1) Vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục
2) Hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam
3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Giáo dục trong trường
học
4) Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong
trường học
5) Phối hợp công tác giữa Công đoàn và các tổ chức khác trong
trường học
35 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng công tác đoàn thể - Chương II: Công tác công đoàn trong trường học bài giảng công tác đoàn thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ
Chương II:
CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN TRONG
TRƯỜNG HỌC
1) Vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục
2) Hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam
3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Giáo dục trong trường
học
4) Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và chính quyền trong
trường học
5) Phối hợp công tác giữa Công đoàn và các tổ chức khác trong
trường học
1) Vai trò, chức năng của Công đoàn
Giáo dục
1.1- Tính chất, vị trí
Luật Công đoàn khẳng định:
“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng
lớn của giai cấp công nhân và của người lao
động Việt Nam (gọi chung là người lao động)
tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam; là
trường học xã hội chủ nghĩa của người lao
động” (Điều 1).
Công đoàn Giáo dục là một tổ chức
công đoàn ngành trong trường học có
cơ quan Trung ương trực thuộc Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1.2- Vai trò, chức năng
Công đoàn Giáo dục Việt Nam là một
công đoàn ngành Trung ương trực
thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam. Ngày 22-7-1951, tại Hội nghị Công
đoàn toàn quốc ở Việt Bắc, Công đoàn
Giáo dục Việt Nam được thành lập (do
đồng chí Nguyễn Cát Tường là Chánh Thư
kí).
Nhiệm vụ của Công đoàn Giáo dục Việt
Nam được xác định tại Hội nghị thành
lập là tập hợp, vận động cán bộ, giáo
viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên
môn, phục vụ kháng chiến.
Quá trình hoạt động, hệ thống Công đoàn
Giáo dục Việt Nam từ trung ương đến cơ sở
đã bám sát ba chức năng của tổ chức Công
đoàn; luôn năng động sáng tạo thực hiện có
hiệu quả các Nghị quyết chỉ thị của Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, góp phần thực
hiện thắng lợi quá trình đổi mới và phát triển
ngành giáo dục - đào tạo qua các thời kì.
Phong trào thi đua, hoạt động của Công
đoàn Giáo dục Việt Nam nhằm thực hiện có
hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành như
cuộc vận động: “Tự học tự rèn”, “Mỗi thầy
giáo cô giáo là một tấm gương sáng cho học
sinh noi theo”, cuộc vận động “Kỉ cương -
Tình thương - Trách nhiệm”, cuộc vận động
xã hội hoá trường học, dân chủ hoá trong
trường học, phong trào thi đua hai tốt, giỏi
việc trường đảm việc nhà
2) Hệ thống tổ chức Công đoàn Giáo dục
Việt Nam
(xem sơ đồ kèm theo)
3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn
Giáo dục trong trường học
- Khi thành lập, Công đoàn Giáo dục
Việt Nam xác định tại Hội nghị thành
lập nhiệm vụ là tập hợp, vận động cán
bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ
chuyên môn, phục vụ kháng chiến.
4) Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn
và chính quyền trong trường học
4.1- Căn cứ pháp lí xác lập mối quan hệ
- Luật Công đoàn ngày 30/6/1990 và
Nghị định 133/H ĐBT ngày 20/4/1991
của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) về thi hành Luật Công đoàn;
- Quyết định số 465/TTg ngày 27/8/1994
của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế về mối quan hệ giữa Chính
phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam
- Thông tư liên tịch số 12/TT-LT ngày
08/5/1992 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và Công đoàn Giáo dục Việt Nam quy
định về mối quan hệ phối hợp công tác
giữa các cấp chính quyền và Công
đoàn trong ngành giáo dục và đào tạo.
4.2- Nguyên tắc chung
• - Chính quyền và Công đoàn đều là
thành viên của hệ thống chính trị có
cùng mục tiêu chung là thực hiện
thắng lợi đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm
vụ chính trị của nhà trường và chăm lo
vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên.
