Khái niệm: Hệ thống kinh tế nông nghiệp là
tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp,
biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu
sản xuất, những hình thức tiêu dùng các sản
phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức
sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý
tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền
nông nghiệp
39 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương II: Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG II
HỆ THỐNG KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM
2Khái niệm: Hệ thống kinh tế nông nghiệp là
tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp,
biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu
sản xuất, những hình thức tiêu dùng các sản
phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức
sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý
tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền
nông nghiệp
3I/ BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG CỦA
HỆ THỐNG KTNNVN
1/BẢN CHẤT HỆ THỐNG KTNN VN
- Hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể các
quan hệ kinh tế trong nông nghiệp
QHSX Sở hữu (các tp kinh tế, các hình
thức tổ chức sx..)
Phân phối
Quản l ý
Hình thức tổ chức là biểu hiện cụ thể của 3 quan
hệ trên trong nội dung quan hệ sản xuất.
42/ ĐẶC TRƯNG HỆ THỐNG KTNN VIỆT NAM
a/Hệ thống đa sở hữu (rất đa dạng: sở hữu Nhà nước, sở
hữu tập thể, sở hữu cá thể tư nhân và sở hữu hỗn hợp)
- Sở hữu Nhà nước: Vai trò nòng cốt và chỉ đạo, dẫn dắt
và định hướng phát triển toàn bộ ngành nông nghiệp.
(Ngoài ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân)
• Các doanh nghiệp vốn Nhà nước nằm ở các vùng
trọng yếu, vùng sâu... giữ vai trò hạt nhân phát triển.
• Cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp
5
6a/ Hệ thống đa sở hữu
- Sở hữu tập thể:
+Về giá trị: Vốn thuộc sở hữu tập thể hợp tác xã hay
của các hình thức hợp tác gồm vốn cổ phần sáng lập,
cổ phần vốn góp, phần lợi nhuận kinh doanh trích lập
quỹ phát triển sản xuất (nếu có).
+Về hiện vật: Tài sản thuộc sở hữu tập thể cũng đa dạng
gồm công trình tưới tiêu của tập thể, các trang thiết bị
và trụ sở làm việc, các máy móc hay tài sản cố định
mua sắm...
7a/ Hệ thống đa sở hữu
- Sở hữu cá thể tư nhân: Hiện nay cả nước
chỉ có 5% do doanh nghiệp Nhà nước đảm
nhận kinh doanh số còn lại do dân làm dưới
hình thức kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
8a/ Hệ thống đa sở hữu
- Sở hữu liên kết:
+ Đồng sở hữu (cùng đấu thầu diện tích mặt nước, diện
tích đất trống đồi trọc và cùng góp vốn kinh doanh)
+ Nền tảng sở hữu Nhà nước (Nhà nước đầu tư cải tạo,
khai hoang, xây dựng cơ sở hạ tầng rồi khoán hoặc
cho hộ gia đình, trang trại thuê để kinh doanh.
+ Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp
+ Sở hữu của công ty theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
+ Sở hữu liên kết theo mô hình tập đoàn kinh tế
9b/Đa hình thức tổ chức sản xuất (nhiều hình thức
tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng và năng động)
GỒM: Các DNNNg 100% vốn Nhà nước; các
công ty cổ phần; các hợp tác xã; các hình thức
kinh tế hợp tác đa dạng của nông dân; các hình
thức liên kết, liên doanh tự nguyện
Trong đó: Kinh tế hộ và trang trại là hình thức
cơ bản của hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều
thành phần, đơn vị kinh tế cơ sở (nhỏ không
chia được)
10
c/ Các chủ thể kinh tế trong hệ thống đều tự do kinh
doanh theo pháp luật, có quyền bình đẳng về nghĩa
vụ và quyền lợi trước pháp luật.
- Luật doanh nghiệp tư nhân,
- Luật doanh nghiệp Nhà nước,
- Luật công ty,
- Luật hợp tác xã v.v...
=>Không phân biệt đối xử với các chủ thể kinh tế
thuộc các thành phần kinh tế trong nông nghiệp.
=> Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau vừa cạnh tranh vừa liên kết hợp tác và
phát triển đạt trình độ xã hội hoá ngày càng cao.
11
12
d/ Việc quản lý, vận hành.
• Theo cơ chế Thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo hướng XHCN.
• Hạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính,
đảm bảo nguyên tắc thị trường; kết hợp với các
kế hoạch định hướng và các chính sách kinh tế
vĩ mô của Nhà nước.
• Mọi yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của
sản phẩm nông nghiệp đều phải đi vào thị
trường.
13
II/ Lịch sử hình thành phát triển hệ
thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam
1. Thời kỳ trước cách mạng 1945
- Kinh tế địa chủ: Chiếm hữu nhiều ruộng đất, phát canh
thu tô.
- Kinh tế phú nông: Một phần sp mang bán trên TT, có thuê
mướn lđ.
- Trung nông: hộ có ruộng tự cày cấy đủ ăn, không dôi dư
- Kinh tế bần nông: Những nông hộ nghèo, thiếu ruộng làm
không đủ ăn.
- Cố nông, những người không có ruộng đi làm thuê để
kiếm sống.
- Kinh tế đồn điền của các địa chủ - tư sản Pháp ở Việt
Nam (nông nô)
14
II/ Lịch sử hình thành phát triển hệ
thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam
2. Thời kỳ 1945 - 1954
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng: Kinh tế địa chủ bị suy
yếu, kinh tế phú nông chững lại, kinh tế trung nông lớn
lên cả về số hộ và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ; đời sống
của bần nông và cố nông được cải thiện.
3. Thời kỳ 1955 – 1975 (mô hình HTX và KT quốc doanh;
TBCN)
- Thực hiện các kế hoạch 3 năm , 5 năm thành công dần
dần chuyển dịch lao động trong NN.
- Thi đua phát triển sản xuất
- Miền nam phát triển KT trang trại, đồn điền
15
4. Thời kỳ 1976 – 1987
Hình thành các mô hình: HTX, nông lâm trường....
+ Nông dân và công nhân nông nghiệp mất quyền người
chủ trực tiếp sản xuất
+ Quy mô HTX và nông trường lớn =>bộ máy cồng kềnh,
quản lý quan liêu, lãng phí lớn, tham ô phổ biến, tài sản
thất thoát, ruộng đồng bỏ hoang.
+ Năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm sút liên tục và
nghiêm trọng. Tình trạng nợ lương công nhân trở thành
phổ biến và kéo dài liên miên.
+ Sản xuất lương thực chỉ tự cấp, tự túc; mức sản lượng
lương thực bình quân đầu người liên tục giảm xuống,
lượng gạo nhập khẩu mỗi năm tăng dần lên và tới trên 1
triệu tấn.
16
5 Giai đoạn từ 1987 đến nay
a. Xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ,
giao đất, cấp sổ đỏ, quy định 5 quyền sử dụng
đất lâu dài cho nông hộ.
b. Từng bước đổi mới mô hình hợp tác xã kiểu
cũ.
c. Đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
trong nông nghiệp.
17
III. Xu hướng và giải pháp phát triển
kinh tế trang trại
• Hộ gia đình: số nhân khẩu/hộ khẩu.
*KT hộ
+ Kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa→
phát triển thành kinh tế tr/ trại.
+ Kinh tế hộ tự cấp tự túc
+ Kinh tế hộ nghèo→ kinh tế hỗ trợ, trợ cấp.
18
III. Xu hướng và giải pháp phát triển
kinh tế trang trại
1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang
trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất
cơ sở trong nông, lâm và thủy sản với mục
đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, có quy
mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ
lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và
quản lý tiến bộ.
19
1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
• Tiêu chí
+ Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bỡnh
quân một năm của trang trại (Đối với miền Bắc
có quy mô 40 triệu đồng và miền Nam - 50
triệu đồng trở lên).
