Bài giảng Chương IV: Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp

1. Khái niệm: - Khoa học là hệ thống những kiến thức, hiểu biết của con người về qui luật vận động và phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy - Công nghệ là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ nhu cầu của con người.

pdf42 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương IV: Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO CHƯƠNG IV TIẾN BỘ KHCN TRONG NÔNG NGHIỆP Trường Đại học KTQD Giảng viên: Ths Hoàng Mạnh Hùng I. Khái niệm và đặc điểm khoa học - công nghệ 1. Khái niệm: - Khoa học là hệ thống những kiến thức, hiểu biết của con người về qui luật vận động và phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy - Công nghệ là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ nhu cầu của con người. Công nghệ gồm: - Phần cứng: Máy móc, thiết bị, công cụ, NVL - Phầm mềm: Con người (Kỹ năng); Các định mức, chỉ tiêu kỹ thuật; Tổ chức, chiến lược 4/11/2014 3 2. Đặc điểm - Khoa học và công nghệ có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng và trong thời đại ngày nay chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau - Khoa học - công nghệ trong lĩnh vực sản xuất của bất cứ ngành nào đều có quá trình phát triển, lạc hậu và cuối cùng bị thay thế bới tiến bộ khoa học - công nghệ mới hơn. - Triển khai một tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng: bao giờ cũng tạo nên những tác động nhất định lên các mặt đời sống kinh tế - xã hội. 2. Đặc điểm - Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học. - Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao - Tính đa dạng hoá của các loại hình công nghệ trong nông nghiệp - Tính đồng bộ cân đối trong phát triển tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp 4/11/2014 6 II.Nội dung tiến bộ KHCN trong nông nghiệp 1. Thủy lợi hóa nông nghiệp - Là quá trình thực hiện tổng hợp cụ thể các biện pháp khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất và dưới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, hạn chế tác hại do nước gây ra. Nội dung thủy lợi hóa Trị thủy các dòng sông lớn: Quy hoạch, XD hồ chứa, nạo vét dòng chảy, trồng rừng, XD đê, hiệp tác quốc tế Công tác thủy nông: Tưới và tiêu nước XD hệ thống công trình tưới tiêu hoàn chỉnh đồng bộ, hợp lý và sử dụng tối đa công suất thiết kế. (bao gồm công trình thủy lợi lớn,vừa và loại nhỏ gắn liền hữu cơ với nhau, mỗi công trình có đầy đủ các bộ phận cần thiết để có thể đưa nước thông suốt từ đầu nguồn tới chân ruộng và nhanh chóng tháo nước ra khỏi ruộng khi cần thiết 4/11/2014 7 Nguồn vốn Đầu tư XD công trình thủy nông Hướng đầu tư thuỷ nông của Nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, vốn nước ngoài, vốn do Nhà nước huy động dưới dạng quỹ, tín phiếu, trái phiếu, cồ phần theo từng dự án hay công trình cụ thể)  Các hình thức tổ chức sử dụng, khai thác hệ thống thuỷ nông: Gồm doanh nghiệp khai thác thủy lợi, xí nghiệp hoặc ban quản lý thủy nông 4/11/2014 8 Bảo vệ nguồn tài nguyên nước Phòng chống kạn kiệt nguồn nước: + Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. + Định canh định cư đối với đồng bào dân tộc vùng cao. + Khai thác cây rừng hợp lý, vừa khai thác vừa trồng rừng tạo lớp phủ chống xói mòn. + Xây dựng các công trình hồ chứa để điều tiết lại nguồn nước, tăng lượng nước trong mùa khô và chống lũ trong mùa mưa. 4/11/2014 9 Bảo vệ nguồn tài nguyên nước Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.