Bồ hóng là chất ô nhiễm đặc biệt quan trọng trong khí xả động cơ Diesel. Tuy từ lâu người ta đã nhận biết được tác hại của chúng nhưng việc nghiên cứu sự hình thành chất ô nhiễm này trong khí xả động cơ Diesel chỉmới thực sự phát triển từ những năm 1970 dựa vào những thành tựu của kỹ thuật quang học.
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3082 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57
Chương 5
CƠ CHẾ HÌNH THÀNH
BỒ HÓNG TRONG
QUÁ TRÌNH CHÁY CỦA
ĐỘNG CƠ DIESEL
5.1. Giới thiệu:
Bồ hóng là chất ô nhiễm đặc biệt quan trọng trong khí xả động cơ Diesel. Tuy từ
lâu người ta đã nhận biết được tác hại của chúng nhưng việc nghiên cứu sự hình thành
chất ô nhiễm này trong khí xả động cơ Diesel chỉ mới thực sự phát triển từ những năm
1970 dựa vào những thành tựu của kỹ thuật quang học.
Sự nguy hiểm của bồ hóng đối với sức khỏe con người đã được đề cập đến ở
chương 1. Các HAP, kể cả các nitro-HAP và dinitro-HAP hấp thụ trong bồ hóng Diesel
đều có khả năng gây đột biến tế bào và gây ung thư đường hô hấp. Ngoài ra, bồ hóng cũng
có khả năng gây ung thư da nếu nạn nhân tiếp xúc thường xuyên với chúng và gây bệnh tụ
máu dẫn đến những tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch.
Trong môi trường, các hạt bồ hóng trong không khí có tác dụng hấp thụ và khuếch
tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển và do đó làm giảm tầm nhìn.
So với nông thôn, ở đô thị bức xạ mặt trời đo được trên mặt đất nhỏ hơn khoảng 15-20%.
Khi nồng độ bồ hóng trong không khí đạt khoảng 0,1mg/m3 thì tầm nhìn xa chỉ còn 12km
(so với tầm nhìn xa cực đại 36km), nhất là trong các đô thị có độ phát tán tầm thấp yếu và
trên các trục lộ có sự tập trung phương tiện Diesel ở giờ cao điểm (nếu có khoảng 20% xe
vận tải Diesel trong luồng thì tầm nhìn giảm từ 25-30%). Điều này gây mất an toàn giao
thông. Ngoài ra, khi bồ hóng bám vào lá cây xanh thì khả năng quang hợp của lá cây bị
giảm, làm cây cối dễ bị héo chết. Bồ hóng bám vào các công trình xây dựng sẽ gây ra sự
ăn mòn kim loại...
Quá trình cháy khuếch tán trong động cơ Diesel rất thuận lợi cho việc hình thành
bồ hóng. Thật vậy, sự cháy của hạt nhiên liệu lỏng trong khi chúng dịch chuyển trong
buồng cháy cũng như sự tập trung cục bộ hơi nhiên liệu ở những vùng có nhiệt độ cao là
nguyên nhân chính sản sinh bồ hóng. Bồ hóng trong khí xả là một trong những yếu tố
chính giới hạn khả năng ứng dụng của động cơ Diesel hiện nay. Mặc dù các nhà khoa học
và các nhà sản xuất ô tô đã quan tâm rất nhiều đến việc nghiên cứu vấn đề này nhưng đến
nay người ta vẫn chưa tìm ra được một giải pháp kỹ thuật nào hữu hiệu nhằm hạn chế
nồng độ bồ hóng trong giới hạn cho phép của các quy định về bảo vệ môi trường. Hai
hướng nghiên cứu chính hiện nay là:
1- Cải thiện và tổ chức tốt quá trình cháy trong động cơ Diesel
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
58
2- Lọc bồ hóng trên đường ống xả
Giải pháp xử lý bồ hóng trên đường ống xả gặp rất nhiều khó khăn trong thực tế,
nhất là giải quyết vấn đề tái sinh lõi lọc để giảm trở lực trên đường thải và việc nâng cao
tuổi thọ các bộ lọc. Vì vậy, giải pháp có tính cơ bản của vấn đề bồ hóng chỉ có thể rút ra
được trên cơ sở nghiên cứu tường tận quá trình hình thành chất ô nhiễm này để tìm cách
hạn chế chúng ngay từ trong buồng cháy động cơ. Nghiên cứu sự hình thành bồ hóng bằng
mô hình toán học hiện đang phát triển rất mạnh song song với các nghiên cứu về thực
nghiệm. Phương pháp mô hình hóa có nhiều ưu điểm hơn vì việc đo đạc cục bộ trong
buồng cháy rất phức tạp. Tất nhiên, kết quả của những nghiên cứu về thực nghiệm là
không thể thiếu để kiểm chứng mô hình toán học.
