Bài giảng Chương IV: Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông và biên soạn lịch sử nhà trường

ở chương I đã có trình bày khái quát vị trí của việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương nóichung, ở chương này chúng ta làm rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của riêng việc giảng dạy và học tập những bài giảng lịch sử địa phương trong nhà trường phổ thông. Lịch sử địa phương giảng dạy ở trường phổ thông là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, làm cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữalịch sử địa phương và lịch sử dân tộc

pdf41 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương IV: Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông và biên soạn lịch sử nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch−ơng IV biên soạn và giảng dạy lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông và biên soạn lịch sử nhà tr−ờng I. vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy, học lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông cơ sở và trung học ở ch−ơng I đã có trình bày khái quát vị trí của việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa ph−ơng nói chung, ở ch−ơng này chúng ta làm rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của riêng việc giảng dạy và học tập những bài giảng lịch sử địa ph−ơng trong nhà tr−ờng phổ thông. Lịch sử địa ph−ơng giảng dạy ở tr−ờng phổ thông là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê h−ơng mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê h−ơng, làm cho học sinh nhận thức đ−ợc mối liên hệ giữa lịch sử địa ph−ơng và lịch sử dân tộc. - Giảng dạy lịch sử địa ph−ơng góp phần không nhỏ vào việc giáo dục t− t−ởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu n−ớc xã hội chủ nghĩa, bởi vì nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt đầu từ thuở thơ ấu, từ lòng yêu quê h−ơng của các em. Học sinh tự hào về đất n−ớc, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm l−ợc. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của địa ph−ơng từ tr−ớc đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh xã hội mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, trong sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa ph−ơng đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những nghề thủ công truyền thống, xây dựng cho các em có ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa ph−ơng là một trong những nội dung h−ớng nghiệp của bộ môn lịch sử. Vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông là thể hiện mối quan hệ giữa lịch sử địa ph−ơng với lịch sử dân tộc, 67 tuân thủ theo nguyên tắc ph−ơng pháp luận của Lênin về phép biện chứng của sự nhận thức “cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung”1. Đúng nh− vậy, việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng trong ch−ơng trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh tế - xã hội các giai đoạn phát triển của lịch sử... Tài liệu lịch sử địa ph−ơng giúp cho học sinh hiểu và giải thích đ−ợc những nét riêng biệt, đặc thù trong các hiện t−ợng lịch sử. Điều này rất quan trọng để phát triển t− duy lịch sử của học sinh. Dạy - học lịch sử địa ph−ơng làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang đ−ợc xây dựng ở khắp mọi nơi trên đất n−ớc ta, b−ớc đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân lao động ở mỗi địa ph−ơng. Dạy - học