- Tạo sự nhất trí cao về quan điểm
không ngừng nâng cao hiệu lực bộ
máy quản lí nhà nước của chính quyền
các cấp, song song với việc xây dựng
tổ chức Công đoàn vững mạnh
- Quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng
quyền độc lập về tổ chức và các quyền
khác của mỗi tổ chức
• - Hiệu trưởng khi thực hiện chức
năng quản lí nhà nước của mình
mà có liên quan đến trách nhiệm,
quyền hạn, lợi ích của cán bộ, giáo
viên và người lao động, nhất thiết
phải có sự phối hợp bàn bạc với
Công đoàn cùng cấp.
4.3- Nội dung mối quan hệ giữa tổ chức
Công đoàn và chính quyền trong trường học
- Mối quan hệ phối hợp trong công tác quản
lí ngành
+ Khi xây dựng chương trình công tác: Các
cấp chính quyền khi xây dựng chương trình,
kế hoạch công tác từ 3 tháng trở lên đối với
cấp trên cơ sở, 1 tháng trở lên đối với cấp
cơ sở, cần thông báo dự thảo và cung cấp
thông tin cần thiết cho công đoàn cùng cấp
để nghiên cứu và chuẩn bị đóng góp ý kiến
có hiệu quả.
+ Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức,
viên chức: Thủ trưởng đơn vị và Ban
Chấp hành công đoàn cùng cấp có
trách nhiệm chuẩn bị nội dung, tổ chức
Hội nghị đúng nội dung, quy trình, thời
gian quy định.
+ Khi xây dựng quy hoạch cán bộ: Thủ
trưởng cơ quan quản lí có trách nhiệm
phối hợp với công đoàn cùng cấp xây
dựng quy hoạch cán bộ quản lí cùng
với việc xây dựng quy hoạch cán bộ
công đoàn các cấp. Công đoàn tham
gia với chính quyền chỉ đạo quá trình
thực hiện dân chủ, công khai việc chọn
cử, đề bạt, bầu nhân sự các vị trí công
tác quản lí.
+ Khi xây dựng quy trình, nội dung, chỉ
tiêu thi đua, nghiên cứu khoa học: Các
cấp công đoàn phối hợp chính quyền
đồng cấp thực hiện theo cơ chế: Thủ
trưởng đơn vị quản lí giáo dục chỉ đạo
phong trào thi đua; Công đoàn động
viên, giáo dục quần chúng thực hiện có
kết quả các mục tiêu, định mức đề ra.
+ Phối hợp trong công tác tuyên truyền
giáo dục về giới giữa Ban Nữ công
công đoàn và Ban vì sự tiến bộ của phụ
nữ
+ Trong củng cố, kiện toàn hệ thống tổ
chức, xây dựng quy chế và phát huy
hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo
dục các cấp.
+ Phối hợp triển khai cuộc vận động
“Dân chủ-Kỉ cương-Tình thương-Trách
nhiệm”
- Mối quan hệ phối hợp trong việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán
bộ, giáo viên và người lao động
• + Phối hợp xây dựng chương trình đào tạo,
bồi dưỡng: Chính quyền quyết định chỉ tiêu,
kế hoạch; Công đoàn động viên, phát động
phong trào, phối hợp chăm lo các điều kiện
về vật chất, tinh thần
+ Cùng có trách nhiệm phổ biến các
chế độ, chính sách của Nhà nước, của
ngành
+ Cùng thảo luận nhất trí các vấn đề về
tiền lương, tiền thưởng, nhà ở
- Phối hợp quản lí, sử dụng quỹ phúc
lợi
- Quan hệ phối hợp thực hiện quy chủ dân
chủ trong hoạt động của đơn vỊ
+ Thủ trưởng đơn vị lấy ý kiến của CĐ cùng
cấp khi xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác (định kì, dài hạn), ban hành, tổ chức
thực hiện các quy định liên quan đến quyền
và lợi ích hợp pháp chính đáng của CBVC;
đồng thời kiểm tra việc thực hiện và giải
quyết khiếu nại của CBVC về các vấn đề trên.
