Rễ cọc: Dài t ừ 3-5m xuất phát từ rễ mầm. Trong đất có cấu trúc tốt, rễ cọc có thể đâm sâu đến 10m, làm nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững, hút nước và khoáng ở tầng sâu. Rễ cọc khi bị đứt sẽ không có khả năng tái sinh. Rễ này cũng không thể mọc qua tầng đá ong hay xuyên qua mức nước ngầ m hay đá mẹ. Khi nhổ cây từ vườn ươm đi trồng chóp rễ cọc thường bị đứt, sau đó tại vết cắt sẽ mọc ra một chùm rễ phụ mọc sâu xuống đất. Tính chịu hạn của cao su một phần là nhờ vào sự phát triển của loại rễ này.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4036 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đặc điểm thực vật học và đặc tính sinh học cây cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28
Bài 2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CÂY CAO SU
I. RỄ
Rễ cao su có thể được phân thành các loại như mô tả dưới đây:
- Rễ cọc: Dài từ 3-5m xuất phát từ rễ mầm. Trong đất có cấu trúc tốt, rễ cọc có
thể đâm sâu đến 10m, làm nhiệm vụ giữ cho cây đứng vững, hút nước và khoáng ở
tầng sâu. Rễ cọc khi bị đứt sẽ không có khả năng tái sinh. Rễ này cũng không thể mọc
qua tầng đá ong hay xuyên qua mức nước ngầm hay đá mẹ. Khi nhổ cây từ vườn ươm
đi trồng chóp rễ cọc thường bị đứt, sau đó tại vết cắt sẽ mọc ra một chùm rễ phụ mọc
sâu xuống đất. Tính chịu hạn của cao su một phần là nhờ vào sự phát triển của loại rễ
này.
Bảng 2.1: Sự tăng trưởng của hệ thống rễ cao su
Tuổi cây Chiều sâu rễ cọc
(cm)
Chiều dài rễ ngang
(cm)
khối lượng rễ
tươi (kg)
8 ngày 5 - -
25 ngày. 15 - -
1 tháng 35 10 -
3 tháng 75 20 -
6 tháng 130 60 -
1 năm 200 180 -
2 năm 250 200 0,9
4 năm 360 350-500 -
6 năm 380 650 43
12 năm 400 - 250
17 năm 450 bq 800 430
24 năm >500 tối đa 1000-1500 700
Nguồn: (OU TTOWLl, 1960)
- Rễ bàng (rễ ngang hay rễ hấp thu): là loại rễ mọc ngang trên tầng đất mặt từ 0-
30cm. Loại rễ này nhiều và mập có khả năng vươn xa từ 6-10m, có khả năng phân
nhánh nhiều, khả năng tái sinh tốt. Rễ ngang thường lan rộng theo chiều rộng của tán
lá. Tuy nhiên, ở những vùng có gió bão thường xuyên như tại Miền Trung và Tây
Nguyên bề rộng của rễ ngang thường ngắn hơn so với bề rộng tán trong những năm
mới trồng. Trong thời kỳ sinh trưởng cây con và kiến thiết cơ bản rễ ngang làm nhiệm
vụ hút nước và dinh dưỡng ở tầng đất mặt, sau đó các rễ này ngày càng phân nhánh tạo
29
nên các rễ tơ tại phần đầu rễ của các rễ ngang. Rễ ngang lúc này chỉ làm giá đỡ và giữ
cho cây đứng vững.
- Rễ tơ: Là loại rễ đóng vai trò chủ yếu trong việc hút nước và muối khoáng cho
cây ở tầng đất mặt. Do rễ ngang chỉ xuất hiện nhiều ở lớp đất mặt nên hầu hết rễ tơ
cũng xuất hiện ở lớp đất mặt. Khả năng tái sinh của rễ tơ rất tốt. Rễ này thường có
khuynh hướng ăn lên, háo khí. Người ta thấy rằng sự phát triển của rễ tơ và rễ ngang có
tính chu kỳ tương ứng với sự phát triển của tượng tầng (Nguyễn Khoa Chi, 1985).
Trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ chiếm những tỷ lệ thay đổi tuỳ theo giống, tuổi
cây, điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc. Trọng lượng rễ lúc cây trưởng thành chiếm
15% trọng lượng toàn bộ cây (bảng 2.1).
II. THÂN
- Hình thái: Cây cao su thuộc loại cây thân gỗ, cao và to. Sự phát triển chiều cao
của thân phụ thuộc vào đỉnh sinh trưởng (chồi ngọn). Đỉnh sinh trưởng này hoạt động
theo chu kỳ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu đất đai.
Hình 2.1: Dạng thân thực sinh và thân ghép
Thân cao su lúc còn non thường có màu tím hoặc xanh tím. Ngày nay, việc nhân
giống cao su chủ yếu dưới dạng cây ghép vì thế để phân biệt giữa cây ghép và cây thực
sinh trong quá trình sau trồng mới nhằm loại trừ cây thực sinh hoặc để đánh giá chất
lượng vườn cây, người ta thường dựa vào một số đặc điểm hình thái để phân biệt. Trên
thân cao su nhỏ hơn 2 tháng, cây ghép thì màu xanh thường có nhiều hơn là màu tím và
ngược lại trên cây thực sinh màu tím là chủ yếu. Dựa vào những đặc điểm này, người
ta thường tiến hành loại bỏ những cây thực sinh trong gia i đoạn từ 1-3 tháng sau khi
trồng mới (là giai đoạn dễ phân biệt cây thực sinh và cây ghép nhất). Thân cao su sau 1
năm tuổi thường có hình trụ và có chân voi nếu là cây ghép và hình chóp cụt với không
chân voi nếu là cây thực sinh, trên cây thực sinh màu tím là chủ yếu. Dựa vào những
30
đặc điểm này, người ta thường tiến hành loại bỏ những cây thực sinh trong gia i đoạn từ
1-3 tháng sau khi trồng mới (là giai đoạn dễ phân biệt cây thực sinh và cây ghép nhất).
Thân cao su sau 1 năm tuổi thường có hình trụ và có chân voi nếu là cây ghép và hình
chóp cụt với không chân voi nếu là cây thực sinh. Người ta cũng vào đặc điểm này để
ước lượng năng suất mủ của cao su trên vườn cây.
- Giải phẩu cấu tạo: . Khi cắt ngang thân ta có thể thấy rõ ràng 3 phần là gỗ, vỏ
và 1 lớp mỏng ngăn cách giữa chúng là tượng tầng (cambium). Hình 2 giới thiệu giải
phẩu mặt cắt ngang thân cao su với sự phân chia các lớp trong vỏ một cách tương đối
về khoảng cách.
Vì mủ cao su chỉ thấy xuất hiện nhiều trong phần vỏ, nên vỏ sẽ được xem xét chi
tiết nhằm xác định vị trí cũng như một số đặc tính khác của hệ thống sản sinh ra mủ
cao su.
Lớp ngoài cùng là lớp mỏng (lớp mộc thiêm) gồm nhiều tế bào chết tạo thành,
làm nhiệm vụ bảo vệ các lớp trong. Ở cây dưới 1 năm lớp này thường rất mỏng hoặc
không có.
Kế tiếp là “lớp da cát thô” với nhiều tế bào có kích thước lớn, có hoạt động sinh
lý kém. Chúng gồm chủ yếu là những tế bào nhu mô vỏ, cương mô, hậu mô và thưa
thớt những tế bào ống nhựa mủ đã già, mất khả năng sản xuất mủ. Đây là lớp dày nhất
trong các lớp được tìm thấy trong vỏ.
Hình 2.2: Giải phẩu mặt cắt ngang thân cây cao su
Kế tiếp là “lớp da cát tinh” với nhiều tế bào có hoạt động sinh lý mạnh hơn. Phần
này cũng khá dày, thành phần các tế bào chiếm chủ yếu vẫn là các tế bào nhu mô vỏ và
31
tế bào đá. Mật độ các tế bào ống mủ có nhiều hơn lớp trước. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ
chiếm một tỉ lệ không quá 10%.