Động cơ Diesel cho tới nay vẫn là loại động cơ đốt trong được sử dụng rộng rãi
nhờ tính kinh tế của nó cao. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của các loại động cơ đánh lửa
cưỡng bức hiện đại, viễn ảnh áp dụng của loại động cơ này trên các phương tiện vận tải
trong tương lai phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật làm giảm nồng độ bồ hóng trong khí xả.
5.2. Hình thành bồ hóng trong ngọn lửa khuếch tán
Quá trình cháy khuếch tác được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp vì nó an toàn.
Tuy nhiên do đặc điểm phân bố nhiên liệu không đồng nhất, việc khống chế quá trình cháy
của nó gặp nhiều khó khăn hơn so với qua trình cháy của hỗn hợp đồng nhất. Cũng chính
vì sự phân bố hỗn hợp không đồng nhất mà trong sản phẩm cháy của ngọn lửa khuếch tán
luôn tồn tại những sản phẩm cháy không hoàn toàn mặc dù hỗn hợp tổng quát rất loãng.
Trong số những sản phẩm cháy không hoàn toàn này người ta đặc biệt quan tâm đến bồ
hóng.
Sự hình thành bồ hóng trong ngọn lửa khuếch tán trước tiên phụ thuộc vào nhiên
liệu. Nhiên liệu có thành phần C càng cao thì nồng độ bồ hóng càng lớn. Hình 5.1 so sánh
nồng độ bồ hóng đo trên trục ngọn lửa khuếch tán của 3 loại nhiên liệu khác nhau: butane,
propane và méthane với cùng điều kiện ban đầu (tốc độ phun 90m/s, đường kính lỗ phun
3mm). Nồng độ được biểu diễn thông qua bề dày đặc trưng của bồ hóng fv.L (L: chiều dài
quang trình). Chúng ta thấy nồng độ bồ hóng trong sản phẩm cháy của ngọn lửa butane
lớn nhất và nồng độ này thấp nhất trong ngọn lửa méthane.
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
59
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến nồng độ bồ hóng là nồng độ nhiên liệu và nồng độ
oxygène. Thật vậy, sự hình thành bồ hóng chủ yếu là do quá trình cháy không hoàn toàn
của nhiên liệu. Khi hỗn hợp nghèo và được phân bố đồng nhất thì nồng độ bồ hóng rất bé,
có thể bỏ qua. Nồng độ oxygène ảnh hưởng đến sự oxy hóa bồ hóng sau khi chúng được
hình thành do đó cũng ảnh hưởng đến nồng độ bồ hóng cuối cùng có mặt trong sản phẩm
cháy. Hình 5.2a, b biểu diễn biến thiên của nồng độ nhiên liệu và oxygène theo chiều cao
ngọn lửa propane có tốc độ phun ban đầu 90m/s và đường kính lỗ phun là 3mm.
Hình 5.1: Ảnh hưởng của nhiên liệu đến mức độ phát sinh bồ hóng trong ngọn lửa khuếch tán
a. b.
