Mục đích yêu cầu của chương:
Sau khi học xong chương I sinh viên cần làm rõ
những vấn đềsau:
-Khái niệm quản trị
-Nhà quản trị
-Tưtưởng quản trị
-Đại cương vềdoanh nghiệp và quản trịdoanh
nghiệp.
30 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học phần :
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Số lượng: 2 tín chỉ
Giáo viên giảng dạy: Hồ Thị Diệu Ánh
Giáo trình:
1. Quản trị doanh nghiệp, Ts. Lê Văn Tâm. Ts Ngô
Kim Thanh, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
2. Quản trị kinh doanh, Ts. Nguyễn Thành Độ, Ts.
Nguyễn Ngọc Huyền, Đại học kinh tế quốc dân Hà
Nội.
Tài liệu tham khảo:
1. Quản trị học, Ts. Đoàn Thị Thu Hà, Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội.
2. Quản trị học, Ts. Nguyễn thị Liên Diệp, Đại học
Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
3. Mạng Internet.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
- Mục đích yêu cầu của chương:
Sau khi học xong chương I sinh viên cần làm rõ
những vấn đề sau:
- Khái niệm quản trị
- Nhà quản trị
- Tư tưởng quản trị
- Đại cương về doanh nghiệp và quản trị doanh
nghiệp.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
• I. Khái niệm quản trị.
• 1. Khái niệm.
+ Quản trị là những hoạt động cần thiết được
thực hiện khi con người kết hợp với nhau
trong các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu
chung.
+ Hoạt động quản trị là những hoạt động chỉ
phát sinh khi con người kết hợp với nhau
thành tổ chức
+ Đạt mục tiêu chung
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
- Tổ chức là tập hợp nhiều người mang tính tự giác có ý
thức về vai trò, nhiệm vụ quyền hạn nhằm thực hiện
mục tiêu chung cụ thể.
- Đặc điểm của tổ chức:
+ Một tổ chức phải có nhiều người
+ Những người tham gia vào tổ chức phải có ý tức đầy
đủ về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân và
cả tập thể
+ Cùng thực hiện mục tiêu chung.
- Ví du: Doanh nghiệp, trường học, bệnh viện.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
1.2. Chức năng quản trị.
- Khái niệm chức năng quản trị: chức năng quản trị
là những hoạt động riêng biệt của quản trị thể
hiện những phương thức tác động của nhà quản
trị đến các lĩnh vực quản trị trong tổ chức.
- Các chức năng cơ bản:
+ Chức năng hoạch định:gồm có việc định ra
mục tiêu của tổ chức, thiết lập chiến lược toàn bộ
tổ chức.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
- Chức năng tổ chức:vạch ra cấu trúc của tổ chức,
xác định những việc phải làm, ai phải làm việc đó,
các công việc cần được phối hợp với nhau như thế
nào
- Chức năng lãnh đạo: bao gồm việc động viên
khuyến khích, điều khiển hoạt động của người
khác
- Chức năng kiểm tra:Xác định việc thu thập thông
tin về kết qu, so sánh kết quả với mục tiêu thực
hiện các biện pháp sữa chữa sai lệch.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
1.3. Khoa học và nghệ thuật trong quản trị.
- Khoa học trong quản trị:
+ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
+ Sử dụng các phương pháp khoa học
- Nghệ thuật trong quản trị:
+
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
2. Nhà quản trị
2.1. Khái niệm nhà quản trị.
- Khái niệm: nhà quản trị là những có quyền và có trách nhiệm
điều khiển công việc của người khác họ được bố trí vào những
vị trí có tầm quan trọng khác nhau trong tổ chức
2.2. Phân loại nhà quản trị.
- Theo cấp bậc quản trị: phân chia nhà quản trị thành 3
loại: nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung, nhà
quản trị cấp cơ sở(cấp thấp)
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh
nghiệp
+ Nhà quản trị cấp cao:là những người chịu trách
nhiệm quản tri toàn diện đối với tổ chức. Nhà quản
trị cấp cao có quyền ra quyết định chiến lược hoặc
có ảnh hưởng đến việc ra quyết định chiến lược,
quyết định các chính sách, chỉ đạo mối quan hệ giữa
tổ chức với môi trường. Trong tổ chức, doanh
nghiệp nhà quản trị cấp cao thường tiêu biểu cho
các vị trí tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, chủ tịch
hội đồng quản trị
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
• +Nhà quản trị cấp trung:là những người chịu trách nhiệm
quản trị những bộ phận phân hệ của tổ chức. Họ là những
người ở giữa hệ thống, dưới các nhà quản trị cấp cao và
chịu trách nhiệm trước các nhân viên cấp dưới. Trong tổ
chức nhà quản trị cấp trung có thể là trưởng phòng, trưởng
các bộ phận, quản đốc.
• + Nhà quản trị cấp cơ sở: là những người chịu trách
nhiệm trước công việc của những người lao động trực
tiếp.Thông thường trong tổ chức họ thường ở các vị trí tổ
trưởng, trưởng nhóm
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
- Theo phạm vi hoạt động: chia thành nhà quản trị
tổng hợp và nhà quản trị chức năng.
• + Nhà quản trị tổng hợp: là những người chịu
trách nhiệm toàn bộ về quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là những
người định ra đường lối chính sách chiến lược cho
tổ chức.
• + Nhà quản trị chức năng: là những người chịu
trách nhiệm trong phạm vi lĩnh vực chức năng mà
mình phụ trách.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
2.3. Kỹ năng của nhà quản trị.
- Khái niệm kỹ năng: Kỹ năng là khả năng của con
người có thể đưa kiến thức vào thực tế nhằm đạt
được kết quả mong muốn với hiệu quả cao
- Các kỹ năng của nhà quản trị: kỹ năng kỹ thuật
(technical skill), kỹ năng quan hệ con người (human
skill), kỹ năng tư duy và ra quyết định (concetual skill
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
• Kỹ năng kỹ thuật: là khả năng của nhà quản trị thể
hiện được kiến thức tài năng trong quá trình quản trị
các họat động lĩnh vực chuyên môn của mình
• Kỹ năng quan hệ con người là khả năng một người
có thể làm việc được với những người khác
• Kỹ năng tư duy và ra quyết định là kỹ năng phân
tích giải quyết vấn đề phức tạp.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
• Mối quan hệ giữa nhà quản trị các cấp và kỹ năng
quản trị.
Kỹ năng kỹ
thuật
Kỹ năng
quan hệ con
người
Kỹ năng tư
duy
Nqt cấp cao 20% 30% 50%
NQT cấp
trung
30% 40% 30%
NQT cấp
thấp
50% 30% 20%
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
3. Tư tưởng quản trị
3.1. Giới thiệu về sự phát triển tư tưởng
3.2. Các trường phái quản trị phương Tây.
a). Trường phái quản trị khoa học
+ Fredrick Winslow Taylor (1856-1915
Nguyên lý quản trị theo khoa học của Taylor:
(1) Phân chia công việc của mỗi cá nhân thành
nhiều thao tác đơn giản.
(2) Áp dụng phương pháp tốt nhất một cách khoa
học để thực hiện các thao tác này.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh
nghiệp
(3) Lựa chọn huấn luyện nhân viên một cách khoa học, mỗi
công nhân chuyên về một thao tác để có thể thực hiện nó
có hiệu quả.
(4) Trả lương theo sản phẩm
+ Henry Gantt(1861- 1919)
Những đóng góp của Gantt:
(1) Xây dựng biểu đồ Gantt nhằm theo dõi tiến độ sản xuất,
lựa chọn phương pháp sản xuất tối ưu.
(2) Bổ sung vào phương pháp trả lương theo sản phẩm của
Taylor một hệ thống tiền thưởng cho sản phẩm vượt định
mức.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
+Frant và Lillian Gilbreth.
Những đóng góp:
(1) Tìm cách gia tăng tốc độ giảm các thao tác thừa.
Ví dụ: 12 thao tác để xây một viên gạch mỗi ngày một người
thợ có thể xây 1.000 viên
4 thao tác để xây một viên gạch mỗi ngày một người
thợ có thể xây 2.700 viên.
(2)Tập trung nhiều hơn vào khía cạnh con người, bớt số
lượng thao tác làm giảm ự mệt nhọc của công nhân. Quan
tâm đến điều kiện đảm bảo an toàn, số ngày làm việc tiêu
chuẩn, giờ giải lao.
Bài giảng Quản trị doanh
nghiệp
b) Trường phái quản trị hành chính
c) Trường phái quản trị tâm lý.
+ Hugo Munsterberg: người đầu tiên đề ra trường phái tâm lý
xã hội, đưa lý thuyết về tâm lý xã hội trong quản trị doanh
nghiệp.
- Để quản trị doanh nghiệp đạt năng suất cao phải đi sâu
nghiên cứu, tìm hiểu kỹ con người cả hai khía cạnh:
+ một nhân tố của lực lượng sản xuất
+ Giác độ tâm lý, tâm tư nguyện vọng của con
người.
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp
+ Mary Parker Follet:
Những đóng góp:
- Chú ý đến khía cạnh tâm lý đặc biệt mối quan hệ xã hội.
- Cho rằng quản trị doanh nghiệp là một tiến trình mang
tính chất quan hệ xã hội, để quản trị thành công phải
nghiên cứu kỹ sự hội nhập.
+ Elton Mayo:
Những đóng góp:
- Xem xét mối quan hệ giữa điều kiện vật chất và tâm lý xã
hội đến năng suất lao động.
- Nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm cách thoã mãn các
nhu cầu phi vật chất đối với con người nhằm gia tăng sự
cống hiến của họ.
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp
+ Donglas Mc. Gregor:
Những đóng góp:
- Thuyết Y ra đời, thuyết Y tác động đến con người không
phải bằng quy tắc, cách quản lý khắt khe mà bằng nổ lực
làm tăng giá trị của nhà quản trị. Thể hiện: chú ý đến sở
thích, mối quan hệ, tâm tư, nguyện vọng.
+ Abraham Maslow:
Những đóng góp:
- Tháp phân cấp nhu cầu: chia nhu cầu con người thành 5
nấc thang (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã
hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện)
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp
3.3. Trường phái quản trị phương Đông
- Trường phái quản trị Nhật Bản:
Với 2 lý thuyết nổi tiếng: thuyết Z và lý thuyết Kaizen.
Thuyết Z là đề cao vai trò tập thể trong môt tổ chức.
Ông chủ trương, trong quá trình điều khiển không nên áp
đặt từ trên xuống, để nhân viên tự xử sự cho phù hợp
từng tình huống, mọi người được tham gia vào các quyết
định chung; vì quyết định tập thể thường sáng suốt, có
hiệu quả hơn cá nhân.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
• Nếu đem so sánh với cách quản trị các doanh nghiệp của
các nước Âu Mỹ thì Thuyết Z có những khác biệt rõ rệt:
DN Nhật Bản DN âu Mỹ
. Làm việc suốt đời
. Đánh giá và đề bạt chậm
. Không chuyên môn hóa ngành nghề
. Cơ chế kiểm tra mặc nhiên
. Quyết định và trách nhiệm tập thể
. Quan hệ rộng rãi.
. Làm việc trong từng thời hạn.
. Đánh giá và đề bạt nhanh.
. Chuyên môn hóa ngành nghề.
. Cơ chế kiểm tra hiển nhiên.
. Quyết định và trách nhiệm cá nhân.
. Quan hệ cục bộ.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh
nghiệp
- Lý thuyết Kaizen:
Lý thuyết Kaizen chìa khoá của sự thành công về quản trị
của Nhật Bản. (Masakiimai)
Đặc điểm:
- Cốt lõi của Kaizen là cải tiến nho nhỏ, cải tiến từng
bước một. Công việc được cải tiến hàng ngày thông qua
những cải tiến Kaizen, việc cải tiến thường dựa vào
nguồn lực sẵn có.
- Kaizen chú trọng tới quá trình thực hiện công việc chứ
không chú trọng tới kết quả thực hiện công việc.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
4. Đại cương về doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp.
4.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực
hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng
sản xuất, mua bán hàng hoá hoặc làm dịch vụ,nhằm thoã
mãn nhu cầu con người và xã hội và thông qua hoạt động
hữu ích đó kiếm lời.
- Theo Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp là một tổ chức
kinh tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được
thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
- Phân loại:
+ Căn cứ theo hình thức sở hữu vốn:
Chia thành doanh nghiệp một chủ sở hữu và doanh nghiệp nhiều chủ
sở hữu.
* Doanh nghiệp một chủ sở hữu:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
* Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu:
- Công ty
+ Công ty đối nhân: - Công ty hợp danh
- Công ty hợp vốn
+ Công ty đối vốn: - Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- Hợp tác xã:
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh
nghiệp
- Căn cứ vào quy mô:
Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới: 4 loại
+ Doanh nghiêp siêu nhỏ: < 10 lao động
+ Doanh nghiệp nhỏ: 10 -50 lao động
+ Doanh nghiệp vừa: 50 – 300 lao động
+ Doanh nghiệp lớn: >300 lao động
Việt Nam:
+ Doanh nghiệp nhỏ vừa: < 10 tỷ đồng; < 300 lao
động
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
- Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp nhà nước
2. Doanh nghiệp tư nhân
3. Công ty hợp danh
4. Công ty TNHH
5. Công ty cổ phần
6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
7. Hợp tác xã
8. Nhóm công ty
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh
nghiệp
4.2. Quản trị doanh nghiệp
- Khái niệm: Quản trị doanh nghiệp là một quá trình
tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao
động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt
nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt
động sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định
và thông lệ xã hội.
Chương I: Tổng quan về Quản trị doanh nghiệp
- Xét về mặt tổ chức kỹ thuật: quản trị doanh
nghiệp chính là sự kết hợp nổ lực của con người
trong doanh nghiệp để đạt mục tiêu chung của
doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi người có
hiệu quả nhất.
- Xét về mặt kinh tế xã hội: Hoạt động quản trị
doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu lợi ích của
doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại
phát triển lâu dài đáp ứng mong muốn của chủ sở
hữu và mọi thành viên trong doanh nghiệp.