Tiếp theo là “lớp da lụa” có độ dày khá mỏng nhưng ở đây tập trung chủ yếu các
tế bào ống nhựa mủ có kích thước nhỏ, hoạt động sinh lý mạnh cùng với nhiều tế bào
mạch rây. Ước tính có hơn 90% tế bào ống nhựa mủ cao su được tìm thấy ở đây. Đây
cũng chính là vị trí cần tác động vào để có thể thu được mủ cao su. Da lụa là lớp mỏng
nhất và độ dày của nó cũng thay đổi tuỳ theo giống, điều kiện canh tác và tuổi cây.
Dòng vô tính GT1 có lớp da lụa thường rất mỏng và nằm sát tượng tầng hơn dòng vô
tính PB235. Tuổi cây càng lớn lớp da lụa càng dày. Trong điều kiện chăm sóc và ngoại
cảnh thuận lợi lớp này cũng dày hơn.
Ở cuối của lớp vỏ là “tượng tầng”, là nơi sản sinh ra các tế bào gỗ phía bên trong
nó và các tế bào libe trong đó có hệ thống ống mủ cao su. Tượng tầng trên cao su
thường có bề dày chừng 1-1,2mm tuỳ theo giống, tuổi cây và mùa vụ. Tượng tầng hoạt
động có tính chu kỳ. Có nhiều hoạt động sinh trưởng phát triển của cây có liên quan
đến đặc tính chu kỳ này và cũng dựa vào những đặc tính này để bóc vỏ khi ghép cây,
hay phòng trị bệnh cho cây.Thân cây cao su non thường rất dễ mẫn cảm với bệnh nấm,
đặc biệt là nấm gây bệnh héo đen đuôi lá và bệnh phấn trắng
- Hệ thống ống mủ cao su và những đặc tính của mủ cao su (Latex)
+ Hệ thống ống mủ cao su: Về nguồn gốc các ống nhựa mủ nguyên thủy có thể
thấy được ở trụ dưới lá mầm và các tế bào lá mầm của phôi trong hạt đã trưởng thành
dưới dạng những “mầm nhựa mủ”. Các mầm này được xếp thành những dãy dọc theo
nhau. Nhưng các đầu mút của chúng vẫn còn nguyên vẹn. Trong các giai đoạn đầu của
thời kỳ nảy mầm các đầu mút bị phá vở và các dãy tế bào chuyển nhanh thành mạch.
Tuy nhiên, vì cây phát triển từ phôi nên các mạch được kéo dài bằng hiện tượng phân
hóa của các tế bào phân sinh thành các yếu tố ống nhựa mủ (Lê Minh Xuân, 1982). Vì
vậy, các ống nhựa mủ thường phân hóa theo kiểu hướng ngọn. Ở các phần cây mới
được tạo ra chúng được kéo dài không chỉ trong phạm vi trục mà còn ở trong lá và sau
này còn ở trong hoa và quả nữa. Vì vậy, có thể nói hệ thống nhựa mủ cao su là một hệ
thống cấp hai, phát triển trong phloem cấp hai.