\ + Giữ vệ sinh môi trường, dọn rác thải, + Xây dựng, phát triển các công trình xử lý chất thải và nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư. .. + Quản lý và bảo vệ môi trường biển. + XDvà thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ môi trường + Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về chinh phục, cải tạo và bảo vệ môi trường nước. 4/11/2014 10 4/11/2014 11 II.Nội dung tiến bộ KHCN trong nông nghiệp 2. Cơ giới hóa nông nghiệp Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới; thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực của máy móc; Thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với kỹ nghệ cao 4/11/2014 12 2. Cơ giới hóa nông nghiệp  Cơ giới hoá bộ phận được thực hiện ở những khâu công việc nặng nhọc, tốn nhiều lao động thủ công hay thời vụ căng thẳng và dễ dàng thực hiện như khâu làm đất, vận chuyển, chế biến thức ăn gia súc v.v....  Cơ giới hoá tổng hợp sử dụng liên tiếp các hệ thống máy ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất trồng trọt hay chăn nuôi kể từ lúc bắt đầu đến lúc ra sản phẩm. 4/11/2014 13 2. Cơ giới hóa nông nghiệp  Tự động hoá gắn liền với cách thức khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, các phương tiện điều khiển tự động để hoàn thành mọi khâu liên tiếp của quá trình sản xuất từ khi chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. 4/11/2014 14 Chú ý khi thực hiện cơ giới hoá  Điều kiện trước hết để tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp là phải có nền công nghiệp phát triển có khả năng chế tạo máy kéo và máy móc nông nghiệp, sản xuất các phụ tùng thay thế và công nghiệp sủa chữa phát triển.  Điều kiện tiếp nhận cơ giới hoá nông nghiệp.  Điều kiện hoạt động của máy móc phải thuận lợi 4/11/2014 15 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cần chú ý  Ngành cơ khí phải từng bước thực hiện việc sản xuất và trang bị đủ công cụ thường và công cụ cải tiến cho nông nghiệp.  Việc trang bị các máy móc, công cụ hiện đại phải đảm bảo tính đồng bộ và cân đối.  Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, công cụ.  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn  Tạo ra những điển hình tiên tiến rút bài học kinh nghiệm để nhân lên diện rộng. 4/11/2014 16 3. Điện khí hóa NNNT Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn 4/11/2014 17 Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp nông thôn Mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi v.v... ở mọi vùng nông thôn. 4/11/2014 18 Phương hướng sử dụng điện - Năng lượng điện là cơ sở của việc cơ khí hoá lao động - Điện năng là nguồn động lực chủ yếu - Tạo nhiệt năng hay quang năng để chiếu sáng, sấy khô, ấp trứng, sưởi ấm gia súc -Tạo tia hồng ngoại, tia tử ngoại khử độc trong nước, tiêu diệt các vi sinh vật, chữa bệnh gia súc - Sử dụng điện phục vụ sinh hoạt nông thôn. 4/11/2014 19 Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện điện khí hoá Trong qui hoạch xây dựng mạng lưới điện nông thôn cần chú ý: + Khai thác nguồn điện lưới hiệu quả + Xây dựng các trạm thuỷ điện vừa, nhỏ và cực nhỏ nhằm khai thác sức nước của các dòng sông suối , kết hợp hợp lý việc xây dựng nhiệt điện với thuỷ điện. + Kết hợp sức mạnh của Trung ương với địa phương, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm xây dựng mạng lưới điện 4/11/2014 20 Trong quản lý vận hành mạng lưới điện và sử dụng điện  Ưu tiên điện cho sản xuất. Nâng cao mức độ sử dụng điện cho sinh hoạt trên cơ sở khả năng sản xuất điện cho phép.  Trước hết đưa điện vào sử dụng ở những khâu công việc tĩnh tại (chăn nuôi) Hình thành các bộ phận chuyên trách quản lý, bảo dưỡng Cần có hướng dẫn về kỹ thuật an toàn sử dụng điện 4/11/2014 21 4. Hoá học hoá nông nghiệp Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm việc sử dụng các phương tiện hoá học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông thôn 4/11/2014 22 Nội dung hóa học hóa Bổ sung và tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ sung các nguyên tố vi lượng. Bảo vệ cây trồng vật nuôi thông qua việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm v.v... 4/11/2014 23 Nội dung hóa học hóa Sử dụng các vật liệu hoá học trong xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp như công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại v.v...  