Khái niệm về chứng từ thương mại
Là những văn bản chứa đựng những thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo
hiểm để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để khiếu nại đòi bồi thường,
Là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết
mọi vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại
50 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương IV: Các chứng từ thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: CÁC CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
Khái niệm về chứng từ thương mại
Là những văn bản chứa đựng những thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo
hiểm để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để khiếu nại đòi bồi thường,
Là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết
mọi vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại
1. Chứng từ vận tải.
1.1. Vận đơn đường biển.
Các tiêu đề của vận đơn đường biển:
Bill of Lading.
Ocean Bill of Lading.
Marine Bill of Lading.
Sea Bill of Lading.
Liner Bill of Lading.
Port to Port Bill of Lading.
Through Bill of Lading.
1.1.1. Khái niệm:
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L) là chứng từ chuyên
chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi
hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để
chở.
Một số đặc điểm của vận đơn đường biển.
Khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyển chở hàng hóa bằng
đường biển bắt buộc phải xảy ra.
Là loại chứng từ sở hữu hàng hóa có tên gọi là Bill of Lading.
Thời điểm cấp vận đơn có thể là:
Sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu (Shipped on Board).
Sau khi hàng hóa được nhận để chở (Received for Shipment).
1.1.2. Chức năng.
Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi
hàng.
Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng
và người chuyên chở. Tài sao vận đơn đường biển không phải là hợp đồng
chuyển chở mà chỉ là bàng chứng của hợp đồng.Vận đơn đường biển chỉ là bằng
chứng của hợp đồng chuyên chở là vì theo thông lệ, trên vận đơn chỉ có một chữ
ký của người chuyên chở, trong khi đó nếu là hợp đồng thì cần phải có hai chữ
ký của hai bên đối tác.
Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Người nào nắm giữ vận
đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Người
chuyên chở chi giao hàng cho ai xuất trình vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp.
1.1.3. Nội dung.
Mặt trước:
Các ô, cột in sẵn các tiêu đề bỏ trống
Một số nội dung mang tính điều khỏan của hợp đồng chuyên chở
(chứng nhận của người chuyên chở là đã nhận hàng, điều kiện nhận hàng tại
cảng đích,)
Mặt sau:
Các điều khoản-điều kiện chuyên chở của hãng tàu
Để trống (đ/v vận đơn theo hợp đồng thuê tàu và bản sao vận đơn)
Nội dung mặt trước:
(1) Tiêu đề của vận đơn.
(2) Số vận đơn: mỗi vận đơn đều phải có số riêng của nó để phân biệt
với các vận đơn khác, đồng thời để ghi các chứng từ khác có tác dụng tham
chiếu.
(3) Tên công ty vận tải biên.
(4) Người gửi hàng: shipper hoặc consignor
(5) Người nhận hàng: consignee
(6) Bên được thông báo: notify party/address
(7) Nơi nhận hàng để chở: place of receipt
(8) Tên cảng bốc hàng lên tàu: port of loading
(9) Tên cảng dỡ hàng: port of discharge
(10) Nơi giao hàng cho người nhận hàng (place of delivery)
(11) Tên con tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu : (vessel and voy. no.)
(12) Số lượng vận đơn gốc được phát hành. (No. of original bills of
lading)
(13) Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa: (marks and number)
(14) Số lượng và mô tả hàng hóa: (number and kind of Packages,
discription of goods)
(15) Trọng lượng cả bì: (gross weight)
(16) Thể tích: (Measurement)
(17) Tổng số Containers hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ: (total no. of
containers or packages (in words)
(18) Phần khai hàng hóa do bên người gửi hàng thực hiện.
(19) Ghi chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí: (freight details,
charges etc)
(20) Nội dung phần này phản ánh cam kết của người chuyên chở về việc
đã nhận hàng và trách nhiệm chở hàng hóa đến nơi quy định, đồng thời cũng nêu
lên các trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở: Received by the
carrier)
(21) Nơi và ngày tháng phát hành vận đơn: (place and date of issue)
(22) Ghi chú về việc hàng hóa đã được bốc lên tàu : (shipped on board)
(23) Người phát hành vận đơn ký tên.
