Bài giảng “Công tác quy hoạch và ra quyết định” được viết nhằm phục cho công tác
chuẩn bịkếhoạch đầu tư, xây dựng dựán khu vực ven biển. Để đưa ra quyết định việc
xây dựng một dựán, tưvấn chuẩn bịdựán phải quan tâm đến nhiều lính vực liên quan
nhưcác hoạt động kinh tế, quá trình thay đổi tựnhiên về điều kiện vật lý, hoá học, môi
trường sinh thái, môi trường chung, chính sách, xã hội. Tập bài giảng này nhằm giới
thiệu những kiến thức cơbản trong khi lập quy hoạch và ra quyết định cho việc đầu tư
xây dựng dựán trên cơsởtính toán các yếu tố, so sánh dựa theo điều kiện chung và
điều kiện ràng buộc riêng.
Phát triển kinh tếvùng ven biển phụthuộc vào nền sản xuất lâu dài bền vững và những
biến đổi của nguồn tài nguyên khu vực. Xét ởmặt quản lý mục đích khai thác tốt nhất
nguồn tài nguyên phục vụcho phát triển kinh tếta cần nắm chắc được hệthống vùng
ven biển, những tác động giữa các yếu tốtựnhiên và con người, mối quan hệgiữa
phát triển đô thị, vùng bãi, cửa sông và chiến lựơc khai thác vùng rộng lớn của thềm
lục địa và biển khơi.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Công tác quy hoạch và ra quyết định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Dự án Nâng cao Năng lực Đào tạo
Ngành Kỹ Thuật Bờ Biển tại Trường
ĐHTL
Ng−êi thùc hiÖn: TS. Lê Xuân Roanh
Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội
Delft – 2002
2
Hà Nội - 2005
i
LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng “Công tác quy hoạch và ra quyết định” được viết nhằm phục cho công tác
chuẩn bị kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án khu vực ven biển. Để đưa ra quyết định việc
xây dựng một dự án, tư vấn chuẩn bị dự án phải quan tâm đến nhiều lính vực liên quan
như các hoạt động kinh tế, quá trình thay đổi tự nhiên về điều kiện vật lý, hoá học, môi
trường sinh thái, môi trường chung, chính sách, xã hội... Tập bài giảng này nhằm giới
thiệu những kiến thức cơ bản trong khi lập quy hoạch và ra quyết định cho việc đầu tư
xây dựng dự án trên cơ sở tính toán các yếu tố, so sánh dựa theo điều kiện chung và
điều kiện ràng buộc riêng.
Phát triển kinh tế vùng ven biển phụ thuộc vào nền sản xuất lâu dài bền vững và những
biến đổi của nguồn tài nguyên khu vực. Xét ở mặt quản lý mục đích khai thác tốt nhất
nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế ta cần nắm chắc được hệ thống vùng
ven biển, những tác động giữa các yếu tố tự nhiên và con người, mối quan hệ giữa
phát triển đô thị, vùng bãi, cửa sông và chiến lựơc khai thác vùng rộng lớn của thềm
lục địa và biển khơi.
Công tác quy hoạch là phần việc trong kế hoạch quản lý khai thác, tính toán phát triển
cân bằng giữa các hoạt động phát triển đã có từ lâu đời và việc khai thác nguồn tài
nguyên theo kế hoạch hiện tại. Vì vậy quy hoạch cần đưa ra nhiều phương án để so
sánh nhằm phát triển hoàn chỉnh khu vực theo diện rộng và chính xác cụ thể cho mỗi
khu vực nhỏ.
Việc phân tích kinh tế dự án được coi là yếu tố quan trọng. Nó được thực hiện từ khâu
chuẩn bị ban đầu nhằm phân tích tác động trước và sâu khi xây dựng dự án. Số liệu
phân tích này sẽ làm cơ sở cho đánh giá cuối cùng, phương hướng phát triển và các
hoạt động quản lý sau này.
Vì những lý do trên tập bài giảng này được viết với những mục đích cơ bản sau:
• Phân tích quan hệ tổng hợp giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội vùng ven
biển.
• Tăng cường hiểu biết cho đối tượng nghiên cứu, học tập
• Nắm được việc quyết định đầu tư xây dựng trên cơ sở của các kết quả phân
tích cơ bản.
• Các bước trong khi ra quyết định quy hoạch và đầu tư xây dựng dự án.
