Nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của NH
- Vốn chủ sở hữu
- Tiền gửi
- Tiền vay
II. Quản lý vốn nợ
- Quản lý quy mô và cơcấu
- Quản lý chi phí
- Quản lý kỳ hạn
52 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương II: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn trong ngân hàng (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: NGUỒN VỐN VÀ QUẢN
LÝ NGUỒN VỐN TRONG NGÂN HÀNG
I. Nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của NH
- Vốn chủ sở hữu
- Tiền gửi
- Tiền vay
II. Quản lý vốn nợ
- Quản lý quy mô và cơ cấu
- Quản lý chi phí
- Quản lý kỳ hạn
I. NGUỒN VỐN VÀ NGHIỆP VỤ
NGUỒN VỐN CỦA NHTM
1. Vốn chủ sở hữu
2. Vốn nợ
1.1 VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.1 Vốn chủ sở hữu
Cơ cấu VCSH:
- Vốn góp: Tuỳ theo tính chất của ngân hàng: vốn của
Nhà nước, các cổ đông đóng góp, các bên liên doanh
góp, vốn thuộc sở hữu tư nhân.
- Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung VĐL, Quỹ bảo toàn
vốn,Quỹ thặng dư, Quỹ DDTPT, Quỹ phúc lợi, Quỹ
khen thưởng, Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng...
- Các khoản vay dài hạn (có điều kiện nhất định)
Thành phần VCSH: Theo hiệp định Basel 1988
* Vốn cơ bản: (Vốn cấp I):
+ vốn điều lệ, vốn cổ phần tăng thêm, lợi nhuận giữ lại, quỹ dự
trữ công khai từ lợi nhuận sau thuế. Chiếm tỷ trọng tối thiểu 50%
vốn tự có của NH
* Vốn bổ sung: (Vốn cấp II)
+ Quỹ dự trữ do đánh giá lại tài sản, quỹ dự phòng bù đắp những
rủi ro được trích lập để bù đắp những rủi ro đột xuất chưa xác định
được, các khoản nợ được xem như vốn
* Khi tính hệ số an toàn vốn các khoản được loại trừ khỏi vốn tự có
bao gồm: Các khoản đã đầu tư vào công ty con hạch toán độc lập.
Phần vốn góp vào NH và tổ chức tài chính khác.
Thành phần VCSH: Theo quy định của Việt Nam (Luật các TCTD
1998 và sửa đổi năm 2004):
Điều 20, khoản 13.
Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một
số tài sản "Nợ" khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động ngân hàng.
Thành phần VCSH: Theo quy định của Việt Nam (Luật các TCTD
2004:
Điều 87. Các quỹ
1. Hàng năm tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau
thuế để lập và duy trì các quỹ sau đây:
a) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích hàng năm
theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do
Chính phủ quy định;
b) Các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng không được dùng các quỹ quy định tại
khoản 1 Điều này để trả lợi tức cổ phần.
1.1 VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vai trò VCSH:
- Bảo vệ người gửi tiền
- Tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động
- Điều chỉnh các hoạt động của NH
- “Tấm đệm” chống đỡ rủi ro
Đặc điểm VCSH:
- Tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
- Chi phí huy động cao
- Thanh khoản thấp
1.2. Vốn nợ
1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để
giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng ngân hàng
huy động tiền của doanh nghiệp, tổ chức và dân cư.
Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và
để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao,
các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức
huy động khác nhau.
1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Phân loại tiền gửi
- Theo mục đích: Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm
(hay tiền gửi giao dịch và phi giao dịch)
- Theo thời hạn: Tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn, kỳ
hạn trung, kỳ hạn dài
- Theo đối tượng gửi: Tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp, NH
khác, tổ chức xã hội chính trị.
- Thực tế: sử dụng kết hợp các loại tiền gửi
1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
a. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch/tiền gửi không
kỳ hạn)
Doanh nghiệp, cá nhân gửi vào NH nhờ giữ và thanh
toán hộ nhưng chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư.
Lãi suất rất thấp (hoặc bằng không) nhưng chủ tài khoản
có thể được hưởng các dịch vụ NH với mức phí thấp.
Kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho
vay (thấu chi- chi trội trên số dư có của tài khoản tiền
gửi thanh toán).
1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
b. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và
các tổ chức xã hội dự định được sử dụng sau một
thời gian xác định
Không được sử dụng các hình thức thanh toán
Kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao
1.2.1 Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
c. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Từ thu nhập tạm thời chưa sử dụng (tiết kiệm) với
mục tiêu bảo toàn và sinh lời
Mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức
huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn
Sổ tiết kiệm không dùng để thanh toán tiền hàng và
dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn
d. Tiền gửi của các ngân hàng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục
đích khác với qui mô không lớn.