Sử dụng các vật liệu hoá học trong sản xuất các đồ dùng phục vụ sinh hoạt nông thôn. 4/11/2014 24 Những vấn đề cần chú ý Sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật các loại hoá chất. Kêt hợp phân bón hóa học và phân chuồng Tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc sản xuất, tiêu thụ Sử dụng đúng kỹ thuật các loại hóa chất  Phải có hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân, đảm bảo an toàn 4/11/2014 25 5. Sinh học hóa nông nghiệp Sinh học hoá nông nghiệp là quá trình nghiên cứu và áp dụng được những thành tựu về khoa học sinh vật và khoa học sinh thái vào nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái 4/11/2014 26 Nội dung sinh học hóa Điều tra toàn diện và có trọng điểm các điều kiện thiên nhiên và các nguồn tài nguyên  Nghiên cứu hệ thống các qui luật phát sinh và phát triển các cá thể và quần thể động thực vật, vi sinh vật trên từng vùng sinh thái Nghiên cứu các qui luật mối quan hệ giữa các quần thể sinh vật với nhau và với điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu ... 4/11/2014 27 Nội dung sinh học hóa Đề ra phương hướng đúng đắn khai thác, bảo vệ và sử dụng tốt hơn, bảo đảm tái sinh không ngừng các nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học một cách hiệu quả. 4/11/2014 28 Những thành tựu công nghệ sinh học chủ yếu của nước ta Trên thế giới hiện nay, công nghệ sinh học đang phát triển ở giai đoạn hiện đại gồm - Công nghệ di truyền - Công nghệ tế bào - Công nghệ prôtein - Công nghệ sinh học vi sinh vật - Công nghệ sinh học môi trường 4/11/2014 29 Những thành tựu công nghệ sinh học chủ yếu của nước ta  Ở nước ta: - Trong trồng trọt nghiên cứu quang hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao =>biện pháp thâm canh. - Đưa vào sản xuất công nghệ quang hợp trồng tảo giầu dinh dưỡng thu sinh khối làm nguồn dinh dưỡng và dược liệu quí. - Nghiên cứu quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn, sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng, các nguyên tố khoáng vi lượng làm tăng năng suất cây trồng - Nghiên cứu thành công các kỹ thuật di truyền như lai tạo, đột biến, đa bội thể tạo ra nhiều giống lúa, ngô, đậu, đỗ, dâu ... được ứng dụng vào sản xuất. 4/11/2014 30 Những thành tựu công nghệ sinh học chủ yếu của nước ta  Trong chăn nuôi, đã thành công trong việc tạo ra bò giống con chất lượng cao, tạo ra các giống lai như lợn, gia cầm...  Trong lĩnh vực vi sinh vật nghiên cứu và áp dụng có kết quả công nghệ vi sinh phục vụ sản xuất và đời sống như thuốc trừ sâu vi sinh vật, phân vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu 4/11/2014 31 Những thành tựu công nghệ sinh học chủ yếu của nước ta Trong công nghệ thực phẩm, nhiều kỹ thuật và qui trình công nghệ sinh học được nghiên cứu và áp dụng như sản xuất nước chấm, nước giải khát lên men, rượu vang v.v... =>Những thành tựu chủ yếu của ngành sinh học góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, chương trình lương thực thực phẩm ở nước ta 4/11/2014 32 Những giải pháp kinh tế kỹ thuật  Trong công tác nghiên cứu + Trong trồng trọt ngoài cây lúa cần nghiên cứu các loại cây màu như ngô, khoai, đậu đỗ các loại. (cây dài ngày, ngắn ngày, cây công nghiệp) + Trong chăn nuôi cần mở rộng nghiên cứu các loại con gia súc gia cầm... + Trong môi trường nước, cần coi trọng hơn nữa việc nghiên cứu các loại động thực vật nhỏ như nấm, tảo, rong rêu... + Nghiên cứu hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ đối với quần thể động thực vật ở nước ta. 4/11/2014 33 Những giải pháp kinh tế kỹ thuật  Trong công tác giống + Lựa chọn, thuần dưỡng, bảo vệ các loại giống tốt địa phương. + Nhập nội, lai tạo, nuôi thuần chủng để có những giống mới. + Coi trọng công tác kiểm dịch động thực vật nhập nội. + Xây dựng hệ thống quốc gia từ Trung ương đến địa