Hình 5.2: Biến thiên của nồng độ nhiên liệu (a) và oxygène (b) theo chiều cao
ngọn lửa khuếch tán propane
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
60
Hình 5.3: Profil nhiệt độ trong ngọn lửa propane Hình 5.4: Phân bố fv.L
trong ngọn lửa propane
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến sự hình thành bồ hóng là sự phân bố nhiệt độ trong
ngọn lửa. Nhiệt độ cao ở vùng giàu nhiên liệu sẽ thuận lợi cho việc hình thành bồ hóng.
Ngược lại nhiệt độ cao ở vùng thừa oxygène sẽ thuận lợi cho việc oxy hóa bồ hóng. Nồng
độ bồ hóng thoát ra khỏi ngọn lửa khuếch tán là hiệu số giữa lượng bồ hóng hình thành và
lượng bồ hóng bị oxy hóa. Hình 5.3 giới thiệu profil nhiệt độ trong ngọn lửa khuếch tán
propane nghiên cứu.
Tóm lại, nồng độ bồ hóng có mặt trong khí cháy sau khi thoát ra khỏi ngọn lửa
khuếch tán phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản: thành phần nhiên liệu, nồng độ nhiên liệu,
nồng độ oxygène và sự phân bố nhiệt độ trong ngọn lửa. Hình 5 trình bày sự phân bố nồng
độ bồ hóng trong ngọn lửa khuếch tán. Hình này cho thấy nồng độ bồ hóng đạt cực đại ở
vùng nhiệt độ cao và giàu nhiên liệu. Ảnh hưởng của các yếu tố trên có thể được minh họa
thông qua nghiên cứu biến thiên đường kính hạt bồ hóng trong ngọn lửa propane. Hình
5.5 biểu diễn biến thiên đường kính hạt bồ hóng theo phương hướng kính của ngọn lửa.
Những hạt bồ hóng có đường kính bé tập trung ở những vùng có nhiệt độ và độ đậm đặc
đều cao. Khi tăng chiều cao ngọn lửa, vị trí hình thành bồ hóng dịch chuyển ra xa trục. Ở
độ cao x=400mm, điểm cực tiểu của đường kính biến mất và đường kính của hạt tăng đều
đặn từ trục ra ngoài rìa ngọn lửa. Kết quả phân tích khí trên hình 5.2a cho thấy ở khu vực
này, nồng độ nhiên liệu rất thấp không đủ điều kiện để hình thành các hạt bồ hóng mới.
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
61
Hình 5.5: Biến thiên hướng kính của đường kính hạt bồ hóng
Hình 5.6: Biến thiên đường kính hạt bồ hóng trên trục ngọn lửa theo chiều cao
Do hiện tượng phát triển hạt bồ hóng sau khi hình thành nên những hạt có đường
kính lớn phân tán ra ngoài khu vực hình thành bồ hóng. Kết quả thực nghiệm này cho thấy
sự hình thành bồ hóng đòi hỏi phải có đồng thời hai điều kiện cơ bản đó là nhiệt độ cao và
hỗn hợp đậm đặc. Kết luận này được kiểm chứng bằng sự biến thiên đường kính hạt theo
chiều cao ngọn lửa cho trên hình 5.6. Thật vậy, chúng ta thấy đường kính hạt đầu tiên
giảm theo chiều cao cùng với sự gia tăng của nhiệt độ trên trục ngọn lửa đến độ cao
450mm. Khi qua khỏi độ cao này, nhiệt độ trong ngọn lửa vẫn còn cao nhưng nồng độ
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
62
nhiên liệu bắt đầu giảm, quá trình hình thành bồ hóng chấm dứt, đường kính hạt gia tăng
do hiện tượng hấp thụ bề mặt và liên kết hạt.