1.2.2 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM
a. Vay NHNN (vay Ngân hàng trung ương)
Nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả, khi
thiếu hụt dự trữ (dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán)
Hình thức vay: tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các
giấy tờ có giá đã được các NHTM chiết khấu (hoặc
tái chiết khấu) có thể tái chiết khấu tại NHNN.
NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và
kiểm soát nhất định: những giấy tờ có giá có chất
lượng và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà
nước trong từng thời kỳ.
1.2.2 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM
b. Vay các tổ chức tín dụng khác
Các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ
chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng.
Vay để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách, bổ sung hoặc
thay thế cho nguồn vay từ NHNN.
Quá trình vay mượn đơn giản: vay trực tiếp hoặc thông
qua ngân hàng đại lí
Có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng các
chứng khoán của kho bạc.
1.2.2 Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM
c. Vay trên thị trường vốn
Phát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu)
huy động tiền gửi trung và dài hạn.
Thường không có đảm bảo, những ngân hàng có uy
tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn.
Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát
triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển
đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng
Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo
quản hộ... ảnh hưởng đến khả năng vay mượn.
1.2.3 Vốn nợ khác
Loại này bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn trong
thanh toán, các nguồn khác
Các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác
đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu
hộ... tạo nên nguồn uỷ thác tại NH
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có
thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong
quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mở L/C,...)
Tiền khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp,
lương chưa trả...
1.3 Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới
các nguồn vốn nợ
1.3.1 Đặc điểm tiền gửi và các nhân tố ảnh hưởng
Phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu.
Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm
thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng.
Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn
khác (> 50% tổng nguồn vốn) và là mục tiêu
tăng trưởng hằng năm của các ngân hàng.
1.3.1 Đặc điểm tiền gửi và các nhân tố
ảnh hưởng (tiếp)
Tiền gửi phải dự trữ bắt buộc nên chi phí sử dụng
thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi.
Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, nhạy cảm
với các biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu
kì chi tiêu, và nhiều nhân tố khác.
Ngoài ra: địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi
nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động,
các dịch vụ đi kèm, thời vụ chi tiêu...
1.3.2 Đặc điểm tiền vay và các nhân tố ảnh
hưởng
Tỷ trọng trong tổng nguồn thấp
Thời hạn và qui mô xác định trước, do vậy tạo
thành nguồn ổn định.
NH chỉ vay lúc cần thiết: NH hoàn toàn chủ
động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhu
cầu.
Lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi với cùng kì hạn.
1.3.2 Đặc điểm tiền vay và các nhân tố ảnh
hưởng
Vay NHNN và NH khác: lãi suất thấp song kỳ hạn ngắn,
nhằm đảm bảo thanh toán tức thời, phụ thuộc vào chính
sách tiền tệ từng thời kỳ.
Vay NH khác: có thể khó khăn khi nhiều ngân hàng đang
thiếu phương tiện thanh toán.
Vay trên thị trường liên ngân hàng: phụ thuộc vào uy tín
và khả năng phân tích rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái.
Vay thông qua phát hành các giấy nợ trung và dài hạn:
thu nhập của dân cư, ổn định vĩ mô, kỹ thuật của NH
nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện
đối với người cho vay.
1.3.3 Đặc điểm nguồn khác và các nhân tố
ảnh hưởng
Đặc điểm
Phần lớn không phải trả lãi (lãi suất danh nghĩa
bằng không), tuy nhiên chi phí để có và duy trì rất
đáng kể
Quy mô không lớn (trừ một số ngân hàng có các
dịch vụ uỷ thác cho nhà nước hoặc tổ chức quốc tế)
II. QUẢN LÝ VỐN NỢ
2.1 Mục tiêu quản lý
2.2 Nội dung quản lý
2.1 Mục tiêu quản lý
Tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về
quy mô cho vay và đầu tư
Đa dạng hoá các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu
nguồn có chi phí thấp nhất, và phù hợp với nhu
cầu sử dụng
Duy trì tính ổn định của nguồn tiền
Tìm kiếm các công cụ nợ mới
2.2 Nội dung quản lý
- Quy mô và cơ cấu
- Lãi suất
- Kỳ hạn (tính ổn định) của các khoản nợ
- Tính thanh khoản
2.2.1 Quản lý quy mô và cơ cấu
nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để
gia tăng qui mô và thay đổi cơ cấu một cách
có hiệu quả nhất.
cơ cấu nợ ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và
quyết định chi phí của ngân hàng.
