Bài giảng Chương II: Lý luận cơ bản về tiền tệ

Sự ra đời và phát triển của tiền t? „ 1. Khái quát sự ra đời của tiền tệ „ Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của trao đổi hàng hoá. „ Trong giai đoạn đầu, người ta trao đổi hàng hoá trực tiếp: H1 ? H2. „ Việc trao đổi hàng hoá trực tiếp như trên tạo ra điều bất tiện rất lớn cho những người tham gia quan hệ trao đổi là cần phải tìm đúng người vừa có hàng hoá mà mình cần, vừa có nhu cầu về hàng hoá của mình.

pdf11 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương II: Lý luận cơ bản về tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PDH 1 CHƯƠNG II LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ PDH 2 I. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ „ 1. Khái quát sự ra đời của tiền tệ „ Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của trao đổi hàng hoá. „ Trong giai đoạn đầu, người ta trao đổi hàng hoá trực tiếp: H1 ‟ H2. „ Việc trao đổi hàng hoá trực tiếp như trên tạo ra điều bất tiện rất lớn cho những người tham gia quan hệ trao đổi là cần phải tìm đúng người vừa có hàng hoá mà mình cần, vừa có nhu cầu về hàng hoá của mình. PDH 3 „ Khi trao đổi hàng hoá mở rộng, để giải quyết khó khăn trên người ta đã thực hiện trao đổi hàng hóa gián tiếp: „ H1 ‟ vật trung gian - H2. „ Sự ra đời của “ vật trung gian ” đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ. 2. Các thời kỳ phát triển của tiền tệ: „ 2.1. Hoá tệ: là tiền tệ dưới dạng hàng hóa, gồm 2 loại: „ - Hoá tệ không kim loại. „ - Hoá tệ kim loại. PDH 4 „ 2.2. Tín tệ: là thứ tiền tự nó không có giá trị nhưng nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được sử dụng làm phương tiện trao đổi. „ Tín tệ còn được gọi là chỉ tệ vì nó là thứ tiền được người ta gán cho, chỉ định cho một giá trị nhất định để đóng vai trò tiền tệ. Tín tệ gồm 2 loại tiền là tín tệ kim loại và tiền giấy: „ + Tín tệ kim loại: giá trị của chất kim loại đúc thành tiền nhỏ hơn nhiều so với giá trị ghi trên mặt đồng tiền (Hoá tệ kim loại: giá trị của chất kim loại đúc thành tiền đúng bằng giá trị ghi trên mặt đồng tiền tính theo định nghĩa tiền tệ của nhà nước). PDH 5 „ + Tiền giấy có 2 loại là tiền giấy khả hoán (có thể chuyển đổi ra vàng theo đúng định nghĩa tiền tệ của nhà nước) và tiền giấy bất khả hoán (chỉ có thể dùng tiền để mua vàng theo giá thị trường). 2.3. Các hình thức khác của tiền tệ - Bút tệ (tiền ghi sổ): là thứ tiền ghi chép trên sổ kế toán ngân hàng. - Tiền điện tử: nhờ các loại thẻ thanh toán mà giảm thiểu thời gian ghi chép chứng từ, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán NH. PDH 6 II. Bản chất, chức năng của tiền tệ „ 1. Bản chất của tiền tệ „ Từ nguồn gốc ra đời của tiền tệ, ta hiểu thực chất tiền tệ là hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật trung gian trong trao đổi. Từ khi xuất hiện đến nay, do tiền tệ đã có sự thay đổi căn bản nên quan điểm về bản chất của tiền tệ cũng thay đổi. + Nếu là hóa tệ (như thóc, cừu, bạc, vàng) thì ta gọi nó là tiền thực chất, vì nó có giá trị nội tại (GT bản thân). + Nếu là tín tệ (tiền giấy, tín tệ kim loại) thì ta gọi nó là tiền dấu hiệu, vì nó chỉ có GT danh nghĩa (GT đại diện). Ngày nay, các nước đều sử dụng tín tệ, vì vậy kinh tế học hiện đại (thế kỷ 20) cho rằng: Tiền tệ là một phương tiện trao đổi được luật pháp thừa nhận. PDH 7 2. Chức năng của tiền tệ Các cách trình bày chức năng của tiền tệ: - Cách 1: Tiền tệ có 5 chức năng (K. Marx): + Chức năng đo lường GT (thước đo GT). + Chức năng phương tiện lưu thông. + Chức năng phương tiện thanh toán. + Chức năng phương tiện tích lũy. + Chức năng tiền tệ thế giới. „ Tiền có chức năng tiền tệ thế giới khi nó thực hiện được 4 chức năng đầu trên phạm vi thế giới. „ Vàng có chức năng tiền tệ thế giới. „ USD, EUR, GBP có chức năng tiền tệ quốc tế. PDH 8 - Cách 2: Tiền tệ có 4 chức năng (không quan tâm đến chức năng tiền tệ thế giới). - Cách 3: Tiền tệ có 3 chức năng (không quan tâm đến chức năng tiền tệ thế giới + gộp 2 chức năng phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán làm một và gọi tên là phương tiện trao đổi). „ 2.1. Chức năng phương tiện trao đổi: „ Trong chức năng này tiền tệ được sử dụng làm phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. „ - Tiền là phương tiện lưu thông khi nó được sử dụng làm vật trung gian trong quá trình trao đổi (lưu thông) hàng hóa: H1- Tiền - H2. „ - Tiền là phương tiện thanh toán khi nó được sử dụng để chi trả không trực tiếp gắn với việc mua bán hàng hóa. PDH 9 Khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi không nhất thiết phải sử dụng tiền thực chất có đầy đủ giá trị, mà có thể sử dụng tiền dấu hiệu. Vì vậy, tiền dấu hiệu ra đời từ quá trình thực hiện chức năng phương tiện trao đổi. 2.2. Chức năng đo lường giá trị: - Giá trị của đơn vị tiền tệ được sử dụng làm tiêu chuẩn để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác thành giá cả hàng hoá. Thực chất GC hàng hóa là tỷ lệ so sánh giữa GT hàng hóa với GT của đơn vị tiền tệ. PDH 10 - Vận dụng chức năng đo lường GT của tiền tệ đã giúp cho các DN hạch toán chi phí KD, tính giá thành sản phẩm, đánh giá hiệu quả KD. Ở tầm vĩ mô, tiền tệ được sử dụng để tính toán GNP, GDP 2.3. Chức năng phương tiện tích luỹ (cất trữ): Tiền được cất trữ lại để đề phòng rủi ro hoặc mua sắm trong tương lai. PDH 11 Ghi chú: Về tên gọi, tiền mỗi nước đều có tên gọi, tên gọi đó có thể giống nhau, vì vậy để chuẩn xác thông tin cần gọi tên đồng tiền kèm theo tên quốc gia. Về ký hiệu tiền tệ theo quy tắc quốc tế, gồm 3 chữ, trong đó 2 chữ đầu để ký hiệu tên quốc gia, chữ thứ ba để ký hiệu tên đồng tiền. Ký hiệu tiền thống nhất theo quy tắc quốc tế cho phép tiết kiệm và chuẩn hoá thông tin trong giao dịch.
Tài liệu liên quan