Bài giảng Đại cương về tuyến nội tiết

Đặc điểm chung của tuyến nội tiết là nhỏ, không có ống tiết, có mạng lưới dày các mạch máu và thần kinh tiếp cận với các tế bào tiết. Khác với tuyến ngoại tiết, tuyến nội tiết đổ chất tiết ( hay còn gọi là hormone ) ra ngoài không qua ống dẫn mà thấm thẳng vào máu để đi đến các cơ quan. Các nội tiết tố do chúng tiết ra tuy có số lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc điều hòa sự chuyển hóa, phát triển và sinh sản của cơ thể.

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 10402 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại cương về tuyến nội tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - ĐẠI CƯƠNG VỀ TUYẾN NỘI TIẾT : Đặc điểm chung của tuyến nội tiết là nhỏ, không có ống tiết, có mạng lưới dày các mạch máu và thần kinh tiếp cận với các tế bào tiết. Khác với tuyến ngoại tiết, tuyến nội tiết đổ chất tiết ( hay còn gọi là hormone ) ra ngoài không qua ống dẫn mà thấm thẳng vào máu để đi đến các cơ quan. Các nội tiết tố do chúng tiết ra tuy có số lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc điều hòa sự chuyển hóa, phát triển và sinh sản của cơ thể. I/ VỊ TRÍ CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT : 1) Tuyến yên: Tuyến yên được thấy ở đáy não. Tuyến yên nằm bên trong một “yên ngựa” bằng xương bảo về được gọi là hố yên. 2) Tuyến Tùng: Là một bộ phận dẹp, hình nón, nhỏ bằng hột đậu nằm ở trung điểm của não bộ. Nó trưởng thành tới mức độ tối đa trong thời kỳ thơ ấu, nhưng sau đó nó trở thành cứng lại và teo dần theo tuổi tác. 3) Tuyến giáp: Tuyến giáp được tìm thấy ở cổ, ngay bên dưới mức ngang của khí quản. 4) Tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp là 4 tuyến nhỏ bé nằm phía sau tuyến bé. Các tuyến cận giáp khá nhỏ đến nỗi chúng có thể khó thấy hai tuyến trên nằm ở sau tuyến giáp. Tuy nhiên, hai tuyến dưới có thể thực sự ở bên trong tuyến giáp hoặc đôi khi ngay dưới phía trong cuống họng. 5) Tuyến Tụy: Tuyến tuỵ nằm ngang phần trên bụng, phía trước xương ống và phía trên động mạch chủ cùng tĩnh mạch chủ (động mạch và tĩnh mạch chính của cơ thể) 6) Tuyến Thượng Thận: Các tuyến thượng thận có vị trí ngay trên hai quả thậnở nơi chúng nằm, giống như chiếc mũ, một tuyến trên đầu một quả thận. 7) Tuyến Sinh Dục: - Tinh hoàn Buồng trứng 8) Tuyến ức: Tuyến ức được thấy ở phần trên ngực, nơi nó nằm ngay phía sau xương ngực. II/ CẤU TẠO CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH Ở NGƯỜI : 1.Tuyến yên và vùng hạ đồi : - Thuộc não trung gian, hình cầu hoặc bầu dục, nặng khoảng 0,5g ở người. Tuyến yên nằm trong hố yên của thân xương bướm, trong 1 hố màng cứng được đậy bởi hoành yên. Đây là 1 tuyến nhỏ, kích thước khoảng 1 – 1,2cm. - Có 2 thùy trước và sau mà cấu tạo, chức năng, quá trình hình thành khác nhau. Thùy trước lớn còn gọi là tuyến yên tuyến, có nguồn gốc từ ngoại bì ở thành trên của hầu. Cấu tạo chủ yếu bởi mô liên kết có vách ngăn bên trong có nhiều mạch máu bạch huyết. Thùy trước được chia làm 3 phần : phần phễu, phần trung gian và phần xa. Thùy sau (tuyến yên thần kinh) nhỏ hơn, phát triển từ đáy não thất III. Cấu tạo bởi thần kinh giao, bên trong có sợi và tế bào thần kinh. - Động mạch cung cấp cho tuyến yên là 2 nhánh nhỏ xuất phát từ động mạch cảnh trong. Đặc biệt, phần xa của tuyến yên có 1 hệ mạch cửa gánh 1 đầu là mạng mao mạch của phễu và phần phễu của tuyến yên và đầu kia là mạng mao mạch của phần xa. * Vùng hạ đồi : - Là một vùng nhỏ trong não chứa nhiều trung tâm kiểm soát các chức năng