Ống nhựa mủ cao su được xếp vào loại kép phân đoạn, thành mạng (tức gồm
nhiều tế bào nhựa mủ nối liền nhau và phân nhánh) nó có trong tất cả các phần vỏ của
các bộ phận cây. Trong đó ở vỏ thân có nhiều ống mủ nhất. Chúng nằm xen lẫn giữa hệ
thống mạch rây. Đường kính ống nhựa mủ được tìm thấy trong khoảng 20-50m (1m
= 10-6 mm). Sự phân hóa các tế bào ống nhựa mủ xuất phát từ tượng tầng hoạt động có
tính chu kỳ cho nên các ống mủ thường xuất hiện thành từng lớp trên vỏ thân kế tiếp
nhau và được ngăn cách giữa các lớp liber. Những lớp ống mủ như thế được gọi là “đai
ống mủ” hay “vòng ống mủ”. Giữa các ống mủ trên cùng một đai thường có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau, còn các đai ống mủ ít có liên hệ với nhau hơn. Số lượng vòng
32
ống nhựa mủ có khác biệt lớn giữa cây thực sinh và những dòng vô tính. Kết quả thí
nghiệm trên nhiều dòng vô tính và cây thực sinh đã cho thấy rằng ở cây 8 năm rưởi tại
độ cao 65cm có 25,6 vòng tính bình quân cho 112 dòng vô tính và chỉ có 11,25 vòng ở
cây thực sinh (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Các ống mủ trên cùng một đai thường xếp song song với nhau và lệch so với trục
đứng của thân một góc từ 30 - 50 từ trái sang phải so với trục thẳng đứng (Nguyễn Khoa
Chi, 1985) hoặc từ 20 - 70 (Nguyễn Thị Huệ, 1997). Vì vậy, người ta thường cạo mủ
theo hướng ngược lại để có thể cắt được nhiều ống nhựa mủ nhất. Các ống mủ thường
xếp không liên tục từ gốc cây đến nơi phân cành. Càng xuống thấp gần gốc số lượng
ống mủ càng tăng, nhất là trường hợp cây thực sinh (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Số lượng ống mủ theo chiều cao cây
12cm 50cm 100cm
Chiều cao Số lượng % Số
lượng
% Số
lượng
%
Cây ghép 20 100 19 95 18 90
Thực sinh 15 75 11 55 9 45
Số lượng ống mủ trong vỏ tái sinh cũng thường cao hơn trong vỏ nguyên sinh,
mặc dù vỏ tái sinh có độ dày mỏng hơn (Nguyễn Thị Huệ, 1997). Ở cây cao su tơ ống
mủ thường tập trung sát với tượng tầng hơn cây già. Gomez (1972) cho thấy khi cạo
mủ ở cây tơ cách tượng tầng 1mm thì chỉ cạo 60% ống nhựa mủ. Trong khi với độ sâu
cạo tương tự đối với cây già 32 tuổi lượng ống mủ được cắt lên đến 87-93%. Các vòng
ống mủ nằm cạnh nhau thường có khoảng cách trung bình 200m.
Trong ống nhựa mủ chứa chủ yếu là mủ cao su (latex). Các ống nhựa mủ không
thể tự tái sinh ra tế bào ống nhựa mủ mới mà chúng thường được bổ sung từ mầm mới
từ tượng tầng. Ống nhựa mủ thường giả i phóng nhựa mủ ra khỏi cây khi chúng bị cắt,
dòng nhựa mủ là một dòng áp lực (Bornner và Galston, 1947). Ở cây còn nguyên vẹn
mủ là một dòng áp lực ở trạng thái căng phồng đồng thời cân bằng thẩm thấu với các tế
bào mô mềm chung quanh. Khi các ống nhựa mủ bị vở một gradien trương được thành
lập và có dòng chảy về phía vết cắt nơi độ trương giảm xuống bằng không (Spencer,
1939). Cuối cùng dòng chảy dừng lại và sau đó tính trương lại được phục hồi.
+ Đặc tính của mủ cao su (latex): Chử latex có nghĩa là sữa vì nó bắt nguồn từ
tiếng la- tinh chử “Lac”. Mủ cao su thường có màu trắng sữa. Nó là một dung dịch keo
âm, trong đó hạt cao su là hạt keo chủ yếu điện tích âm. Dung dịch keo âm này tồn tại
ở trạng thái sol khi pH của nó từ 6,7-7, khi pH giảm dưới 7 nó sẽ chuyển thành dạng
gel (nghĩa là các hạt cao su sẽ co cụm lạ i với nhau). Dựa vào đặc tính này để người ta
tách cao su ra khỏi dung dịch latex. Tuỳ theo nồng độ mủ khô (DRC- Dry Rubber
33
Content ) từ 25% đến 40% mà tỷ trọng của latex có thể thay đổi từ 0,991 xuống còn
0,974, một cách tương ứng.
Thành phần latex thường thay đổi nhiều tuỳ theo tuổi cây, giống, cường độ khai
thác và vị trí khai thác (Đỗ Kim Thành et al., 2001). Sau khi được ly tâm latex thấy có
hai phần:
Phần lỏng (serum) gồm có nước là chủ yếu (60-70% tổng khối lượng của latex),
ngoài ra còn có đường sacaro, Mg2+, Ca2+, Mn2 +, thiols...
