Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ của chủ thể phải làm hoặc không làm điều gì đó theo yêu cầu của pháp luật
Theo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
43 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công pháp Quốc tế - Trách nhiệm pháp lý quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ của chủ thể phải làm hoặc không làm điều gì đó theo yêu cầu của pháp luậtTheo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.Trách nhiệm pháp lý quốc tế là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể có hành vi vi phạm luật quốc tế (hoặc trong trường hợp thực hiện các hành vi mà luật quốc tế không cấm), gây thiệt hại cho các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế phải gánh chịu. Theo đó, chủ thể gây thiệt hại phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục thiệt hại đã gây ra, thực hiện một số các yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, kể cả việc phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt do chủ thể bị thiệt hại hoặc các chủ thể khác áp dụng hoặc các hình thức và biện pháp khác trên cơ sở luật quốc tế.Chế định trách nhiệm pháp lý là công cụ cần thiết đảm bảo sự tuận thủ các quy phạm pháp luật quốc tếChế định trách nhiệm pháp lý đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc Pacta sunt servanda. Chế định trách nhiệm pháp lý là cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các chủ thể khi xảy ra sự kiện pháp lý vi phạm đến các lợi ích chính đáng của một chủ thể luật quốc tế hoặc khi lợi ích của cộng đồng quốc tế bị vi phạm. Trách nhiệm pháp lý quốc tế đặt ra kể cả trong trường hợp chủ quan và khách quanTrách nhiệm pháp lý quốc tế chỉ bao gồm trách nhiệm bồi thường, đền bù các thiệt hại (cả về vật chất và tinh thần) đã gây ra chứ không mang ý nghĩa là một hình phạt. Trách nhiệm pháp lý quốc tế là trách nhiệm của các chủ thể của luật quốc tế với nhau.Căn cứ và cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm: Trách nhiệm pháp lý chủ quanTrách nhiệm pháp lý khách quanCăn cứ vào tính chất trách nhiệmTrách nhiệm vật chấtTrách nhiệm phi vật chấta. Cơ sở pháp lýĐiều ước quốc tế và tập quán quốc tế:Các bản án, quyết định của tòa án quốc tế, trọng tài quốc tếCác văn bản pháp luật quốc gia được cộng đồng quốc tế thừa nhậnCó hành vi trái pháp luật quốc tếCó thiệt hại xảy raCó mối quan hệ nhân quả giữa hành trái pháp luật quốc tế và thiệt hại xảy raYếu tố lỗi không có ý nghĩa quyết địnhVi phạm pháp luật quốc tế là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật quốc tế, do các chủ thể của luật quốc tế thực hiện, xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế (xâm hại đến các khách thể được luật quốc tế bảo vệ).Hành vi vi phạm pháp luật quốc tếBao gồm các hành vi:Thực hiện các hành vi mà luật quốc tế cấm;Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ được quy định trong các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế đã cam kết;Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ phát sinh trong phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế mà quốc gia đã chấp nhận thẩm quyền.Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạmTội ác quốc tế Các vi phạm pháp luật quốc tế thông thườngLà các hành vi đe dọa hòa bình và an ninh của nhân loại, tổn hại đến chính sự tồn tại của quốc gia và của các tổ chức quốc tế, bao gồm:Tội ác chống hòa bìnhTội ác chiến tranhTội ác chống loài ngườiHậu quả của tội ác quốc tế không những làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế nói chung, mà còn là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự quốc tế đối với các tên tội phạm chiến tranh.Phân biệt tội ác quốc tế với tội phạm hình sự quốc tếPhân biệt vi phạm pháp luật quốc tế với hành vi thiếu thân thiệnTổng thống Sudan Omar al-BashirLà hành vi trái pháp luật của các chủ thể luật quốc tế, gây thiệt hại cho các chủ thể khác, nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm không nghiêm trọng bằng hành vi tội ác quốc tế.(VD: vi phạm các nghĩa vụ thương mại đã cam kết, không ban hành các văn bản pháp lý nhằm nội luật hóa các cam kết khi gia nhập điều ước quốc tế...)Căn cứ vào lĩnh vực vi phạm có:Vi phạm trong lĩnh vực kinh tếVi phạm trong lĩnh vực ngoại giaoVi phạm trong lĩnh vực môi trườngVi phạm trong lĩnh vực văn hóa...Căn cứ vào chủ thể vi phạm có:Hành vi vi phạm của quốc giaHành vi vi phạm của tổ chức quốc tếHành vi vi phạm của các dân tộc đang đấu tranh giành quyền Hành vi vi phạm gây thiệt hại cho chủ thể khác hoặc xâm hại đến những quan hệ chung được luật quốc tế bảo vệ. Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chấtThiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu phát sinh từ hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Nếu không xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này thì không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể vi phạm đối với hành vi vi phạm của mình hoặc đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, gắn liền với cá nhân. Do đó, đặt ra yếu tố lỗi đối với các chủ thể của luật quốc tế là việc làm không thực tế. Là các chủ thể của luật quốc tế, bao gồm:Quốc gia;Các tổ chức quốc tế liên chính phủ;Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết; Các thực thể có quy chế pháp lý đặc biệtTrách nhiệm phát sinh từ các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư phápTrong lĩnh vực lập phápTrong lĩnh vực hành phápTrong lĩnh vực tư phápTrách nhiệm của quốc gia đối với hành động của các cá nhânTrong trường hợp các cá nhân là công chức, nhân danh nhà nước thực hiện hành viTrong trường hợp các cá nhân không nhân danh nhà nước thực hiện hành vi vi phạm luật quốc tế trên lãnh thổ của nước đóTrong trường hợp cá nhân không nhân danh nhà nước thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, gây thiệt hại cho quốc gia khác ở nước ngoàiTrong các điều ước quốc tế, điều lệ, hiến chương của tổ chức có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế, đó là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm pháp lý của các tổ chức quốc tế.Tổ chức quốc tế có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây thiệt hại cho các chủ thể khác có thể phải chịu cả trách nhiệm vật chất và trách nhiệm phi vậtVới tư cách là chủ thể của luật quốc tế, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết cũng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với các thiệt hại phát sinh từ các hành vi của chính mình, cũng như các hành vi của các cơ quan, quan chức và binh sĩ mà họ thực hiện khi đang thi hành công vụ, nếu các hành vi này gây thiệt hại cho các chủ thể khác.Các thực thể có quy chế pháp lý đặc biệt như Tòa thánh Vatican, Monaco,... cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế với tư cách là chủ thể đặc biệt của luật quốc tế. Tuy nhiên, phạm vi trách nhiệm của họ được giới hạn bởi phạm vi quyền năng chủ thể có tính chất đặc biệt của nhóm chủ thể này.Khi có sự đồng ý của quốc gia hữu quan (consend)Tự vệ chính đángTrả đũa hợp phápTrường hợp bất khả khángDo thảm họa, tình thế cấp thiết(Các điều từ 20 – 25, Công ước về trách nhiệm pháp lý của Liên hợp quốc năm 2001)a. Trách nhiệm vật chấtTrách nhiệm vật chất là một dạng thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế, theo đó chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế phải có nghĩa vụ bồi thường về vật chất cho chủ thể bị thiệt hại.Khôi phục lại nguyên trạng (Restitusia):Sửa chữa lại công trình, tài sản bị hư hỏng, trao trả lại vùng lãnh thổ đã chiếm đóng bất hợp phápĐền bù thiệt hại (Reparasia): bằng tiền hoặc hiện vật, đặt ra trong trường hợp không thể bồi thường thiệt hại vật chất theo nguyên mẫu. Làm thỏa mãn yêu cầu của bên bị vi phạmChính thức xin lỗi công khaiHứa sẽ không tái phạmGửi điện chia buồn và thông cảmTreo quốc kỳ, cử quốc ca của nước bị thiệt hại trong một không khí long trọngHứa trừng phạt nghiêm khắc những người vi phạm....Cưỡng chế cá thể: là sự cưỡng chế do chủ thể bị vi phạm thực hiện đối với chủ thể vi phạm, còn gọi là biện pháp trả đũa.Cưỡng chế tập thể: là sự cưỡng chế của một nhóm quốc gia hay nhiều quốc gia đối với chủ thể vi phạm nhằm chấm dứt hành vi vi phạm của chủ thể đó. Được tiến hành trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an, bao gồm:Trừng phạt vũ trangTrừng phạt phi vũ trang: cắt đứt một phần hoặc toàn bộ quan hệ ngoại giao, cắt đứt giao thông liên lạc như: cấm vận hàng hải, hàng không, khai trừ khỏi các tổ chức quốc tế, bao vây, phong tỏa, cấm vận về kinh tế...Trừng phạt bằng cách hạn chế chủ quyền như: chiếm đóng một phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang, áp đặt chế độ kiểm soát quốc tế... (Điều 41, 42 Hiến chương Liên hợp)Khái niệmTrách nhiệm pháp lý khách quan là trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra bởi các hành vi mà luật quốc tế không cấm.Công ước về trách nhiệm đối với bên thứ ba trong hoạt động năng lượng hạt nhân năm 1960 và công ước bổ sung năm 1963.Công ước về trách nhiệm của người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm 1962Công ước về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại về hạt nhân năm 1963Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra năm 1972Công ước về bồi thường thiệt hại phát sinh do phương tiện bay nước ngoài gây ra đối với người thứ ba trên mặt đất năm 1952Các quy phạm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại gay ra do việc thực hiện các hành vi mà luật quốc tế không cấm được cụ thể hóa trong các ngành luật như luật hàng không quốc tế, luật biển quốc tế, luật vũ trụ quốc tế...Trách nhiệm pháp lý khách quan phát sinh khi có ba căn cứ sau:Có các quy phạm pháp luật quốc tế tương ứng quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong việc xác định trách nhiệm pháp lý khách quan;Có sự kiện pháp lý làm phát sinh thiệt hại;Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất phát sinh;Trong trách nhiệm pháp lý khách quan chỉ tồn tại loại hình trách nhiệm vật chất, bao gồm:Khôi phục lại nguyên trạngBồi thường thiệt hại