và cảm xúc của cơ thể. Nó có thành phần là chất xám (mô não gồm những tế bào thần kinh không có lớp vỏ bảo vệ bên trong), có kích thước khoảng bằng một quả hạnh và có trong lượng chỉ bằng khoảng 1/300 tổng trọng lượng của não. 2.Tuyến giáp : - Lớn nhất trong các tuyến nội tiết, có thể chất chắc màu xám hồng, ở phụ nữ phát triển hơn nam giới, làm cho cổ có hình tròn đều đặn hơn và to hơn. Tuyến giáp hình chữ H gồm có 2 thùy bên, hầu như bằng nhau, hình tháp 3 mặt. Hai thùy bên của tuyến nối với nhau bằng 1 eo trung gian. Từ eo mọc một chồi thẳng lên trên có thể tới xương móng hàm gọi là thùy tháp. Hai thùy bên phủ lên 1 phần phải, trái sụn giáp, phía sau giáp thanh hầu, thực quản, 2 bên là gốc động mạch cảnh chung. Tuyến giáp có quan hệ chặt chẽ với bao cảnh, thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp. - Tuyến giáp được bao bọc bằng 1 bao xơ và được cố định vào thanh-khí quản bởi các dây chằng nên di động khi nuốt. Nhu mô tuyến giáp gồm các túi vây quanh bởi các tế bào thượng mô tuyến thay đổi hình dạng tùy theo tình trạng chế tiết của nang. Bên trong có 1 chất keo màu vàng nhạt. Các túi được bao quanh bởi 1 mạng mao mạch phong phú. - Tuyến giáp được cung cấp máu bởi động mạch giáp trên và động mạch giáp dưới. Máu từ tuyến giáp được dẫn lưu bởi 3 tĩnh mạch giáp trên, giữa, dưới. 3.Tuyến cận giáp : - Gồm 2 cặp tuyến trên và dưới, nhỏ bằng hạt gạo nếp màu nâu vàng, nằm ngay mặt sau của tuyến giáp. 4. Tuyến thượng thận : - Nằm ở cực trên của mỗi thận, tuyến thượng thận phải hình tam giác, tuyến thượng thận trái hình bán nguyệt. Mỗi tuyến có 3 mặt : mặt trước, mặt sau, mặt đáy hoặc mặt thận, mặt này có liên quan trực tiếp với thận. Vì tuyến thượng thận không có rốn, nên nhiều mạch máu và dây thần kinh đi vào tuyến ở mặt trước và các bờ của tuyến -Tuyến thượng thận phải nằm hơi thấp hơn, ngang mức đốt sống ngực thứ 12, còn tuyến thượng thận trái thì nằm ngang mức đốt sống ngực thứ 11. -Mỗi tuyến thượng thận đều nằm trong 1 ổ thượng thận, phần trên ổ giới hạn bởi mạc quanh thận. Tuyến được treo giữ khá chặt vào cơ hoành và gan bởi những cuống mạch thần kinh và các dải mô liên kết. -Tuyến thượng thận họp thành bởi 2 phần : vỏ thượng thận và tủy thượng thận. Vỏ thượng thận cấu tạo bởi các tế bào xếp thành dây, với 3 lớp khác nhau : vùng cung, vùng bó torng vùng này các tế bào xếp thành các cột song song, và vùng lưới có những tế bào biểu hiện cấu trúc không đều nhau. Tủy thượng thận cấu tạo bởi những tế bào ưa crôm, khi nhuộm bằng muối crôm thì bắt màu nâu hoặc vàng, xen kẽ giữa những tế bào này là các mao mạch hình xoang, các sợi thần kinh giao cảm, và cả những tế bào thần kinh giao cảm. -Ngoài các tế bào ưa crôm ở tủy thượng thận, còn có các thể ưa crôm rải rác khắp cơ thể kèm theo những đám nang bạch huyết. Tập hợp chúng gọi là paraganglia. Hệ này có 3 nhóm : cận động mạch chủ, vùng động mạch cảnh và vùng xương cụt. - Tuyến thượng thận nhận máu từ động mạch thượng thận trên, giữa, dưới. Máu từ tuyến thượng thận phải đi vào tĩnh mạch chủ dưới, còn máu từ tuyến thượng thận trái đi vào tĩnh mạch thận trái. 5. Tuyến sinh dục : - Nữ : Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ giới, và là cơ quan đôi, một ở bên phải một ở bên trái. Buồng trứng có hình quả bầu dục. Bề mặt chỉ được phủ bởi biểu mô vuông đơn, gọi là biểu mô mầm, bên dưới là màng trắng. Nhu mô buồng trứng gồm 2 phần : Vùng tủy có nhiều mạch máu và vùng vỏ, rất giàu các tế bào, đông đặc và có nhiều nang trứng nằm rải rác. Phần vỏ còn chứa những thể vàng