• Cung cấp cho nhà tư vấn thiết kế và quản lý những thông tin quan trọng cho
việc giải quyết nhiệm vụ của họ.
Toàn bộ tập bài giảng gồm hai phần cơ bản:
Phần I : Lập quy hoạch
Phàn II : Ra quyết định
Trong phần thứ nhất gồm những nội dung sau đây :
ii
• Tổng quan về hệ thống vùng ven biển
• Tóm tắt về quản lý vùng bờ và xu hướng hiện nay trong quản lý khai thác
các dự án vùng bờ
• Quy trình lập quy hoạch
• Phương pháp và kỹ thuật lập quy hoạch
• Lựa chọn vị trí dự án
• Quản lý và điều chỉnh quy hoạch.
Phần thứ hai giới thiệu về lý thuyết ra quyết định. Đây là công việc ta đã thường làm
song chưa được tập hợp cơ sở lý thuyết cho lãnh vực này. Để cung cấp và hướng dẫn
kỹ thuật ra quyết định, nội dung của phần này gồm các vấn đề sau:
• Định nghĩa và khái niệm trong lập quyết định
• Quy trình lập quyết định
• Kỹ thuật và phương pháp lập quyết định
• Công cụ trợ giúp trong quá trình ra quyết định.
Lời cảm ơn
Cuốn sách này được chuẩn bị và viết tại trường Đại học Công nghệ DELFT dưới sự
giúp đỡ của các chuyên gia, cố vấn chuyên môn thuộc Khoa Công trình, trường Đại
học Công nghệ DELFT và Viện thuỷ lực DELFT, Hà Lan.
Tác giả xin cảm ơn TS Paul Baan, chuyên gia tại viện thuỷ lực DELFT, TS Robert
Verhaeagh, Khoa công trình, trường đại học Công nghệ Delft vì những giúp đỡ quý
báu mà hai ông và cộng sự đã giành cho tác giả. Đặc biệt tác giả xin cảm ơn ban lãnh
đạo và nhân viên của trung tâm CICAT đã tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm trong
thời gian tác giả làm việc tại Hà Lan.
Cuốn bài giảng này được viết lần đầu làm tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên
ngành kỹ thuật bờ biển; chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả xin chân
thành đón nhận những ý kiến góp ý của độc giả và đồng nghiệp để bài giảng đựơc
hoàn chỉnh hơn cho các lần in ấn tiếp sau.
Tác giả bài giảng
TS Lê Xuân Roanh
PHẦN I
LẬP QUY HOẠCH
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
1
PHẦN I: LẬP QUY HOẠCH
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH VEN BỜ
1.1. Tầm quan trọng của phát triển vùng bờ trong phát triển kinh tế quốc gia
1.1.1. Phát triển vùng bờ
Đại dương chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt của trái đất và tạo ra hệ thống đường
ven biển có chiều dài đáng kể. Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam của biển Thái Bình
Dương với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km. Việc xây dựng các công trình
dọc theo đường bờ biển đã đóng một vai trò rất quan trọng đối việc phát triển kinh tế
của đất nước. Cuốn sách này xin giới thiệu các hướng dẫn kỹ thuật lập dự án quy
hoạch xây dựng công trình vùng ven bờ cũng như các bước trước khi ra quyết định xây
dựng.
Vùng ven bờ được hiểu như nguồn tài nguyên quý giá, đa dạng- nó cung cấp khoảng
không gian rộng lớn, các nguồn vô cơ và hữu cơ cho các hoạt động của cuộc sống con
người và nhiều chức năng quan trọng về môi trường tự nhiên và nhân tạo. Theo cách
hiểu hiện nay vùng ven bờ là nguồn tài nguyên đa dạng, có rất nhiều thành phần tham
gia khai thác và quản lý nó: canh tác, các hoạt động kinh tế và vui chơi giả trí.
Hiện nay do quá trình công nghiệp hoá, phát triển thương mại và sự gia tăng dân số đã
gây nên những áp lực lớn đối nhiều vùng như vấn đề xói lở và lũ lụt, giảm nhỏ diện
tích vùng trũng, ô nhiễm môi trường và khai thác quá mức nguồn nước và đất đai
vùng ven bờ.