2.2.1 Quản lý quy mô và cơ cấu
Nội dung quản lý:
- Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về
các loại nguồn, tốc độ quay vòng mỗi loại
- Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố gắn liền với
thay đổi đó
- Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù
hợp với yêu cầu sử dụng.
2.2.1 Quản lý quy mô và cơ cấu
NH lớn có quy mô nguồn lớn, tốc độ tăng trưởng
nguồn có thể không cao như NH nhỏ. NH ở trung
tâm tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với NH ở xa.
Phân chia các loại khách hàng gắn với quy mô và
tốc độ gia tăng của mỗi nguồn: có tiền gửi lớn,
truyền thống, nhạy cảm với những thay đổi về
công nghệ, lãi suất và chất lượng dịch vụ kèm theo
2.2.1 Quản lý quy mô và cơ cấu
Kế hoạch nguồn được xây dựng cho từng giai
đoạn, bao gồm kế hoạch gia tăng quy mô, khả
năng thay đổi cơ cấu nguồn, hoặc tìm kiếm
nguồn mới.
Kế hoạch nguồn được đặt trong kế hoạch sử
dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch
về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy động,
loại nguồn huy động, cách thức tiếp thị
2.2.2 Quản lý lãi suất
a. Mục tiêu quản lý
b. Nội dung quản lý
a. Mục tiêu quản lý lãi suất
Là việc xác định các loại và cơ cấu lãi suất
trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm
bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù
hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng.
Lãi suất chi trả càng cao:
- làm tăng chi phí của ngân hàng, nhưng
- quy mô huy động lớn, mở rộng cho vay và
đầu tư.
b. Nội dung quản lý lãi suất
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất huy động
-Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia
-Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và hộ gia
đình
-Tỷ lệ lạm phát
-Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác,
-Trình độ phát triển của thị trường tài chính,
-Khả năng sinh lời của ngân hàng,
-Độ an toàn của các ngân hàng, ....
b. Nội dung quản lý lãi suất
Lãi suất huy động được phân biệt theo:
- Thời gian
- Loại tiền
- Mục đích
- Loại khách hàng
- Rủi ro
- Quy mô
- Các dịch vụ đi kèm ví dụ cơ hội dự thưởng,
dịch vụ bảo hiểm kèm theo,....
b. Nội dung quản lý lãi suất
Đa dạng hoá lãi suất
- Tiện ích cung cấp cho người gửi tiền và người
cho vay càng cao thì lãi suất càng thấp.
- Có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau: lãi
suất tiền gửi tiết kiệm VND loại thời hạn 6 tháng
là 0,55%/tháng; loại 12 tháng là 0,6%/tháng; loại
tiết kiệm 12 tháng USD là 3%/năm...
- Đa dạng hoá cách thanh toán lãi suất
b. Nội dung quản lý lãi suất
Tăng khả năng cạnh tranh bằng lãi suất
- lãi suất danh nghĩa cao hơn
- trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước.
- khi trả lãi nhiều lần trong kỳ, lãi suất tương
đương trả sau (A):
A (NEC) = (1+ i/ n)n –1
trong đó: i là lãi suất danh nghĩa trong kì,
n là số lần trả lãi trong kì.
b. Nội dung quản lý lãi suất
- Khi trả lãi trước, lãi suất tương đương trả lãi
sau (B) cũng lớn hơn lãi suất danh nghĩa trả
trước.
B (NEC) = i / (1-i)
trong đó: i là lãi suất trả trước
b. Nội dung quản lý lãi suất
Nếu tính đến dự trữ bắt buộc:
NEC = (lãi trả cho khách) /gốc thực NH được sử
dụng
Gốc thực NH được sử dụng = Gốc huy động được x
(1 - Tỷ lệ DTBB)
NEC (có DTBB) = NEC chưa DTBB)/(1- tỷ lệ
DTBB)
b. Nội dung quản lý lãi suất
Lãi suất bình quân cho thấy:
- xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn,
- mức độ thay đổi lãi suất mỗi nguồn,
- sự kết hợp gĩưa lãi suất cá biệt và tỷ trọng mỗi
nguồn,
- những nguồn đắt tương đối (lãi suất cá biệt >
lãi suất bình quân)
b. Nội dung quản lý lãi suất
Ví dụ một ngân hàng có các số liệu về nguồn vốn sau
Nguån sè d
1/1
L·i suÊt
1/1
sè d
1/2
L·i suÊt
1/2
sè d
1/3
L·i suÊt
1/3
<12 th¸ng 100 10% 120 11% 140 10,5%
Trung h¹n 60 12% 70 13% 75 12,5%
Dµi h¹n 40 13% 60 14% 55 13,5%
b. Nội dung quản lý lãi suất
Lãi suất bình quân của các nguồn vào ngày 1/1:
Lsbq = (100 x 10% + 60 x 12% + 40 x 13% )/ 200 =
0,112 ( 11,2%)
Lãi suất bình quân của nguồn ngắn hạn trong 3 tháng:
Lsbq =(100x10% +120 x 11% +140 x10,5%)/ 360
=0,10527 (10,527%)
Lãi suất bình quân dùng để xác định chênh lệch lãi
suất (phản ánh khả năng sinh lời )
2.2.3 Quản lý kỳ hạn
Quản lí kì hạn là xác định kì hạn của nguồn
phù hợp với yêu cầu về kì hạn của sử dụng,
đồng thời tạo sự ổn định của nguồn.