lịch sử địa ph−ơng cũng góp phần giáo dục lòng tự hào về quê h−ơng mình cho học sinh. Thành tựu chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa ph−ơng có ảnh h−ởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả n−ớc. Sự hy sinh, cuộc chiến đấu anh dũng của các con em địa ph−ơng trong sự nghiệp giữ n−ớc đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ. Lịch sử địa ph−ơng giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động trong nhiều thế hệ qua đã góp phần xây dựng nên non sông t−ơi đẹp này, và họ có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Cuối cùng việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng có thể làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “tự nhiên - con ng−ời - xã hội”, thấy đ−ợc vai trò của con ng−ời tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một cách hợp qui luật, không phải để tàn phá thiên nhiên và bị thiên nhiên trừng phạt mà bắt thiên nhiên phục vụ nhiều nhất cho con ng−ời... Học sinh hiểu rõ rằng, chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa, d−ới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “làm chủ thiên nhiên - làm chủ con ng−ời - làm chủ xã hội”, thì việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch sử, đem lại no ấm, hạnh phúc cho con ng−ời. Quan niệm một cách toàn diện ý nghĩa giáo dục - giáo d−ỡng của việc dạy học lịch sử địa ph−ơng nh− đã trình bày ở trên, chúng ta mới có thể tránh đ−ợc những t− t−ởng sai lầm nh− bản vị, cục bộ địa ph−ơng, mới thấy rõ tác dụng của nó không chỉ ở mặt giáo dục truyền thống đấu tranh xã hội, mà còn có khả năng góp phần giáo dục h−ớng nghiệp, giáo dục lao động. Từ đó, chúng ta thấy rõ hơn sự cần thiết phải tăng c−ờng, cải tiến về nội dung và ph−ơng pháp, đẩy mạnh việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng trong nhà tr−ờng phổ thông hiện nay. 1 V.I. Lê nin Toàn tập, tập 29, tr. 318, tiếng Nga 68 II. Biên soạn bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông Ch−ơng trình lịch sử ở tr−ờng phổ thông cơ sở và trung học đều có một số tiết cho việc giảng dạy lịch sử địa ph−ơng. Ch−ơng trình không qui định cụ thể từng tiết lịch sử địa ph−ơng. Sách giáo khoa cũng không biên soạn lịch sử địa ph−ơng. Vì thế, giáo viên dạy các bộ môn khoa học xã hội phải tự mình s−u tầm tài liệu, biên soạn lấy bài giảng. Để có đ−ợc những bài giảng lịch sử địa ph−ơng có chất l−ợng, chúng tôi xin giới thiệu mấy vấn đề chủ yếu trong công tác s−u tầm để biên soạn một bài giảng lịch sử địa ph−ơng ở tr−ờng phổ thông. 1. Vấn đề s−u tầm t− liệu Nguyên tắc chỉ dẫn công việc và ph−ơng pháp s−u tầm tài liệu lịch sử địa ph−ơng đã đ−ợc trình bày ở ch−ơng II. ở đây, cần biết vận dụng một cách cụ thể vào việc sử dụng t− liệu lịch sử để biên soạn bài giảng. Trong việc biên soạn một bài giảng lịch sử địa ph−ơng, th−ờng sử dụng ba loại t− liệu phổ biến sau: Tài liệu hiện vật, tài liệu thành văn và tài liệu truyền thống. Khi lựa chọn các tài liệu để biên soạn bài giảng lịch sử địa ph−ơng cần tuân thủ các nguyên tắc: - Thái độ s− phạm cần thiết đối với tài liệu trong việc giáo d−ỡng, giáo dục cho học sinh sử dụng vào các công tác công ích - xã hội. - Mối liên hệ về mặt dạy học giữa tài liệu lịch sử dân tộc và lịch sử địa ph−ơng. - Mối liên hệ giữa tài liệu s−u tầm đối với đời sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở địa ph−ơng và cả n−ớc. - Sự phát triển xã hội của địa ph−ơng qua tài liệu và những