GIỚI THIỆU
Dòng tiền được xem là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của
các nhà đầu tư.
Chúng ta sẽ xem xét một số khái niệm về lãi suất, dòng tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác
định giá trị dòng tiền.
1. LÃI SUẤT
Lãi suất là suất thu lợi của vốn trong một đơn vị thời gian. Đó là tỷ lệ giữa lợi tức (lãi) nhận được
trong một đơn vị thời gian so với vốn gốc trong thời gian đó. Nói cách đơn giản, lãi suất là số tiền
mà người vay cam kết sẽ trả cho người cho vay. Bên cạnh mối quan tâm đến lãi suất, nhà đầu tư
còn quan tâm đến thời điểm trả lãi, kỳ ghép lãi.
Thời điểm trả lãi: lãi thanh toán khi nào? Đầu kỳ, cuối kỳ hay nhiều kỳ trong năm.
Kỳ ghép lãi chia làm 3 loại: lãi ghép 1 lần, lãi ghép nhiều lần, lãi ghép liên tục
24 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng đầu tư tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
...................................................
BÀI GIẢNG
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Chủ biên : PGS.TS. Hà Quang Đào
ThS. Lữ Nhật Thư
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN .................................................................. 1
1. LÃI SUẤT ....................................................................................................................................... 1
1.1. Lãi đơn..................................................................................................................................... 1
1.2. Lãi ghép nhiều lần (lãi kép) ...................................................................................................... 1
1.3. Lãi ghép liên tục ....................................................................................................................... 2
2. KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CỦA DÒNG TIỀN ................................................................................ 2
2.1. Giá trị tương lai của dòng tiền đơn............................................................................................ 3
2.2. Giá trị tương lai của dòng tiền thay đổi hoặc đều ...................................................................... 3
2.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền đơn .............................................................................................. 4
2.4. Giá trị hiện tại của dòng tiền thay đổi hoặc đều ......................................................................... 4
CHƯƠNG 2: MỨC SINH LỜI VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ..................................... 6
1. MỨC SINH LỜI .............................................................................................................................. 6
1.1. Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối ..................................................................................... 6
1.2. Mức sinh lời tính bằng giá trị tương đối .................................................................................... 6
1.3. Mức sinh lời trong một khoảng thời gian .................................................................................. 7
1.4. Mức sinh lời bình quân số học .................................................................................................. 7
1.5. Mức sinh lời nội bộ (IRR) ........................................................................................................ 8
2. RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CK ....................................................................................................... 8
2.1. Rủi ro hệ thống ......................................................................................................................... 8
2.2. Rủi ro không hệ thống .............................................................................................................. 8
2.3. Xác định mức bù rủi ro ............................................................................................................. 9
3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO & MỨC SINH LỜI KỲ VỌNG .................................................................... 10
3.1. Mức sinh lời kỳ vọng.............................................................................................................. 10
3.2. Đo lường rủi ro....................................................................................................................... 10
3.3. Đo lường rủi ro bằng hệ số biến động ..................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ........................................................................................................ 13
1. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CÔNG TY VÀ CỔ PHIẾU..................................................................... 13
2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ .............................................................................. 13
3. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU .................................................................................................................. 15
3.1. Vấn đề về lãi suất chiết khấu .................................................................................................. 15
3.2. Mô hình chiết khấu dòng cổ tức (Discount Dividend Model – DDM) ...................................... 15
3.3. Mô hình chiết khấu dòng lợi nhuận thuần ............................................................................... 18
3.4. Mô hình định giá dòng tiền tự do ............................................................................................ 19
3.5. Phương pháp định giá tương đối ............................................................................................. 21
CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU ..................................................................................................... 22
1. LỢI TỨC VÀ RỦI RO KHI ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU ..................................................................... 22
1.1. Lợi tức của trái phiếu.............................................................................................................. 22
1.2. Rủi ro của trái phiếu ............................................................................................................... 22
2. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU ............................................................................................................... 22
2.1. Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi (nonzero coupon bond) .................................................. 23
2.2. Trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi (zero coupon bond) ...................................................... 23
2.3. Ảnh hưởng của lãi suất thị trường đến giá trái phiếu ............................................................... 24
2.4. Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating rate bond) ...................................................... 25
2.5. Định giá trái phiếu chuyển đổi (Convertible bond) .................................................................. 25
3. ĐO LƯỜNG LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU .......................................................................................... 26
4. THỜI GIAN ĐÁO HẠN BÌNH QUÂN .......................................................................................... 29
5. ĐỘ LỒI ......................................................................................................................................... 30
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ .......................................................... 32
1. NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ .............................................................................................................. 32
1.1. Mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư ................................................................................. 32
1.2. Lợi suất và rủi ro của danh mục đầu tư ................................................................................... 33
1.3. Thước đo rủi ro ...................................................................................................................... 37
1.4. Lý thuyết lựa chọn danh mục tối ưu ........................................................................................ 38
1.5. Mô hình CAPM ...................................................................................................................... 41
2. XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DMĐT ............................................................................................. 45
2.1. Qui trình quản lý danh mục đầu tư .......................................................................................... 45
2.2. Quản lý danh mục trái phiếu ................................................................................................... 45
2.3. Quản lý danh mục cổ phiếu .................................................................................................... 47
2.4. Quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp .......................................................................................... 47
3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ DMĐT ..................................................................................................... 48
3.1. Những yêu cầu đối với nhà quản lý DMĐT ............................................................................ 48
3.2. Đánh giá kết quả quản lý DMĐT hỗn hợp............................................................................... 48
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 51
1
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN
GIỚI THIỆU
Dòng tiền được xem là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của
các nhà đầu tư.
Chúng ta sẽ xem xét một số khái niệm về lãi suất, dòng tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác
định giá trị dòng tiền.
1. LÃI SUẤT
Lãi suất là suất thu lợi của vốn trong một đơn vị thời gian. Đó là tỷ lệ giữa lợi tức (lãi) nhận được
trong một đơn vị thời gian so với vốn gốc trong thời gian đó. Nói cách đơn giản, lãi suất là số tiền
mà người vay cam kết sẽ trả cho người cho vay. Bên cạnh mối quan tâm đến lãi suất, nhà đầu tư
còn quan tâm đến thời điểm trả lãi, kỳ ghép lãi.
Thời điểm trả lãi: lãi thanh toán khi nào? Đầu kỳ, cuối kỳ hay nhiều kỳ trong năm.
Kỳ ghép lãi chia làm 3 loại: lãi ghép 1 lần, lãi ghép nhiều lần, lãi ghép liên tục.
1.1. Lãi đơn
Lãi đơn là tiền lãi phải trả chỉ tính trên vốn gốc ban đầu.
Công thức tính lãi đơn như sau: I = n.i.PV
I : Tiền lãi thu được trong n kỳ hạn
PV : Vốn gốc
i : Lãi suất 1 kỳ hạn
n : Số kỳ hạn tính lãi
Vốn gốc và lãi nhận được sau n kỳ là FVn = PV + n.i.PV = PV.(1+i.n)
FVn : Vốn gốc và lãi sau n kỳ hạn (giá trị tương lai của vốn sau n kỳ hạn).
VD: Gởi ngân hàng 10 triệu đồng kỳ hạn 1 năm, lãi suất 1%/tháng. Sau 1 năm tổng số tiền nhận
được là: 10 triệu (1+1%x12) = 11,2 triệu đồng.
1.2. Lãi ghép nhiều lần (lãi kép)
Lãi kép là tiền lãi không chỉ tính trên vốn gốc mà còn tính trên tiền lãi với giả định là bạn không rút
tiền lãi trong suốt n kỳ hạn. Khác với lãi đơn là tính lãi theo từng kỳ và tách lãi khỏi vốn, lãi kép là
hình thức vốn cũng sinh lãi và lãi cũng sinh lãi.
Công thức tính lãi kép như sau: FVn = PV.(1+i)
n
VD: Ông A gởi ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 12%/năm. Sau 3 năm ông A rút hết vốn và
lãi. Hỏi ông A có được tổng số tiền là bao nhiêu?
