Nếu muốn dạy con thành người biết quan tâm, chia sẻ, trước tiên bố
mẹ hãy thực hành điều đó.
Bác Hai đến nhà chơi và “tặng” Bo 100k làm quà, Bo tỏ ra rất thích
chí cứ cầm thật chặt, ai xin cũng không cho. Ba trêu Bo “đưa ba để ba mua
bim bim nhá”, bà nội “nịnh nọt”: “Để bà mua kẹo mút cho Bo nhé” mỗi
người một câu, cứ tíu ta tíu tít.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy con thành người biết
quan tâm chia sẻ
Nếu muốn dạy con thành người biết quan tâm, chia sẻ, trước tiên bố
mẹ hãy thực hành điều đó.
Bác Hai đến nhà chơi và “tặng” Bo 100k làm quà, Bo tỏ ra rất thích
chí cứ cầm thật chặt, ai xin cũng không cho. Ba trêu Bo “đưa ba để ba mua
bim bim nhá”, bà nội “nịnh nọt”: “Để bà mua kẹo mút cho Bo nhé” mỗi
người một câu, cứ tíu ta tíu tít.
Thế nhưng Bo chỉ nhìn mọi người mà cười thôi. Trêu Bo chán, “xin”
mãi Bo chẳng cho ai, mọi người nói Bo rất là ki bo và tham lam. Lúc này Bo
mới đưa tiền cho mẹ và nói: “Mẹ giữ cho Bo để Bo đem tặng bé Thiện Nhân
nhé. Bé Thiện Nhân đáng thương mà mẹ hay kể ấy”.
Chẳng là mẹ làm bên báo, hay đọc tin tức, nên biết chuyện bé Thiện
Nhân đáng thương bị cha mẹ bỏ rơi, rồi được mọi người thương tình cứu
giúp và nuôi dưỡng. Mẹ hay kể chuyện những chuyện về những bé đáng
thương như này cho Bo cũng là để Bo hiểu rằng Bo đang được hạnh phúc và
may mắn hơn các bạn, nên Bo phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ và chia sẻ
với các bạn kém may mắn hơn mình.
Những câu chuyện của mẹ đã có tác động đến Bo thật sự. Bo biết yêu
thương những người khó khăn, mỗi lần thấy có người ăn xin lại gần là Bo lại
thì thầm: “Mẹ cho họ tiền ăn cơm đi, chắc họ đói lắm”.
Và hôm nay, câu nói của Bo đã làm cả nhà ngớ ra và vô cùng bất ngờ.
Dù tỏ ra không nghe thấy Bo nói nhưng cả ông bà, cha mẹ Bo đều gật gật
đầu hài lòng với cu Bo nhà mình.
Nhìn thằng cháu nội biết nói những câu “đầy tình người” như vậy, bà
nội Bo chạnh lòng nghĩ đến đứa cháu ngoại Bông. Con bé Bông hơn Bo một
tuổi nhưng lại vô cùng ăn tham và đanh đá. Nó đã muốn gì là đòi bằng được,
không đồng ý là nó đánh luôn.
Bố mẹ chiều, cứ thấy con lăn ra “ăn vạ” là mỗi vàng dỗ ngon dỗ ngọt
để con nín và lại mua cho con hết thứ này thứ khác để “bù”. Bố mẹ còn
không cho Bông chơi với các bạn “con nhà nghèo” ở cùng khu phố chỉ vì sợ
“bọn nó sẽ làm bẩn váy áo đẹp của Bông đấy”, hoặc mỗi khi thấy có người
ăn xin lại gần là bố mẹ Bông vội vàng xua đi hoặc kéo Bông chạy ngay khỏi
chỗ đó.
Dần dà con bé luôn cho rằng nó thuộc “đẳng cấp” khác và không cần
phải thương ai cả. Có lần bà còn nghe nó mắng cả bà ăn xin khi đến gần nó,
thế mà bố mẹ nó cũng cười cười và khen con “giỏi quá!?”
Thế mới biết trẻ con như tờ giấy trắng, những suy nghĩ, tính cách hay
tâm tính của con chính là phản ánh từ cách giáo dục, dạy dỗ và bảo ban của
người lớn, đặc biệt là ông bà cha mẹ.
Những em bé được chiều chuộng, cung phụng quá thường cũng sẽ chỉ
biết đến bản thân và coi tất cả mọi điều mình được hưởng là đương nhiên,
không quan tâm đến người khác. Hay nhiều khi, việc bố mẹ quá lạm dụng
lời khen với con cũng khiến trẻ tự phụ về bản thân và không muốn ai hơn
mình, sinh tính ích kỷ, coi thường người khác.
Nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất là từ bắt chước, nên nếu
muốn dạy con thành người biết quan tâm, chia sẻ, trước tiên bố mẹ hãy thực
hành điều đó. Hãy đối xử tốt với mọi người xung quanh, cách bạn bày tỏ
thái độ, tình cảm của mình... sẽ là tấm gương trẻ soi vào và học theo nhanh
nhất.