lõi
thép và dây quấn trong một thùng dầu máy biến áp. Máy biến áp công suất lớn, vỏ
thùng dầu có cánh tản nhiệt, ngoài ra còn có các đầu sứ để nối các đầu dây quấn ra
ngoài, bộ phận chuyển mạch để điều chỉnh điện áp, rơle hơi để bảo vệ máy.
2. Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của máy biến áp dựa trên cơ sở của hiện tượng cảm ứng điện
từ. Nếu đặt vào cuộn dây sơ cấp của máy biến áp một dòng điện xoay chiều với
điện áp U1, dòng điện xoay chiều qua cuộn dây sẽ tạo ra trong mạch từ một từ
thông . Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng qua các cuộn dây của
máy biến áp và sinh ra trong đó sức điện động.
Với cuộn sơ cấp là: e1 = - N1
dt
d
Với cuộn thứ cấp là: : e2 = - N2
dt
d
Hình 9-7.
Giả sử từ thông của máy biến áp biến đổi hình sin đối với thời gian:
= maxsint (Wb)
Sau khi lấy đạo hàm và thay vào phương trình 9-3 ta được:
e1 = - N1maxcost
Vì cost = - sin(t – 900 )
Nên e1 = N1max sin(t – 900 )
Biểu thức này chỉ rõ sức điện động e1 chậm pha so với từ thông một góc
900.
Trị số cực đại của sức điện động: E1max = N1max
Gông
Cao áp
Điện áp thấp
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 5
Chia E1max cho 2 và thay = 2f, ta được biểu thức của sức điện động hiệu
dụng sơ cấp:
E1 =
2
E1max = 1
2
2 Nf max = 4,44fN1max
Tương tự,biểu thức sức điện động hiệu dụng của cuộn thứ cấp: E2 = 4,44fN2max
Khi máy biến áp không nối với tải, dòng điện trong cuộn thứ cấp I2 = 0, sức điện
động sơ cấp thực tế gần bằng điện áp sơ cấp E1 U1 và sức điện động thứ cấp gần
bằng điện áp thứ cấp E2 = U20 (U20 là điện áp thứ cấp không tải).
Tỷ số các sức điện động trong cuộn dây của máy biến áp một pha, tức là tỷ số
điện áp của nó khi không có tải, được rút ra từ biểu thức 9-8 và 9-9, bằng tỷ số
vòng dây của các cuộn dây.
Tỷ số này kí hiệu bằng chữ k và gọi là tỷ số biến áp:
k =
2
1
E
E =
20
1
U
U =
2
1
N
N
- Nếu N1 > N2 suy ra k > 1 , U1 > U2, máy biến áp hạ áp.
- Nếu N1 < N2 suy ra k < 1 , U1 < U2, máy biến áp tăng áp.
Khi nối cuộn dây thứ cấp với tải, nếu bỏ qua tổn hao trong máy biến áp, có thể
coi gần đúng quan hệ giữa các đại lượng sơ cấp và thứ cấp như sau:
U1I1 = U2I2 Hoặc: kI
I
U
U
1
2
2
1
Ví dụ 1: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp nối vào mạng điện 6600V, điện áp
cuộn thứ cấp là 220V. Tính tỷ số biến áp:
Lời giải:
k =
220
6600
2
1
U
U 30
Ví dụ 2: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối vào mạng điện 10kV,
điện áp cuộn thứ cấp là 100V. Tính tỷ số biến áp và số vòng cuộn thứ cấp, nếu số
vòng dây cuộn sơ cấp là 21000 vòng.
Lời giải:
Tỷ số biến áp: k =
100
10000
2
1
U
U 100
Xác định số vòng dây theo phương trình:
2
1
2
1
N
N
U
U k
Thay số vào ta có: N2 = 100
21000 210 vòng.