Tổng số tiền ông A nhận được là: 100 triệu (1+12%)3 = 140,4928 triệu đồng
Trường hợp ghép lãi nhiều lần trong năm
Gọi m là số lần ghép lãi trong một năm, để phân biệt với n là số năm:
m = 12 tháng / Số tháng của kỳ hạn
2
Công thức liên hệ giữa giá trị hiện tại và tương lai, trong trường hợp kỳ hạn ghép lãi nhiều lần
trong năm được viết như sau: FVn = PV.(1+i/m)
m.n
VD: Số tiền 1.000.000 đồng được gửi vào ngân hàng theo kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 12%/năm.
Hỏi sau một năm số tiền nhận lại được là bao nhiêu?
m = 12/6 = 2
FV1 = 1.000.000 (1+12%/2)
2 = 1.123.600 đồng
Công thức chuyển từ lãi đơn sang lãi kép và ngược lại
Gọi is là lãi suất đơn
Gọi im là lãi suất kép
Ta có:
VD: Theo ví dụ trên tính lãi đơn sau 1 năm như sau
1- is = (1+12%/2)
2
is = (1+12%/2)
2 – 1
is = 12,36%
Ngược lại, nếu biết is = 12,36% tính được im = 2 [(1+12,36%)
1/2 – 1] = 12%
1.3. Lãi ghép liên tục
Nếu số lần ghép lãi mỗi năm m tiến đến vô hạn thì được xem như là lãi ghép liên tục. Khi đó, số
tiền đầu tư trong n năm ở lãi suất i sẽ là:
VD: Một người mua một trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1.000$, lãi suất 5%/năm, lãi
thanh toán 1 lần khi đáo hạn. Lãi suất được giả định là ghép liên tục. Hỏi số tiền ông ta nhận được
sau 3 năm?
Số tiền nhà đầu tư nhận được là: 1000.e5%x3 = 1.162$
2. KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CỦA DÒNG TIỀN
Giá trị của một khoản đầu tư hôm nay sẽ tạo ra thu nhập ở các thời điểm khác nhau trong tương lai.
Đó chính là dòng tiền được sinh ra ở các thời điểm khác nhau. Xác định chính xác thời điểm phát
sinh dòng tiền là một bước quan trọng trong đầu tư.
Lãi suất mong đợi từ đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng thu chi của nhà đầu tư. Lãi suất phụ
thuộc mức độ rủi ro tín dụng gắn liền. Các khoản đầu tư có mức độ rủi ro càng cao thì lãi suất mong
đợi của nhà đầu tư càng cao.
Yếu tố kỳ hạn trả lãi cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền của nhà đầu tư. Để đơn giản
trong việc xác định giá trị dòng tiền, có hai giả định sau được đề cập:
3
Giả định 1: Toàn bộ tiền lãi thu được đều được tái đầu tư với cùng mức lãi suất như vốn gốc.
Giả định 2: Các dòng tiền phát sinh vào cuối mỗi kỳ tính lãi.
1.1. Giá trị tương lai của dòng tiền đơn
Giá trị tương lai của một số tiền đầu tư V0 chính là giá trị Vn thu được sau n kỳ đầu tư với lãi suất
là i một kỳ. Đây chính là giá trị cuối của một số tiền.
Công thức tính giá trị tương lai của tiền: Vn = V0(1+i)
n
VD: Gởi vào ngân hàng 10 triệu đồng với lãi suất 6%/năm, sau 2 năm rút vốn lẫn lãi:
V2 = 10 triệu (1+6%)
2 = 11,236 triệu đồng
Trường hợp lãi suất qua các năm thay đổi lần lượt là i1, i2, i3 ,in thì giá trị tương lai sau n năm:
Vn = V0(1+i1) (1+i2) (1+i3)(1+in)
VD: Gởi tiết kiệm 20 triệu đồng, lãi suất năm 1 là 5%, năm 2 là 8%, năm 3 là 10%. Hỏi số tiền
nhận được sau 3 năm là bao nhiêu nếu:
a. Nhận lãi hàng năm: 20 triệu (1+5%)(1+8%)(1+10%) = 24,948 triệu đồng.
b. Nhận lãi 6 tháng/lần: 20 triệu (1+5%/2)2(1+8%/2)2(1+10%/2)2 = 25,056 triệu đồng.
1.2. Giá trị tương lai của dòng tiền thay đổi hoặc đều
Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ chính là giá trị cuối của chuỗi tiền tệ được đánh giá vào ngày
thu hoặc trả cuối cùng.
Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ cuối kỳ được tính bởi công thức:
Công thức tổng quát:
Nếu V1 = V2 = = Vn = V thì ta sẽ có tổng giá trị của chuỗi tiền tệ đều. Công thức như sau:
4
VD: Trong 10 năm, cuối mỗi năm gởi vào NH 10 triệu đồng thì hỏi số tiền nhận được sau 10 năm
là bao nhiêu? Biết lãi suất là 12%/năm.
1.3. Giá trị hiện tại của dòng tiền đơn
Giá trị hiện tại (gọi tắt là hiện giá) là giá trị của một số tiền thu được trong tương lai được qui về
thời điểm hiện tại (thời điểm gốc).
Công thức tính hiện giá: V0 = Vn(1+i)
-n
Trường hợp lãi suất qua các năm thay đổi lần lượt là i1, i2, i3 ,in thì giá trị hiện tại sau n năm:
V0 = Vn/[(1+i1) (1+i2) (1+i3)(1+in)]
VD: Bạn tham gia 1 trò chơi và may mắn trúng thưởng. Nếu được lựa chọn 1 trong 3 giải thưởng,
bạn sẽ chọn giải thưởng nào nếu lãi suất thị trường là 12%/năm.
a. Nhận ngay 80 triệu đồng.
b. Nhận 150 triệu sau 3 năm.
c. Nhận 250 triệu sau 6 năm.
Giải
Hiện giá 150 triệu sau 3 năm: V0 = 150/(1+12%)3 = 106,77 tr đồng
Hiện giá 250 triệu sau 6 năm: V0 = 250/(1+12%)6 = 126,66 tr đồng
Vậy, bạn nên lựa chọn phương án c!
1.4. Giá trị hiện tại của dòng tiền thay đổi hoặc đều
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ chính là giá trị ban đầu của chuỗi tiền tệ được đưa về đầu chu
kỳ.
Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ cuối kỳ được tính bởi công thức:
Công thức tổng quát:
5
Nếu V1 = V2 = = Vn = V thì ta sẽ có tổng giá trị của chuỗi tiền tệ đều. Công thức như sau:
VD: Bạn muốn mua trả góp một xe hơi mới trị giá $250.000. Theo hợp đồng, bạn sẽ phải trả đều
đặn một khoản tiền trong thời gian 48 tháng kể từ lúc mua với lãi suất 15%/năm. Hỏi số tiền bạn
phải trả hàng tháng là bao nhiêu?
Lãi suất theo tháng:
Số tiền phải trả góp hàng tháng:
C = $6.836,6
6
CHƯƠNG 2: MỨC SINH LỜI VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN
GIỚI THIỆU
Hoạt động đầu tư là việc bỏ ra một số vốn tiền tệ trong một khoảng thời gian để có thể đạt được
một tỷ suất sinh lời. Tỷ suất sinh lời này phải bù đắp được chi phí đầu tư, bù đắp tỷ lệ lạm phát dự
kiến, và bù đắp cho những yếu tố không chắc chắn khác. Bước đầu tiên trong việc đầu tư là phải
xác định được mức sinh lời và rủi ro trong quá trình đầu tư.
Đầu tư chứng khoán là chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán kiếm lời. Việc kiếm lời có
thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức nhưng cũng có thể là từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng
khoán đem lại. Nhưng bảo toàn vốn trong đầu tư lại là vấn đề quan trọng hơn hết vì nếu thua lỗ thì
sẽ không còn vốn để đầu tư sinh lời nữa.
Mục tiêu đầu tư chứng khoán có đạt được như ý muốn hay không hoàn toàn tùy thuộc vào các rủi
ro trong đầu tư. Đối với chủ đầu tư, rủi ro là nhân tố khách quan vượt ngoài tầm quản lý và kiểm
soát của họ. Tác động của rủi ro đến mục tiêu đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường đầu tư.
Do đó, đầu tư chứng khoán phải là hành động có cân nhắc, có phân tích khoa học đến môi trường
đầu tư, đến rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư.
1. MỨC SINH LỜI
1.1. Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối
VD: Bạn mua 100 cổ phiếu vào đầu năm với giá 35.000 đ/cp
Tổng giá trị của khoản đầu tư là: 35.000 x 100 = 3.500.000 đ
Giả sử trong năm công ty trả cổ tức mỗi cổ phiếu là 1.200 đ.
