Cơ sở
• Vật liệu và cơ tính vật liệu của chi tiết theo yêu cầu thiết kế.
• Hình dáng, kết cấu, kích thước chi tiết
• Sản lượng của chi tiết, mức độ ổn định của sản phẩm
• Hoàn cảnh và khả năng cụ thể của xí nghiệp
37 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng công nghệ chế tạo máy - Phôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
PHÔI
GV: Trần Đại Nguyên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Khoa KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH
2010
LƯU Ý
Bài giảng điện tử
không thay thế
cho giờ lên lớp bắt buộc của sinh viên
NỘI DUNG
• Các phương pháp chế tạo phôi
• Lượng dư gia công và kích thước phôi
• Các phương pháp gia công chuẩn bị phôi
Các phương pháp
chế tạo phôi
Cơ sở
• Vật liệu và cơ tính vật liệu của chi tiết theo
yêu cầu thiết kế.
• Hình dáng, kết cấu, kích thước chi tiết
• Sản lượng của chi tiết, mức độ ổn định
của sản phẩm
• Hoàn cảnh và khả năng cụ thể của xí
nghiệp
Chọn phôi hợp lý
• Đảm bảo cơ tính của chi tiết
• Giảm chi phí vật liệu
• Giảm chi phí gia công
• Nâng cao năng suất
• Hạ giá thành
Một số loại phôi
• Phôi đúc
• Phôi rèn
• Phôi dập
• Phôi cán
•
Phôi đúc
• Đúc: chế tạo phôi bằng cách rót kim loại lỏng
vào khuôn có hình dạng nhất định
• Thông dụng: phôi gang, phôi thép, kim loại màu
• Tạo ra phôi có hình dáng về kết cấu phức tạp
mà các phương pháp khác khó đạt được
• Độ chính xác và cơ tính vật liệu phụ thuộc
phương pháp đúc và phương pháp làm khuôn
Phôi rèn
• Tạo phôi có cơ tính tốt, kim loại chặt, chịu
uốn, chịu xoắn.
• Hình dạng ít phức tạp hơn.
• Có thể rèn sau khi đúc, cán.
• Rèn tự do, rèn khuôn
Phôi dập
• Hình dáng và kích thước gần giống với với kích
thước chi tiết gia công
• Độ chính xác của phôi cao hơn so với rèn
khuôn đơn giản
• Lượng dư của phôi nhỏ
• Yêu cầu công nhân đứng máy có trình độ
không cao
• Sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối
Phôi cán
• Biến dạng dẻo
• Dùng rộng rãi trong ngành chế tạo máy
• Cơ tính kém hơn phôi rèn, phôi dập
Phôi khác
• Hàn
• Đúc ép
LƯỢNG DƯ GIA CÔNG VÀ
XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC PHÔI
Lượng dư gia công
• Là lớp kim loại được lấy đi trong quá trình
gia công cơ khí
• Giá thành vật liệu chiếm 50-75% phoi
chiếm 20-22%
Lượng dư gia công
• Lượng dư giữa các nguyên công
• Lượng dư tổng cộng
• Lượng dư đối xứng
Lượng dư giữa các nguyên công
• Còn gọi là lượng dư trung gian
• Là lớp kim loại lấy đi ở mỗi nguyên công,
mỗi bước công nghệ (Zi)
• Xáx định bằng hiệu số kích thước bước
trước và bước đang thực hiện
• Mặt ngoài: Zi = Li-1 – Li
• Mặt trong: Zi = Li – Li-1
Lượng dư tổng cộng
• Là toàn bộ lớp kim loại được lấy đi trong
quá trình gia công qua tất cả các nguyên
công, các bước công nghệ (Zo)
• Mặt ngoài: Zo = Lph – Lct
• Mặt trong: Zo = Lct – Lph
Lượng dư đối xứng
• Là lớp kim loại được lấy đi khi gia công các bề
mặt tròn xoay ngoài, tròn xoay trong, hoặc gia
công cùng lúc các bề mặt song song có bề dày
như nhau (2Zi và 2Zo)
• Mặt ngoài:
2Zi = Di-1 – Di
2Zo = Dph – Dct
• Mặt trong:
2Zi = Di – Di-1
2Zo = Dct – Dph
Các phương pháp xác định lượng dư
• Phương pháp thống kê kinh nghiệm
• Phương pháp tính toán phân tích
Phương pháp thống kê kinh nghiệm
• Phổ biến
• Dựa trên tổng lượng dư các bước gia công theo
kinh nghiệm
• Theo sổ tay chế tạo máy
• Nhanh gọn, ít tốn thời gian
• Lượng dư lớn do không tính đến điều kiện gia
công cụ thể
Phương pháp tính toán phân tích
• Phân tích và tổng hợp các yếu tố
• Lượng dư giảm 6 - 15%
• Lấy kích thước chi tiết hoàn thiện làm cơ sở
• Tính lượng dư trung gian cho các nguyên công,
các bước công nghệ
• Cộng gộp dần để có kích thước phôi cần thiết
Lượng dư trung gian tối thiểu (Zi)
• Phải loại trừ các sai số ở bước công nghệ sát trước và
sai số gá đặt ở bước đang thực hiện
• Chiều cao nhấp nhô do bước các công nghệ trước để lại
(Rzi-z)
• Chiều sâu lớp hư hỏng bề mặt do bước công nghệ sát
trước để lại (Ti-1)
• Sai lệch về vị trí không gian do bước công nghệ sát
trước để lại (cong vênh, lệch tâm, không song song,...)
