Bài giảng Công pháp Quốc tế - Bài 1: Khái niệm và nguồn của luật quốc tế

BÀI 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ I. Khái niệm luật quốc tế 1. Định nghĩa Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng cùng tồn tại và phát triển. Nhà nước hình thành và phát triển không thể thiếu pháp luật. Ngược lại, pháp luật được ban hành bởi nhà nước. Do đó, không có nhà nước thì sẽ không có pháp luật. Nhà nước sử dụng công cụ quản lý là pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đưa các quan hệ xã hội phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp vào một trật tự nhất định. Hệ thống pháp luật của quốc gia bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, khi các quốc gia thiết lập quan hệ bang giao với nhau thì một hệ thống pháp luật mới được hình thành, đó là luật quốc tế. Hệ thống pháp luật này tuy được hình thành và tồn tại độc lập, khác hẳn với trình tự và thẩm quyền lập pháp của pháp luật quốc gia nhưng nó có quan hệ tác động qua lại với hệ thống pháp luật quốc gia. Thật vậy, trong quan hệ bang giao giữa các quốc gia, họ cùng nhau xây dựng những nguyên tắc, quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa họ với nhau. Phổ biến nhất là các quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Để đảm bảo cho quan hệ được bền vững, hai quốc gia thường tiến hành giao kết với nhau bởi một thỏa ước. Thỏa ước này có thể là bằng miệng hay bằng văn bản, tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ được thiết lập. Thỏa ước này ngày nay chúng ta gọi là điều ước quốc tế. Và đây cũng chính là luật quốc tế. Như vậy, chúng ta thấy rằng chỉ cần một điều ước quốc tế giữa hai quốc gia được giao kết thì luật quốc tế xuất hiện và luật này sẽ được áp dụng trước tiên cho chính hai quốc gia thiết lập nên nó.

pdf72 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công pháp Quốc tế - Bài 1: Khái niệm và nguồn của luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72 Bài giảng Công pháp Quốc tế 1 BÀI 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ I. Khái niệm luật quốc tế 1. Định nghĩa Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng cùng tồn tại và phát triển. Nhà nước hình thành và phát triển không thể thiếu pháp luật. Ngược lại, pháp luật được ban hành bởi nhà nước. Do đó, không có nhà nước thì sẽ không có pháp luật. Nhà nước sử dụng công cụ quản lý là pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đưa các quan hệ xã hội phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp vào một trật tự nhất định. Hệ thống pháp luật của quốc gia bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, khi các quốc gia thiết lập quan hệ bang giao với nhau thì một hệ thống pháp luật mới được hình thành, đó là luật quốc tế. Hệ thống pháp luật này tuy được hình thành và tồn tại độc lập, khác hẳn với trình tự và thẩm quyền lập pháp của pháp luật quốc gia nhưng nó có quan hệ tác động qua lại với hệ thống pháp luật quốc gia. Thật vậy, trong quan hệ bang giao giữa các quốc gia, họ cùng nhau xây dựng những nguyên tắc, quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa họ với nhau. Phổ biến nhất là các quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Để đảm bảo cho quan hệ được bền vững, hai quốc gia thường tiến hành giao kết với nhau bởi một thỏa ước. Thỏa ước này có thể là bằng miệng hay bằng văn bản, tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ được thiết lập. Thỏa ước này ngày nay chúng ta gọi là điều ước quốc tế. Và đây cũng chính là luật quốc tế. Như vậy, chúng ta thấy rằng chỉ cần một điều ước quốc tế giữa hai quốc gia được giao kết thì luật quốc tế xuất hiện và luật này sẽ được áp dụng trước tiên cho chính hai quốc gia thiết lập nên nó. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quan hệ quốc tế của các quốc gia không còn dừng lại trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa hai quốc gia nữa mà dần dần nó đã được mở rộng ra nhiều quốc gia và toàn thế giới. Do đó, ngày nay, có những quan hệ giữa các quốc gia mang tính khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Như vậy, thuật ngữ luật quốc tế bao gồm cả luật quốc tế giữa các quốc gia mang tính song phương, đa phương khu vực, liên khu vực và đa phương toàn cầu. Cụ thể : Tổng thể những nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ song phương mà cụ thể là thông qua những điều ước quốc tế song phương là luật quốc tế tồn tại giữa hai chủ thể với nhau. Ví dụ : Việt