Bài giảng Điều khiển máy điện nâng cao - Ước lượng từ thông và điều khiển dòng trong FOC

 Trước hết, các phương pháp ước lượng từ thông rôto sẽ được khảo sát.  Ước lượng từ thông rôto thường chỉ cần thiết với động cơ KĐB.  Bài giảng này khảo sát sâu hơn về các phương pháp ước lượng từ thông rô to đã được giới thiệu ở bài giảng 5.  Bài giảng cũng khảo sát các phương pháp điều khiển dòng điện cung cấp cho động cơ thông qua bộ nghịch lưu.

pdf15 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều khiển máy điện nâng cao - Ước lượng từ thông và điều khiển dòng trong FOC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Bài giảng 7 Bài giảng Điều Khiển Máy Điện Nâng Cao Ước lượng từ thông và điều khiển dòng trong FOC TS. Nguyễn Quang Nam 2013 – 2014, HK 2 nqnam@hcmut.edu.vn 2Bài giảng 7  Trước hết, các phương pháp ước lượng từ thông rôto sẽ được khảo sát.  Ước lượng từ thông rôto thường chỉ cần thiết với động cơ KĐB.  Bài giảng này khảo sát sâu hơn về các phương pháp ước lượng từ thông rô to đã được giới thiệu ở bài giảng 5.  Bài giảng cũng khảo sát các phương pháp điều khiển dòng điện cung cấp cho động cơ thông qua bộ nghịch lưu. Giới thiệu 3Bài giảng 7  Phương pháp đã giới thiệu ở bài giảng 5, được lặp lại để đảm bảo tính hệ thống: Ước lượng gián tiếp với cảm biến tốc độ/vị trí ( )∫ += dtmslM ωωθ **  Với cảm biến vị trí  Với cảm biến tốc độ ( ) mslM dt θωθ += ∫ ** 4Bài giảng 7  Trong thực tế, vị trí của trục máy có thể được tính toán từ một cảm biến tốc độ tương đối (incremental encoder).  Phương án này có ưu điểm là bộ điều khiển gián tiếp có thể hoạt động chính xác ngay cả khi tốc độ trục máy bằng 0.  Chú ý rằng một thay đổi đột ngột của mômen sẽ dẫn đến thay đổi đột ngột của dòng điện isq, đồng thời dẫn đến một giá trị cực lớn của độ trượt ωsl.  Do đó, cần có thêm khâu giới hạn tốc độ thay đổi của isq.  Các tham số LM, LσR, và Rr ảnh hưởng đến độ chính xác. Ước lượng gián tiếp với cảm biến tốc độ/vị trí (tt) 5Bài giảng 7 Ước lượng trực tiếp với cảm biến từ trường 6Bài giảng 7  Từ thông tổng đo được: Ước lượng trực tiếp với cảm biến từ trường (tt) βα ψψψ mmm j+= r  Từ thông rôto có thể ước lượng: ( ) ssSmM iLL rrr σσψψ −−=  Việc ước lượng vị trí từ thông có phức tạp hơn so với trường hợp chọn a = 1, nhưng bộ điều khiển lại được đơn giản hóa (nhờ Lσr = 0).  Sử dụng cảm biến từ trường dẫn đến cấu hình máy phi tiêu chuẩn, và vấn đề về độ tin cậy của cảm biến. 7Bài giảng 7 Ước lượng trực tiếp với cuộn dây stato 8Bài giảng 7  Cần tích phân các điện áp cảm ứng để có từ thông stato ψs. Từ đó có thể ước lượng từ thông rôto: Ước lượng trực tiếp với cuộn dây stato (tt) sSsM iL rrr σψψ −=  Chọn a = Ls/Lm sẽ dẫn đến Lσs = 0, do đó ψM sẽ bằng ψs, như vậy tránh được việc phải đo dòng điện stato.  Sử dụng cuộn dây stato dẫn đến cấu hình máy phi tiêu chuẩn.  Việc cần tính tích phân điện áp dẫn đến hạn chế của phương pháp đối với các ứng dụng tần số thấp (đến 0). 