(𝜌 i-1)
• Sai số gá đặt chi tiết ở bước công nghệ đang thực
hiện(𝜀i)
Giá trị nhỏ nhất của lượng dư gia công
Các phương pháp gia công
chuẩn bị phôi
Gia công chuẩn bị phôi
• Là những nguyên công mở đầu cho quá
trình công nghệ gia công cơ
• Vì phôi liệu ban đầu có chất lượng bề mặt
rất xấu
• Tùy thuộc đặc tính phôi liệu, dạng sản
xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật cụ thể
Các nguyên công chính
• Làm sạch phôi
• Nắn thẳng phôi
• Gia công phá
• Cắt đứt phôi
• Gia công lỗ tâm
Làm sạch phôi
• Làm sạch cát, vảy kim loại, vết bẩn gỉ, rìa
mép kim loại
• Tùy kích thước và sản lượng phôi
– Sản lượng nhỏ, chi tiết lớn: giũa, đá mài, bàn
chải sắt,...
– Chi tiết nhỏ: thùng quay, va đập,...
– Sản lượng lớn: khí nén, thiết bị chuyên dùng
Nắn thẳng phôi
• Tạo lượng dư đều, gá đặt phôi dễ, giảm
sai số khi gia công.
• Ngắm bằng mắt, nắn bằng búa tay
• Nắn ép thẳng dùng đồ gá trên máy ép
• Nắn thẳng trên máy chuyên dùng
Gia công phá
• Bóc đi lớp vỏ ngoài của phôi có sai lệch
quá lớn, chai cứng, dính nát, rỗ cứng.
• Phát hiện loại bỏ khuyết tật, nứt, rạn,...
• Máy gia công không cần chính xác nhưng
phải có công suất lớn, cứng vững.
• Không thể kết hợp gia công phá và gia
công tinh
Cắt đứt phôi
• Dùng với phôi thanh, phôi cán
• Cắt bằng cưa tay, cưa đai, cưa đĩa, máy
công cụ, hơi hàn,...
• Các yếu tố:
– Độ chính xác cắt đứt: độ chính xác kích thước
cần cắt, độ chính xác mặt cắt
– Bề rộng mặt cắt
– Năng suất cắt
Một số phương pháp cắt đứt
• Máy cưa cắt: kết cấu đơn giản, dễ sử
dụng. Năng suất thấp.
• Máy cưa đai: năng suất cao, bề rộng
miệng cắt hẹp, chất lượng mặt cắt tốt, cắt
phôi đường kính lớn. Lưỡi cưa khó chế
tạo, dễ đứt gãy
• Đá mài cắt: cắt phôi ống, phôi thép hình,
phôi đặc có chiều dày cắt không lớn
Một số phương pháp cắt đứt
• Cắt bằng hơi hàn: cắt phôi tấm có hình
dạng phức tạp, chất lượng mặt cắt thấp,
độ chính xác không cao.
• Cắt trên máy công cụ: phay bằng dao
phay đĩa, trên máy bào, máy tiện. Năng
suất thấp, chiều rộng miệng cắt lớn.
Gia công lỗ tâm
• Là chuẩn tinh phụ
• Còn dùng trong quá trình kiểm tra và sửa
chữa sau này
Gia công lỗ tâm
Gia công lỗ tâm
Gia công lỗ tâm
CÂU HỎI ÔN TẬP
BÀI TẬP