Chúng ta đã có hiểu biết về sự suy thoái nguồn tài nguyên, sự ảnh hưởng của môi
trường và hậu quả của nó đến cuộc sống của chính con người, đã có nhiều công trình
nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hiệu cho khai thác giai đoạn ngắn cũng như kế
hoạch lâu dài cả về mặt phát triển sản xuất, hoạt động kinh tế, bảo vệ các yếu tố sống
còn và môi trường, sinh thái tự nhiên.
Như vậy vấn đề phát triển vùng ven biển cần có sự hiểu biết nhất định về các quá trình
diễn biễn, áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng để có khai thác hài
hoà vốn gía trị giữa kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Từ đó có được một kế hoạch phát
triển chủ động của vùng này khi còn tồn tại nhiều mâu thuẫn của người sử dụng, sự
tăng mật độ dân số làm gia tăng sử dụng tài nguyên của trái đất, sử dụng nền công
nghệ hợp lý. Chính vì vậy cần lập kế hoạch và khống chế tiến độ khai thác đảm bảo
tính bền vững bảo toàn hệ thống.
1.1.2. Quy hoạch vùng bờ
Quản lý và xây dựng vùng ven biển là một quá trình, nó thống nhất các vấn đề kỹ
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
2
thuật, chính sách và các hoạt động xã hội để phát triển dự án phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của đất nước.
Việc lập kế hoạch nguồn tài nguyên ven biển bao gồm việc phân tích các yếu tố như
vấn đề kỹ thuật, môi trường và kinh tế, xã hội chúng phải đáp ứng được các nguyên
tắc chung. Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ một số nguyên tắc trên, những nguyên tắc này
phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi dự án:
Vấn đề kỹ thuật - Kĩ thuật bờ biển, hình thái học ven bờ, thuỷ lực, khí tượng, địa
chất ;
Vấn đề kinh tế- xã hội- Kinh tế dự án và kinh tế vĩ mô, phát triển dân số, kế
hoạch vùng, xã hội học và chuyên gia cho các ngành như thuỷ sản, khai khoáng,
giao thông du lịch ;
Vấn đề môi trường- Thực vật, sinh thái học, hoá học .
Bên cạnh những yêu cầu trên, trước khi đưa đến quyết định cuối cùng các nhà chuyên
môn cần phải phân tích hệ thống, phân tích “chính sách” cung cấp cho người làm
quyết định một quá trình phân tích thống nhất chặt chẽ, đưa ra chiến thuật thực hiện.
1.2. Phân tích hệ thống phát triển vùng bờ
Vùng ven biển là một ví dụ điển hình về một khu vực mà ở đó thể hiện sinh động các
vấn đề tương tác phức tạp, điều này được xem xét khi ta phân tích hệ thống. Như thể
hiện trên hình 1.1 dưới đây tổng quát hoá về khu vực ven biển có hai nguồn chính tác
động qua lại : Điều kiện biên giới tự nhiên (bao gồm các tác động con người) và hạ
tầng cơ sở đựơc tổ chức hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cũng trong hình biểu
diễn này ba hệ thống chính của vùng biển cũng cần được phân biệt trong phân tích.
• Hệ thống tự nhiên là phần không gian rộng lớn ở đó chưa có sự can thiệp của
con người ( áp suất, khí quyển, thuỷ quyển) bao gồm những tương tác riêng nó,
tương tác chung qua quá trình vô cơ, hữu cơ và cơ học. Đây là phạm trù nguồn
thiên nhiên, không có sự can thiệp của con người.
• Chức năng sử dụng để chỉ những sản vật do quá trình tự nhiên tạo hoá dưới
mục đích sử dụng.
• Hạ tầng vật lý bao gồm các loại cấu trúc hạ tầng có tổ chức vật chất sử dụng kỹ
thuật để tạo ra vật liệu theo yêu cầu sử dụng. Trong nhiều trường hợp loại hạ
tầng này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến hệ thống tự nhiên và có thể
ảnh hưởng tới chức năng sử dụng khác, tạo ra những trở ngại và mâu thuẫn.
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
3
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố chính trong vùng ven biển
Ba hệ thống này- hệ thống tự nhiên, chức năng sử dụng và hạ tầng cơ sở tương tác lẫn
nhau và dễ ảnh hưởng tới phân tích hoá học mô hình lượng hoá. Tất cả các tác động
của con người tới hệ thống tự nhiên, một phần qua tác động vật lý trực tiếp, phần do
ảnh hưởng của quá trình khai thác, phần do hạ tầng cơ sở và phần nữa là nạn ô nhiễm
do chất thải.