9Bài giảng 7 Ước lượng trực tiếp với cảm biến dòng và áp  Cần liên tục xử lý dạng sóng điện áp (từ bộ nghịch lưu PWM) để ước lượng từ thông.  Điện trở stato thay đổi theo nhiệt độ làm việc gây sai số ước lượng, đặc biệt ở tốc độ thấp, khi điện áp ngõ ra của bộ nghịch lưu có mức xấp xỉ điện áp rơi trên Rs.  Phương pháp cũng không phù hợp với tần số stato = 0. 10Bài giảng 7 Ước lượng trực tiếp với cảm biến dòng và tốc độ  Sai lệch giá trị của RR, thay đổi của LM do bão hòa, và sai số đo tốc độ sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác, đặc biệt ở tần số trượt nhỏ, ứng với độ lợi tích phân lớn. 11Bài giảng 7 Ước lượng trực tiếp với cảm biến dòng và tốc độ  Ưu điểm chính của bộ quan sát này là tránh phải đo điện áp ngõ ra bộ biến đổi.  Phương án này đặc biệt có ưu thế ở tốc độ thấp, độ trượt lớn (sai số đo tốc độ/điện trở rôto không ảnh hưởng lớn).  Trong một số trường hợp, người ta kết hợp 2 bộ quan sát dựa vào cảm biến dòng điện (ứng với tốc độ thấp) và dựa vào cảm biến điện áp (ứng với tốc độ cao).  Cần chú ý đảm bảo sự chuyển đổi trơn tru giữa hai bộ quan sát (dòng điện/tốc độ và điện áp/dòng điện). 12Bài giảng 7 Kỹ thuật điều khiển dòng  Điều khiển dòng thường được đặt ra với các bộ nghịch lưu nguồn áp (dạng phổ biến) để tạo ra hệ dòng điện cần thiết nhằm điều khiển máy điện.  Bài giảng sẽ giới thiệu các kỹ thuật đối với tải 1 pha, sau đó sẽ đề cập các kỹ thuật tương ứng cho tải 3 pha. 13Bài giảng 7 Giới thiệu khâu trễ  Ký hiệu và đáp ứng của khâu trễ được thể hiện dưới đây.  Ngõ ra thay đổi giữa hai trạng thái 1 và -1 tùy theo ngõ vào, với độ trễ đáp ứng được xác định là ε. Khi x ≥ ε/2, y = 1, và khi x ≤ -ε/2, y = -1.  Khi -ε/2 ≤ x ≤ ε/2, y sẽ không thay đổi (đáp ứng trễ). 14Bài giảng 7 Điều khiển trễ  Sơ đồ khối của bộ điều khiển trễ (còn gọi là điều khiển bang-bang) cho dòng điện được thể hiện dưới đây, trong đó mục tiêu là giữ cho dòng điện i nằm trong giới hạn i* ± ∆i/2.  Bộ so sánh A cùng với khâu hồi tiếp với độ lợi ∆i/2 hiện thực khâu trễ, còn bộ so sánh B tạo tín hiệu điều khiển khóa công suất của bộ nghịch lưu. 15Bài giảng 7 Điều khiển trễ (tt)  Dạng sóng điển hình khi điều khiển trễ dòng điện. 16Bài giảng 7 Điều khiển trễ (tt)  Phương pháp điều khiển dòng đơn giản nhất.  Vì phương pháp này chỉ quan tâm đến sai lệch dòng điện so với giá trị tham chiếu, nên tần số chuyển mạch sẽ thay đổi trong một dải nào đó (có thể dẫn đến các vấn đề về tương thích điện từ).  Có thể khắc phục nhược điểm trên bằng phương pháp điều chế sóng mang (so sánh sai lệch dòng điện với sóng tham chiếu). 