III. QUAN HỆ ĐIỆN TỪ TRONG MÁY BIẾN ÁP
1. Các phương trình cơ bản của máy biến áp
a . Phương trình cân bằng sức điện động
Ta xét máy biến áp một pha hai dây quấn như hình 9-7. Khi đặt vào cuộn dây
sơ cấp một điện áp xoay chiều u1 thì trong đó sẽ có dòng điện i1 chạy qua. Nếu
phía thứ cấp có tải thì sẽ có dòng điện i2 chạy qua. Những dòng điện i1 và i2 sẽ tạo
nên các sức từ động i1N1 và i2N2. Phần lớn từ thông do i1N1 và i2N2 sinh ra được
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 6
khép mạch qua lõi thép móc vòng với cả dây quấn sơ cấp và thứ cấp và được gọi
là từ thông chính . Từ thông chính gây nên trong các dây quấn sơ cấp và thứ cấp
những sức điện động là:
dt
d
dt
dNe
dt
d
dt
dNe
2
22
1
11
Trong đó: 11 N và 22 N là từ thông móc vòng với dây quấn sơ cấp và
thứ cấp ứng với từ thông chính .
Còn một phần rất nhỏ từ thông do các sức từ động i1N1 và i2N2 sinh ra bị tản ra
ngoài lõi thép và khép mạch qua không khí hay dầu gọi là từ thông tản. Từ thông
tản cùng gây nên các sức điện động tản tương ứng:
Theo định luật kirchof 2, ta có phương trình cân bằng sức điện động của dây quấn
sơ cấp và thứ cấp như sau:
11111 rieeu hay U1 = -E1 + I1(r1 +jx1)
22222 riueu hay )( '2'2'2'2'2 jxrIEU
Trong đó: r1, x1 là điện trở và cảm kháng của dây quấn sơ cấp.
'2'2 , xr là điện trở và cảm kháng của dây quấn thứ cấp qui về sơ cấp.
b. Phương trình cân bằng sức từ động
Lúc máy biến áp làm việc có tải, từ thông chính trong máy là do sức từ động
tổng sơ cấp và thứ cấp (i1N1 + i2N2) tạo nên. Nếu máy làm việc không tải,dòng
điện trong dây quấn sơ cấp là i0, từ thông chính trong lõi thép chỉ còn do sức từ
động i0N1 sinh ra. Nếu bỏ qua điện áp rơi trong máy biến áp, ta có thể xem điện áp
đặt vào dây quấn sơ cấp bằng sức điện động cảm ứng trong nó do từ thông chính
gây nên U1 = E1 = 4,44.f.N1max. Nhưng điện áp U1 đặt vào thường được giữ bằng
điện áp định mức và luôn không đổi dù máy biến áp làm việc có tải hay không tải,
nên sức điện động E1 và do đó từ thông max trong máy biến áp có trị số không đổi.
Như vậy nghĩa là sức từ động (i1N1 + i2N2) sinh ra từ thông chính lúc có tải
phải bằng sức từ động i0N1. Do đó ta có phương trình cân bằng sức từ động:
(i1N1 + i2N2) = i0N1
Phương trình cân bằng sức từ động viết dưới dạng số phức là:
)( 201 III
c. Mạch điện thay thế máy biến áp
Từ phương trình cân băng sức điện động và sức từ động, ta xây dựng mô hình
mạch điện, gọi là sơ đồ mạch điện thay thế máy biến áp, như hình 9-8a.
dt
d
dt
dNe
dt
d
dt
dNe
22
22
11
11
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 7
Trong đó:
UkU
&&
2 là điện áp thứ cấp qui về sơ cấp, với k là hệ số biến áp của máy.
2
2
22
2
2 , XkXRkR là điện trở và cảm kháng thứ cấp qui về sơ cấp.
tt ZkZ
2 là tổng trở tải qui về sơ cấp.
k
II 22
là dòng điện thứ cấp qui về sơ cấp.
Rth, Xth là điện trở và điện kháng từ hoá.