Nội dung quản lí kì hạn:
- Xác định kì hạn danh nghĩa và các nhân tố ảnh
hưởng
- Xác định kì hạn thực và các nhân tố ảnh hưởng
- Xem xét khả năng chuyển hoán kì hạn của
nguồn
2.2.4 Quản lý tính thanh khoản
Phân tích tính thanh khoản
- Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả
năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian
nhỏ nhất.
- Tính thanh khoản của nguồn tuỳ thuộc rất lớn vào thị
trường nợ của NH và chính sách tiền tệ.
- NH lớn, có nhiều khả năng tìm kiếm các nguồn nhanh
chóng hơn là các ngân hàng nhỏ, ít chi nhánh và ở xa.
2.2.4 Quản lý tính thanh khoản
Tại các nước mà thị trường nợ kém phát triển, tính
thanh khoản của nguồn vốn cũng bị giảm thấp.
Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn:
Thị trường nguồn vốn của NH (quy mô, lãi suất, tốc độ
tăng trưởng, vòng quay, tỷ trọng thị trường so với các
tổ chức tín dụng khác..)
Tập trung phân tích nguồn vay mượn từ NHNN, các tổ
chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản
trong ngắn hạn.
2.2.5 Phát triển các công cụ nợ mới
Lịch sử phát triển của NH cũng là lịch sử phát
triển các công cụ nợ.
NH đang vươn tay tới thị trường liên NH quốc tế.
Phát triển và sử dụng các chứng chỉ tiền gửi, các
hợp đồng mua bán lại, các giấy nợ ngân hàng.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thị trường
các công cụ nợ của các ngân hàng thương mại
Việt nam đang có những bước tiến quan trọng.
III. QUẢN LÝ VỐN CỦA CHỦ
3.1 Quản lý quy mô VCSH
3.2 Quản lý hiệu quả VCSH
3.1 Quản lý quy mô VCSH
Trong quan hệ với nguồn huy động:
VCSH/Nguồn huy động
Trong quan hệ với tài sản: VCSH/Tài sản
Trong quan hệ với tài sản rủi ro:
hệ số Cooke/Basel/Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
H = VCSH/Tổng TS chuyển đổi rủi ro
H8%
3.2 Quản lý hiệu quả VCSH
ROE = LNGL/VCSH
ROE = LNST/VCSH
Bài tập
1. BT 5-6, tr. 50-SGK; BT 3 tr 255.
2. Ngân hàng Sacombank đang tiến hành huy động:
- Tiết kiệm 9 tháng, trả lãi 3 tháng/lần, lãi suất
0,5%/tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5%
- Tiết kiệm 12 tháng, trả lãi 6 tháng/lần, lãi suất
0,59%/tháng
- Kỳ phiếu ngân hàng 13 tháng, trả lãi trước, lãi
suất 0,58%/tháng
Hãy tính NEC và so sánh ưu thế của mỗi cách huy động
trong từng trường hợp đối với cả ngân hàng và
khách hàng.
Bài tập
3. Ngân hàng VIB đang tiến hành huy động
- Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 0,7%/tháng, trả lãi
trước.
- Tiết kiệm 18 tháng, lãi suất 0,71%/tháng, trả lãi 3 tháng/lần.
- Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 0,68%/tháng, trả lãi và gốc cuối kỳ
- Tiết kiệm 6 tháng, lãi suất 0,65%/tháng, trả lãi 2 lần trong kỳ
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 5%,
từ 13 đến 24 tháng là 2%. Hãy tính NEC và so sánh ưu thế của
mỗi cách huy động trong từng trường hợp đối với cả ngân hàng
và khách hàng.
Bài tập
4.