5.3. Bồ hóng trong khí xả động cơ Diesel
Trong khí xả động cơ đốt trong, ngoài các chất khí độc như CO, NOx, HnCm, SOx...
còn có các hạt rắn tồn tại 3 dạng sau: các hạt chì của xăng pha chì, hạt sunphát của tạp
chất lưu huỳnh trong nhiên liệu và hạt bồ hóng. Khi hoạt động bình thường, trong khí xả
động cơ xăng có rất ít bồ hóng. Lượng bồ hóng chỉ đáng kể khi nó làm việc với hỗn hợp
đậm đặc. Còn ở động cơ Diesel, do quá trình cháy khuếch tán như đã phân tích trên đây,
bồ hóng là chất ô nhiễn đặc biệt quan trọng và là thành phần chủ yếu tồn tại dưới dạng hạt
rắn trong khí xả.
1. Thành phần hạt bồ hóng
Ngày nay, người ta đã biết rõ bồ hóng bao gồm các thành phần chính sau đây:
- Carbon: Thành phần này ít nhiều phụ thuộc vào nhiệt độ cháy và hệ số dư lượng
không khí trung bình, đặc biệt là khi động cơ hoạt động ở chế độ đầy tải hoặc quá tải.
- Dầu bôi trơn không cháy: Đối với động cơ cũ thành phần này chiếm tỉ lệ lớn.
Lượng dầu bôi trơn bị tiêu hao và lượng hạt bồ hóng có quan hệ với nhau.
- Nhiên liệu chưa cháy hoặc cháy không hoàn toàn: Thành phần này phụ thuộc vào
nhiệt độ và hệ số dư lượng không khí.
- Sun phát: do lưu huỳnh trong nhiên liệu bị oxy hóa và tạo thành SO2 hoặc SO4.
- Các chất khác: lưu huỳnh, calci, sắt, silicon, chromium, phosphor, các hợp chất
calci từ dầu bôi trơn.
Thành phần hạt bồ hóng còn phụ thuộc vào tính chất nhiên liệu, đặc điểm của quá
trình cháy, dạng động cơ cũng như thời hạn sử dụng của động cơ (cũ hay mới). Thành
phần bồ hóng trong sản phẩm cháy của nhiên liệu có thành phần lưu huỳnh cao khác với
thành phần bồ hóng trong sản phẩm cháy của nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Hình 5.7 so sánh thành phần bồ hóng của hai loại nhiên liệu Diesel có thành phần lưu
huỳnh 0.26% và 0.05%. Đối với động cơ đã qua sử dụng trên 10 năm, thành phần bồ hóng
có chứa đến 40% dầu bôi trơn không cháy hết như hình 5.8.
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
63
Nhiên liŒu:US-2D
0.26wt% Sulfer. NÒng Ƕ bÒ hóng
t°ng c¶ng: 0.30g/HP_h
DÀu bôi
trÖn 0.10
Håt
Carbon
0.11
HC
0.03
Sunphát
0.06
Nhiên liŒu:"Low Sulfer Fuel"
0.05wt% Sulfer. NÒng Ƕ bÒ hóng
t°ng c¶ng: 0.075g/HP_h
Sunphát
0.008
HC
0.007
DÀu bôi
trÖn
0.017 Håt
Carbon
0.043
Hình 5.7: Thành phần hạt bồ hóng theo tính chất nhiên liệu
Sunphát
14%
Carbon
31%
ChÃt khác
8%
HC
7%
DÀu bôi trÖn
40%
Hình 5.8: Thành phần hạt bồ hóng của động cơ đã sử dụng trên 10 năm
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự phân bố kích thước hạt cho thấy bồ hóng
trong khí xả tồn tại dưới hai dạng: dạng đơn và dạng tích tụ. Dạng đơn (gam kích thước
nhỏ) tồn tại ở nhiệt độ trên 5000C. Ở dạng này, các hạt bồ hóng là sự kết hợp của các hạt
sơ cấp hình cầu (mỗi một hạt sơ cấp hình cầu này chứa khoảng 105-106 nguyên tử carbon).