Các đường nối chéo trong bộ ba hệ thống trên thể hiện vai trò quan trọng trong quản lý
vùng ven biển. Vì vậy những mối liên hệ thông tin có vị trí quan trọng giúp chiến lược
phát triển vùng một cách bễn vững trên cơ sở sự hiểu biết , hệ thống thông tin và phân
tích “chính sách”
Chức
năng
sử
dụng
Hạ tầng
hệ thống tự
nhiên
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
4
1.2.1. Hệ thống tự nhiên
Trong mô hình biểu diễn trên, hệ thống tự nhiên được hiểu là hệ thống không có sự
can thiệp của con người. Các thành phần cơ bản của hệ thống này là:
• Không khí.
• Nước (khí quyển), bao gồm cả những chất tan thể hiện qua đặc tính hoá học,
vật lý và thuộc tính sinh học.
• Trầm tích (Thạch quyển học) chỉ các loại vật chất thông qua các đặc tính vật
lý, hoá học, khoáng học và đặc tính thuỷ động, địa vật lý, ví dụ như vận tốc
bồi lắng, ứng suất tới hạn.
• Cuộc sống loài vật trên đất và trong biển bao gồm các dạng và số lượng các
loài khác nhau.
Trong hệ thống vùng biển luôn xảy ra sự tương tác giữa khí quyển thuỷ quyển và
thạch quyển. Để mô tả chi tiết tương tác này cần có một mô hình số. Trong việc mô tả
cần tóm tắt các hệ thống quan trọng, và các tương tác vật lý của nó, tiếp theo là lập
nên sự cân bằng chủ động về quá trình tương tác giữa các yếu tố này.
Một vấn đề quan trọng khác là định nghĩa về biên giới của phạm vi nghiên cứu. Không
có định nghĩa giới hạn chung chung về một vùng biển. Năm 1982 Liên Hiệp Quốc đã
có tổ chức hội nghị về luật biển và đã hoạch định vùng pháp lý khác nhau. Tại hội nghị
này các nhà kỹ thuật và các nhà khoa học đã xác định ra các loại nước lãnh thổ. Để áp
dụng thực tế, cũng cần có những nghiên cứu và chi tiết hơn về các điều khoản dựa trên
những mô tả về điều kiện sinh thái và vật lý. Sau khi được xem xét, đường biên giới,
độ chính xác mô tả của các quá trình liên quan được hợp lý hơn. Các nghiên cứu được
tiến hành tại các mức khác nhau về không gian và thời gian. Trong phạm vi định nghĩa
đường bờ này chỉ ra: Đường bờ biển của lãnh thổ được tính từ đất liền ra đến phần
nước sâu mà trong phạm vi này các hoạt động sinh thái tồn tại và ảnh hưởng chính
trong hệ thống, không gây tác động ra ngoài vùng.
Nếu vấn đề ảnh hưởng của chất lượng nước và môi trường sinh thái được nghiên cứu
thì phạm vi giới hạn phân tích hệ thống cũng nên mở rộng ra. Trong trường hợp này,
phạm vi nghiên cứu vượt ra khỏi khái niệm nước lãnh hải, phạm vi quốc tế.
Ví dụ về phạm vi đường biên giới nước ven bờ hệ thống được quy định chiều sâu tham
gia quá trình trầm tích là nhỏ, lượng vận chuyển theo hai chiều không gian nhỏ. Chiều
sâu cho các loại này khoảng 25-30m. Tất nhiên, điều kiện biên giới thuỷ lực phải được
xem xét ở phạm vi lãnh hải để tính toán ảnh hưởng của sóng và dòng chảy, các tác
động trong hệ thống bờ biển rộng hơn.
Quá trình biến đổi vật lý vùng biển rất phức tạp. Các tương tác giưã các yếu tố cần
được tính toán đầy đủ. Tổng quan, các quá trình sau đây cần được xem xét:
• Quá trình khí động học, ví dụ như tương tác giữa biển và không khí hoặc gió
trong vận chuyển trầm tích;
• Quá trình thuỷ động học, ví dụ như sóng, thuỷ triều, cao trình mực nước và
dòng chảy;
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
5
• Quá trình hình thái học, ví dụ như tương tác tự nhiên giữa quá trình trầm
tích bồi lắng và thay đổi liên quan về độ sâu và hình dáng đường bờ;
• Quá trình địa chất học sự hình thành cấu trúc địa tầng như lớp mặt, động
đất, hoá lỏng, trượt sạt...