Zth = Rth + jXth là tổng trở từ hoá đặc trưng cho mạch từ.
Thay các giá trị trên vào phương trình (9-11), (9-12) và (9-14), ta có:
201
2202
0111
III
IZIZU
IZIZU
th
th
Thông thường tổng trở nhánh từ hoá rất lớn, dòng điện I0 nhỏ, do đó có thể bỏ
qua nhánh từ hoá, ta có sơ đồ thay thế đơn giản như hình 9-8b.
2. Giản đồ năng lượng của máy biến áp
Trong quá trình truyền tải năng lượng qua máy biến áp, một phần công suất
tác dụng và công suất phản kháng bị tiêu hao trong máy. Ta xét sự cân bằng công
suất tác dụng và công suất phản kháng trong máy biến áp, được biểu thị trên hình
9-9.
Trong đó:
P1 = U1I1cos1 là công suất đưa vào máy biến áp.
PCu1 = 211IR là tổn hao trên điện trở của dây quấn sơ cấp.
PFe = 20IRm là tổn hao trong lõi thép.
PCu2 = 222 IR là hao trên điện trở dây quấn thứ cấp.
Pđt = P1 – PCu1 – PFe là công suất điện từ truyền qua phía thứ cấp.
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 8
P2 = Pđt – PCu2 là công suất đầu ra của máy biến áp.
Q1 = U1I1sin1 là công suất phản kháng đầu vào.
q1 = 121 xI là công suất để tạo ra từ trường tản của dây quấn sơ cấp.
q2 = 222 xI là công suất để tạo ra từ trường tản của dây quấn thứ cấp.
qm là công suất tạo ra từ trường trong lõi thép.
Qđt = Q1 – q1 – qm là công suất phản kháng truyền qua phía thứ cấp.
Q2 = Qđt – q2 là công suất phản kháng đầu ra.
3. Hiệu suất của máy biến áp
Hiệu suất của máy biến áp là tỷ số giữa công suất đầu ra P2 và công suất đầu
vào P1: % = %100
1
2
P
P
Công thức tính hiệu suất:
% = %100).
cos
1( 2
02
2
0
ndm
n
PPS
PP
Trong đó: P0 , Pn tổn hao không tải, ngắn mạch của máy biến áp.
Sđm là công suất định mức của máy biến áp.
dmI
I
2
2 là hệ số tải.
cos2 là hệ số công suất tải
Hiệu suất cực đại: %max
Tính m =
nP
P0 là hệ số tải ứng với hiệu suất cực đại.
Thay m vào phương trình (9-15b) suy ra:
%max = %100).
cos2
2
1(
2
0
0
0
dm
n
S
P
PP
P
Từ giản đồ năng lượng ta thấy P2 < P1 nên % < 100%.
4. Độ thay đổi điện áp của máy biến áp
Khi máy biến áp làm việc, điện áp đầu ra U2 thay đổi theo tính chất điện cảm
hoặc điện dung của dòng điện I2, do có điện áp rơi trên dây quấn sơ cấp và thứ
cấp.
Hiệu số số học giữa các trị số của điện áp thứ cấp lúc không tải U20 và lúc có
tải U2 trong điều kiện U1đm không đổi gọi là độ thay đổi điện áp U của máy biến
áp. Trong hệ đơn vị tương đối ta có:
%100.%
20
220
U
UUU
Hay: )sin%.cos%.(% 22 nxnr uuU
%100..%
1
1
dm
ndm
nr U
rIu
%100.
.
%
1
1
dm
ndm
nx U
xI
u
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 9
22 %)(%)( nxnrn uuu
Trong thực tế muốn giữ cho điện áp U2 không đổi khi máy biến áp làm việc
với các tải khác nhau thì phải điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi lại số vòng
dây, nghĩa là thay đổi tỷ số biến áp
2
1
N
Nk .