đặc điểm của tình hình địa ph−ơng hiện nay. - Giá trị khoa học của tài liệu (đối với việc dạy, học và nghiên cứu) lịch sử địa ph−ơng. Từ đó xác định mức độ, phạm vi sử dụng công bố tài liệu. Đối với loại tại liệu truyền miệng cần chú ý đúng mức, vì đây là nguồn tài liệu giúp cho bài giảng sinh động, truyền cảm, giáo viên có thể h−ớng dẫn học sinh s−u tầm qua bố mẹ, ông bà, họ hàng, làng xóm mình. Tuy vậy, cần nhắc nhở học sinh tránh sa vào những chuyện dật sử, khắc phục sự nhầm lẫn, phiến diện của ng−ời kể, cần có sự đối chiếu với các nguồn tài liệu khác. Điều quan trọng cần giáo dục học sinh khi s−u tầm tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, các em phải có ý thức trách nhiệm và những hiểu biết khoa học cần thiết về việc bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng ở địa ph−ơng. 69 Việc s−u tầm tài liệu lịch sử ở địa ph−ơng kể trên ở tr−ờng phổ thông nên đ−ợc tiến hành bằng những biện pháp chủ yếu sau đây: - Tiến hành việc s−u tầm có kế hoạch, có hệ thống những tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn, giảng dạy các tiết lịch sử địa ph−ơng đ−ợc qui định trong ch−ơng trình. - Kết hợp việc s−u tầm tài liệu trong các cuộc tham quan di tích lịch sử. Việc tổ chức s−u tầm tài liệu của học sinh cần đ−ợc tiến hành theo trình tự, nội dung, yêu cầu của ch−ơng trình và tuỳ theo trình độ học sinh mỗi lớp, mỗi cấp. Mỗi năm học, giáo viên đặt ra kế hoạch để học sinh s−u tầm các loại tài liệu có liên quan đến sự kiện sẽ học, nâng cao dần yêu cầu và chất l−ợng s−u tầm đối với học sinh các năm tiếp theo. Khi h−ớng dẫn s−u tầm t− liệu lịch sử địa ph−ơng cần l−u ý học sinh giá trị khoa học, tính chất tiêu biểu, trực quan của tài liệu, nh−ng yêu cầu vừa khả năng học sinh ở các cấp, các lớp khác nhau. Tài liệu s−u tầm cần đ−ợc sắp xếp theo các chủ đề nh−: - Tình hình kinh tế - xã hội địa ph−ơng tr−ớc cách mạng tháng Tám năm 1945, bao gồm cả kinh tế, đấu tranh xã hội, lao động sản xuất, các nghề truyền thống, sinh hoạt văn hoá, tinh thần. - Sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục sau cách mạng... Mỗi chủ đề có thể phân ra nhiều mục nhỏ cho các em s−u tầm theo các giai đoạn lịch sử khác nhau nh− trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, từ 1975 đến nay. Cũng có thể phân chia các loại t− liệu theo chủ đề về truyền thống cách mạng của địa ph−ơng nh−: khởi nghĩa và giành chính quyền ở địa ph−ơng, cuộc đời và sự nghiệp của các chiến sĩ cách mạng, anh hùng liệt sĩ ng−ời địa ph−ơng, những thành tựu của công cuộc đổi mới quê h−ơng từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến nay. 2. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa ph−ơng trong một bài lịch sử nội khoá Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa ph−ơng (trong giờ nội khoá cũng nh− hoạt động ngoại khoá) là một trong những ph−ơng tiện quan trọng nhất để thực hiện việc dạy học gắn liền với đời sống. Giá trị của công việc này là giúp học sinh khả năng nhận thức một cách tổng hợp và ph−ơng pháp nghiên cứu từ những giờ đầu tiên tiếp xúc với bộ môn lịch sử địa ph−ơng, học sinh dần dần hiểu đ−ợc rằng, cuộc sống chung quanh các em, tr−ớc hết là trong phạm vi hoạt động sản xuất và quan hệ xã hội không chỉ là đối t−ợng để 70 nhận thức, nghĩa là nguồn gốc của tri thức về cuộc sống, về lịch sử, mà còn là địa bàn để học sinh tham gia vào đời sống xã hội ở quê h−ơng... Vì vậy tài liệu địa ph−ơng trong giảng dạy lịch