Dạng đơn này còn được gọi là thành phần không hòa tan ISF (Insoluble Fraction) hay
thành phần rắn SOL (Solid). Dạng tích tụ (gam kích thước lớn) do các bồ hóng liên kết lại
với nhau và tồn tại ở nhiệt độ thấp hơn 5000C. Các hạt bồ hóng này được bao bọc bởi các
thành phần hữu cơ nặng ngưng tụ và hấp thụ trên bề mặt hạt: HC chưa cháy, HC bị oxy
hóa (keton, ester, ether, axít hữu cơ), và các hydrocarbure thơm đa nhân HAP
(Hydrocarbures Aromatiques Polynucléaires). Thể tích tụ này có thể còn có thêm các hạt
khác như SO2, NO2, SO4. Những hạt này còn được gọi là thành phần hữu cơ hòa tan SOF
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
64
(Soluble Organic Fraction). Trong khí xả động cơ Diesel thành phần SOF có thể chiếm từ
5%-80%.
Hình 5.9: Cấu trúc chuỗi bồ hóng
Hình 5.10: Dạng những hạt sơ cấp
Hình 5.11: Mô hình cấu trúc dạng hạt sơ cấp
Hình 5.12: Cấu trúc tinh thể graphit
2. Cấu trúc hạt bồ hóng
Hình 5.9 và 5.10 trình bày ảnh chụp khuếch đại của chuỗi và hạt sơ cấp tạo thành
hạt bồ hóng trong khí xả động cơ Diesel. Một cách tổng quát có thể nói hạt bồ hóng mà
người ta thường gọi hình thành do sự liên kết của nhiều hạt sơ cấp hình cầu thành từng
khối hoặc chuỗi. Mỗi hạt bồ hóng (khối hay chuỗi) có thể chứa đến 4000 hạt hình cầu sơ
cấp. Các hạt sơ cấp có đường kính từ 10 đến 80nm và đại bộ phận hạt nằm trong khoảng
15-30nm, đường kính trung bình của các hạt bồ hóng nằm trong khoảng 100-150nm, có
khi lên đến 500-1000nm.
Cấu trúc tinh thể của hạt bồ hóng trong khí xả động cơ Diesel có dạng tương tự
như graphit (hình 5.11) nhưng ít đều đặn hơn. Mỗi hạt sơ cấp hình cầu là một tập hợp
khoảng 1000 mầm tinh thể, có dạng phiến mỏng được xếp đồng tâm quanh tâm của mỗi
hạt cầu, tương tự như cấu trúc hạt carbon đen. Những nguyên tử carbon kết nối với nhau
0.67nm
0.335nm
a
c
b
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
65
theo các phiến lục giác phẳng cách nhau 0,34-0,36nm (chỉ lớn hơn một chút so với
graphit: 0,33nm). Các phiến này kết hợp với nhau tạo thành các mầm tinh thể (từ 2-5
phiến) với cấu trúc giống như carbon đen. Những mầm tinh này lại sắp xếp lại theo các
hướng song song với mặt hạt cầu với kết cấu siêu tĩnh để tạo thành các hạt.