là 1 tuyến nội tiết tạm thời, phát triển từ các cấu trúc của nang trứng chín sau khi rụng trứng. Nếu trứng sau khi rụng được thụ tinh thì thể vàng tiếp tục phát triển thành thể vàng thai nghén, còn không được thụ tinh thì sẽ ngừng phát triển. Phần tủy của buồng trứng được cấu tạo bởi mô liên kết và chứa đựng 1 số lượng lớn mạch máu và mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và cả những tế bào thần kinh giao cảm, nằm ở vùng rốn. - Nam : Tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng và đồng thời cũng là những tuyến nội tiết sản xuất ra các hormone sinh dục nam. Trong mô liên kết giữa các ống sinh tinh xoắn có những tế bào gọi là tế bào kẽ của tinh hoàn hoặc tế bào Leydig, tế bào Leydig thực hiện chức năng nội tiết của tinh hoàn. 6. Tuyến tụy : - Gồm những đảo Langerhans, nằm rải rác ở khắp nhu mô tụy. Các đảo Langerhans được cấu tạo bởi những dải tế bào xen kẽ bởi những mao mạch máu, trong các tế bào cảu tụy nội tiết có những tế bào beta chế tiết insulin và tế bào alpha chế tiết glucagon và yếu tố lipocaic ( yếu tố có tác dụng ngăn ngừa mỡ lắng đọng ở gan ). 7. Tuyến tùng : - Thuộc não trung gian, ở sâu dưới 2 bán cầu não, phần sau não thất III, phía trên củ não sinh tư. Ở trẻ em, tuyến lớn, người lớn teo lại, ở nam nhỏ hơn nữ. 8. Tuyến ức : - Có 2 thùy phải, trái nối với nhau bằng mô liên kết sợi xốp. Tuyến được bọc bằng 1 màng liên kết, từ màng này tách ra các vách vào trong chia tuyến thành nhiều thùy nhỏ, mỗi thùy nhỏ có phần tủy màu sáng và vỏ thẫm hơn. Trong phần vỏ có nhiều tế bào limpho. Kích thước tuyến thay đổi theo tuổi. CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN NỘI TIẾT 1. Vùng dưới đồi: - Vùng hạ đồi là một trung khu thần kinh cao cấp chi phối mọi hoạt động của hệ thần kinh tự chủ của cơ thể. Trong đó các chức năng điều hoà thân nhiệt, điều hoà lượng thức ăn vào, thăng bằng lượng nước của cơ thể, điều hoà nội tiết tuyên yên bước đầu đã được xác định. 2.Tuyến Yên: -Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự và tiết ra rất nhiều loại hoocmon mà cho tới nay người ta còn chưa biết hết.Nói chung các hoocmon của thùy trước tuyến yên tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng như quyết định sự tăng trưởng của cơ thể nói chung,sự tăng trưởng và phát triển của các tuyến sinh dục v.v..Đặc biệt các hoocmon của thùy trước tuyến yên còn tác động qua lại với hầu hết các tuyến nội tiết khác đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận.Vì thế,người ta gọi tuyến yên là nhạc trưởng trong dàn nhạc hệ các tuyến nội tiết. Vai trò của tuyến yên và các tuyến nội tiết khác có thể được chứng minh trong thực nghiệm bằng cách cắt bỏ hoặc bằng liệu pháp thay thế. Thí dụ khi tuyến yên của một con khỉ chưa thành thục bị cắt bỏ, con vật sẽ duy trì kích thước như cũ và không thành thục sinh dục. Từ những quan sát trên chúng ta biết rằng tuyến yên cần cho việc kiểm soát sự tăng trưởng và sự thành thục sinh dục bình thường. Liệu pháp thay thế là tiêm chất trích từ tuyến yên hoạt động vào một động vật đã bị cắt bỏ tuyến làm khôi phục lại chức năng bình thường. Những nghiên cứu như thế chứng minh rằng tuyến yên là nguồn của hormone tăng trưởng. Bên cạnh sự tăng trưởng, tuyến yên còn kiểm soát sự thành thục sinh dục. Chín hormone của tuyến yên có thể được chia thành hai nhóm chính, tùy thuộc vào tuyến hoặc mô mà chúng tác động. Nhóm thứ nhất bao gồm các hormone : hormone kích thích vỏ thượng thận (ACTH = adrenocorticotropin); hormone kích thích tuyến giáp (TSH = thyroid-stimulating