17Bài giảng 7 Điều khiển so sánh sóng mang  Sai lệch giữa giá trị tham chiếu và giá trị thực của dòng điện được hiệu chỉnh bởi bộ điều khiển PI, sao cho khi so sánh với sóng mang tam giác sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển thích hợp cho bộ nghịch lưu. Single phase inverter PI controller i* i 18Bài giảng 7 Điều khiển theo mô hình  Giả sử bản chất của tải là đã biết. Có thể thiết kế bộ điều khiển để từ sai lệch dòng điện, tính toán điện áp yêu cầu ở mỗi khoảng lấy mẫu, để giảm sai lệch về 0.  Trong sơ đồ khối dưới đây, ue là sức phản điện động (EMF) của tải. 19Bài giảng 7 Điều khiển theo mô hình (tt)  Dạng sóng điển hình của bộ điều khiển số theo mô hình, để ý rằng ở mỗi thời điểm lấy mẫu, sai lệch dòng điện là 0. 20Bài giảng 7 Điều khiển theo mô hình rời rạc hóa  Mô hình của tải được rời rạc hóa, dẫn đến cấu trúc bộ điều khiển dưới đây.  Chú ý: các khâu vi phân trong mô hình rời rạc gây ảnh hưởng xấu khi bị nhiễu. 21Bài giảng 7 Điều khiển dòng của tải 3 pha  Việc mở rộng các phương pháp điều khiển vừa đề cập cho tải 3 pha thường được thực hiện với sự hỗ trợ của vectơ không gian, nhờ đó giảm số bậc tự do xuống còn 2.  Bộ điều khiển cũng được hiện thực trong một hệ quy chiếu quay đồng bộ, để đơn giản hóa các yêu cầu tính toán.  Có hai kỹ thuật điều khiển dòng 3 pha. Thứ nhất, dò tìm quỹ đạo của dòng điện thực và so sánh nó với quỹ đạo dòng điện tham chiếu. Vectơ sai lệch dòng điện kết hợp điều kiện biên để chọn vectơ điện áp.  Thứ hai, mở rộng khái niệm điều khiển theo mô hình. 22Bài giảng 7 Điều khiển trễ hệ dòng điện 3 pha  Tải bao gồm tổng trở tản và sức điện động 3 pha. Bộ điều khiển so sánh các vectơ dòng điện và điều khiển trạng thái đóng ngắt của bộ nghịch lưu. 23Bài giảng 7 Điều khiển trễ hệ dòng điện 3 pha (tt)  Một phương án hiện thực bộ điều khiển được thể hiện dưới đây. Vị trí của vectơ từ thông được xác định từ vectơ sức điện động ue. 24Bài giảng 7 Điều khiển trễ hệ dòng điện 3 pha (tt)  Một “hộp” giới hạn được áp đặt đối với vectơ dòng điện thực, so với vectơ dòng điện tham chiếu.  Nếu đầu mút của vectơ sai lệch điện áp vi phạm các biên được đánh số, sẽ có các thao tác cụ thể được tiến hành (xem slide sau). 25Bài giảng 7 Điều khiển trễ hệ dòng điện 3 pha (tt)  Biên 1: Nếu vectơ tích cực hiện dùng trễ hơn ue, chọn vectơ tích cực ngược chiều kim đồng hồ kế tiếp.  Biên 2: Kiểm tra vectơ tích cực nào đang dùng và chuyển sang vectơ 0 gần nhất.  Biên 3: Nếu vectơ tích cực hiện dùng sớm hơn ue, chọn vectơ tích cực theo chiều kim đồng hồ kế tiếp.  Biên 4: Kiểm tra vectơ tích cực nào vừa được dùng và tái kích hoạt vectơ đó. 26Bài giảng 7 Điều khiển trễ hệ dòng điện 3 pha (tt)  Ví dụ của phương pháp dùng hộp giới hạn dòng điện. 27Bài giảng 7 Điều khiển theo mô hình hệ dòng điện 3 pha  Cấu trúc của bộ điều khiển. 28Bài giảng 7 Điều khiển theo mô hình hệ dòng điện 3 pha (tt)  Cấu trúc của bộ điều khiển định hướng trường. 29Bài giảng 7 Điều khiển theo mô hình hệ dòng điện 3 pha (tt)  Ví dụ đáp ứng của bộ điều khiển theo mô hình. 30Bài giảng 7 Điều khiển dòng 3 pha theo mô hình rời rạc hóa  Cấu trúc của bộ điều khiển.
Tài liệu liên quan