1.1.4. Phân loại
Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa
o Vận đơn đã bốc hàng lên tàu
o Vận đơn nhận hàng để chở
Căn cứ vào phê chú trên vận đơn
o Vận đơn hoàn hảo
o Vận đơn không hoàn hảo
Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa
o Vận đơn gốc
o Bản sao vận đơn
Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn
o Vận đơn đích danh
o Vận đơn theo lệnh
o Vận đơn vô danh
Mục cosignee: không ghi tên người nhận hàng hoặc ghi giao hàng theo lệnh để
trống?
Căn cứ vào phương thức thuê tàu
o Vận đơn tàu chợ
o Vận đơn tàu chuyến (vậ đơn theo hợp đồng thuê tàu)
Căn cứ vào hành trình chuyên chở
o Vận đơn đi thẳng (không có chuyển tải)
o Vận đơn chở suốt (có chuyển tải)
Các loại vận đơn khác
Vận đơn rút gọn (short B/L)
Vận đơn hải quan (Custom’s B/L)
Vận đơn của người giao nhận (Forwarder B/L)
Vận đơn của bên thứ ba (third party B/L)
Vận đơn chuyển đổi (Switch B/L)
Vận đơn đường biển ký lùi ngày cấp (Antedated B/L)
Vận đơn container
1.2. Biên lai gửi hàng đường biển không chuyển nhượng ( SEA
WAYBILLS).
Các tên gọi thường gặp:
Vận đơn đường biển không lưu thông.
Biên lai gửi hàng đường biển.
Biên lai gửi hàng đường biển không lưu thông.
Giấy gửi hàng đường biển.
Giấy gửi hàng đường biển không luu thông.
Phiếu gửi hàng đường biển.
Chứng thư gửi hàng đường biển không chuyển nhượng.
Chứng từ vận tải đường biển không chuyển nhượng.
Để tránh nhằm lẫn vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa và để đơn giản trong
cách gọi, ta thống nhất gọi “Sea Waybills” là “ Biên lai gửi hàng đường biển”.
Chức năng của biên lai gủi hàng dường biển.
Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở phát hành cho
người gửi hàng.
Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hoa giữa người gửi hàng
và người chuyên chở.
Không có chức năng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn.
Ưu điểm.
Vì vận dơn là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên nó phải được gửi cùng với
bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để kiểm soát, trong khi đó, biên lai gửi
hàng đường biển lại được gửi theo tàu cùng với hàng hóa, nên khi hàng tới cảng
là có thể giao hàng được ngay, đây dược xem là một ưu diểm cơ bản cảu biên lai
gửi hàng đường biển.
Người chuyên chở thông bóa cho người nhận hàng khi nào tàu đến để
chuẩn bị nhận hàng. Người nhận hàng chỉ cần chứng minh mình là người đích
thực có tên trên biên lai gửi hàng và được hãng tàu giao hàng.
Thường được dùng trong phương thức ghi sổ
Hình thức của biên lai gửi hàng đường biển.
Vận dơn dường biển và biển lai gửi hàng đường biển là giống hệt nhau,
ngoại trừ trên biên lai gửi hàng đường biển có ghi câu “Non-negotiabe Sea
Waybills”.
1.3. Vận đơn hàng không.
Các tiêu đề thường gặp.
Air Waybill
Air Consignment Note
House Airway Bill
Air Transport Document
Chức năng.
Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi
hàng.
Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng
và người chuyên chở.
Là giấy chứng nhân bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường
hàng không khi người gửi hàng có yêu cầu.
Không có chức nằng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn.
Không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu thông thường.
Không dùng vận đơn hàng không để nhận hàng tại sân bay đến.
Những nội dung chủ yếu.
Số vận đơn (AWB number)
Sân bay xuất phát (Airport of departure)
Tên và địa chỉ người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and
address)
Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals)
Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of
contract)
Người gửi hàng (shipper)
Người nhận hàng (consignee)
Đại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
Tuyến đường (routing)
Thông tin thanh toán (Accounting Information)
Tiền tệ (Currency)
Mã thanh toán cước (Charges code)
Cước phí và chi phí (Charges)
Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carrier)
Giá trị khia báo hải quan (Declare value for customs)
Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
Thông tin làm hàng (Handling information)
Số kiện (Number of pieces).