hormone); hormone lutein (LH = luteinizing hormone); hormone kích thích bao noãn (FSH = follicle-stimulating hormone), tất cả đều là sản phẩm của thùy trước. Các hormone nầy tác động lên các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục để điều phối chức năng của những tuyến nầy. Nhóm thứ hai bao gồm : hormone tăng trưởng (GH= growth hormone), hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH = melanocyte-stimulating hormone), prolactin (PR : kích thích sản xuất sữa ở tuyến vú ),oxytoxin (tăng co bóp tử cung) và vasopressin(ADH = hormone kháng niệu) tác động trực tiếp trên các mô đích không phải là mô nội tiết. -Thùy sau tuyến yên tiết ra 2 hoocmon chính là vasopressine (ADH) có tác dụng chống lợi niệu và oxytocine có tác dụng làm co bóp tử cung. Khi tiêm một lượng rất nhỏ (2 millimicrogram)ADH đã có tác dụng chống bài tiết nước tiểu ở thận. Nếu không có mặt ADH các ống thận hầu như mất tính thấm đối với nước dẫn đến giảm đột ngột khả năng tái hấp thu nước của các ống thận làm cho lượng nước tiểu tăng đột ngột. Khi có mặt ADH, tính thấm của các ống thận tăng làm cho nước được tái hấp thu trở lại và lượng nước trong cơ thể tăng. Oxytocine được biết đến với vai trò trong sinh sản nữ: nó được phát hành với số lượng lớn sau khi đầy của cổ tử cung và âm đạo trong thời gian lao động, và sau khi sự kích thích của các núm vú, tạo thuận lợi khi sinh và nuôi con bằng sữa.Nghiên cứu gần đây đã bắt đầu điều tra vai trò của oxytocin trong các hành vi khác nhau, bao gồm cả cực khoái, công nhận xã hội, liên kết cặp, lo lắng, lòng tin, tình yêu, và hành vi của bà mẹ. [nguồn: ] 3.Tuyến giáp: Tác dụng chủ yếu của hoocmon tuyến giáp là tham gia vào việc giữ chuyển hóa cơ bản.Thiểu năng tuyến giáp ở người lớn sẽ làm giảm chuyển hóa cơ bản,thân nhiệt hạ,mạch chậm,mặt phị và người đờ đẫn,chậm chạp do thiểu năng tâm thần.Ở trẻ em, thiếu hoocmon giáp trạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về hình thái lẫn tâm thần gây nên chứng lùn và đần độn.Ngược lại,nếu cường tuyến giáp sẽ làm tăng chuyển hóa cơ bản,gầy,mạch nhanh,dễ bị kích động,lồi mắt. Hoạt động tiết của tuyến giáp thay đổi tùy theo mùa trong năm, tùy khẩu phần dinh dưỡng và giai đoạn sinh sản của động vật. Người và các động vật hữu nhũ sản xuất nhiều thyroxine vào các tháng lạnh trong năm. Ngược lại, sự căng thẳng do xúc động, hoặc các trường hợp chấn thương, xuất huyết và tiếp xúc với các chất độc sẽ làm giảm sự tiết thyroxine. Lượng iod trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất thyroxine. Nếu khẩu phần thiếu iod, tuyến giáp sẽ đáp ứng bằng cách gia tăng kích thước, gây ra bệnh bướu cổ (hypothyroid goiter).  Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được TSH kiểm soát hoạt động của tuyến giáp. Sau khi cắt bỏ tuyến yên, thyroxine chỉ còn lại trong máu dưới dạng vết, và tuyến giáp có những biểu hiện suy giảm hoạt động rất rõ. Tình trạng nầy có thể được làm dịu đi bằng cách tiêm các chất trích từ tuyến yên hoặc tiêm TSH tinh khiết. Chức năng của tuyến giáp bình thường phụ thuộc vào sự tiết TSH của tuyến yên. Nhưng cơ chế nào kiểm soát sự tạo thành và phóng thích TSH? Các tế bào thể dịch thần kinh của vùng dưới đồi tiết ra hormone TRH, hormone nầy kích động sự tổng hợp và phóng thích TSH của thùy trước tuyến yên. Việc kiểm soát sự tiết thyroxine được hoàn tất nhờ vòng liên hệ ngược âm tính (negative feedback loop). Khi mức thyroxine trong máu đạt đến mức cực thuận, các tế bào sản xuất TSH của tuyến yên và các tế bào thể dịch thần