5.4. Tình hình nghiên cứu và các quy định về nồng độ
bồ hóng trong khí xả động cơ Diesel hiện nay
5.4.1. Tình hình nghiên cứu bồ hóng
Nghiên cứu bồ hóng trong khí xả động cơ Diesel hiện nay tập trung vào các hướng
chính sau đây:
1- Nghiên cứu sự hình thành bồ hóng bên trong buồng cháy động cơ
Trên cơ sở hiểu biết tường tận quá trình hình thành bồ hóng chúng ta có thể nghiên
cứu tổ chức quá trình cháy, xác định chế độ làm việc tối ưu của động cơ cũng như xác
định chất lượng nhiên liệu và các chất phụ gia chống ô nhiễm để đảm bảo cháy sạch nhiên
liệu, làm giảm nồng độ bồ hóng trong sản phẩm cháy. Việc nghiên cứu quá trình tạo bồ
hóng trong động cơ thường xuất phát từ các mô hình ngọn lửa khuếch tán bên ngoài động
cơ. Theo hướng này có rất nhiều công trình nghiên cứu về mô hình hóa quá trình cháy và
tạo bồ hóng trong các ngọn lửa khuếch tán một pha và hai pha. Đặc biệt, sự phát triển
đồng dạng toán học về quá trình cháy đã cho phép thiết lập mô hình tổng quát cho nhiều
hệ thống cháy khác nhau để từ đó có thể mô hình hóa quá trình tạo bồ hóng bên trong
buồng cháy động cơ Diesel. Tesner và Magnussen đã đưa ra mô hình tạo bồ hóng hai giai
đoạn. Các mô hình tạo bồ hóng khác cũng đã được tổng kết trong các tài liệu của Morel,
Kenedy, Lee... Tính đúng đắn của mô hình của Morel và của Tesner-Magnussen đã được
Bùi Văn Ga kiểm nghiệm trên các ngọn lửa rối và khuếch tán một pha và hai pha.
Đối với động cơ Diesel, mô hình nhiều khu vực ("multi-zone") dựa trên quy luật
thực nghiệm của khí kéo theo vào tia nhiên liệu và sự phân bố nhiên liệu trong tia để tính
toán nhiệt độ trung bình trong mỗi khu vực và từ đó tính toán quá trình cháy và tạo bồ
hóng trong động cơ Diesel đã cho phép xây dựng các phần mềm đa phương chạy trên các
máy tính mini như KIVA2, KIVA3 và TURBO-KIVA.
2- Nghiên cứu xử lý bồ hóng trên đường xả động cơ
Hướng nghiên cứu này chủ yếu tập trung hoàn thiện 2 giải pháp:
- Xử lý bồ hóng bằng kỹ thuật lọc và tái sinh lọc
- Xử lý bồ hóng bằng bộ xúc tác oxy hóa
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
66
Trong chương 7 chúng ta sẽ nghiên cứu các giải pháp này. Tuy các nhà khoa học
và công nghệ đã có nhiều cải tiến và hoàn thiện các bộ lọc nhưng cho đến nay vẫn chưa có
được một giải pháp tối ưu nào tỏ ra hữu hiệu cho vấn đề xử lý bồ hóng trên đường xả.
5.4.2. Các quy định về nồng độ bồ hóng trong khí xả động cơ Diesel
Hiện nay, quy trình kiểm tra tiêu chuẩn của mỗi nước phụ thuộc vào chế độ vận
hành của ô tô ở một thành phố mà nước đó chọn làm tiêu biểu. Các nước đang phát triển
thường chọn chế độ thử của những nước công nghiệp phát triển để áp dụng ở nước mình
vớI một ít điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ năm 1970, các nước trên thế
giới đã thiết lập tiêu chuẩn độ khói cho các loại xe tải và xe bus Diesel như các hình 5.13
(Cộng đồng Châu Âu, loại xe có trọng lượng toàn bộ trên 3500kg), hình 5.14 (Mĩ, loại xe
có trọng lượng toàn bộ trên 3850kg) và hình 5.15 (Nhật, loại xe có trọng lượng toàn bộ
trên 2500kg).
Ở Việt Nam, Nhà Nước đã ban hành các tiêu chuẩn TCVN 5418-91 và TCVN
6438-98 về độ khói trong khí xả động cơ Diesel (xem chương 2).