Các chi phí khác (Other charges)
Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
Cước và chi phí trả sau (Collect)
Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper’s certification box)
Ô dành cho người chuyrn chở (Carrier’s excution box)
Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nên đến (For carrier’s use only at
destination)
Cước tả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở
(Collect charges in destination currency, for carrier’s use only).
Phân loại:
Căn cứ vào người phát hành:
o Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill)
o Vận đơn trung lập (Neutral airway bill)
Căn cứ vào việc gom hàng:
o Vận đơn chủ (Master Airway bill MAWB)
o Vận đơn của người gom hàng (House Airway bill HAWB).
1.4. Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông.
Một số đặc điểm.
Về tên gọi: các chứng từ có thể có những tên gọi khác nhau, miễn là nội
dung của chứng từ thể hiện được phương thức vận chuyển cụ thể.
Trên bề mặt chứng từ vận tải phải thể hiện tên người chuyên chở.
Người ký kết các chứng từ vận tải: người chuyên chở hoặc đại lý của
người chuyên chở (do đặc thù của phương tiện vận tải này là không có thuyền
trưởng).
Trên chứng từ vận tải phải thể hiện rõ “ hàng hóa đã được nhận để chở”,
“nhận để chuyển”, và chỉ ra nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng cuối cùng.
Nếu trên chứng từ vận tải không có ghi chú về ngày tháng thì ngày phát
hành được xem là ngày giao hàng. Nếu có con dấu nhận hàng hay bằng cách
khác của người chuyên chở thì ngày của con dấu hay ngày ghi chú được xem là
ngày giao hàng thực tế.
Trọn bộ chứng từ gốc: các chứng từ này không phải là chứng từ sơ hữu
hàng hóa, nếu các bên liên quan không cần kiểm soát trọn bộ chứng từ gốc.
Về chuyển tải: vấn đề thường xảy ra => các bên phải chấp nhận việc
chuyển tải có thể xảy ra miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở chỉ dùng cùng
một chứng từ vận tải và cùng một phương thức vận tải.
1.5. Chứng từ vận tải đa phương thức.
Khái niệm:
Vận tải đa phương thức là việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi
khác bằng ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên, trong đó có vận tải biển
tham gia.
Các tên goi khác:
Vận tải đa phương thức.
Vận tải liên hợp.
Vận tải hỗn hợp.
Trong vận tải đa phương thức thường có một người đứng ra tổ chức và
chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình vận tải, đó là người kinh doanh vận tải đa
phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator hay CTO – Combined
Transport Operator).
Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người ký hợp đồng vận tải đa
phương thức và chịu trách nhiệm về việc chuyên chở hàng hóa như người
chuyên chở duy nhất.
Khi hàng hóa được nhận để chở, người kinh doanh vận tải đa phương
thức cấp cho chủ hàng một vận đơn – vận đơn vận tải đa phương thức.
Vận đơn này có các chức năng giống như vận đơn đường biển thông
thường:
Là biên lai nhận hàng để chở.
Là chứng tư sở hữu hàng hóa.
Là bằng chứng của hợp đồng vận tải.
Người phát hành vận đơn vận tải đa phương thức:
Người chuyên chở đa phương thức.
MTO.
Thuyền trưởng.
Người giao nhận hàng hóa.
Các đại lý của người chuyên chở.
Vấn đề chuyển tải trong vận tải đa phương thức:
=> Hàng hóa dương nhiên phải được chuyên tải.
Ví dụ: các ô trên vận đơn thể hiện vận tải đa phương thức.
Pre-carriage by
TRUCK/505
Place of receipt by pre-
carriage
LANG SON
Intended Vessel/Voy.No
MSC VANESSA/F455
Port of loading
HAI PHONG
Port of Discharge
LYON PORT
Place of Delivery by on-
carriage
PRAHA
Chặng 1: Lạng Sơn đi Hải Phòng (ô tô).
Chặng 2: Hải Phòng đi Lyon (tàu biển).
Chặng 3: Cảng Lyon đi Praha (tàu hỏa)
Một số chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp.
Vận dơn FIATA.
FBL - FIATA Negotiable Multimodal transport Bill of Lading
Chứng từ vận tải liên hợp.