Phần đặc gồm nhiều loại hạt mang điện tích âm có kích thước khác nhau như hạt
cao su, hạt lutoid, hạt frey wyssiling nhưng chủ yếu vẫn là hạt cao su.
Hạt cao su: Có kích thước nhỏ và hình dáng khác nhau, có hình cầu nhỏ hoặc lớn
hoặc hình quả lê. Nó chiếm từ 25-40% tổng trọng lượng của latex. Hạt cao su có đường
kính bình quân 0,75m, và giao động trong khoảng 0,5-3m. Hạt có cấu trúc đồng
nhất và được bao bọc bởi một lớp lipo-protein và tocotrienol, chính nhờ lớp vỏ này mà
hạt cao su mang điện tích âm (Cockbain, 1963). Bên trong lớp vỏ này là hydrat carbon
mà là thành phần chính được sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp. Hydrat-carbon có
công thức (C5H8)n, có cấu tạo Cis 1-4 polyizopren. Tóm lại, thành phần của hạt cao su
có thể bao gồm 94-95% hyrat carbon, 2,5% aceton, 2,5% protein và 0,5% chất bay hơi.
Hạt cao su được tạo nên từ đường sacaro mà là sản phẩm của quá trình quang tổng hợp
từ lá chuyển xuống trong tế bào ống mủ.
Hạt lutoid: Trong phần đặc còn có hạt lutoid có kích thước lớn từ 2-10m, với
thành phần rất ít nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự chảy mủ ra
bên ngoài (xem phần cơ chế bít mạch mủ). Nó có cấu tạo tương tự không bào, bên
trong nó có chứa dung dịch mang tính acid có pH là 5,5.
Hạt FW: Cuối cùng trong phần đặc là hạt FW được tìm thấy từ năm 1929, có
màu vàng hay vàng cam tuỳ theo sự hiện diện của chất caroten. Hạt được cấu tạo chủ
yếu bằng chất lip id. Hạt này thường hợp lại thành từng đám và được bao bọc bằng một
màng chung quanh. Đám có hình cầu, đường kính 4-6m, dễ biến dạng nhưng vững
chắc hơn hạt lutoid.
Theo Borner và Galston (1947) cho rằng các tiểu thể nhựa mủ được tạo thành
ngay trong ống nhựa mủ hoặc trong tế bào chất của các lạp. Sau khi ra khỏi cây, các
tiểu thể nhựa mủ (hạt cao su và các hạt khác) theo thời gian sẽ cụm lạ i với nhau. Điều
này xảy ra là do các vi khuẩn lên men đã acid hóa môi trường latex, pH của nó giảm
xuống, dung dịch keo chuyển trạng thái từ sol sang gel.
+ Chức năng của nhựa mủ trong cơ thể cây Hevea brasiliensis: Quan điểm
thông thường cho rằng các ống nhựa mủ có liên quan đến quá trình dẫn truyền các chất
dinh dưỡng. Dẫn chứng là chúng có thành phần dinh dưỡng cao và cách sắp xếp của
chúng trong cơ thể thực vật. Tuy nhiên, chưa thấy có sự vận chuyển thực sự nào của
34
các chất ở trong ống nhựa mủ mà chỉ có sự vận chuyển cục bộ và từng cơn.
Quan điểm khác lại cho rằng các ống nhựa mủ chỉ chứa các yếu tố dự trữ dinh
dưỡng. Nhưng kiểm nghiệm thực tế lại cho thấy các chất dinh dưỡng trong nhựa mủ
không dễ dàng được huy động khi cây bị tước đoạt hydrat-carbon.
Một quan điểm nữa cho rằng nhựa mủ dể dàng hấp thu được nước từ các mô lân
cận nên có thể coi nhựa mủ đóng vai trò điều hòa cân bằng nước trong cây. Nó cũng
được mô tả như là tác nhân của việc vận chuyển oxy hoặc như là một chất để cây sử
dụng bảo vệ và chống lạ i động vật.