IV. MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU
b)
Hình 9-10
Máy biến áp tự ngẫu (hay còn gọi là máy tự biến áp) được dùng khi cần điện
áp ra thay đổi hoặc tỷ số biến áp không lớn, máy biến áp tự ngẫu có công suất
thấp, thường được dùng trong các phòng thí nghiệm, dùng để điều chỉnh điện áp
khi mở máy động cơ xoay chiều ba pha.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc tương tự như máy biến áp thông thường, chỉ
khác cách đấu dây giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp. Trong máy hạ áp (hình 9-
10a), cuộn thứ cấp là một phần của cuộn sơ cấp. Trong máy tăng áp ( hình 9-10b),
cuộn sơ cấp là một phần của cuộn thứ cấp.
Để đơn giản, ta xét máy biến áp lý tưởng (không có tổn hao và từ tản, dòng
không tải bằng 0).
1. Máy tự giảm áp
Tỷ số máy biến áp cũng giống máy biến áp thông thường:
k
N
N
I
I
U
U
2
1
1
2
2
1
Xét quá trình năng lượng của máy:
Vì dòng điện không tải I0 = 0 nên trong phần chung ax có giá trị hiệu dụng là I2–
I1 Giả sử tải Zt là thuần trở, công suất P phát cho tải là:
P = U2I2 = U2I1 + U2(I2 - I1) = Pđ + Pđt
Với Pđ = U2I1 : công suất điện dẫn đến tải qua Aa.
Pđt = U2(I2 - I1) : công suất điện từ, biến đổi cho tải qua ax.
Tỷ lệ giữa Pđ, Pđt và công suất tổng P là:
kI
I
p
Pdt 1
2
1
k
k
I
II
P
Pdt 1
2
12
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 10
Ví dụ sau cho thấy máy biến áp tự ngẫu có thể phát cho tải công suất lớn hơn
máy biến áp thông thường cùng kích cỡ, đó là nhờ chỉ biến đổi một phần công
suất vào, phần kia được dẫn trực tiếp đến tải.
Ví dụ: Một máy biến áp phân phối 5kVA , 2300/230V được đấu lại thành máy
biến áp tự ngẫu để hạ điện áp từ 2530V xuống 2300V, theo sơ đồ hình 8-10a.
Cuộn 230V là đoạn Aa, cuộn 2300V là đoạn ax.
a) So sánh công suất định mức của máy biến áp tự ngẫu với máy biến áp
hai dây quấn ban đầu.
b) Tính công suất dây dẫn đến tải và công suất biến đổi cho tải qua ax.
Nhận xét gì?
Lời giải:
a) Khi còn là máy biến áp hai dây quấn:
I1 = 5000/2300 = 2,17 A
I2 = 5000/230 = 21,7A
Khi đấu lại thành máy biến áp tự ngẫu, điều kiện là các cuộn dây phải chịu
được dòng và áp như cũ. Vậy:
- Dòng qua Aa bằng dòng định mức sơ cấp của máy biến áp tự ngẫu bằng
21,7A.
- Dòng qua ax bằng dòng qua cuộn chung của máy biến áp tự ngẫu bằng
2,17A.
- Suy ra dòng qua tải bằng dòng định mức thứ cấp của máy biến áp tự ngẫu
bằng 21,7 + 2,17 = 23,87A.
Suy ra công suất định mức của máy biến áp tự ngẫu ( tải điện trở) là:
P = 2300.23,87 = 55.000W = 55kW
Tức là gấp 11 lần công suất của máy biến áp hai dây quấn.
b) Ta có:
k = 2530/2300 = 1,1
Pđ = Pk
1 = 50kW
Pđt = k
k 1 5kW
Nhận xét: công suất chủ yếu cung cấp cho tải được dẫn từ nguồn.
