PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH &
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ
1. PP TIẾP CẬN HỆ THỐNG
2. ĐI TỪ PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG ĐẾN
MÔ HÌNH HÓA
3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÓ CẤU TRÚC
4. ĐẢM BẢO ĐỘ TIN CẬY TRONG THIẾT
KẾ
5. THIẾT KẾ THEO CHU TRÌNH
128 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương IV: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH VÀ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN
LÝ
2PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH &
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ
1. PP TIẾP CẬN HỆ THỐNG
2. ĐI TỪ PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG ĐẾN
MÔ HÌNH HÓA
3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÓ CẤU TRÚC
4. ĐẢM BẢO ĐỘ TIN CẬY TRONG THIẾT
KẾ
5. THIẾT KẾ THEO CHU TRÌNH
3PP TIẾP CẬN HỆ THỐNG
• Yêu cầu :xem xét hệ thống thông tin trong tổng
thể vốn có của nó cùng với các mối liên hệ của
các phân hệ nội tại cũng như các mối liên hệ với
các hệ thống bên ngoài .
• Khi phân tích : xem xét một cách toàn diện các
vấn đề kinh tế , kỹ thuật và tổ chức của hệ thống
quản lý .
• Ứng dụng pp tiếp cận hệ thống :phải xem xét
doanh nghiệp như là một hệ thống thống nhất
về mặt kinh tế, tổ chức, kỹ thuật; Sau đó mới đi
vào các vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực. Trong
mỗi lĩnh vực lại phân chia thành các vấn đề cụ
thể ngày càng chi tiết hơn .
• Đây chính là pp tiếp cận đi từ tổng quát đến cụ
thể, chi tiết
4sơ đồ hình cây
A
A1 A2
A11 A12 A13 A21 A22
A131 A132 A133
5ĐI TỪ PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG ĐẾN MÔ
HÌNH HÓA
Bước 1 : Phải cómột kế hoạch phân tích tỷ mỹ,
chu đáo đến từng khâu công việc ..
Bước 2 :
Phân tích chức năng của hệ thống thông tin ;
phân tích dòng thông tin kinh doanh ;
Tiến hành mô hình hoá hệ thống thông tin
quản lý bằng các mô hình như
1. BFD (Bussiness Function Diagram- sơ đồ
chức năng kinh doanh);
2. DFD ( sơ đồ dòng dữ liệu - Data Flow
Diagram )
3.mô hình thông tin ma trận .
Bước 3 : Báo cáo chi tiết toàn bộ những kết quả
của quá trình phân tích hệ thống thông tin.
6PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÓ CẤU TRÚC :
sử sụng các mô hình sau :
• Sơ đồ chức năng kinh doanh -Bussiness
Function Diagram- BFD
• Sơ đồ dòng dữ liệu - Data Flow Diagram
- DFD
• Các mô hình dữ liệu - Data Models - DM
• Ngôn ngữ có cấu trúc - Structured
Language - SL
7ĐẢM BẢO ĐỘ TIN CẬY TRONG THIẾT KẾ
Hệ thống thông tin quản lý:
• cung cấp thông tin cho toàn bộ hệ thống;
trên cơ sở đó xây dựng và thông qua các
quyết định chính xác;
• trong hệ thống thông tin quản lý còn có
các cơ sở dữ liệu có vai trò hệ trọng đối
với hoạt động của hệ thống .
• Do vậy vấn đề đảm bảo độ tin cậy của hệ
thống thông tin quản lý có ý nghĩa rất
quan trọng.
8• phải chú ý đến việc bảo mật thông tin
trong hệ thống quản lý;
• Việc truy cập vào hệ thống thông tin phải
được sự đồng ý của người có tráchnhiệm;
• các dữ liệu nhập từ bên ngoài vào phải
qua bức tường lửa ( Fire wall )
9THIẾT KẾ THEO CHU TRÌNH
• phải tuân theo nguyên tắc tuần tự không
được bỏ qua bất cứ công đọan nào; sau
mỗi giai đoạn, trên cơ sở đánh giá bổ
sung phương án được thiết kế , có thể
quay lại giai đoạn trước đó để hoàn thiện
thêm rồi mới chuyển sang thiết kế giai
đoạn tiếp theo, theo cấu trúc chu trình (
repetition )
10
Bước i
Bước i + 1
Bước i + 2
11
áp dụng đồ thị có hướng để biểu diễn trình tự các bước thực hiện .