sử vừa có ý nghĩa nhận thức vừa là tài liệu hỗ trợ cho việc học tập của học sinh. a. Việc sử dụng tài liệu địa ph−ơng góp phần cụ thể hoá các sự kiện lịch sử đang học, tạo những biểu t−ợng lịch sử. Do đó, nâng cao chất l−ợng học tập bộ môn. b. Việc sử dụng tài liệu địa ph−ơng tạo nên một trạng thái tâm lý đặc biệt, giúp học sinh “trực quan sinh động” quá khứ lịch sử qua những tài liệu, hiện vật thu đ−ợc. c. Tài liệu lịch sử góp phần làm cho việc hiểu các sự kiện các sự kiện đang học đ−ợc sâu sắc hơn, có thể tiếp nhận những kết luận và khái niệm lịch sử, phù hợp với yêu cầu và trình độ của các em, nghĩa là có thể tổ chức quá trình nhận thức một cách tự nhiên hơn. d. Việc sử dụng tài liệu mở ra một khả năng tốt đẹp cho việc tự hoạt động nhận thức (tự học) của học sinh, từng b−ớc rèn luyện học sinh ph−ơng pháp tìm tòi, nghiên cứu những tài liệu cần thiết cho việc học tập, hợp với trình độ tiếp thu của các em. đ. Mối liên hệ giữa quá trình lịch sử với hoạt động ngoại khoá về công tác lịch sử địa ph−ơng th−ờng đ−ợc thể hiện trong việc sử dụng những hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng mà học sinh tích luỹ đ−ợc vào những buổi sinh hoạt của “các nhóm nghiên cứu lịch sử” những cuộc hành quân tham quan, du lịch. Tài liệu địa ph−ơng dùng trong dạy học lịch sử có thể phân ra hai loại chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tài liệu có liên quan đến những sự kiện có ý nghĩa toàn quốc, đ−ợc dựa vào ch−ơng trình, sách giáo khoa, giảng dạy ở các tr−ờng phổ thông. Thứ hai, những tài liệu về những sự kiện chỉ có ý nghĩa địa ph−ơng, dùng để biên soạn giảng dạy các tiết lịch sử địa ph−ơng. Tuỳ theo tính chất của hai loại tài liệu này, mà ph−ơng pháp sử dụng cũng có những quan điểm riêng biệt khác nhau. Về những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc xảy ra ở địa ph−ơng mình, tuy vẫn tiến hành bình th−ờng trong các giờ nội khoá theo qui định của ch−ơng trình, nh−ng học sinh có dịp đ−ợc tìm hiểu cụ thể, sâu sắc hơn. Giáo viên có dịp giúp đỡ cho học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc, sinh động. Bồi d−ỡng lòng tự hào chính đáng của địa ph−ơng đối với sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. 71 Cần l−u ý là những tài liệu địa ph−ơng góp phần vào việc dạy học sự kiện có tính chất toàn quốc nh− vậy không thể làm cho bài giảng quá chi tiết, r−ờm rà, biến bài học lịch sử dân tộc thành bài lịch sử địa ph−ơng. Vì vậy các tài liệu địa ph−ơng đ−ợc chọn phải có ý nghĩa nhận thức, nghĩa là làm thế nào học sinh hiểu đúng, sâu sắc sự kiện lịch sử dân tộc xảy ra ở địa ph−ơng. Ng−ợc lại cũng cần tránh khuynh h−ớng là khi học một sự kiện lịch sử dân tộc xảy ra ở quê h−ơng mình, học sinh không thấy hào hứng, không có yêu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn. Điều quan trọng là giáo viên biết khêu gợi học sinh biết s−u tầm các tài liệu mới có liên quan đến sự kiện lịch sử dân tộc, dùng các tài liệu địa ph−ơng cụ thể hoá hơn sự kiện này. Trong việc giảng dạy lịch sử dân tộc, tuy có nhiều sự kiện không xảy ra trên mảnh đất quê h−ơng của học sinh, nh−ng tài liệu địa ph−ơng vẫn có tác dụng đáng kể đối với việc nhận thức của học sinh. Bởi vì, những sự kiện xảy ra ở một địa ph−ơng bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với một sự kiện lớn, tiêu biểu của dân tộc. Vì vậy, tài liệu địa ph−ơng dùng trong bài nội khoá về lịch sử dân tộc có những tác dụng sau đây: a. Nêu rõ vai trò của địa ph−ơng đối với những sự kiện có ý nghĩa lớn toàn quốc. Ví nh− khi giảng dạy về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, có thể liên hệ, bổ sung bằng sự kiện xảy ra ở địa ph−ơng trong cùng thời kỳ này, đã góp phần cho cách mạng thành công trong cả n−ớc, tiến tới việc thành lập n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Khối l−ợng tài liệu bổ sung này do yêu cầu và ý nghĩa giáo dục giáo d−ỡng của sự kiện đ−ợc học tập quy định. Điểm quan trọng là giáo viên biết chọn và sử dụng tài liệu địa ph−ơng nh− thế nào để không làm cho bài giảng nặng nề, các kiến thức rời rạc, sự liên hệ giữa sụ kiện chung và sự kiện riêng chỉ mang tính chất hình thức mà phải minh hoạ đ−ợc một số sự kiện cơ bản nhất đang học hoặc làm cơ sở cho việc rút ra những kết luận, khái quát (về vai trò của quần chúng, về sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, về cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân địa ph−ơng...). b. Dùng làm tài liệu bổ sung cho việc nhận thức sự kiện cơ bản. Ví nh− khi trình bày về nạn đói 1945 do thực dân Pháp, phát xít Nhật gây ra cho nhân dân ta, các tài liệu địa ph−ơng sẽ minh hoạ cụ thể hoá, làm phong phú hơn sự kiện này. c. Tài liệu địa ph−ơng dùng trong dạy học lịch sử dân tộc và phần nào trong lịch sử thế giới là cơ sở thực tế để nêu ra những quá trình, qui luật chung của sự phát triển lịch sử (dân tộc và loài ng−ời). Ví dụ, tài liệu sử địa ph−ơng có thể chỉ rõ, cụ thể những nét chung, đặc tr−ng của một chế độ bóc lột đã tồn tại trên đất n−ớc ta (chế độ phong kiến, chế độ thực dân cũ và mới...), nêu đ−ợc quá trình, qui luật và những biểu hiện cụ thể của ba cuộc cách mạng đang tiến hành ở n−ớc ta. 72 d. Tài liệu địa ph−ơng không chỉ giúp cho học sinh hiểu biết quá khứ mà còn nhận thức đ−ợc hiện tại, khi học về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả n−ớc nói chung, ở địa ph−ơng nói riêng. Đây là việc đối chiếu, so sánh tài liệu đã học với hiện thực - một biện pháp có kết quả trong việc dạy học lịch sử gắn liền với đời sống. - Khi sử dụng tài liệu địa ph−ơng trong bài lịch sử nội khoá cần bám sát mục đích của công việc là minh hoạ bài lịch sử dân tộc bằng những t− liệu cụ thể, sinh động ở địa ph−ơng. Trong khi sử dụng t− liệu địa ph−ơng để giảng dạy ở một bài lịch sử nội khoá theo qui định của ch−ơng trình, giáo viên cần chú ý tránh hai khuynh h−ớng: + Quá ôm đồm, tham lam sử dụng quá nhiều tài liệu để làm cho bài giảng sa vào kể lể tình hình địa ph−ơng. Nh− vậy không đáp ứng yêu cầu cơ bản cần phải truyền thụ cho học sinh về bài học, làm cho kiến thức của bài lịch sử bị “loãng”, dàn trải, tản mạn, học sinh khó xác định kiến thức cơ bản của bài học, mục đích giáo d−ỡng của bài học ch−a có thể thực hiện đ−ợc một cách tốt đẹp. + Sử dụng tài liệu sơ sài, g−ợng ép, áp đặt, khiên c−ỡng làm cho giờ học vừa nặng nề vừa tẻ nhạt, học sinh không cảm thấy hứng thú học tập, chất l−ợng của bài học sẽ bị hạn chế. Để khắc phục tình trạng đó, giáo viên phải xác định đ−ợc định tính, định l−ợng trong mối quan hệ t−ơng quan giữa kiến thức cơ bản của bài học với tài liệu minh hoạ và thời gian khống chế để thực hiện. Mặt khác không nên sử dụng những t− liệu minh hoạ d−ới dạng “thông báo” kiến thức lịch sử mà nên xây dựng thành những đoạn miêu tả, t−ờng thuật, những mẫu chuyện lịch sử hoặc ph−ơng pháp trực quan, kết hợp việc phân tích, giải thích, bình luận, gợi mở vấn đề v.v... Tuy nhiên