2. Máy tự tăng áp
Tương tự, xét hình 9-10b với tải điện trở:
P = U1I1 = U1I2 + U1(I1 – I2) = Pđ + Pđt
Với Pđ = U1I2 : công suất điện dẫn đến tải qua aA
Pđt = U1(I1 – I2) : công suất điện từ, biến đổi cho tải qua ax
Tỷ lệ giữa Pđ, Pđt với công suất tổng P là: P
Pñ = k < 1
P
Pñt = 1 – k
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 11
V. MÁY BIẾN ÁP BA PHA
Để thực hiện biến đổi điện áp trong hệ thống dòng điện ba pha, người ta có thể
sử dụng ba máy biến áp một pha như hình 9-11a, hoặc dùng máy biến áp ba pha
như hình 9-11b.
Về cấu tạo, lõi thép của máy biến áp ba pha gồm ba trụ như hình 9-11b.
Dây quấn sơ cấp ký hiệu bằng chữ in hoa:
Pha A ký hiệu là A – X.
Pha B là B – Y.
Pha C là C – Z.
Dây quấn thứ cấp các pha ký hiệu bằng các chữ in thường: a – x, b – y, c – z.
Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có thể nối hình sao hoặc tam giác. Nếu sơ cấp nối
hình sao, thứ cấp nối hình tam giác ta ký hiệu là /. Nếu sơ cấp nối hình sao, thứ
cấp nối hình sao có dây trung tính thì ta ký hiệu là Y/Y0.
Gọi số vòng dây một pha sơ cấp là N1, số vòng dây một pha thứ cấp là N2, tỷ
số điện áp pha giữa sơ cấp và thứ cấp sẽ là:
1
2
2
1
N
N
U
U
P
P
Tỷ số điện áp dây không những phụ thuộc vào tỷ số số vòng dây mà còn phụ
thuộc vào cách nối hình sao hay tam giác.
- Khi nối / ( hình 9-12a), bên sơ cấp nối tam giác nên ta có Ud1 = Up1, thứ
cấp nối hình sao ta có Ud2 = 3 Up2 . Vậy tỷ số điện áp dây là:
3.3 2
1
1
2
2
1
N
N
U
U
U
U
P
p
d
d
- Khi nối / ( hình 9-12b), sơ cấp có Ud1 = Up1 và thứ cấp có Ud2 = Up2 cho
nên:
2
1
1
2
2
1
N
N
U
U
U
U
P
p
d
d
CP
D
Co
lle
ge
BÀI GIẢNG: MÁY ĐIỆN
Trang 12
- Khi nối Y/Y ( hình 9-12c), sơ cấp có Ud1 = 3 Up1 và thứ cấp có Ud2 = 3 Up2
cho nên:
2
1
1
2
2
1
3
3
N
N
U
U
U
U
P
p
d
d
- Khi nối Y/ ( hình 9-12d), sơ cấp có Ud1 = 3 Up1 và thứ cấp có Ud2 = Up2
cho nên:
2
1
1
2
2
1 33
N
N
U
U
U
U
P
p
d
d
Ơû trên ta mới chú ý đến tỷ số điện áp dây, trong thực tế khi có nhiều máy biến
áp làm việc song song với nhau, ta phải chú ý đến góc lệch pha giữa điện áp dây
sơ cấp và điện áp dây thứ cấp. Vì thế khi ký hiệu tổ đấu dây của máy biến áp,
ngoài ký hiệu đấu các dây quấn ( hình sao hoặc tam giác), còn ghi thêm chữ số
kèm theo để chỉ góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp.
A
X
a
x
C
Z
b
y
c
z
B
Y
A
X
C
Z
c
z
a
x
B
Y
b
y
B
Y
a
x
C
Z
A
X
b
y
c
z
B
Y
C
Z
c
z
A
X
a
x
b
y
Hình 9-12. Sơ đồ nối dây máy biến áp ba pha.
Ví dụ như Y/Y-12:
Góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp là 12*300 = 3600
Y/-11: góc lệch pha