• Quá trình sinh thái: mô tả quá trình biến đổi sinh thái nguyên do quá trình
thay đổi nêu trên.
1.2.2. Hệ thống kinh tế- Xã hội
Đã qua thời gian, vùng ven biển là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế và xã hội, nơi
làm ra nhiều của của cải và lương thực cho con người. Từ cách nhìn tổng quan, phạm
vi của hệ thống kinh tế xã hội thì không bao hàm đến hệ thống tự nhiên này. Sự thay
đổi ở phạm vi nhỏ hẹp cũng có thể bị ảnh hưởng từ những biến động của vùng lớn. Ví
dụ như sự nhiễm mặn tăng lên do bờ biển bị xói mòn mà đã ảnh hưởng lớn đến diện
tích canh tác ở vị trí thấp nằm sâu trong đất liền. Diện tích vui chơi của bãi biển nằm
kề cũng bị ảnh hưởng kéo theo.
Hiện nay chưa có một tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật phân định rõ ràng vùng hệ thống
kinh tế xã hội. Điều này cũng nên xuất phát từ những phân tích các hoạt động kinh tế
xã hội hiện tại và tương lai trong vùng nghiên cứu bao gồm phần bãi và phần đất sau
bãi và chúng phải đựơc mô tả trên những bản kế hoạch phát triển của vùng và phạm vi
quốc gia rộng hơn.
Trên cơ sở của nhiệm vụ sử dụng khác nhau, các điểm chính sau hay các hạng mục sử
dụng được quy định là:
• Nhiệm vụ cơ bản: Sản xuất lương thực, cung cấp nước và cung cấp năng lượng;
• Nhiệm vụ xã hội: Vấn đề nhà ở, nơi vui chơi giải trí;
• Nhiệm vụ kinh tế: Giao thông, khai khoáng và phát triển công nghiệp
• Nhiệm vụ công cộng: Quốc phòng, xử lí chất thải nước thải;
Hiện trạng và tương lai về khả năng khai thác bãi biển cho các hoạt động khác nhau,
sản xuất hàng hoá, dịch vụ và sự tăng trưởng giá trị kinh tế xã hội cần được mô tả rõ
ràng. Sử dụng hệ thống số liệu hiện tại để mô tả.
1.2.3. Hạ tầng cơ sở
Hạ tầng là một khái niệm rộng, nó chỉ các vật thể như đường phố, cầu, đê biển, kè và
cho cả các công sở. Cơ sở hạ tầng đã đóng vai trò trợ lực rất lớn cho các hoạt động
như đã nêu ở các phần trước. Chính do những áp lực tơí hệ thống tự nhiên và giá thành
của nó, kiến trúc hạ tầng là yếu tố quan trọng trong nhiều nghiên cứu quản lí vùng
biển. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống vùng biển, ba yếu tố sau
đây cần được xem xét đánh giá:
• Công trình nhân tạo: đó là loại vật liệu thiên nhiên như cát, sỏi. Chúng được sử
dụng cho công trình bảo vệ vùng bờ chống xói lở. Có rất nhiều ví dụ về loại
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
6
công trình này như đụn cát, bãi cát ngầm nhân tạo và bãi đọng cát. Các loại
công trình này ít tương tác với quá trình tự nhiên hoặc tác dụng ở phạm vi hẹp.
• Công trình bảo vệ: Chỉ các công trình được làm bằng đất sét, đá hoặc vật liệu
nhân tạo như bê tông. Loại vật liệu sử dụng cho các công trình thường rất bền
và chắc, chịu đựng được tác động của sóng gió và thuỷ triều. Có thể kể tên như
các đê biển, kết cấu lớp bảo vệ bề mặt các đụn cát. Các công trình này không
gây trở ngại cho các quá trình tự nhiên kể cả trường hợp rất cá biệt khi xảy ra.
Khi này chức năng bảo vệ được thể hiện và có tác dụng tốt cho các quá trình bờ
biển.
• Các công trình lấn biển để chỉ loại công trình có tác động trực tiếp tới quá trình
hình thành bờ để cải thiện một hay nhiều hoạt động vùng bờ: đó là các con đê
biển, công trình. Chính vì thế các công trình này thường được xây dựng từ các
loại vật liệu nhân tạo, chúng có thể ổn định làm việc dưới tác động của các
ngoại lực tự nhiên. Ví dụ như các đê quai lấn biển, đê biển. Tất nhiên các công
trình này có tác động lớn đến hệ thống ven bờ.