5.5. Cơ chế tạo bồ hóng trong buồng cháy động cơ Diesel
Các nghiên cứu cơ bản về quá trình hình thành bồ hóng trong các ngọn lửa và
trong buồng cháy động cơ Diesel đã được đề cập nhiều trong các tài liệu gần đây với 5 cơ
chế hình thành hạt bồ hóng điển hình:
1. Polyme hóa qua acétylène và polyacétylène
2. Khởi tạo các hydrocarbure thơm đa nhân (HAP)
3. Ngưng tụ và graphit hóa các cấu trúc HAP
4. Tạo hạt qua các tác nhân ion hóa và hợp thành các phân tử nặng
5. Tạo hạt qua các tác nhân trung tính và phát triển bề mặt hợp thành
các thành phần nặng.
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1970 1974 1978 1982 1986 1990 1994 1998 2002
Næm dÜÖng lÎch
ñ
¶
kh
ói
(g
/H
P
/h
)
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
67
Hình 5.13: Tiêu chuẩn châu Âu về độ khói của ô tô Diesel ở các mốc thời gian khác nhau
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1970 1974 1978 1982 1986 1990 1994 1998 2002
Næm dÜÖng lÎch
ñ
¶
kh
ói
(g
/H
P
/h
)
Hình 5.14: Tiêu chuẩn của Mĩ về độ khói của ô tô Diesel ở các mốc thời gian khác nhau
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1970 1974 1978 1982 1986 1990 1994 1998 2002
Næm dÜÖng lÎch
ñ
¶
kh
ói
(g
/H
P
/h
)
Hình 5.15: Tiêu chuẩn Nhật Bản về độ khói của ô tô Diesel ở các mốc thời gian khác nhau
Hiện nay người ta thường mô tả sự hình thành bồ hóng qua 4 giai đoạn được tóm
tắt trên hình 5.16.
Nhiên liệu+Không khí
Tạo hạt nhân Phân hủy nhiệt
Axêtylen Các hạt cơ bản
Phát triển bề
mặt
các hạt
cơ bản
Các hạt bồ hóng
ban đầu
Phát triển bề mặt
các hạt bồ hóng ban đầu
Các hạt
bồ hóng
Hợp dính
Ngưng tụ
Phát triển bề mặt
Liên kết hạt
Oxy hóa
Oxy hóa
Oxy hóa
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
68
Hình 5.16: Quá trình tạo bồ hóng trong động cơ Diesel
5.5.1. Hình thành hạt bồ hóng
Vật chất của pha ngưng tụ đầu tiên phát triển từ những phân tử nhiên liệu thông
qua các sản phẩm của sự oxy hóa hoặc các sản phẩm phân hủy nhiệt (pyrolyse). Những
sản phẩn này gồm những hydrocarbure không bão hòa khác nhau, đặc biệt là acétylène và
các đồng vị bậc cao của nó, và những HAP. Hai dạng phần tử này được coi như là nhân tố
chính trong sự hình thành bồ hóng. Phản ứng ngưng tụ của những phân tử thể khí dẫn đến
sự hình thành các hạt nhân bồ hóng đầu tiên có đường kính rất bé (d<2nm), đây là các hạt
cơ sở được hợp thành bởi một lượng lớn các gốc tinh thể đơn lẻ có kích thước từ 20 -
30A0.
Hình 5.17a: Cơ chế trung gian về động hóa học của sự tạo thành bồ hóng
từ các phân tử aromatics
.C2H+C4H2 C
C
H
C
.C C
C
HH
C2H2
C
C
H
C
C
C
C
HH
C2H2C
H
C
H
C
C
C
H
.
C
C
C
H
C
C
H
.
H
.
Hình 5.17b
+ C2H2
Chương 5: Cơ chế hình thành bồ hóng trong quá trình cháy của động cơ Diesel
69
Hình 5.17b: Mô hình cơ chế tạo hạt bồ hóng từ aromatics
và aliphatics
CHx
C2Hx
C3Hx
Aromatics
Các phản ứng ngưng tụ
Aliphatic
Các phản ứng
phân nhánh
Trực tiếp
( h h)
Bồ hóng
Bồ hóng
Gián tiếp (chậm)