5 1 2
3.1
3.3
3.2 4 3
1 Kế hoạch phát triển hệ thống
2 Phân tích hệ thống
3 Thiết kế hệ thống
3.1 thiết kế cơ sở dữ liệu
3.2 thiết kế phần mềm
3.3 thiết kế giao diện
4 Cài đặt hệ thống
5 Quản lý hệ thống .
12
II- PHÂN TÍCH ; THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ
THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
• A- PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN
Mục tiêu cần nắm vững các vấn đề sau :
1. Sử dụng các công cụ thu thập thông tin cho
quá trình phân tích.
2. Mô hình hoá hệ thống thông tin như :
Sơ đồ chức năng
Sơ đồ dòng dữ liệu
Sơ đồ ngữ cảnh
3. Mô hình thông tin ma trận .
13
Một số phương pháp thu thập thông
tin cho quá trình phân tích
Yêu cầu chung :
Kết quả của việc thu thập thông tin là làm sao có
được các thông tin liên quan tới mục tiêu đã đặt
ra với độ tin cậy cao và chuẩn xác .
Thông tin thu thập gồm :
• Thông tin chung về ngành của tổ chức
• Thông tin về bản thân của tổ chức đó
• Các thông tin về các bộ phận có liên quan trực
tiếp đến vấn đề .
14
1-Nghiên cứu tài liệu về hệ thống
• Mục đích thu nhận thông tin tổng quát về
cấu trúc của tổ chức; cơ chế hoạt động,
quy trình vận hành thông tin trong hệ
thống .
• Thu thập thông tin về môi trường của hệ
thống thông tin hiện tại
• Thu thập thông tin về thành phần của hệ
thống thông tin hiện tại và sự hoạt động
của nó .
15
• Thu thập thông tin về môi trường của hệ thống
thông tin hiện tại
Gồm :
• Môi trường bên ngoài: cạnh tranh; xu hướng
công nghệ
• Môi trường tổ chức : lịch sử hình thành doanh
nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sản xuất ,nhân sự,
tài chính .
• Môi trường vật lý : quy trình xử lý dữ liệu, độ
tin cậy
• Môi trường kỹ thuật : phần cứng; phần mềm;
trang bị kỹ thuật khác ; cơ sở dữ liệu; đội ngũ
cán bộ kỹ thuật tin học .
16
Thu thập thông tin về thành phần của
hệ thống thông tin hiện tại và sự hoạt
động của nó
Thành phần của hệ thống
• Dữ liệu đầu vào
• Thông tin đầu ra
• Quá trình xử lý
• Cơ sở dữ liệu
• Thiết bị ( phần cứng; phần mềm )
17
Hoạt động của hệ thống
Cách gia tiếp trao đổi
thông tin
Quan hệ các phòng ban
Khối lượng công việc
Khó khăn vướng mắccác
nguồn thông tin sẳn có
Các quy trình
Biểu mẫu báo cáo đang
dùng
Nhu cầu của doanh
nghiệp
Yêu cầu về sản phẩm
thông tin
18
• Đề án
• BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
THÔNG TIN
• Tên người thực hiện:
• Chủ đề nghiên cứu:
• Thời gian ; ngày tháng năm địa điểm
• Mục tiêu :
• Nội dung nghiên cứu :
• Hoạt động của hệ thống
• Dữ liệu vào của hệ thống
• Thông tin ra của hệ thống
• Quá trình xử lý
• Cơ sở dữ liệu của hệ thống
• Tóm tắt chung :
• Đánh giá tổng quát :
• Người thực hiện
19
2) Phương pháp quan sát hệ thống
• Mục tiêu nhằm thấy được một bức tranh
khái quát về tổ chức và cách quản lý các
hệ thống của tổ chức . Đồng thời cũng
phải quan sát chi tiết để tìm ra những giải
pháp tối ưu về kỹ thuật , tài chính , thời
gian .
