Bài giảng Đại số tuyến tính - Chương 4: Ánh xạ tuyến tính - Nguyễn Anh Thi

4.3 Ma trận biểu diễn ánh xạ tuyến tính Định nghĩa Cho V và W là các không gian vector trên trường R. Gọi B = {u1, u2, . . . , un} và C = {v1, v2, . . . , vm} lần lượt là các cơ sở của V và W. Cho f là một ánh xạ tuyến tính từ không gian vector V vào không gian vector W, f ∈ L(V, W). Đặt P = ([f(u1)]C, [f(u2)]C, . . . , [f(un)]C) Khi đó ma trận P được gọi là ma trận biểu diễn của ánh xạ f theo cặp cơ sở B, C, ký hiệu P = [f]B,C hoặc [f]C B. Nếu f ∈ L(V) thì ma trận [f]B,C được gọi là ma trận biểu diễn toán tử tuyến tính f, ký hiệu [f]B

pdf20 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số tuyến tính - Chương 4: Ánh xạ tuyến tính - Nguyễn Anh Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng môn học Đại số tuyến tính Nguyễn Anh Thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp Hồ Chí Minh 2014 Chương 4 ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH Nội dung Chương 4: ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 4.1 Định nghĩa và những tính chất căn bản 4.2 Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính 4.3 Ma trận biểu diễn ánh xạ tuyến tính 4.1 Định nghĩa và những tính chất căn bản Định nghĩa Cho V và W là hai không gian vector trên trường R. Ta nói f : V → W là một ánh xạ tuyến tính nếu nó thỏa mãn các điều kiện dưới đây: i) f(x1 + x2) = f(x1) + f(x2),∀x1, x2 ∈ V, ii) f(αx) = αf(x),∀α ∈ R,∀x ∈ V. Nhận xét I Điều kiện i) và ii) trong định nghĩa có thể được thay thế bằng một điều kiện: f(αx1 + x2) = αf(x1) + f(x2),∀α ∈ R,∀u, v ∈ V I Nếu f là một ánh xạ tuyến tính, thì I f(0) = 0. I f(−x) = −f(x),∀x ∈ V. Ký hiệu I L(V, W) là tập hợp các ánh xạ tuyến tính từ V → W. I Nếu f ∈ L(V,V) thì f được gọi là một toán tử tuyến tính trên V. Viết tắt f ∈ L(V). Ví dụ Các ánh xạ sau đây là ánh xạ tuyến tính 1. f : R→ Rn xác định bởi f(x) = (x, 0, . . . , 0); 2. f : R3 → R2 xác định bởi f(x1, x2, x3) = (2x1 + x2, x1 − 3x2); Định lý Cho V và W là hai không gian vector, B = {u1, u2, . . . , un} là cơ sở của V. Khi đó, nếu S = {v1, v2, . . . , vn} là một tập hợp của W thì tồn tại duy nhất một f ∈ L(V,W) sao cho f(u1) = v1, f(u2) = v2, . . . , f(un) = vn Khi đó, nếu [u]B =  α1 α2 ... αn  thì f(u) = α1f(u1) + α2f(u2) + · · ·+ αnf(un). Định lý Mọi ánh xạ tuyến tính f : V → W đều hoàn toàn xác định bởi ảnh của các vector của một cơ sở nào đó của V. Chứng minh Ta xét trường hợp V là không gian vector hữu hạn chiều. Gỉa sử B = {u1, u2, . . . , un} là một cơ sở của V và các vector f(ui),∀i ∈ 1,n hoàn toàn xác định trong W. Khi đó ∀x ∈ V, biểu diễn x một cách duy nhất dưới dạng x = α1u1 + α2u2 + · · ·+ αnun ta có f(x) = α1f(u1) + α2f(u2) + · · ·+ αnf(un). Trên tập hợp L(V,W) ta định nghĩa các phép toán sau đây: a) Phép cộng: ∀f, g ∈ L(V,W),∀x ∈ V, (f + g)(x) = f(x) + g(x). b) Phép nhân vô hướng: ∀f ∈ L(V,W),∀x ∈ V,∀α ∈ R (αf)(x) = αf(x). Mệnh đề L(V,W) với những phép toán vừa định nghĩa phía trên là một không gian vector trên trường R. 4.2 Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính Định nghĩa Cho f : V → W là một ánh xạ tuyến tính. a) Tập hợp Kerf = {x ∈ V|f(x) = 0} được gọi là nhân của ánh xạ f. b) Tập hợp Imf = {f(x)|x ∈ V} được gọi là ảnh của ánh xạ f. Nhân và ảnh của f tương ứng là không gian con của V và W. Ví dụ Cho f : R3 → R3 được xác định bởi: f(x, y, z) = (x + y− z, 2x + 