phương bao gồm các cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo, sản xuất, thí nghiệm, sản xuất. + Có biện pháp quản lý giống chặt chẽ, chống lẫn giống và thoái hoá giống. + Xây dựng, phổ biến thực hiện qui trình kỹ thuật cho từng loại cây trồng và con nuôi. 4/11/2014 34 Những giải pháp kinh tế kỹ thuật  Thùc hiÖn ®æi míi c¬ cÊu s¶n xuÊt trång trät vµ ch¨n nu«i +C¬ cÊu mïa vô + C«ng thøc lu©n canh, xen canh, gèi vô phï hîp trªn mçi vïng sinh th¸i ®Ó khai th¸c cã hiÖu qu¶ c¸c tiÒm n¨ng sinh häc, sinh th¸i vµ c¸c tiÒm n¨ng kh¸c. 4/11/2014 35 III/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP 1. Mục tiêu và phương hướng - Mục tiêu từng bước hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp, khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng của nền nông nghiệp nhiệt đới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện đời sống nhân dân. - Coi trọng thúc đẩy các tiến bộ khoa học của nông nghiệp ở tất cả các bộ phận, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay. 4/11/2014 36 Mục tiêu và phương hướng -Phương hướng: Thúc đẩy sự phát triển cách mạng khoa học công nghệ. Đẩy mạnh các chương trình tiến bộ khoa học công nghệ trong nước và tranh thủ được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước khác. +Thực hiện thuỷ lợi hoá là biện pháp hàng đầu +Thực hiện rộng rãi sinh học hoá, hoá hóc hoá, từng bước cơ giới hoá, điện khí hoá + Cơ giới hoá giữ vai trò trung tâm 4/11/2014 37 2. Những biện pháp chủ yếu Xây dựng các chương trình và thực hiện theo chương trình các tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp (Mục tiêu, biện pháp)  Tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp. ( Đội ngũ cán bộ KHCN, hệ thống các cơ quan nghiên cứu, bồi dưỡng kiên thức cho lao động, tuyên truyền..) 4/11/2014 38 2. Những biện pháp chủ yếu Lựa chọn hình thức chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp cho các hộ gia đình nông dân và các trang trại. (5 mô hình đọc trong SGK) +Từ đúc rút kinh nghiệm thực tế của nông dân. + Từ những kết quả nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học nông nghiệp trong nước. + Nhập nội từ nước ngoài qua hoạt động hiệp tác khoa học công nghệ hay chuyển giao công nghệ. 4/11/2014 39 2. Những biện pháp chủ yếu Nghiên cứu tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến Việt Nam +Xác định rõ tiến bộ khoa học công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến ... đã được kết luận, tiến bộ cần khảo nghiệm =>nhân các điển hình tiến tiến, mở rộng phạm vi áp dụng. +Phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành và phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng trong nông thôn =>phong trào học tập và nhân điển hình tiên tiến +Dành kinh phí cho tổ chức thực hiện. 4/11/2014 40 2. Những biện pháp chủ yếu Thực hiện có hiệu quả việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại. +Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học một cách hợp lý, phù hợp + Sử dụng kết hợp các giải pháp phòng trừ dịch bệnh bằng hoá chất với việc phòng trừ bằng các phương tiện vi sinh, thảo mộc. .. 4/11/2014 41 2. Những biện pháp chủ yếu Thực hiện có hiệu quả việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại. + Khuyến khích việc khôi phục và phát triển hơn nữa các phong trào Cách mạng xanh: Bón phân chuồng, phân bắc; làm điền thanh mô, làm bèo hoa dâu và các hình thức làm phân xanh khác. + Khuyến khích việc sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại phân bón vi sinh và các chế phẩm vi sinh vật khác. 4/11/2014 42 Thảo luận  Anh(Chị) hãy trình bày ý tưởng về một dự án nông nghiệp áp dụng KHCN tiên tiến  Trình bày mục tiêu, yêu cầu, nội dung của dự án  Hãy trình bày một dự án cụ thể mà bạn đã gặp và sắp xếp theo tiêu chí ưu tiên (nguồn lực, thời gian, chất lượng...), các bài học kinh nghiệm khi xếp thứ tự ưu tiên sai ?
Tài liệu liên quan