Ng©n hµng C cã c¸ c sè liÖu sau (sè d b×nh qu©n n¨ m, l·i suÊt b×nh qu©n n¨ m, ®¬n vÞ tû ®ång)
Tµi s¶n Sè d
L·i
suÊt
(%)
HÖ sè ®iÒu
chØnh rñi ro Nguån vèn Sè d
L·i suÊt
(%)
TiÒn mÆt 200 TiÒn göi thanh to¸ n 850 1,5
TiÒn göi t¹i NHNN 550 0,5 0 TiÒn göi tiÕt kiÖm ng¾n h¹n 1250 5
TiÒn göi t¹i TCTD kh¸ c 200 1,5 0,2 TGTK trung vµ dµi h¹n 1900 7
Chøng kho¸ n ng¾n h¹n kho b¹c 350 4 0,3 Vay ng¾n h¹n 200 5,5
Cho vay ng¾n h¹n cã TS ®¶m b¶o 1050 9,5 0,6 Vay trung vµ dµi h¹n 300 8
Cho vay trung vµ dµi h¹n cã TS ®¶m
b¶o 1950 11,5 0,9 Vèn chñ së h÷u 200
Cho vay kh«ng cã TS ®¶m b¶o 350 12,5 1
Tµi s¶n kh¸ c 50
TÝnh l·i suÊt b×nh qu©n nguån vèn huy ®éng
TÝnh hÖ sè cooke cña NH. B×nh luËn vÒ tû lÖ nµy vµ ph¬ng ¸ n gi¶i quyÕt ®Ó
ng©n hµng ®¹t ®îc hiÖu qu¶ trong kinh doanh. BiÕt tû lÖ hîp lý chung lµ 8 %.
Bài tập
5. : Một ngân hàng đang tiến hành huy động
- Kỳ phiếu ngân hàng 6 tháng, lãi suất 0,67%/tháng, trả lãi 2
lần trong kỳ.
- Tiết kiệm 13 tháng, lãi suất 0,71%/tháng, trả lãi trước.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 5%, dưới
24 tháng là 2%. Hãy tính NEC và so sánh ưu thế của mỗi cách huy
động trong từng trường hợp đối với cả ngân hàng và khách hàng.
6. Một ngân hàng đang tiến hành huy động
- Kỳ phiếu ngân hàng 9 tháng, lãi suất 0,67%/tháng, trả lãi
trước.
- Tiết kiệm 18 tháng, lãi suất 0,71%/tháng, trả lãi 3
tháng/lần.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là 5%, dưới
24 tháng là 2%. Hãy tính NEC và so sánh ưu thế của mỗi cách huy
động trong từng trường hợp đối với cả ngân hàng và khách hàng.
Ng©n hµng A cã c¸ c sè liÖu sau (sè d b×nh qu©n n¨ m, l·i suÊt b×nh qu©n n¨ m, ®¬n vÞ tû
®ång)
Tµi s¶n Sè d
HÖ sè §C
rñi ro (%)
L·i suÊt
(%) Nguån vèn Sè d
L·i suÊt
(%)
TiÒn mÆt 1050 0 TiÒn göi thanh to¸ n 3550 2
TiÒn göi t¹i NHNN 1000 0 1 TiÒn göi tiÕt kiÖm ng¾n h¹n 3850 6,5
TiÒn göi t¹i TCTD kh¸ c 800 20 2 TGTK trung vµ dµi h¹n 3270 7,5
Chøng kho¸ n ng¾n h¹n kho b¹c 1500 20 5,5 Vay ng¾n h¹n 2030 6
Cho vay ng¾n h¹n 4800 100 9,5 Vay trung vµ dµi h¹n 2500 8,1
Cho vay trung h¹n 3250 100 10,5 Vèn chñ së h÷u 800
Cho vay dµi h¹n 3100 100 11,5
Tµi s¶n kh c¸ 500 0
TÝnh l·i suÊt b×nh qu©n nguån huy ®éng
TÝnh hÖ sè cooke cña NH, so s¸ nh víi tû lÖ an toµn tèi thiÓu 8% vµ cho
nhËn xÐt vÒ tÝnh an toµn cña NH.
BT 8: NH Hàng hải thực hiện đợt huy động “tiết
kiệm Hàng Hải – lãi suất vượt trội, quà tặng đặc
biệt” từ 2/9 – 22/11/05 với các mức lãi suất sau:
- 4 tháng, 0,72%/tháng, trả lãi và gốc cuối kỳ
- 7 tháng, 0,73% tháng, trả lãi trước
- 10 tháng, 0,75%/tháng, trả lãi 2 lần trong kỳ
- 13 tháng, 0,76%/tháng, trả lãi trước.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc như quy định. Hãy tính
NEC và so sánh ưu thế của mỗi cách huy động
trong từng trường hợp.