Số cổ tức nhận là: 1.200 x 100 = 120.000 đ
Giả sử cuối năm giá thị trường của cổ phiếu công ty là 40.000 đ/cp
Mức vốn gốc tăng là: (40.000 – 35.000)x 100 = 500.000 đ
Như vậy: Tổng mức lời = 120.000+ 500.000
Tổng mức lời = Cổ tức + Lãi vốn
Đối với các khoản đầu tư chứng khoán, mức sinh lời của nhà đầu tư nhận được từ 2 nguồn:
Cổ tức hoặc trái tức nhận hàng năm.
Mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua (lãi vốn hay lỗ vốn).
Mức sinh lời tính bằng giá trị tuyệt đối chính là số tiền cuối cùng nhận được của nhà đầu tư.
1.2. Mức sinh lời tính bằng giá trị tương đối
Mức sinh lời tính bằng giá trị tương đối được tính theo tỷ lệ % vì nó tiện lợi hơn so với số tuyệt đối.
Bởi vì số % có thể áp dụng với bất kỳ số tiền đầu tư nào.
Gọi P0 = giá cổ phiếu đầu năm
P1 = giá cổ phiếu cuối năm
D1 = cổ tức trả trong năm
7
Tổng mức sinh lời tính theo % là:
Trong đó
r = Tổng mức sinh lời
(P1 - P0)/P0 = Tỷ suất lãi vốn
D1 / P0 = Tỷ suất cổ tức
VD: Theo ví dụ phần 1.1
(P1 - P0)/P0 = Tỷ suất lãi vốn = (40.000 – 35.000)/35.000 = 14,28%
D1 /P0 = Tỷ suất cổ tức = 1.200/35.000 = 3,43%
r = Tổng mức sinh lời = 14,28% + 3,43% = 17,71%
1.3. Mức sinh lời trong một khoảng thời gian
Tổng mức sinh lời nhiều năm
Giả sử toàn bộ cổ tức nhận được và vốn lại tái đầu tư với các tỷ suất sinh lời qua các năm lần lượt
là: r1, r2, r3,, rt. Tổng mức sinh lời nhận được qua t năm đầu tư sẽ là:
VD: Nếu cổ tức và vốn được tái đầu tư với mức sinh lời qua 3 năm lần lượt là 12%, 7%, 9% thì
tổng mức sinh lời của 3 năm là: r3 năm = (1+12%)(1+7%)(1+9%) – 1 = 30,62%
Mức sinh lời lũy kế theo từng năm
Nếu tái đầu tư như trên sau t năm thì mức sinh lời bình quân hàng năm sẽ là bao nhiêu? Công thức
tính tổng quát:
VD: Theo ví dụ trên, mức sinh lời bình quân năm sau 3 năm là:
1.4. Mức sinh lời bình quân số học
Để diễn tả mức sinh lời bình quân đơn giản hàng năm, ta có công thức:
r = mức sinh lời bình quân năm.
r1,r2,,rt = mức sinh lời từng năm trong khoảng thời gian t.
VD: Mức sinh lời đối với cổ phiếu A từ năm 2001 đến năm 2004 lần lượt là: 15%, 17%, 25%, 9%.
Mức sinh lời bình quân đơn giản hàng năm là: r = (15%+17%+25%+9%)/4 = 16,5%
8
1.5. Mức sinh lời nội bộ (IRR)
IRR là mức sinh lời làm tổng chi bằng tổng thu nhập trong dòng tiền của dự án. Tức là mức sinh lời
làm cho NPV = 0
VD: Có 1 dự án đầu tư có dòng tiền như sau:
Năm 0 1 2 3 4
Dòng tiền -1000 -100 -500 800 1000
IRR = 4,17%
2. RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CK
Rủi ro là khả năng mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể khác với dự tính ban đầu.
Có những rủi ro do các yếu tố nằm bên ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng
rãi đến cả thị trường được gọi là RỦI RO HỆ THỐNG. Những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, có
thể kiểm soát và chỉ tác động đến một ngành hay một công ty thì được gọi là RỦI RO KHÔNG HỆ
THỐNG.
2.1. Rủi ro hệ thống
Rủi ro thị