Bài giảng công tác đoàn - Đội đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Cấu trúc của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(khóa IX) thông qua ngày 23 tháng 7 năm 2008, quy định gồm VII Chương và 19 Điều, cụ thể như sau: -Những vấn đề chung về Đội TNTP Hồ Chí Minh -Chương I: Đội viên (từ Điều 1 đến Điều 4) -Chương II: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (từ Điều 5 đến Điều 10)

pdf23 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng công tác đoàn - Đội đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG CÔNG TÁC ĐOÀN - ĐỘI ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ĐIỀU LỆ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH 1. Cấu trúc của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (khóa IX) thông qua ngày 23 tháng 7 năm 2008, quy định gồm VII Chương và 19 Điều, cụ thể như sau: - Những vấn đề chung về Đội TNTP Hồ Chí Minh - Chương I: Đội viên (từ Điều 1 đến Điều 4) - Chương II: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (từ Điều 5 đến Điều 10) - Chương III: Đội TNTP Hồ Chí Minh phụ trách nhi đồng (từ Điều 11 đến Điều 12) - Chương IV: Tài chính của Đội (từ Điều 13 đến Điều 14) - Chương V: Công tác kiểm tra của Đội (từ Điều 15 đến Điều 16) - Chương VI: Khen thưởng và kỉ luật (Điều 17 - Điều 18) - Chương VII: Sửa đổi Điều lệ Đội (Điều 19) 2. Tầm quan trọng của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh: - Điều lệ là văn bản mang tính pháp quy của một tổ chức, bắt buộc mọi thành viên trong tổ chức đó phải thực hiện. - Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh chính là văn bản quy định về mục tiêu, tính chất, nhiệm vụ, vai trò, nguyên tắc tổ chức hoạt động để đội viên phấn đấu thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, có mục tiêu phấn đấu, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, giúp đỡ nhi đồng; thực hiện Quyền và bổn phận trẻ em. - Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh bắt buộc mọi đội viên, tập thể Đội phải có trách nhiệm thi hành nghiêm túc. Do vậy, Điều lệ Đội sẽ giúp cho Đội hoạt động đúng mục tiêu, nguyên tắc, giữ nghiêm kỉ luật góp phần giáo dục toàn diện đội viên và xây dựng Đội vững mạnh. 3. Nội dung cơ bản của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh: Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm có phần mở đầu, 7 chương và 17 Điều. Nội dung cơ bản của các chương và điều được quy định trong Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh như sau: - Chương I: Đội viên (từ Điều 1 đến Điều 4) Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh nêu rất rõ trong Chương I đó là: + Xác định độ tuổi, điều kiện được kết nạp vào tổ chức Đội. + Người đội viên phải thực hiện theo lời hứa đội viên. + Đội viên có những quyền tham gia sinh hoạt trong tổ chức Đội, được tham gia ứng cử và đề cử vào Ban chỉ huy chi đội, liên đội. Điều này thể hiện tính dân chủ của Đội TNTP Hồ Chí Minh đối với đội viên. + Đội viên là thành viên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, phải thực hiện các nhiệm vụ chung của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Chương II: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Từ Điều 5 đến Điều 10) Chương II khẳng định rõ Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức thống nhất trong cả nước. Điều lệ Đội khẳng định Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản. Như vậy với nguyên tắc này, Đội đã phát huy tính dân chủ của đội viên. - Chương III: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với nhi đồng (Từ Điều 11 đến Điều 12) Đội TNTP Hồ Chí Minh có trách nhiệm và cũng là vinh dự khi được giao trọng trách dìu dắt các em nhi đồng, giúp đỡ các em sinh hoạt theo Sao cho đến tuổi Thiếu niên và có đủ điều kiện kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Chương IV: Tài chính của Đội (Từ Điều 13 đến Điều 14) Nhằm tạo điều kiện cho Đội hoạt động, Chương IV quy định rõ về nguồn tài chính của Đội, Ban chỉ huy liên đội, chi đội và tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm quản lí và sử dụng nguồn quỹ theo đúng quy định của Điều lệ Đội. - Chương V: Công tác kiểm tra của Đội (Điều 15 và 16) Chương V trong Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã nêu cụ thể phải kiểm tra toàn diện các mặt công tác của Đội để từ đó đánh giá khen thưởng, kỉ luật xét thành tích cụ thể mà liên đội, chi đội đó đạt được. - Chương VI: Khen thưởng và kỉ luật (Điều 17, điều 18) Đội TNTP Hồ Chí Minh coi trọng việc nêu gương người tốt, việc tốt, lấy việc phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm. Cùng với việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng đột xuất, sau mỗi đợt thi đua, mỗi học kì hay một năm, các tập thể Đội lựa chọn, giới thiệu các cá nhân, tập thể điển hình đề nghị khen thưởng. Lấy việc động