COMBIDOC – Combined transport document
Chứng từ vận tải đa phương thức
MULTIDOC – Multimodal transport document
2. Chứng từ bảo hiểm.
Một số thuật ngữ liên quan đến bảo hiểm.
Bảo hiểm là cam kết bồi thường của người bảo hiểm cho người được bảo
hiểm về những tổn thất, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa
thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho
người bảo hiểm.
Người bảo hiểm: là người thu phí bảo hiểm, nhận tách nhiệm về rủi ro
và phải bồi thường cho người dược bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong phạm
vi giá trị được thỏa thuận.
Người được bảo hiểm: là người trả phí bảo hiểm ( hay còn gọi là
người mua baot hiểm), là người chịu tổn thất khi có rủi ỏ xảy ra và là người được
người bảo hiểm bồi thường.
Đối tượng bảo hiểm: là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm.
Rủi ro được bảo hiểm: là rủi ro được thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro đã thỏa
thuận gây ra.
Phí bảo hiểm: là khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người bảo
hiểm để có quyền lợi bảo hiểm. Đây là khoản tiền không truy đòi, nghĩa là cho
dù tổn thất không xảy ra, thì người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại
khoản tiền này. Vì trong số những người tham gia mua bảo hiểm, chỉ có một số
ít người gặp rủi ro và chịu tổn thất dược bảo hiểm bồi thường, do đó phí bảo
hiểm thường là một số tiền rất nhỏ so với số tiền được bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm: là giá trị của đối tượng được bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm: là số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp giá trị bảo
hiểm lớn, thì phí bảo hiểm có thể vượt quá khả năng tài chính của khách hàng.
Do đó, khách hàng có thể quyết định số tiền bảo hiểm chỉ là một phần của giá trị
bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm thành lập và cấp cho
người được bảo hiểm làm bằng chứng cho hợp đồng bảo hiểm và điều tiết quan
hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Chức năng:
Là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, quy định trách nhiệm và
quyền lợi của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Có tính lưu thông và có giá trị chuyển nhượng.
Nội dung chủ yếu.
Tên, địa chỉ của người bảo hiểm.
Tên, địa chỉ của người mua bảo hiểm.
Số tiền, loại tiền bảo hiểm.
Địa điểm khiếu nại đòi bồi thường, đại lý bảo hiểm giải quyết khiếu
nại.
Điều kiện bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm.
Tên phương tiện vận chuyển, tuyến hành trình, ngày dự kiến tàu khởi
hành.
Số bản gốc của chứng từ bảo hiểm.
Ngày và nơi lập chứng từ bảo hiểm.
Chữ ký của người bảo hiểm.
Chữ ký hậu chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm cho người thụ hưởng.
Các loại chứng từ bảo hiểm.
Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).
Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy).
Bảo hiểm đơn (Insurance Policy).
Phiếu bảo hiểm (Cover Note).
Hợp đồng bảo hiểm bao và giấy chứng nhận bảo hiểm.
Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, anh ta thường ký
một hợp đồng bảo hiểm bao (open policy, floating policy, open cover) để bảo
hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn
nhất định (thường là một năm) theo các điều kiện và điều khoản như đã thỏa
thuận trước.
Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu sẽ khai báo các chi tiết về lô hàng và
trả phí bảo hiểm cho lô hàng đó cho công ty bảo hiểm. Trên cơ sở đó, nhà xuất
khẩu ký tiếp một giấy chứng nhận bảo hiểm (certificate of insurance) và gửi một
bảo sao để công ty bảo hiểm lưu trữ.
Bảo hiểm đơn.
Khi nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên, từng lần riêng biệt,
mỗi lần giao hàng, anh ta phải thỏa thuận lại các điều kiện và điều khoản cho lô
hàng đó, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một bảo hiểm đơn (insurance policy).
Bảo hiểm đơn gồm 2 mặt:
Mặt trước: những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hóa tham
gia bảo hiểm.
Mặt sau: các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm =>
nếu có kiện tụng, chỉ cần căn cứ vào bảo hiểm đơn để xét xử.
Phiếu bảo hiểm (Cover Note).
Không phải là chứng từ bảo hiểm vì không phải là hợp đồng hay giấy
chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành.