20
Kết quả quan sát hệ thống là
• báo cáo về yêu cầu của người sử dụng;
xác định các dòng thông tin ;
• đánh giá, lựa chọn các giải pháp
• và cho lời khuyên đối với người sử dụng
về hệ thống hiện tại và thực hiện những
công việc trong tương lai .
21
Kết quả quan sát hệ thống phải lập báo cáo
về các vấn đề sau :
1. Thông tin đầu ra
2. Dữ liệu đầu vào
3. Tài nguyên
4. Đánh giá hệ thống thông tin quản lý
quan sát
22
Bản báo cáo kết quả quan sát
Đề án :
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN SÁT HỆ THỐNG
Người thực hiện ..
Chủ đề nghiên cứu :
Thời gian ngày tháng năm địa điểm :
Mục tiêu :
Nội dung quan sát :
- Chức năng của hệ thống
- Hồ sơ đầu vào
- Tài nguyên
- Phần cứng
- Chuyên viên kỹ thuật
- Đội ngũ cán bộ sử dụng
Tóm tắt chung
Đánh gia tổng quát
Người thực hiện
23
Phương pháp phỏng vấn
• Nhằm thu thập thông tin về doanh nghiệp ; nhu
cầu thông tin ; các tài nguyên cần thiết cho dự
án tương lai ; khi phỏng vấn cần lưu ý các vấn
đề sau :
• Chú ý lắng nge
• Thiết lập quan hệ tốt khi phỏng vấn
• Chuẩn bị, soạn thảo các câu hỏi liên quan đến
công việc cần phỏng vấn ; Các câu hỏi luôn
tạo nhiều khả năng trả lời cho người được hỏi;
tránh gây hiểu lầm
• Không nên phỏng đoán khi các dữ kiện không
được xác nhận, hay không có câu trả lời .
24
Bản báo cáo kết quả phỏngvấn
Đề án
BÁO CÁO KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
Người được hỏi
:chức danh
..
Chủ đề :.
Người hỏi
:..
Thời gian ngày tháng năm địa điểm :
Mục tiêu :
Đề tài trao đổi :
Nghề nghiệp và chức vụ của người được hỏi
Nhận xét về người trả lời :
Các nguồn thông tin bổ sung
Các hoạt động tiếp theo
Các thoả thuận đạt được
Tóm tắt chung
Đánh giá :
Người thực hiện
25
• 4) Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
• Thường áp dụng phương pháp điều tra chọn
mẫu; chọn các các đại diện điều tra thuộc nhiều
lĩnh vực như : Cán bộ lãnh đạo; chuyên gia
quản ly; nhân viên trong bộ máy quản lý ; người
sử dụng thông tin trong hệ thống ; các cán bộ tin
học trong hệ thống
• Nội dung điều tra thường xoay quanh những
vấn đề sau :
• Cơ cấu tổ chức của cơ quan ;
• Quy trình xử lý thông tin
• Việc sử dụng thông tin và hệ thống thông
tin trong hệ thống .
26
2 - phân tích chức năng
Mục đích nhằm xác định một cách chính xác và cụ
thể các chưc năng chính của hệ thống thông tin
• Phương pháp xây dựng sơ đồ chức năng (BFD
- Bussiness Function Diagram )
–Xây dựng sơ đồ chức năng thực thất là
quá trình phân rã; từ một chức năng lớn
( ở cấp cao ) được phân chia thành
những phần thích hợp nhỏ hơn (ở
cấpthấp hơn ) theo cấu trúc hình cây .
• một chức năng đầy đủ gồm các thành phần sau
–tên chức năng ;
–mô tả chức năng ;
–đầu vào của chức năng ( dữ liệu);
–đầu ra của chức năng ( thông tin )
27
sơ đồ chức năng quản lý tài chính
Quản lý tài chính
Quản lý vốn đầu tư Lập kế hoạch Quản lý ngân sách
Phân bổ vốn đầu
tư
Quản lý các dự án
Kế hoạch dài hạn
Kế hoạch ngắn hạn
Phân bổ ngân sách
Sử dụng ngân sách
28
• Sơ đồ chức năng và các hồ sơ kèm theo xác
định giới hạn của các chức năng; sau này nếu
phát hiện thêm chức năng mới thì phân tích viên
bổ sung thêm vào sơ đồ chức năng.