viên, giúp đỡ là chính nên kỉ luật trong Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đưa ra các hình thức kỉ luật như: Phê bình, khiển trách. Trường hợp đội viên vi phạm khuyết điểm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị xoá tên khỏi danh sách đội viên. - Chương VII: Sửa đổi Điều lệ Đội (Điều 19) Việc sửa đổi Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có quyền sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tiếp thu đầy đủ ý kiến chính đáng của đội viên và tập thể quy định. 4. Nguyên tắc tự nguyện của Đội TNTP Hồ Chí Minh: Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ của Đội TNTP Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của thiếu nhi trước khi vào Đội, thừa nhận Điều lệ Đội, tự nguyện tham gia tích cực các hoạt động của Đội. Từ đó, sẽ tạo cho đội viên có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội. Tập thể Đội phải mở rộng các hình thức hoạt động phù hợp với nguyện vọng của đội viên và thiếu nhi. 5. Nguyên tắc tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh: - Nguyên tắc này thể hiện sự tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh có sự hướng dẫn của phụ trách Đội, nghĩa là khẳng định tính độc lập tương đối của tổ chức Đội và Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi. - Tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh là thể hiện tính đặc trưng của Đội và cũng là yếu tố khẳng định tổ chức Đội là của chính các em đội viên. Đồng thời, cũng thể hiện rõ khả năng làm chủ của các em. Phương châm đối với đội viên tự giáo dục là chính, nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách và công tác giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh chủ yếu được thông qua các hoạt động. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức Đội với tư cách là một lực lượng giáo dục. - Sự tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh thể hiện: + Mọi công việc của Đội ở chi đội, liên đội đều do các tập thể và đội viên bàn bạc. + Các quyết định của liên, chi đội đều được thực hiện khi quá nửa số đội viên đồng ý. 6. Phương pháp vận dụng nguyên tắc tự nguyện, tự quản vào thực tiễn hoạt động Đội: - Vận dụng phải phù hợp với lứa tuổi và sở trường của đội viên để các em có điều kiện phát huy năng lực, tự giác làm chủ bản thân đồng thời biết hợp tác trong hoạt động để đạt được kết quả mong muốn. - Luôn chú ý vai trò tự quản của đội viên. - Tăng cường chất lượng sinh hoạt theo phân đội (nhóm nhỏ). Như vậy sẽ phát huy tối đa chất lượng hiệu quả công việc. - Lựa chọn, bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội và các phân đội theo tiêu chuẩn: Nhiệt tình, nắm vững Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, gương mẫu, có phương pháp làm việc khoa học, có tư thế, tác phong mẫu mực, kết quả học tập từ khá trở lên, yêu thích hoạt động Đội, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và biết chịu trách nhiệm trước việc mình làm, biết cách tập hợp các bạn,... Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2009 - 2010 Chủ đề “Tự hào thiếu nhi thành phố anh hùng” 1. Thực hiện phong trào “Thiếu nhi thành phố thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”: - Phong trào “yêu tổ quốc, yêu đồng bào” - Phong trào “học tập tốt, lao động tốt” - Phong trào “đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” - Phong trào “giữ gìn vệ sinh thật tốt” - Phong trào “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” - Việc thực hiện Sổ tay “Nhật ký của em - Làm theo lời Bác” 2. Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" 3. Công tác đẩy mạnh tập hợp thiếu nhi thông qua hoạt động các câu lạc bộ, đội, nhóm 4. Công tác xây dựng Đội: 4.1 Công tác Đội viên: - Tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên. - Tổ chức Hội thi Nghi thức đội tại trường. - Chương trình dự bị Đội viên, đánh giá việc triển khai và kết quả thực hiện. - Liên đội thực hiện quy trình bồi dưỡng và kết nạp Đội viên mới, số liệu minh họa, tổ chức lễ trưởng thành Đội cho Đội viên gắn với thực hiện chương trình Dự bị Đoàn viên. 4.2 Xây dựng Đội về tổ chức: - Công tác chỉ huy Đội - Công tác xây dựng Liên đội, chi đội - Công tác sao nhi đồng - Công tác thiếu nhi trên địa bàn dân cư 5. Công tác phụ trách Đội: - Tình hình Giáo viên - Tổng phụ trách Đội tại các liên Đội. - Công tác đào tạo chuẩn hóa lực lượng Phụ trách Đội, đảo bảo chăm lo về chế độ chính sách, quyền lợi chính trị cho Phụ trách Đội. - Qui trình thực hiện và cách thức đánh giá triển khai thực hiện chương trình rèn luyện Phụ trách Đội. - Công tác tập huấn Phụ trách chi - Giáo viên chủ nhiệm. 6. Công tác chỉ đạo: - Tham gia hoạt động cụm. - Chế độ thông tin báo cáo. - Công tác phối hợp với Nhà Thiếu nhi, Trợ lý Thanh niên Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Tài liệu liên quan