Quan điểm giải thích được nhiều ngườì chấp nhận nhất là chúng tạo ra một hệ
thống bài tiết. Các ống nhựa mủ thường tích lủy nhiều chất thường được công nhận là
chất thuộc hệ thống bài tiết và những chất đó thường nhiều hơn các chất dinh dưỡng
trong nhựa mủ. Đó là Cơ terpen (cao su và gôm). Một khi chúng được tạo ra trong các
tế bào ống mủ người ta không thấy có sự sử dụng lại nó (Benedict, 1949). Vì vậy, ống
nhựa mủ được xếp vào cấu trúc dường như là thích hợp nhất. Đồng thời với sự có mặt
của các chất khác nhau chứng tỏ ống nhựa mủ và sự đa dạng trong thành phần của nó
có thể có nhiều hơn một chức năng.
III. LÁ
Lá cao su là loại lá kép lông chim mọc cách, mỗi lá gồm ba lá chét. Khi trưởng
thành lá có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới. Phần cuối phiến lá chét,
nơi gắn vào cuống lá chính có một tuyến mật mà chỉ chứa mật trong gia i đoạn lá non
hoặc vừa ổn định. Màu sắc, hình dáng và kích thước của lá thay đổi theo giống. Giống
GT1 lá có màu xanh đậm, phiến lá dày; giống PB235 lá có màu xanh nhạt phiến lá
mỏng, giống RRIM600 lá có màu xanh hơi vàng..v.v. Số lượng khí khổng ở mặt dưới
lá thay đổi từ 22.000-38.000 cái/cm2 cũng tuỳ theo giống.Các mạch mủ trong lá nằm
trong lớp libe, khi lá ở mức độ trưởng thành tối đa các mạch mủ tập trung lại ở phần
cuối lá chét làm ngăn chặn việc vận chuyển mủ nước và các chất quang hợp từ lá
xuống thân cây.
Lá được hình thành do sự phân hóa của đỉnh sinh trưởng. Quá trình phát triển lá
có thể chia thành những gia i đoạn sau: Đầu tiên mầm ngủ bắt đầu mọc với một đoạn
thân không lớn hơn 1cm, sau đó nó lớn dần lên và có màu tím. Lá lúc này nhỏ, mềm,
có màu tím và mọc rủ xuống. Tiếp theo thân lại vươn ra thêm một đoạn và trở nên
xanh hơn, lá phát triển rộng và dài hơn, có màu xanh. Tuy nhiên, ở gia i đoạn này lá vẫn
mọc rủ. Trong suốt giai đoạn từ khi hình thành đến lúc này nếu gặp phải điều kiện ẩm
ướt và sương mù rất dễ bị nấm bệnh tấn công. Sau cùng của quá trình này là sự ổn định
lá là giai đoạn tầng lá ổn định (hình 3). Lá mọc ngang, cứng và có màu xanh đậm, rất ít
khi bị nhiễm bệnh do nấm. Tương ứng với thời kỳ tầng lá ổn định tượng tầng cũng
ngừng hoạt động, kết thúc một chu kỳ hoạt động. Dựa vào đặc tính này để người ta tiến
35
hành ghép cây. Thời gian hình thành 1 tầng lá có thể kéo dài từ 25-50 ngày tuỳ thuộc
rất nhiều vào điều kiện khí hậu (ánh sáng và nhiệt độ).
Hình 2. 3: Sự phát triển một tầng lá cao su
Những nghiên cứu tại Malaysia cho thấy hiện tượng quang hợp ở lá cao su chỉ bắt
đầu khi lá đã phát triển được 1 tuần. Cường độ quang hợp tăng dần đến mức tối đa khi
lá được 25-30 ngày tuổi và sau đó giảm dần để đạt đến mức ổn định khi lá được 50-60
ngày tuổi.