• Để phân tích hệ thống thông tin một cách hiệu
quả nhất cần phải phân cấp trong sơ đồ chức
năng .
Bản chất của việc phân cấp là một chức năng
được phân tích thành nhiều chức năng ngày
càng chi tiết hơn theo cấu trúc hình cây -
29
Nhận xét :
• Sơ đồ chức năng là công cụ mô hình đầu
tiên sử dụng trong tiến trình phân tích, nó
xác định ranh giới hệ thống và cung cấp
các thành phần để lập các mô hình ở các
tiến trình sau .
• Cần đạt sự nhất trí cao với người chủ và
các người sử dụng hệ thống thông tin để
hạn chế tính chủ quan của nhà phân tích .
• Sau khi mô hình được tạo lập việc chi tiết
hoá và điều chỉnh các chức năng là điều
có thể thực hiện được.
30
3- Sơ đồ dòng dữ liệu ( DFD) ( Data Flow
Diagram )
• Sơ đồ dòng dữ liệu chỉ ra cách thông tin chuyển
vận từ một quá trình / chức năng này trong hệ
thống sang một quá trình /chức năng khác ; điều
quan trọng là nó chỉ ra những thông tin nào cần
phải có trước khi cho thực hiện một hàm hay
một quá trình.
• Chú ý : DFD là sơ đồ tỉnh cho nên nó không chỉ
ra thời gian thông tin chuyển vận từ quá trình/
chức năng này sang quá trình / chức năng khác;
nó cũng không chỉ ra được khối lượng; quy mô;
lượng tối đa, tối thiểu đối với dữ liệu ; thứ tự
thực hiện các chức năng .
31
Ví dụ minh họa
• Phương pháp tạo ra DFD
• Sử dụng BFD để xác định các tiến trình
theo từng mức cho DFD
• BFD thực hiện theo phân rả ; do đó nó sẽ
chỉ ra các mức mà tiến trình sẽ xuất hiện
trong DFD
32
Sơ đồ tổng quát
BFD DFD
A
B C
D E
G H F
DFD Tiến trình A
B C
DFD Tiến trình B
DFD Tiến trình C
D E
F G H
33
Sơ đồ chức năng BFD
Quản lý hàng hoá và
công nợ của cửa hàng
1- Quản lý hàng hoá 2- Quản lý công nợ 1- Quản lý hàng hoá
1.1 Cập nhật phiếu N-X
1.2 Cập nhật danh mục hh
1.3 Báo cáo hàng hoá
( Tổng hợp và chi tiết )
2.1- Cập nhật phiếu thu chi
2.2 Cập nhật danh mục khách hàng
2.3- Báo cáo công nợ
( tổng hợp và chi tiết)
34
Các ký hiệu :
Quá trình xử lý dữ liệu : Lưu trữ dữ liệu
Tác nhân bên ngoài Tác nhân bên trong
Dòng dữ liệu
35
Sơ đồ dòng dữ liệu DFD
B1
C2
A1 C1 D1
C4
B2
A2 A4 C3 D2
A3 Phiếu NX Phiếu thu chi
A5 C5 F3
Danh mục hàng hoá Danh mục K.hàng
E2 E2 F2 F2
E3 F1
E1 F3
Khách hàng Ban quản lý
1.1 Cập nhật
phiếu NX
1.2 Cập nhật
D/m hàng hoá
1.3 Báo cáo
hàng hoá
2.1 Cập nhật
phiếu thu chi
2.2 Cập nhật
danh mục KH
2.3 Báo cáo
công nợ
Ban quản lý
36
• Ghi chú :
1- Cập nhật phiếu nhập - xuất
• A1 nhà cung cấp giao hàng hoặc khách
hàng mua hàng
• A2 Lưu phiq\ếu nhập - xuất
• A3 Yêu cầu cập nhật danh mục hàng hoá
( nếu là hàng hoá mới )
• A4 Cập nhật danh mục khác hàng ( nếu là
khách hàng mới )
• A5 Lưu thông tin hàng hoá mới
37
2- Điều chỉnh phiếu nhập - xuất
• B1 Ban quản lý yêu cầu điều chỉnh phiếu
nhập - xuất ( do nhập sai sót )
• B2 Lấy phiếu nhập xuất cần điều chỉnh từ
kho lưu ra điều chỉnh theo yêu cầu và lưu
lại
3- Báo cáo tồn kho
• E1 Ban quản lý yêu cầu báo cáo tồn kho
• E2 Lấy số tồn từ danh mục hàng hoá và
tình hình nhập xuất từ kho dữ liệu phiếu
nhập xuất để xác định tồn kho cuối kỳ
• E3 Gửi ban quản lý báo cáo tồn kho .