Chỉ là tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát
hành.
Không thể dùng phiếu bảo hiểm để khiếu nại đòi tiền bồi thường người
bảo hiểm được.
Bảo hiểm đơn và giấy chứng nhận bảo hiểm.
Có thể coi hai loại chứng từ này có giá trị như nhau, trừ trường hợp
công ty bảo hiểm không bồi thường một cách hợp pháp (bị phá sản, có tranh
chấp xảy ra cần sự giải quyết của Tòa án) thì mới cần đến bảo hiểm đơn.
Hai loại chứng từ bảo hiểm trên có tác dụng:
Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và có các điều kiện và
điều khoản của hợp đồng.
Xác nhận việc người được bảo hiểm trả phí và người bảo hiểm thu phí
=> thừa nhận hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực.
Là chứng từ cần thiết để khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm khi có rủi
ro xảy ra gây tổn thất cho hàng hóa.
3. Các chứng từ về hàng hóa.
Công dụng chính.
Hoàn tất thủ tục bảo hiểm
Hoàn tất thủ tục hải quan
Nhận hàng tại cảng
Hoàn tất thủ tục thanh toán
3.1. Hóa đơn thương mại.
Hóa đơn thương mại là chứng từ do người bán lập.
Các chức năng chủ yếu:
Cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm.
Công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu khi hóa đơn đã được chấp
nhận trả tiền bởi người mua hoặc ngân hàng.
Căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại.
Căn cứ để kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; hoặc thay thế cho
hối phiếu làm cơ sở đòi tiền và trả tiền.
Nội dung của hóa đơn thương mại.
Tên và địa chỉ người bán, người mua
Số hóa đơn thương mại
Ngày lập hóa đơn thương mại
Số của hợp đồng, thư tín dụng (nếu có)
Mô tả hàng hóa: trọng lượng, khối lượng, đơn giá, tổng giá trị
Ghi chú về việc giao hàng
Ghi chú về việc thanh toán
Chữ ký của người bán
Phân loại hóa đơn thương mại.
Hóa dơn tạm thời (provisional invoice)
Hóa đơn chính thức (final invoice)
Hóa đơn chiếu lệ (pro forma Invoice):
Thư chào hàng dối với những khách hàng tiềm năng
Gửi đi triển lãm, gửi bán
Làm thủ tục xin nhập khẩu, mua ngoại hối.
Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice):
Hóa đơn có chữ ký của cơ quan chức năng xác nhận về xuất xứ của
hàng hóa..
Hóa đơn lãnh sự (consular Invoice): mục đích
(a) chứng nhận nhà Xuất khẩu đã không bán phá giá .
(b) cung cấp thông tin về nhóm hàng hóa phải chịu thuế.
(c) thay thế giấy chứng nhận xuất xứ.
Hóa đơn chi tiết (detailed Invoice):
Phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng
Hóa đơn hải quan (custom’s Invoice):
Dùng chủ yếu trong khâu tính thuế.
3.2. Giấy chứng nhận xuất xứ.
Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ.
Xác định mức thuế nhập khẩu.
Nhằm mục đích xã hội và chính trị.
Nhằm mục đích thị trường.
Ký giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Người xuất khẩu.
Người sản xuất.
Phòng thương mại của nước xuất khẩu
Những nội dung chủ yếu.
Tên và địa chỉ người bán/người gửi hàng
Tên và địa chỉ người nhận hàng
Mô tả hàng hóa
Tên và địa chỉ người sản xuất
Tuyên bố của người phát hành về việc xác thực nguồn gốc của hàng
hóa
Chữ ký người phát hành
Ngày xác thực nguồn gốc hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ.
Form A.
Dùng cho hàng xuất khẩu từ các nước chậm và đang phát triển vào
các nước công nghiệp phát triển (24 nước thuộc khối OECD).
Để thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Form B: dùng cho mọi mặt hàng xuất khẩu trong các trường hợp:
Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP.
Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP nhưng không cho nước xuất
khẩu hưởng.
Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP, cho nước xuất khẩu hưởng,
nhưng hàng hóa của nước xuất khẩu không đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ này.
Form D: dùng để thực hiện Hệ thống ưu đãi có hiệu lực ch