kinh sản xuất TRH của vùng dưới đồi sẽ bị ức chế, sự phóng thích TSH bị giảm xuống. Thyroxine được duy trì ở mức bình thường nhờ cơ chế này. [nguồn: ] 4.Tuyến cận giáp: Hormone cận giáp, thường được ký hiệu là PTH (parathyroid hormone) là một hormone dẫn xuất của protein. PTH cần cho sự sống và các chức năng trong sự điều hòa cân bằng calci-phosphate giữa máu và các mô khác. Nếu thiếu PTH sẽ làm giảm canxi trong máu gây rối loạn hoạt động của cơ và hệ thần kinh trong bệnh têtani,làm co quắp bàn tay.Vì vậy trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần chú ý giữ lại tuyến cận giáp.Ngược lại nếu thừa PTH thì tỉ lệ canxi trong máu sẽ tăng lên do canxi từ xương chuyển vào,kết quả làm xương dễ bị gãy.Thông thường,PTH là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi (môi trường dịch mô trong cơ thể). PTH làm tăng nồng độ ion Calci, làm giảm nồng độ ion Phosphate trong máu bằng cách tác động lên ít nhất là ba cơ quan: thận, ruột già và xương. Nó ngăn cản sự bài tiết ion Calci của thận và ruột già trong khi kích thích sự phóng thích ion calci cũng như ion phosphate từ xương vào máu. PTH bù đắp lại lượng ion phosphate bằng cách kích thích thận tiết ra chất này. [nguồn: ] 5.Tuyến thượng thận: -Phần tủy tiết ra 80% epinephrine tên thương mại là adrenaline phần còn lại là norepinephrine (noradrenaline). Cả hai thường được gọi chung là catecholamines, có hiệu quả tương tự nhau,tác dụng lên cơ trơn giống như thần kinh giao cảm.Khi được phóng thích vào dòng máu, epinephrine tạo ra một tình trạng cho cơ thể động vật sẵn sàng chiến đấu hoặc chạy trốn, nghĩa là khi động vật gặp tình huống căng thẳng. Sự phóng thích đột ngột epinephrine (chẳng hạn như để đáp ứng với sự giận dữ hay sợ hãi) làm tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp tới gan và cơ, tăng nồng độ đường huyết, kích thích sự hô hấp, làm giãn nỡ đường hô hấp và làm tăng nhịp tim. Sự tăng huyết áp ở những người thường xuyên bị căng thẳng thường là do sự gia tăng lượng catecholamin được phóng thích.Vì tủy thượng thận xuất phát từ các mô thần kinh trong giai đoạn phôi nên nó có thể tác động nhanh, tức thì (giống như phản xạ thần kinh) trong sự tiết epinephrine. Không giống như phần lớn các hormone khác, epinephrine có thể đạt hiệu quả chỉ trong vài giây. -Còn phần vỏ tiết ra hai nhóm hormone: glucocorticoids như là cortisol và mineralocorticoids như là aldosterone tham gia vào sự chuyển hóa đường và các chất điện giải.Các hormone của vỏ thượng thận rất cần thiết cho sự sống. Sự thiếu các hormone vỏ thượng thận thường dẫn đến tình trạng suy nhược cơ, giảm nồng độ đường huyết, giảm huyết áp và nhiệt độ cơ thể, mất nước, nồng độ các tế bào máu cao hơn bình thường, suy thận.Sự sản xuất các hormone của vỏ thượng thận chịu sự kiểm soát của  hormone ACTH từ thùy trước tuyến yên. Sự tổng hợp và phóng thích ACTH chịu sự kiểm soát của hormone CRH từ vùng dưới đồi. CRH lại chịu sự kiểm soát của các phần khác ở não và cũng bị ảnh hưởng bởi các hormone khác trong dòng máu. Các glucocorticoid điều hòa sự biến dưỡng đường và đạm. Do chúng cũng làm giảm số lympho bào trong cơ thể nên đôi khi chúng cũng được dùng như các tác nhân ức chế miễn nhiễm trong việc ngăn chận sự loại trừ các cơ quan ghép. Các mineralocorticoid điều hòa cân bằng nước và các chất điện ly trong dịch cơ thể. Thoái hóa tuyến thượng thận sẽ gây nên bênh addison làm bệnh nhân đen xạm da,ói mửa,suy nhược cơ.Ngược lại nếu quá sản hoặc u vỏ thượng thận làm sản sinh quá nhiều hoocmon steroit gây nên dậy thì sớm ở trẻ em và thay đổi giới tính ở người lớn v.v.. [nguồn: ] 6.Tuyến ức: Tuyến ức giống như các mô lympho,phát triển mạnh ở người trẻ.Tuy nhiên tính chất nội tiết của nó còn chưa rõ ràng và đang bàn cãi.