38
4- Cập nhật phiếu thu chi
• C1 Ban quản lý yêu cầu chi trả nợ cho nhà cung
cấp ( yêu cầu lập phiếu chi )
• C2 Khách hàng trả nợ ( yêu cầu lập phiếu thu )
• C3 Lưu phiếu thu chi đã lập
• C4 Yêu cầu cập nhật khách hàng (nếu là khách
hàng mới )
5- Điều chỉnh phiếu thu chi
• D1 Ban quản lý yêu cầu điều chỉnh phiếu thu chi
• D2 Lấy phiếu thu chi cần điều chỉnh từ kho lưu
ra điều chỉnh theo yêu cầu và lưu lại
39
6- Báo cáo công nợ
• F1 Ban quản lý yêu cầu báo cáo công nợ
• F2 Lấy số nợ đầu kỳ từ danh mục khách
hàng và tình hình nhập xuất từ kho dữ liệu
phiếu nhập - xuất ; tình hình thu chi từ kho
dữ liệu phiếu thu chi để xác định tăng
giảm nợ trong kỳ và nợ cuối kỳ.
• F3 Gửi ban quản lý báo cáo công nợ.
40
4- Sơ đồ dòng dữ liệu bằng sơ đồ
ngữ cảnh
• được dùng để tạo ra biên giới của hệ
thống; là một vòng tròn quá trình trung tâm
biểu thị toàn bộ hệ thống đang nghiên cứu
được nối với mọi tác nhân
41
Dòng thông tin nhận ( cần )
Dòng thông tin cung
Quản
lý Kho
Quản lý kinh
doanh
Nhà cung cấp
Kế toán
Đội xe
Khách hàng
Ngân hàng
Sản xuất
42
5- sơ đồ logic
(sô ñoà giaûi thuaät)
• Để chỉ ra những điều khiển của quá trình
ra quyết định phức tạp; thay vì sử dụng
bảng quyết định với nhiều rối rắm, người
ta thường sử dụng sơ đồ logic để giải
quyết vấn đề trên .
43
LƯU ĐỒ LOGIC GIẢI THUẬT PHÁT SINH MÃ PHIẾU NHẬP XUẤT
Bắt đầu
Đ
Đ
Đ S
Kết thúc
S
Đ S
Kết thúc Kết thúc
Tạo mới phiếu xuất
Thao tác
nhập
Mở CSDL nhập kho
CSDL nhập
chưa có mẫu
tin nào
Mở CSDL xuất kho
CSDL xuất
chưa có mẫu
tin nào
Gán mã số phiếu Nhập (
Xuất) kho là mẫu tin đầu
tiên ( PN(X)0001)
Ngày hiện hành
lớn hơn trong
CSDL
Gán mã số phiếu Nhập (
Xuất) kho là mẫu tin đầu tiên
trong ngày ( PN(X)0001)
Gán mã số phiếu Nhập ( Xuất)
kho là mẫu tin phát sinh kế tiếp
trong ngày ( PN(X)0010)
44
6- Mô hình hoá thực thể
• Nhằm xác định các đơn vị thông tin cơ
sở có ích cho hệ thống - thực thể- định
rõ mối quan hệ bên trong hoặc các tham
trỏ chéo với nhau giữa chúng ;
• Trong từng trường hợp mọi thành phần
dữ liệu của thực thể sẽ chỉ lưu trữ 1 lần
trong toàn bộ hệ thống của tổ chức và
có thể truy cập được từ bất kỳ chương
trình nào.