1.2.4. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề
Phân tích lý luận giải quyết vấn đề có thể hiểu là một quá trình mang tính hệ thống,
nó giúp cho người làm quyết định nhận biết, ước lượng và lựa chọn tiến trình phù hợp
của các công việc qua nhiều phương án để thu được mục đích quản lý. Đây chính là
phương pháp hệ thống và logic, khi các giả thiết, mục tiêu và tiêu chuẩn đã được xác
định và phân loại, nó trợ giúp đắc lực cho người làm quyết định qua việc thu nhận
nhiều nguồn thông tin cơ bản, hiểu biết thêm về hệ thống, và tiên đoán về kết quả của
nhiều phương án lựa chọn. Phân tích luận vấn đề chính là giải quyết một vấn đề đặt ra
bằng sử dụng những kiến thức và khoa học kỹ thuật tiên tiến kết hợp với các khái niệm
công bằng và mục tiêu xã hội, phán đoán các tình thế và nhìn nhận bao quát tổng hợp
những vấn đề ngẫu nhiên. Trong quá trình làm quyết định, ba giai đoạn chính cần được
xem xét cụ thể:
• Phát hiện và phân tích vấn đề;
• Xây dựng các phương án khả thi;
• Tính toán và lựa chọn phương án tối ưu.
Thực tế cho thấy đây là quá trình tự nhiên mang tính chu kỳ. Có nhiều học giả cho
rằng có thể thêm hoặc bớt đi trong tuần tự những bước sau trong chu kỳ phân tích
luận vấn đề (Policy):
1- Đề xuất vấn đề
2- Xác định mục tiêu
3- Đưa ra các tiêu chí lựa chọn
4- Xác định phạm vi mâu thuẫn vấn đề, gồm tất cả các bộ phận trong giai đoạn hình
thành
5- Xác định, thiết kế và sàng lọc các phương án, phần của giai đoạn nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
7
6- Tính toán và ước lượng các phương án
7- So sánh và phân cấp các phương án
8- Biểu diễn kết quả.
Quá trình phân tích vấn đề không phải là một việc đơn thuần mà nó bao gồm nhiều
phân tích khác nhau. Từ cách nhìn nhận này thì quá trình phân tích không nên giữ
trong một khuôn mẫu cứng nhắc. Đây chỉ là những bước cơ bản trong quá trình phân
tích. Để chia nhỏ các bước này trong khi phân tích có thể cũng cần đưa ra tài liệu
hưỡng dẫn ban đầu thể hiện cấu trúc phân tích.
Mô hình phân tích định lượng thông thường có thể bao gồm bốn giai đoạn chính (theo
tác giả Hoozemans)
1-Giai đoạn hình thành khái niệm;
2- Giai đoạn thu thập và phân tích số liệu;
3- Giai đoạn mô hình;
4- Giai đoạn thiết kế chính sách.
Đối người làm quyết định, bước 1 và 4 được coi là rất quan trọng. Ở bước 1, giai đoạn
hình thành khái niệm, các mục tiêu và thủ tục của quá trình phân tích phải được làm
rõ. Chính giai đoạn này làm ra kế hoạch công việc cho các giai đoạn tiếp theo. Giai
đoạn 2 thu thập và phân tích số liệu, giai đoạn 3 mô hình cần những số liệu cho đưa
vào để phân tích. Đặc điểm cá biệt của giai đoạn 2 là sự vận dụng các kiến thức
chuyên sâu, điều này có thể tham khảo ở phần các công cụ trợ giúp trong phân tích
quyết định. Chính hệ thống sẽ được thực hiện ở giai đoạn 3 khi dùng chương trình máy
tính trợ lực. Đối giai đoạn cuối cùng việc lựa chọn “chính sách” thì được thực hiện,
ước lượng và phân cấp. Kết quả của giai đoạn sẽ cho một hoặc nhiều chính sách hoặc
chiến thuật mong muốn khác nhau. Chính vì vậy khi tiến hành có thể thực hiện sự
chuyển giao từ từ giữa các bước, sự phân biệt giữa chúng để hoàn thành có hiệu quả
quá trình phân tích.
Để làm ra một bản quy hoạch quản lý vùng v