Nam và Trung Quốc ký kết với nhau điều ước quốc tế thì điều ước quốc tế này chính là nguồn của luật quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, tổng thể tất cả các nguyên tắc, các quy phạm được thoả thuận giữa hai quốc gia, Việt Nam và Trung Quốc, là luật quốc tế điều chỉnh quan hệ bang giao giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực ký kết. Như vậy, tổng thề những nguyên tắc, những quy phạm thể hiện trong các điều ước quốc tế đa phương giữa các quốc gia trong một khu vực địa lý được gọi là « luật quốc tế khu vực ».Ví du : Các nguyên tắc và quy phạm được các quốc gia Đông Nam Á thoả thuận xây dựng nên trong khuôn khổ hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là luật quốc tế khu vực. Tương tự, nếu những nguyên tắc và những quy phạm điều chỉnh các quan hệ mang tính chất toàn cầu thì được gọi là « luật quốc tế chung ». Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, người ta không phân chia ra thành các loại luật quốc tế như trên mà chỉ gọi một tên chung là « Luật quốc tế » hay « Công pháp quốc tế ». 2 Sở dĩ có tên « Công pháp quốc tế » là để phân biệt với một ngành luật quốc gia có tên là « Tư pháp quốc tế ». Luật quốc tế và luật tư pháp quốc tế giống nhau chỉ ở một điểm là cùng điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, như đã nói, luật tư pháp quốc tế là luật quốc gia, nguồn chủ yếu là do cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành và áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại và lao động có yếu tố nước ngoài. Còn đối với luật quốc tế thì không phải do cơ quan lập pháp của một quốc gia nào ban hành cả, mà do chính các quốc gia và chủ thề của nó ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa họ với nhau trong đời sống bang giao quốc tế vi mục đích cùng tồn tại và phát triển. Như vậy, luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế, do chính các chủ thể của luật quốc tế tự nguyện thỏa thuận xây dựng nên. 2. Đặc trưng cơ bản của luật quốc tế - Về trình tự lập pháp : Khác với luật quốc gia, luật quốc tế không phải do một cơ quan lập pháp chung, có thẩm quyền tối cao xây dựng nên để áp đặt và áp dụng bắt buộc đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật. Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các chủ thể mà chủ yếu là giữa các quốc gia. Có nghĩa là luật quốc tế do các chủ thể cùng nhau « ban hành » để áp dụng trong các quan hệ giữa họ với nhau. Việc « ban hành » này có thể thông qua việc ký kết điều ước quốc tế hay cùng nhau thừa nhận một tập quán quốc tế nào đó để áp dụng cho quan hệ giữa họ. Ở điểm này, luật quốc tế giống như là một hợp đồng giữa các chủ thể. Đã có thể xem như là « hợp đồng » thì luật quốc tế cũng phải mang những đặc tính của hợp đồng. Có nghĩa là yếu tố thoả thuận là yếu tố quan trọng nhất và quyết định sự xuất hiện và tồn tại của luật quốc tế. Do đó, để có được các nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế thì thoả thuận, đàm phán là con đường duy nhất được sử dụng bởi các chủ thể. Sau khi ký kết hoặc thừa nhận áp dụng chung một quy tắc nào đó thì các bên trong « hợp đồng » này cũng phải có nghĩa vụ thực hiện những cam kết của mình. Tuy nhiên « hợp đồng » này đôi khi không phải nhằm mục đích là bảo vệ lợi ích của chính các bên ký kết mà còn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và sự sống còn chung của nhân loại. Tóm lại, không có bất cứ quy phạm của luật quốc tế nào được xây dựng trên cơ sở bất bình đẳng, ép buộc và không thông qua sự thỏa thuận của các chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ quốc tế, ngoại trừ những quy định nhằm bảo vệ hoà bình, sự sống còn của nhân loại. Như vậy, luật quốc tế có thể được xây dựng thông qua những phương thức sau đây : + Phương thức trực tiếp : Các chủ thể trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết điều ước quốc tế. Đây là phương thức quan trọng và phổ biến nhất. Những nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được hình thành thông qua nguyên tắc này được gọi là những nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế mang tính điều ước. + Phương thức gián tiếp : Các chủ thể có thể không tham gia đàm phán, ký kết trực tiếp các điều ước quốc tế mà họ chỉ cần gia nhập một điều ước quốc tế đã được các chủ thể khác đám phán, ký kết trước đó. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng có thể cùng nhau thừa nhận những tập quán quốc tế đã hình thành lâu dài và được cộng đồng quốc tế áp dụng trong quan hệ của họ để xây dựng thành những quy tắc cho quan hệ quốc tế của họ. Những quy phạm pháp lý nào được hình thành bằng con đường này gọi là những quy phạm tạp quán. - Về chủ thể : Khác với chủ thể của luật quốc gia, tất cả các chủ thể của luật quốc tế đều có quyền tham gia xây dựng nên những quy phạm pháp lý quốc tế. Các chủ thể này không phải như một số chủ thể bị động, chịu sự áp đặc của quyền lực của giai cấp thống trị như chủ thể trong luật quốc gia. Tất cả các chủ thể của luật quốc tế đều có quyền và bình đẳng trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật quốc tế. Chủ thể của luật quốc tế là một thực 3 thể được cấu thành bởi một cộng đồng. Đó là các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quốc gia hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và một số thực thể đặc biệt. Khi tham gia quan hệ quốc tế, các chủ thể này sẽ quyết định trên cơ sở đảm bảo và bảo vệ quyền lợi cho cả một cộng đồng của chính mình. Do đó, đại đa số các quan điểm cho rằng yếu tố cá nhân với tư cách là chủ thề của luật quốc gia không được xem là chủ thể của luật quốc tế, tuy rằng trên thực tế, một số cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội có tham gia vào một số quan hệ quốc tế nhất định. Cơ sở cho quan điểm này là cá nhân không thể bình đẳng với quốc gia và các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế. Bởi vì chúng ta đã định nghĩa, luật quốc tế là do chính các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên. Do đó, nếu cho rằng cá nhân là chủ thể của luật quốc tế thì bản chất nguyên thủy của luật quốc tế sẽ bị thay đổi. Bởi vì trên thực tế, cá nhân không thể tự mình đứng ra là một bên trong việc thoả thuận, xây dựng nên các quy phạm pháp luật quốc tế với các chủ thể khác. Do tính chất đặc biệt của cá nhân là có mặt trong một số quan hệ có tính chất quốc tế nên có quan điểm cho rằng cá nhân cũng là chủ thể của luật quốc tế. Đặc điểm này cũng là một trong các đặc điểm nổi bậc của luật quốc tế khác với luật quốc gia. Trong khi trong luật quốc gia, cá nhân tuy không là người lập pháp nhưng họ là chủ thể chủ yếu và quan trọng của luật quốc gia thì trong luật quốc tế, thực thể nào không tham gia được trong quá trình xây dựng luật quốc tế thì không được xem là chủ thể cơ bản, mặc dù thực thề nó có thể bị điều chỉnh của luật quốc tế vì những lý do đặc biệt như nhằm để bảo vệ mục tiêu và giá trị pháp lý của luật quốc tế. - Về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế : Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế khác với đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia. Quan hệ pháp luật trong nước là những quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, nhà nước trong các lĩnh vực còn quan hệ pháp luật do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ nhằm mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộicủa cả một quốc gia, tổ chức quốc tế trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể. Do đó, không phái luật quốc tế điều chỉnh cùng lúc hết tất cả các quan hệ trong các lĩnh vực nêu trên mà chỉ điều chỉnh khi nào các quan hệ đó được quy định, thoả thuận trong một điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế được các chủ thể thừa nhận. Trên thực tế, trong các lĩnh vực nêu trên thì quan hệ chính trị là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật quốc tế. - Về các biện pháp bảo đảm thi hành : Luật quốc tế không có cơ quan cưỡng chế tập trung đứng trên các chủ thể để giải quyết tranh chấp hay cưỡng chế thi hành. Các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế chỉ có thể được tiến hành bởi chính các chủ thể bằng biện pháp cá thể hoặc tập thể. Trong hai biện pháp nêu trên, biện pháp cưỡng chế cá thể được sử dụng trước tiên và rất phổ biến. Ví dụ, quốc gia bị xâm luợc có quyền thực hiện hành vi tự vệ nhằm bảo vệ cho lợi ích của chính quốc gia bị vi phạm và bảo vệ các giá trị pháp lý quốc tế. Đối với biện pháp cưỡng chế tập thể, thông thường được tiến hành bởi nhiều quốc gia thông qua cơ chế cưỡng chế của một tổ chức quốc tế mà quốc gia vi phạm là thành viên. Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, quốc gia bị vi phạm cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của một hoặc một số quốc gia khác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo đúng các cam kết hoặc nhằm để bảo vệ sự sống còn chung của nhân loại mà hành vi vi phạm của quốc gia vi phạm có thể gây ra. Ngoài hai biện pháp nêu trên, có một bệnh pháp đảm bảo thi hành rất hữu hiệu nữa đó là nhờ vào dư luật quốc tế trước hành vi vi phạm của một số chủ thể bất chấp luật quốc tế. Dư luận quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thi hành luật quốc tế và giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế. Việc cộng đồng quốc tế cùng lên án hành vi của một quốc 4 gia là vi phạm luật pháp quốc tế sẽ làm cho quốc gia đó phải xem xét lại hành vi của mình. Bởi vì nếu không tự dừng lại hành vi vi phạm trước dư luận quốc tế thì quốc gia đó có thể bị cô lập hoặc làm mất lòng tin với cộng đồng quốc tế. II. Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế Lịch sử hình thành luật quốc tế được chia ra làm 4 giai đoạn phát triển khác nhau : Cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại - Luật quốc tế thời cổ đại (chiếm hữu nô lệ) Trong giai đoạn này, luật quốc tế tồn tại chủ yếu dưới dạng tập quán quốc tế. Do đó, khoa học luật quốc tế chưa được hình thành. Dần dần, do sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp nên đã hình thành một số điều ước quốc tế. Một điều ước quốc tế nổi tiếng của thời kỳ này là Hòa ước giữa vua Ai Cập và Vua Hatusin được giao kết năm 1278 trước công nguyên. Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ, chiến tranh là đặc trưng của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Những cuộc chiến có thể gây rất nhiều thiệt hại cho các bên tham chiến về người và của. Do đó, một số khu vực đã hình thành những quy phạm mang tính tập quán liên quan đến chiến tranh nhằm giảm nhẹ các hậu quả của những cuộc chiến gây ra. Những quy định về cấm dùng thuốc độc trong trong các loại vũ khí khi tham chiến đã được hình thành. Như vậy, luật quốc tế về chiến tranh đã xuất hiện trong thời kỳ này. Tuy nhiên, luật quốc tế thời kỳ này thừa nhận chiến tranh là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hợp pháp. Nó chỉ điều chỉnh các hình thức, phương thức chiến tranh như thế nào mà thôi. Ví dụ : Đánh nhau như thế nào và không được sử dụng những loại vũ khí nào trong khi tham chiến, việc bắt giữ và trao trả tù binh như thế nào Trong thời kỳ này thì nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) và những tập quán về ngoại giao, lãnh sự đã được hình thành. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển tự nhiên và xã hội thời cổ đại còn thấp kém, việc bang giao giữa các quốc gia không được mở rộng do thiếu phương tiện giao thông, thông tin liên lạcnên luật quốc tế trong thời kỳ này chỉ mang tính khu vực khép kín. - Luật quốc tế thời trung đại (phong kiến): Đặc trưng của thời kỳ phong kiến là chế độ vua chúa. Do đó, luật quốc tế trong thời kỳ này cũng mang bản chất phong kiến. Có nghĩa là luật quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ giữa các vua chúa mà thôi. Bởi vì, toàn bộ đất đai, lãnh thổ của một quốc gia là thuộc sở hữu của ông vua đứng đầu quốc gia đó. Việc xâm chiếm, tặng cho hay cống nạp đất đai, lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau thực chất đó là mối quan hệ quốc tế giữa các nhà vua liên quan đến tài sản của họ. Do đó, luật quốc tế trong thời kỳ này còn gọi là luật quốc tế của các vua chúa. Đây là thời kỳ phân quyền, cát cứ, chiến tranh xảy ra liên miên và tôn giáo phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và nội dung của luật quốc tế. Do điều kiện giao thông và sản xuất phát triển nên quan hệ quốc tế mang tính khu vực không còn nữa, thay vào đó là những quan hệ quốc tế mang tính liên khu vực. Do đó, để mở rộng quyền lực, thị trường và lợi ích, các quốc gia tiến hành xâm chiếm lẫn nhau, mà nạn nhân là những quốc gia nhỏ, có điều kiện phát triển kém. Về mặt pháp lý, luật quốc tế trong thời kỳ này có những bước phát triển mới so với luật quốc tế thời cổ đại. Những quy phạm pháp luật quốc tế về luật biển và ngoại giao xuất hiện và tiếp tục phát triển. Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Tuy nhiên, quyền bình đẳng này thực chất là quyền bình đẳng giữa các vua chúa. Đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện, luật quốc tế trong thời kỳ này phụ thuộc rất lớn vào 5 vai trò của tôn giáo. Các khẩu hiệu phát động từ tôn giáo rất có hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Ví du : Hòa bình và đình chiến theo ý Chúa, quyền cho cư trú trong nhà thờ Khoa học luật quốc tế xuất hiện và đã có những quan điểm của các học giả nổi tiếng về luật quốc tế xuất hiện như quan điểm về « Luật chiến tranh và hòa bình », quyền « Tự do biển cả » - Luật quốc tế thời kỳ cận đại (TBCN) Trong thời kỳ này, luật quốc tế phát triển nhờ vào các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhauĐồng thời, chế định quốc tịch xuất hiện với việc xác định công dân của quốc gia nên chủ quyền của quốc gia được nâng cao. Các quy định về biên giới, ngoại giao, lãnh sự và luật lệ về chiến tranh tiếp tục phát triển. Một số tổ chức quốc tê xuất hiện như Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879). Điều này cho ta thấy quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ đã phát triển vượt bậc. Đây là mầm mống của loại chủ thể là các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong thời đại của chúng ta. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản của luật quốc tế thời kỳ này là luật quốc tế của các quốc gia tư bản vì chỉ có các quốc gia được gọi là văn minh mới có quyền tham gia vào các quan hệ quốc tế với tư cách lá chủ thể của luật quốc tế. Do đó, luật quốc tế thời kỳ này vẫn còn tồn tại những học thuyết, những tư tưởng mang tính chất phản động như chế độ bảo hộ, nô dịch, quyền chiến tranh bị hạn chế nhưng chưa được ngăn cấm một cách triệt để. - Luật quốc tế thời kỳ hiện đại: Luật quốc tế hiện đại bắt đầu từ những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và thành quả của cuộc Cách mạng tháng mười Nga 1917. Bởi vì sau khi cuộc Cách mạng này thành công, hàng loạt các nguyên tắc mới xuất hiện trong quan hệ quốc tế như : Nguyên tắc « cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế » với việc cấm chiến tranh xâm lược và cấm sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế ; Nguyên tắc « quyền dân tộc tự quyết » với sự thừa nhận một chủ thể mới trong luật quốc tế mà các giai đoạn trước không có đó là các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập ; Nguyên tắc « bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia » với việc thừa nhận tất cả các quốc gia đều là chủ thể của luật quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, văn hoà và quy mô, diện tích quốc gia. ; Nguyên tắc « giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình » với việc quy định các cách thức và phương thức giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế mà không thông quan chiến tranh ; Nguyên tắc « các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau » nhằm phục vụ cho thời đại toàn cầu hoá như hiện nay. Với sự phát triển của xã hội và các quan hệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực, luật quốc tế hiện đại đã và đang phát triển rất cao. Các chủ thể là tổ chức quốc tế xuất hiện rất nhiều và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế của các quốc gia. Khoa học luật quốc tế phát triển đa dạng, phong phú. Có nhiều quan điểm, học thuyết mới xuất hiện cùng với sự xuất hiện của những thực thể đặc biệt giữ vai tro rất quan trọng và mới mẻ trong quan hệ quốc tế cũng như trong sự phát triển của khoa học luật quốc tế. Vai trò của cá nhân cũng được khả định trong khoa học và thực tiễn quốc tế. Các thực thể đặc biệt xuất hiện, đòi hỏi luật quốc tế phải thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Ví dụ : quy chế pháp lý của các vùng lãnh thổ là thành viên của các tổ chức quốc tế, các quốc gia nằm trong một quốc gia thống nhất, 6 Luật quốc tế hiện đại phát triển với sự phát triển của nhiều ngành luật khác nhau như luật biên giới và lãnh thổ quốc gia, luật điều ước quốc tế, luật biển quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật hàng không quốc tế, III. Nguồn của luật quốc tế 1. Khái niệm Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của luật quốc tế, chứa đựng các nguyên tắc và các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế do chính các chủ thể xây dựng hoặc thừa nhận. Như vậy, thoả thuận vẫn là biện pháp duy nhất để xây dựng nên nguồn của luật quốc tế hiện đại. Như vậy, về tổng thể, nguồn của luật quốc tế có hai loại là nguồn thành văn và bất thành văn. 2. Các loại nguồn của luật quốc tế Luật quốc tế có các loại nguồn sau : Điều ước quốc tê, tập quán quốc tế và các nguồn bổ trợ. a. Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Chúng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể đối với nhau. Theo quy định của Công ước Vienne năm 1969 về Luật điều ước quốc tế và luật quốc tế hiện hành thì điều ước quốc tế được ký kết bằng văn bản và không nhất t