45
Thí dụ về dòng thông tin bên trong của một tổ chức
Phòng kế hoạch
Kho
Đội xe
Phòng tài vụ
Phòng kế toán
Bộ phận bán hàng
Phòng kỹ thuật
Bộ phận sảnxuất
46
• Trong mô hình này giữa các bộ phận trong
hệ thống có mối quan hệ chằng chịt nhau
chắc chắn sẽ trùng lắp và dư thừa
thông tin .
• Để cải thiện tình hình cần xây dựng một
cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ hệ
thống , các bộ phận trong hệ thống
không quan hệ trực tiếp nhau mà thông
qua cơ sở dữ liệu chung .
47
Phòng kế hoạch
Kho
Đội xe
Phòng tài vụ
Phòng kế toán
Bộ phận bán hàng
Phòng kỹ thuật
Bộ phận sảnxuất
CƠ SỞ
DỮ
LIỆU
48
Chú ý :
• Dữ liệu lưu trữ trong hệ thống thể hịên
dưới dạng bảng .
• mỗi bảng thể hiện một cơ sở dữ liệu
( Database) .
• Xây dựng mô hình thực thể sẽ xác định
có bao nhiêu bảng dùng trong hệ thống
và các mối quan hệ giữa chúng.
49
Mô hình thực thể còn gọi là mô hình dữ liệu
Lôgic được xây dựng dựa trên các yếu tố :
1. thực thể
2.Kiểu thực thể
3. thuộc tính
4.quan hệ
50
1- thực thể :(records,maãu tin)
• Là một đối tượng; một sự kiện đối với
tổ chức kể cả những thông tin mà nó
lưu trữ,
• thí dụ :
mỗi khách hàng là một thực thể và nó
thể hiện một dòng thông tin trong
bảng .
51
2-Kiểu thực thể ( tập thực thể - tập
tin bảng tính ; .)(taäp tin, files)
• Là một tập hợp các thực thể có cùng tính chất ;
mô tả cho một loại thông tin ( chú ý bản thân nó
không phải là thông tin )
• thí dụ
bảng khách hàng ( tập khách hàng ) là một kiểu
thực thể, tập thực thể và nó mô tả ; chứa đựng
từng thực thể khách hàng.
Trong thực tế tập thực thể là một bảng - hình chữ
nhật có nhiều cột ( trường, fields) và nhiều dòng
( thực thể; records).
52
Tập khách hàng tr ư ờng(field)
Mã KH Tên KH Công ty Số phone Địa chỉ ..
KH001 Trần v An Thái An 8341680 2/3 đường 3/2 (record)
KH002 Nguyễn v Ân Ân nghĩa 8223344 8 CMT8 Q1 (record)
53
• Có 3 Tập thực thể sau :
• Liên quan đến một giao dịch chủ yếu .
ví dụ : đơn đặt hàng .
• Liên quan đến thuộc tính hoặc tài
nguyên của hệ thống . ví dụ : nhà cung
cấp; khách hàng ..
• Liên quan đến việc lập kế hoạch hoặc
kiểm soát ( thông tin dạng thống kê -
bảng ) ví dụ : bảng lương ; lịch điều xe
54
Thuộc tính
(fields,tröôøng,coäât)
• Thuộc tính là đặc trưng của mỗi thực thể ;
biểu thị bằng các trường ( cột, fields) của
bảng thực thể ( tập thực thể ) trong đó
chứa đựng thông tin của thực thể .
• Ví dụ : mỗi thực thể khách hàng ở bảng
trên có các thuộc tính sau : "Mã KH "; " tên
KH " ; " Công ty"; " số phone"; địa chỉ ".