Ở động vật,tuyến ức rất cần cho sự phát triển các tế bào lympho trong các mô lympho và là nguồn cung cấp các tế bào có chức năng tạo ra kháng thể,do đó đóng vao trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. -Lymphô T là tế bào bạch cầu rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người ta phân biệt: tế bào T4 hay còn gọi là CD4+ (T giúp đỡ) chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động chống nhiễm khuẩn và tế bào T 8 còn gọi là CD8+ (T tiêu diệt), chịu trách nhiệm tiêu diệt tế bào ung thư và tình trạng nhiễm virus. Vào những giai đoạn sau của HIV, trong cơ thể người nhiễm có thể có ít hơn 200 tế bào T4, trong khi ở một người khoẻ mạnh có thể có 1.000 tế bào T4 hay hơn.[nguồn: ] 7.Tuyến tùng: Giống tuyến ức,tuyến tùng được coi là tuyến nội tiết nhưng chức năng chưa rõ ràng.Người ta đã phân lập được một chất hóa học gọi là melatonin trong tuyến tùng.Chất này có tác dụng làm co chết melamin trong tế bào sắc tố.còn sự phát dục sớm do tổn thương tuyến tùng thì có lẽ do có sự liên hệ với các trung khu vùng dưới đồi thị.Melatonin sau này  còn được phát hiện có các vai trò sinh học khác: Khả năng chống ôxy hóa đặc biệt,Tăng cường hệ  miễn dịch,Ngăn ngừa làm chậm sự phát triển ung thư, + Ảnh hưởng đến học tập, trí nhớ và bệnh Alzheimer,Ảnh hưởng có lợi đến  tâm thần, tâm trạng,Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:[ nguồn: ] 8.Tuyến sinh dục: Testosterone là hormone sinh dục nam, được tiết ra bởi dịch hoàn, kích động sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở giới đực trong khi estradiol, một estrogen được sản sinh từ buồng trứng, cần thiết cho sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở giới cái. Sự tiết của các hormone sinh dục được điều hòa bởi các hormone của thùy trước tuyến yên (trong trường hợp nầy là FSH và LH) và các yếu tố giải phóng được tạo ra từ vùng dưới đồi. Chu kỳ sinh sản chịu ảnh hưởng bởi xung thần kinh phát xuất từ não và khớp với những thời điểm nhất định trong năm, tháng hoặc ngày.Một hormone sinh dục steroid khác là progesterone được sản xuất bởi một mô đặc biệt trong buồng trứng gọi là thể vàng (corpus luteum). Progesterone rất quan trọng trong việc duy trì sự mang thai. Nhau thai hoặc dạ con cũng có chức năng như một tuyến nội tiết,sản sinh ra gonadotropin estrogen và progestin trong suốt quá trình mang thai. [nguồn: ] 9.Tuyến tụy: Tuyến tụy tiết ra các hormone insulin và glucagon.Insulin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều loại quá trình sinh hóa. Chức năng chính của chúng là kích thích sự tổng hợp glycogen ở thận và cơ và làm cho tất cả các tế bào dễ dàng sử dụng glucose. Thêm vào đó, insulin còn làm tăng sự chuyển axit amin và glucose vào trong tế bào và kích thích sự tổng hợp protein và lipid. Ở những người thiếu insulin, axit amin và glucose trong máu được duy trì ở mức cao hơn bình thường. Nếu mức glucose trong máu tăng vượt quá khả năng tái hấp thu của thận, lượng glucose thừa sẽ bị mất đi theo nước tiểu. Trường hợp nầy gọi là bệnh tiểu đường (diabetes), đặc trưng bởi lượng đường cao trong nước tiểu, cảm giác khát và đói kéo dài, dẫn tới việc ăn uống quá độ.Do protein và lipid bị phân giải, người bị tiểu đường dần dần suy yếu, và tình trạng này ngày càng trầm trọng thêm do sự giảm dự trử glycogen trong gan và cơ