+ Quy mô sản xuất của trang trại phải tương đối
lớn và vượt trội so với kinh tế hộ nông dân
(>3ha đồng bằng, >5 ha nỳi)
20
2. Những đặc trưng của kinh tế trang trại
- Tỷ suất hàng hoá thường đạt 70 - 80% trở lên.
- Chủ trang trại là cá thể nắm một phần quyền sở
hữu và toàn bộ quyền sử dụng đối với ruộng
đất, tư liệu sản xuất, vốn và sản phẩm làm ra.
- Quy mô đủ lớn
- Tổ chức và quản lý đơn giản và gọn nhẹ
- Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực,
có kiến thức và kinh nghiệm, có hiểu biết kinh
doanh thị trường.
21
22
23
3. Nguồn gốc hỡnh thành và phát triển kinh tế
trang trại
+ Từ tự cấp, tự túc=> kinh doanh sản xuất hàng
hoá=> hộ sản xuất giỏi => kinh tế trang trại
+ Một số người có khả năng kinh tế bỏ vốn ra
thuê đất hoặc mua đất lập trang trại.
+ Những hộ nhận khoán trở thành đơn vị kinh tế
tự chủ trong các nông, lâm trường quốc doanh.
Trang trại cừu
24
25
4. Những giải pháp phát triển kinh tế
hộ, kinh tế trang trại
a. Giải pháp trước mắt
+Thông tin thị trường đầy đủ, kịp thời
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâu dài, về chuyển giao công nghệ
+ Cần chủ động lựa chọn lấy ngành sản
xuất hàng hoá thiết thực có thị trường
26
4. Những giải pháp phát triển kinh tế
hộ, kinh tế trang trại
b. Giải pháp cơ bản, lâu dài
- Đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn lên
công - nông - dịch vụ.
- Phát triển mạnh thị trường nông thôn,
- Thúc đẩy quá trình liên doanh liên kết
- Kết hợp với các chương trình của chính phủ để
xây dựng các vùng kinh tế trang trại sản xuất
hàng hoá cao.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với phát
triển kinh tế trang trại.
27
IV. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp
1. Bản chất KT tập thể
+ Nền tảng: sở hữu tập thể . Cách đóng góp khác nhau → tập thể
khác nhau. ( Cách sử dụng quỹ tập thể khác nhau, Sau mỗi
năm hoạt động có lợi nhuận và cách xử lý khác nhau)
+ Quỹ tích lũy: tập thể càng mạnh quỹ tích lũy càng lớn.
+ Thành viên ra khỏi tập thể → được rút vốn góp cổ phần (không
được rút từ quỹ tích lũy)
+Khi mua sắm trang thiết bị, tập thể có thể sử dụng vốn góp của
1thành viên nhưng sở hữu là của tập thể)
+Các hình thức tổ chức kinh tế tập thể là rất đa dạng, trong đó
nòng cốt là các hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác
đa dạng khác
28
IV. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp
1. Bản chất KT tập thể.
-Tính tất yếu:
+ Tập thể: Nhóm người ít nhất 2 thành viên
+ KT tập thể: Sở hữu tập thể, chung về kinh
tế; Bắt nguồn từ tính tất yếu của hoạt
động tập thể
29
2. Khái niệm, đặc trưng của HTX
nông nghiệp.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do
những người lao động có nhu cầu, lợi ích
chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức
lập ra theo quy định của Pháp luật để phát
huy sức mạnh của tập thể và của từng xã
viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu
quả hơn các loại hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự lễ khởi công
xây dựng cụm cảng Đa Phúc ngày 02/03/2010
30
31
Đặc trưng HTX
+Liên kết kinh tế tự nguyện của những
nông hộ, nông trại
+ Cùng góp vốn của các thành viên và bình
đẳng
+ Mục đích kinh doanh: các dịch vụ cho xã
viên và tuân theo nguyên tắc bảo toàn và
tái sản xuất mở rộng.
+Thành lập và hoạt động theo nguyên tắc
tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi
32
Đặc trưng HTX
+Liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ
khả năng quản lý kinh doanh.
+Quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên: liên
kết, giúp đỡ; vừa là quan hệ giữa hai đơn
vị kinh doanh.
+ Là tổ chức kinh tế liên kết mang tính chất
vừa tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh.
33
Nội dung hoạt động, đối tượng
phục vụ
+ Nội dung: Các dịch vụ cho xã viên
+ Đối tượng phục vụ: Quan hệ HTX và xã
viên (2 đối tác có tư cách pháp nhân tự lấy
thu bù chi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế)
• Chủ hộ gia đình đại diện xã viên HTX
• Cá nhân và doanh nghiệp là xã viên HTX
34
Đổi mới và phát triển HTX nông
nghiệp - Luật HTX 2003
Năm 1986 đổi mới từ tập trung bao cấp sang KT thị trường.
Hướng phát triển (5 hướng)
- Đổi mới nội dung và mục đích kinh doanh dịch vụ đầu vào
và đầu ra cho các hộ xã viên ( các dịch vụ cho sản xuất,
không tổ chức sản xuất)
- Đổi mới phương pháp: điều hành trực tiếp → hợp đồng.
- Đảm bảo hiệu quả trong hoạt động dịch vụ
- Đổi mới tổ chức bộ máy: tinh gọn hơn phù hợp với hoạt
động kinh doanh tập thể: giảm chi phí, hiệu quả
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
35
Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế
hợp tác xã
- Gắn với sự phát triển thị trường, quan hệ các hộ
nông dân, giữa hộ nông dân với các tổ chức
kinh tế => mang tính kinh doanh cao, nhạy cảm
với biến động của thị trường
- Các hộ nông dân tự nguyện cùng nhau thành
lập các tổ chức kinh tế hợp tác
- Hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng
hội, hiệp hội ngành nghề giúp nhau về vốn, kỹ
thuật và kinh nghiệm trong sản xuất tiêu thụ
36
V. KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NÔNG NGHIỆP
- Doanh nghiệp Nhà nước công ích: sản xuất, cung
ứng sản phẩm và dịch vụ chung xã hội=>hiệu quả
thấp (công ty, trung tâm nghiên cứu chuyển giao công
nghệ, công ty thủy nông, công ty giống; công ty
khoanh nuôi và bảo vệ rừng, ...)
- Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh: gắn với thị
trường, kinh doanh theo cơ chế thị trường=>Kém
hiệu quả, thua lỗ.
Nguyên nhân do sở hữu và lợi ích Nhà nước chưa tạo
được động cơ và sức ép (+quan liêu, lãng phí, tham ô)
37
Xu hướng chuyển dịch
Tăng thêm những doanh nghiệp công nghệ
cao, những doanh nghiệp đầu đàn và ở những
vùng kinh tế mới cần phát triển những doanh
nghiệp công ích cần thiết.
Cổ phần hoá hoặc nhượng bán những doanh
nghiệp kinh doanh bình thường hoặc yếu kém
để tạo sức sống mới cho chúng.
38
Hợp tác xã Công ty cổ phần
- Nền tảng sở hữu: cổ phần
+ Cổ phần sáng lập: = nhau
-Huy động thêm: từ cá nhân có điều
kiện, từ bên ngoài
- Chế độ phân phối: trích lợi nhuận→
Hình thành quỹ tích lũy.
- Luật HTX.
- Cơ chế quản l ý: vai trò các xã viên là
như nhau ( cơ chế đối nhân)
- Cổ phần
+ Khác nhau
-Không
Chia hết lợi nhuận cho cổ đông→cổ
tức. →có thể không có quỹ tích
lũy.
- Luật doanh nghiệp
Ai có cổ phần lớn hơn sẽ có quyền
quyết định lớn hơn (cơ chế đối
vốn)
39
VI. Thúc đẩy quá trình liên kết
liên doanh trong Nhà nước
• Quy hoạch chuyên môn hóa, phát triển
• Mô hình phù hợp
• Mở rộng quy mô ngành
• Cơ cấu loại DN sở hữu khác nhau
• Liên kết theo lãnh thổ và theo ngành