Chỉ số diện tích lá (dt lá/đ.v dt đất) gia tăng nhanh để cây đạt được mức tối đa vào
lúc cây được 50-60 tháng (là lúc tán cây che phủ toàn bộ mặt đất) và kéo dài cho đến
tháng thứ 81, sau đó giảm dần
Lá cao su thường phát triển thành tầng trên thân khi chưa phân cành hoặc trên
cành. Sau 3-4 năm sinh trưởng cao su thường biểu hiện đặc tính rụng lá theo mùa (rụng
lá sinh lý), thường nhất là vào dịp đầu năm, từ tháng 1 - 4 tùy từng nơi. Sau khi rụng lá
cao su sẽ cho lá mới và hoa gần như đồng thời. Thời gian thay lá kéo dài nhanh hay
chậm tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Tại Đông Nam Bộ thời gian thay lá
trong khoảng 1 tháng, trong khi tại Bắc miền Trung có thời tiết lạnh và mây mù thời kỳ
thay lá có thể lên đến 3 tháng rưởi. Trong suốt thời kỳ thay lá, nếu là vườn cây kinh
doanh (đã khai thác mủ) nhất thiết không nên cạo mủ vì để cây tập trung dinh dưỡng
tạo ra bộ lá mới mà sẽ tồn tại trong suốt một năm. Ở những nơi không có mùa khô rõ
rệt sẽ xảy ra hiện tượng rụng lá rải rác. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng mủ.
Hiện tượng này thường thấy ở Malaysia, châu Phi và Bắc miền Trung.
IV. HOA, QUẢ VÀ HẠT.
1. Hoa: Hoa cao su có màu vàng và có hương, chúng mọc thành chùm ở nách lá. Nó là
36
loại hoa đơn tính đồng chu, với tỉ lệ 1 hoa cái /60 hoa đực. Hoa đực thường nở trước
hoa cái một thời gian nên phần lớn hoa thụ tinh bằng giao phấn chéo thông qua trung
gian côn trùng và gió. Do đặc tính này mà cây cao su đời sau có nhiều biến động về di
truyền có liên quan trực tiếp đến năng suất mủ. Hoa cao su ra lần đầu tiên trên cây 4-5
năm tuổi. Điều kiện ngoại cảnh càng khắc nghiệt cây càng ra hoa sớm. Nhiều vùng
trồng cao su tại Đức Cơ (Gia Lai) hay Dốc Miếu (Quảng Trị) hoa cao su ra lần đầu
thường sớm hơn cao su tại các vùng truyền thống (Đông Nam Bộ). Tuy nhiên, sự thụ
phấn trên cao su xảy ra với tỉ lệ tương đối thấp. Kết quả nghiên cứu tại Lai Khê cho
thấy tỉ lệ thụ quả là 8,46% khi có trợ giúp kích thích sinh trưởng (Trần Thị Thuý Hoa
et al., 2001). Kết quả nghiên cứu tai Puerto Rico cho thấy những tỉ lệ thấp hơn là 5%
và tại Malaysia tỉ lệ này là 0,2-1,6% (trích từ Nguyễn Thị Huệ, 1997). Đây là một trở
ngại lớn cho công tác chọn tạo giống. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, dài khoảng 5mm, có
hình chuông và nhọn hơn hoa cái. Hoa đực chỉ có 5 cánh đài, không có cánh tràng, có
10 nhị đực nhỏ không cuống, xếp thành hai hàng, mỗi hàng 5 nhị. Mỗi hoa đực có thể
sản xuất 1000 hạt phấn. Hạt phấn hình tam giác có đường kính 25-30 m có vách dày
2-3m. Hạt phấn rất mẫn cảm với môi trường ẩm ướt nên mưa có thể làm hư hại hạt
phấn. Hoa cái mọc riêng lẻ từng cái ở đầu cành, có kích thước bình quân 8 mm chiều
dài. Hoa cái cũng không có cánh tràng chỉ có 5 cánh đài.
Hình 2.4: Hoa, lá cao su.
Cấu tạo gồm có một bầu noã n với 3 tâm b ì, mỗ i tâm b ì là một buồ ng nhỏ
đóngkín chứa 1 noã n, trong bầu noãn có dấu vết của 10 nhị đực bị lép .
37
Vào thờ i đ iểm hoa chín, nuốm ho a có mà u và ng trắng, ẩm ướt, sau đó 4
ngà y nuốm c huyển màu nâ u đỏ và k hô đ i(h ình2.4).
2 . Q uả và hạ t
Sau khi thụ ph