55
Có 3 loại thuộc tính :
• Thuộc tính khoá : Gồm một hay nhiều
thuộc tính trong một tập thực thể được
dùng để gán cho một thực thể một tham
khảo ( tham trỏ ) duy nhất .
• Thuộc tính mô tả : thông thường các
thuộc tính trong tập thực thể đều là thuộc
tính mô tả ; tập hợp lại sẽ làm tăng hiểu
biết đầy đủ về thực thể
• . Thuộc tính kết nối :chỉ ra mối quan hệ
giữa một thực thể của bảng này với một
thực thể ở bảng khác .
56
Tập Hoá đơn thuoäc tính khoaù thuoäc tính keát noái Tập Khách hàng
Ngày Mã HĐ Mã KH Mã KH Tên KH Địa chỉ
12/3/01 IA0001 KH0001 KH0001 Ông A xxxxxxxx
57
4) Mối quan hệ
• Mục đích nhằm tìm; tra cứu; truy cập
.liên quan đến một thực thể .
• Có 3 kiểu mối quan hệ :
• một - một (1-1) ;
• một - nhiều ( 1-n);
• nhiều - nhiều ( n-n)
58
• Quan hệ 1-1 : là mối quan hệ mà một
thực thể của bảng này tương ứng với duy
nhất một thực thể của bàng thực thể khác
và ngược lại
• .thí dụ : một thực thể sản phẩm chỉ có duy
nhất một thực thể chi tiết sản phẩm mô tả
nó . trên mô hình biểu diễn mối quan hệ
này là mủi tên có 2 đầu ( )
59
Tập mô tả chi tiết sản phẩm Tập sản phẩm
Mã sp Quy cách Trọng lượng Mã sp Tên sp
A0001 O,02x0,5x4 55.5 Kg A0001 Ván lót sàn 4 m
1 1
60
• Quan hệ 1-n : là mối quan hệ giữa một
thực thể bên bảng A với nhiều thực thể
bên bảng B ; thí dụ : một khách hàng có
thể có nhiều đơn đặt hàng do đó một thực
thể khách hàng trong tập khách hàng có
quan hệ với nhiều thực thể đơn hàng
trong tập đơn hàng .
• Trên mô hình được biểu diễn bằng mủi
tên 1 đầu hướng từ bên nhiều tới bên một
• (N 1)
61
Tập Hoá đơn Tập Khách hàng
Ngày Mã HĐ Mã KH Mã KH Tên KH Địa chỉ
12/3/01 IA0001 KH0001 n 1 KH0001 Ông A xxxxxxxx
14/4/01 IA0025 KH0001
62
• Quan hệ n - n : là quan hệ mà một thực
thể bên bảng A có quan hệ với nhiều thực
thể bên bảng B và ngược lại .
• thí dụ : một thực thể nhà cung cấp trong
tập nhà cung cấp có cung cấp nhiều thực
thể mặt hàng trong tập mặt hàng và
ngược lại ( nghĩa là một mặt hàng có thể
có nhiều nhà cung cấp ). trên mô hình
được biểu diễn bằng một đường thẳng .
63
Tập mặt hàng Tập Nhà cung cấp
Mã hàng Giávốn Mã nhà cc Mã hàng Tên nhàcc Mã nhà cc
VT0001 ---------- Cc0001 n n VT0001 Cty xxxx Cc0001
VT0002 ---------- Cc0001 VT0001 Cty AAA Cc0002
64
• Quan hệ 1-1 sẽ đưa đến việc nhập
chung 2 tập thực thể thành một tập
thực thể .
• Với ví dụ quan hệ 1-1 trên ta có thể nhập
chung hai tập thực thể ( tập sản phẩm và
tập mô tả chi tiết sản phẩm ) thành một
tập thực thể là tập sản phẩm .
65
Tập mô tả chi tiết sản phẩm Tập sản phẩm
Mã sp Quy cách Trọng lượng Mã sp Tên sp
A0001 O,02x0,5x4 55.5 Kg A0001 Ván lót sàn 4 m
1 1
chuyển thành
Tập sản phẩm
Mã sp Tên sp Trọng lượng Quy cách -----------------
A0001
Ván lót sàn
4 m
55.5