•
+ CĐ có trách nhiệm cử người đại diện có
thẩm quyền trực tiếp tham gia với Thủ
trưởng đơn vị cùng cấp xây dựng chương
trình, kế hoạch công tác, các văn bản về chế
độ chính sách, nội quy, quy chế liên quan
trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của
CBVC. Khi cần thiết, CĐ tổ chức đối thoại
giữa tập thể CBVC và Thủ trưởng đơn vị để
giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi
và nghĩa vụ của CBVC thì Thủ trưởng đơn vị
có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
+ CĐ và Thủ trưởng đơn vị cùng cấp
phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả
quy chế dân chủ ở cơ sở; chuẩn bị nội
dung, tổ chức Hội nghị CBVC hàng
năm theo quy định và chỉ đạo, theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của
Hội nghị CBVC đề ra. Vận động CBVC
thực hiện nghĩa vụ của mình tham gia
quản lý đơn vị, thực hiện dân chủ trong
quan hệ công tác.
- Về quan hệ phối hợp để tạo điều kiện cần thiết cho
hoạt động công đoàn
+ Thủ trưởng đơn vị các cấp có trách nhiệm tạo điều
kiện và cung cấp các phương tiện làm việc; hỗ trợ
kinh phí cho BCHCĐ cùng cấp để đảm bảo các hoạt
động của công đoàn có hiệu quả.
+ Thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện, phương tiện đi lại
và công tác phí theo chế độ đi công tác hiện hành
đối với CBVC là uỷ viên BCHCĐ Giáo dục Việt Nam,
Ủy viên BCHCĐ Liên đoàn Lao động Tỉnh/TP. và cán
bộ CĐ được CĐ cấp trên triệu tập đi họp BCH, dự
hội nghị, hội thảo, tập huấn, đại hội CĐ.
+ CBVC kiêm nhiệm làm công tác CĐ được
hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định
trong Qui chế chi tiêu nội bộ của Trường
+ Khi quyết định buộc thôi việc, cho thôi việc,
chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn,
điều động thuyên chuyển công tác đối với
Ủy viên BCHCĐ , Thủ trưởng đơn vị trao đổi,
thỏa thuận bằng văn bản với BCHCĐ cùng
cấp.
+ Thủ trưởng đơn vị các cấp khi tổ chức các
cuộc họp giao ban và các hội nghị sơ kết,
tổng kết những công tác lớn của đơn vị cần
có đại diện của CĐ cùng cấp tham dự để trao
đổi ý kiến và cùng quán triệt những công tác
của đơn vị và hoạt động của CĐ.
Hội nghị liên tịch giữa Hiệu trưởng và
Ban Thường vụ CĐ (cấp trường), Thủ trưởng
đơn vị và BCHCĐ (cấp đơn vị) được tổ chức
định kỳ 6 tháng 1 lần do CĐ chủ động chuẩn
bị, trong đó Ban nữ công báo cáo tình hình
hoạt động của nữ CBVC trong đơn vị.
5) Phối hợp công tác giữa Công đoàn và các tổ chức
khác trong trường học
Với các đoàn thể chính trị - xã hội như Đoàn Thanh
niên, Hội Sinh viên, Đội, Công đoàn có quan hệ
bình đẳng, phối hợp, nhằm hoàn thành mục tiêu,
nhiệm vụ chính trị của trường. Hệ thống chính trị
Việt Nam là một thể thống nhất, các thành viên của
nó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy, xây
dựng tổ chức Công đoàn gắn liền với quá trình xây
dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, trong nhà
trường. Công đoàn phát huy tác dụng tích cực trong
quá trình đổi mới giáo dục dưới sự lãnh đạo của
Đảng, giữ vững hoạt động dạy và học, phát huy dân
chủ cơ sở...
- Giữ vững nền nếp, không ngừng nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi uỷ, chi bộ;
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của chi bộ, nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên.
Thảo luận bài học:
Để chuẩn bị đánh giá công tác tháng
5/2010 và đề ra phương hướng công tác
tháng 6/2010, Anh (Chị) sẽ làm gì để thực
hiện tốt công tác phối hợp?
- Nếu mình là Hiệu trưởng nhà trường.
- Nếu mình là Chủ tịch công đoàn nhà
trường.