cần hiểu rằng, nguồn tài liệu địa ph−ơng không chỉ thuần tuý cung cấp và minh hoạ tri thức lịch sử dân tộc, mà còn phải thực hiện chức năng giáo dục trong một chừng mực nhất định. Chừng nào mà học sinh cảm nhận đ−ợc sự đóng góp của địa ph−ơng mình đối với lịch sử dân tộc, gắn đ−ợc kiến thức lịch sử dân tộc với những hiện t−ợng, sự kiện gần gũi với thực tiễn của địa ph−ơng thì chừng đó mới có tác dụng giáo dục lịch sử. Chẳng hạn biên soạn tài liệu để giảng bài “Văn hoá các tộc ng−ời thiểu số ở Việt Nam” (SGK lớp 11 - CCGD) nên lựa chọn những tài liệu cụ thể, gần gũi với đời sống sinh hoạt ở địa ph−ơng để học sinh thấy đ−ợc tính đa dạng, đặc thù của văn hoá các dân tộc, 73 song lại nằm trong sự thống nhất của văn hoá quốc gia (trong lãnh thổ Việt Nam). Nên chú ý những loại tài liệu sau: - Văn hoá vật chất: C− trú trên nhà sàn, nh−ng cách cấu trúc nhà sàn mỗi dân tộc, mỗi khu vực lại khác nhau (nhà sàn ng−ời Tày ở Việt Bắc, nhà sàn ng−ời Thái ở Tây Bắc, nhà sàn của ng−ời Tày, ng−ời Nùng, ng−ời Dao v.v...). Các loại công cụ sản xuất, vũ khí đấu tranh, văn hoá, các công trình kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt gia đình... - Văn hoá tinh thần: ngôn ngữ có sự gần gũi thống nhất giữa các nhóm Việt - M−ờng, Tày - Thái, H'mông - Dao, phong tục tập quán, hôn nhân, tín ng−ỡng, hội hè, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nhạc cụ... cũng có điểm giống và khác nhau. ở bài “Truyền thống ý thức dân tộc của nhân dân Việt Nam” (SGK lớp 11 - CCGD). Nên sử dụng những truyền thống dân gian của các dân tộc thiểu số để học sinh hiểu sâu sắc ý thức về cội nguồn dòng giống Lạc Hồng của các dân tộc đã có từ rất sớm trong lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng n−ớc và giữ n−ớc. Đó là cơ sở để tạo một cộng đồng c− dân thống nhất trong lãnh thổ Việt Nam, nó cũng là nền tảng của tinh thần dân tộc, lòng yêu n−ớc của ng−ời Việt Nam truyền thống. - Về truyền thống đấu tranh, bảo vệ nền độc lập củng cố thống nhất đất n−ớc. Cần khai thác những cuộc đấu tranh độc lập hoặc sự h−ởng ứng của đồng bào các dân tộc ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc. Trong các cuộc đấu tranh ở mỗi thời kỳ lịch sử đều nổi lên những thủ lĩnh, những anh hùng tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc, đấu tranh kiên quyết chống các thế lực ngoại xâm và nhiều khi chống lại cả thế lực triều đình phong kiến khi nó lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy đồi. Có thể khai thác những cuộc nổi dậy, đấu tranh tiêu biểu nh−: cuộc đấu tranh của đồng bào Tày do Nùng Trí Cao lãnh đạo (thời nhà Lý) của những thủ lĩnh họ Hà ở Yên Bái, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh ở Lạng Sơn (thời Trần), của thủ lĩnh ng−ời Thái (họ Xa), của Nông Văn Vân trên núi rừng Bảo Lạc v.v... Những tài liệu về mảng này rất phong phú, tuỳ theo từng địa ph−ơng cụ thể mà lựa chọn tài liệu cho phù hợp để giảng bài. Để học sinh nắm vững những sự kiện lịch sử cụ thể ở những vị trí không gian nhất định, cần phải khai thác tối đa tài liệu trực quan và ph−ơng pháp trực quan. Chẳng hạn khi dạy bài: “Từ ngày đầu toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947”, ta có thể sử dụng bản đồ câm, để học sinh xác định một số vị trí quan trọng trên bản đồ - nơi diễn ra những sự kiện lịch sử: những vị trí mà Pháp cho quân nhảy dù, đ−ờng tấn công của hai cánh quân thuỷ, bộ, vị trí xảy ra những trận đánh của quân ta khi địch tấn