3y− z, 3x + 5y− z) Tìm một cơ sở của Kerf. Gọi u ∈ R3. u ∈ Kerf ⇔ f(u) = 0 ⇔  x + y − z = 0 2x + 3y − z = 0 3x + 5y − z = 0 Hệ phương trình có nghiệm (x, y, z) = (2t,−t, t) với t ∈ R. Nghiệm cơ bản của hệ là u = (2,−1, 1). Vậy Kerf có cơ sở là {u = (2,−1, 1)}. Định lý Cho f : V → W là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó, nếu S = {u1, u2, . . . um} là tập sinh của V thì f(S) = {f(u1), f(u2), . . . , f(um)} là tập sinh của Imf. Ví dụ Cho f : R3 → R3 được xác định bởi: f(x, y, z) = (x + y− z, 2x + 3y− z, 3x + 5y− z). Tìm một cơ sở của Imf. Gọi B0 = {e1, e2, e3} là một cơ sở chính tắc của R3. Ta có f(e1) = (1, 2, 3), f(e2) = (1, 3, 5), f(e3) = (−1,−1,−1). Ta có Imf sinh bởi {f(e1), f(e2), f(e3)}. Lập ma trận A =  f(e1)f(e2) f(e3)  =  1 2 31 3 5 −1 −1 −1 →  1 2 30 1 2 0 0 0  Do đó Imf có cơ sở là {v1 = (1, 2, 3), v2 = (0, 1, 2)}. Định lý Cho f : V → W là một ánh xạ tuyến tính từ không gian vector hữu hạn chiều V vào không gian vector W. Khi đó Imf là không gian con hữu hạn chiều của V và ta có công thức: dimV = dimKerf + dim Imf 4.3 Ma trận biểu diễn ánh xạ tuyến tính Định nghĩa Cho V và W là các không gian vector trên trường R. Gọi B = {u1, u2, . . . , un} và C = {v1, v2, . . . , vm} lần lượt là các cơ sở của V và W. Cho f là một ánh xạ tuyến tính từ không gian vector V vào không gian vector W, f ∈ L(V,W). Đặt P = ([f(u1)]C , [f(u2)]C , . . . , [f(un)]C) Khi đó ma trận P được gọi là ma trận biểu diễn của ánh xạ f theo cặp cơ sở B, C, ký hiệu P = [f]B,C hoặc [f]CB. Nếu f ∈ L(V) thì ma trận [f]B,C được gọi là ma trận biểu diễn toán tử tuyến tính f, ký hiệu [f]B Ví dụ Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R2 xác định bởi f(x1, x2, x3) = (x1 − x2, 2x1 + x2 + x3) và cặp cơ sở B = {u1 = (1, 1, 0), u2 = (0, 1, 2), u3 = (1, 1, 1)}, C = {v1 = (1, 3), v2 = (2, 5)}. Tìm [f]B,C Ta có [f(u1)]C = ( 6 −3 ) , [f(u2)]C = ( 11 −6 ) , [f(u3)]C = ( 8 −4 ) . Vậy [f]B,C = ( 6 11 8 −3 −6 −4 ) Định lý Cho V,W là các không gian vector với các cơ sở tương ứng là B = {b1, b2, . . . , bn}, C = {c1, c2, . . . , cm}. Giả sử f : V → W là một ánh xạ tuyến tính. Khi đó với mọi vector x ∈ V, ta có [f(x)]C = [f]B,C [x]B Hệ quả Cho V là không gian vector trên trường R và B là một cơ sở trong V. Giả sử f là một toán tử tuyến tính trong V. Khi đó, với mọi x ∈ V ta có [f(x)]B = [f]B[x]B Ví dụ Trong ví dụ trên ta lấy x = (1, 2, 3), ta có [x]B =  01 1 . Do đó [f(x)]C = [f]B,C [x]B = ( 6 11 8 −3 −6 −4 ) 01 1  = ( 19−10 ) Mệnh đề Cho V và W là các không gian vector hữu hạn chiều trên trường R. B,B′ và C, C′ tương ứng là các cặp cơ sở trong V và W. Khi đó, với mọi ánh xạ tuyến tính f : V → W ta có [f]B′,C′ = (C → C′)−1[f]B,C(B → B′) Hệ quả Cho B và B′ là hai cơ sở trong không gian vector hữu hạn chiều V trên trường R. Khi đó với mọi toán tử tuyến tính f ta có [f]B′ = (B → B′)−1[f]B(B → B′). Ví dụ Trong không gian R3 cho các vector u1 = (1, 1, 0); u2 = (0, 2, 1); u3 = (2, 3, 1) và ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 định bởi f(x1, x2, x3) = (2x1 + x2 − x3, x1 + 2x2 − x3, 2x1 − x2 + 3x3) a) Chứng minh B = (u1, u2, u3) là một cơ sở của R3. b) Tìm [f]B. Ví dụ Trong không gian R3 cho các vector: u1 = (1,−1, 2); u2 = (3,−1, 4); u3 = (5,−3, 9) 1. Chứng tỏ B = (u1, u2, u3) là một cơ sở của R3. 2. Cho f : R3 → R3 là một ánh xạ tuyến tính thỏa [f]B =  1 0 2−1 1 0 2 1 −1  Hãy tìm biểu thức của ánh xạ f.