Bài giảng Điều tra rừng - Chương II: Khảo nghiệm loài và xuất xứ

Vai trò của khảo nghiệm loài và xuất xứ trong cải thiện giống cây rừng. Bước đầu tiên của một chương trình cải thiện giống cây rừng thì đều được bắt đầu bằng việc chọn loài và xuất xứ phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phù hợp với điều kiện sinh thái ở nơi qui hoạch trồng rừng. Để chọn được loài và xuất xứ như vậy ta phải tiến hành khảo nghiệm. KN loài và xuất xứ chính là lợi dụng những biến dị DT có sẵn trong TN một cách có cơ sở khoa học, thông qua KN gây trồng trong những điều kiện mới. Chính vì vậy, mà KN một cách nghiêm túc không những tiết kiệm được công sức, kinh phí, thời gian trước khi mở rộng một chương trình trồng rừng, mà còn tránh được những thất bị không đáng có.

pdf11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều tra rừng - Chương II: Khảo nghiệm loài và xuất xứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ 1. Vai trò của khảo nghiệm loài và xuất xứ trong cải thiện giống cây rừng. Bước đầu tiên của một chương trình cải thiện giống cây rừng thì đều được bắt đầu bằng việc chọn loài và xuất xứ phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phù hợp với điều kiện sinh thái ở nơi qui hoạch trồng rừng. Để chọn được loài và xuất xứ như vậy ta phải tiến hành khảo nghiệm. KN loài và xuất xứ chính là lợi dụng những biến dị DT có sẵn trong TN một cách có cơ sở khoa học, thông qua KN gây trồng trong những điều kiện mới. Chính vì vậy, mà KN một cách nghiêm túc không những tiết kiệm được công sức, kinh phí, thời gian trước khi mở rộng một chương trình trồng rừng, mà còn tránh được những thất bị không đáng có. 2 3Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ - Khảo nghiệm loài: Là việc đem nhiều loài cây cùng đáp ứng được mục tiêu kinh doanh để ra trồng thử ở một nơi cũng như đem trồng từng loài cây ở những nơi có điều kiện sinh thái khác nhau nhằm tìm ra những loài cây phù hợp nhất với điều kiện sinh thái ở từng vùng. - Khảo nghiệm xuất xứ: Là công việc được tiến hành trồng thử những xuất xứ khác nhau của những loài cây đã được chọn lọc trên cùng một vị trí hoặc ngược lại từng xuất xứ trên những vị trí khác nhau nhằm tìm ra những xuất xứ phù hợp nhất với từng vùng trồng rừng cụ thể. - Như vậy, theo quy luật trên khảo nghiệm loài luôn phải đi trước khảo nghiệm xuất xứ. Xong trong thực tế các nhà chọn giống đã biết một cách khá chi tiết những thông tin về những loài khảo nghiệm thì có thể tiến hành bố trí khảo nghiệm đồng thời loài và xuất xứ trong cùng một lần tại cùng một vị trí => Thí nghiệm như vậy được gọi là thí nghiệm khảo nghiệm loài – xuất xứ. => Cách bố trí này tiết kiệm được thời gian, xong đổi lại diện tích của khu vực tiến hành khảo nghiệm lại phải lớn hơn rất nhiều. 4Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ Cơ sở khoa học của khảo nghiệm loài – xuất xứ - Do kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra trong một thời gian khá dài mà dẫn tới hiện tượng phân li tính chất, nhất là loài cây rừng có phân bố rộng. Kết quả là trong phạm vi mỗi loài đã xuất hiện nhiều biến dị di truyền (của cả quần thể ứng với điều kiện đó). Đối với loài có khu phân bố càng rộng ở nhiều vị trí địa lí khác nhau thì càng có nhiều biến dị di truyền. Do đó nhà chọn giống có nhiều cơ hội lựa chọn được nhiều biến dị di truyền do nhu cầu kinh tế đặt ra và thích hợp với điều kiện vùng quy hoạch trồng rừng. - Những biến dị ở mức độ lớn chính là loài khác nhau, còn mức độ biến dị nhỏ thì tạo xuất xứ khác nhau. - Khảo nghiệm loài – xuất xứ chính là việc lợi dụng biến dị di truyền có sẵn trong tự nhiên một cách có cơ sở khoa học, nó được coi là phương pháp chọn giống nhanh và rẻ tiền nhất. Ngoài ra khảo nghiệm loài – xuất xứ còn giúp cho các nhà sản xuất tránh được những rủi do không đáng có trong sản xuất kinh doanh. 5Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ 2. Những khái niệm được dùng trong khảo nghiệm loài và xuất xứ. 2.1. Loài. (Species) Tập hợp những cá thể sinh vật có: Các đặc trưng hình thái căn bản giống nhau. Có đặc trưng sinh lý – hoá như nhau. Có cùng một khu phân bố địa lý – sinh thái. Là đặc điểm sinh thái đặc trưng bởi giới hạn sinh thái của từng nhân tố sinh thái (giới hạn dưới, dưới hạn trên, điểm cực thuận) Có thể giao phối với nhau và cho con lai hữu thụ. Giao phối: + Phải cho đời sau hữu thụ (ví dụ: ngựa lai với Lừa tạo ra con La nhưng La không gọi là loài vì đời sau bất thụ) + Để giao phối được cũng là do có sự trùng hợp về thời điểm ra hoa, cấu tạo hoa phù hợp, cũng như có sự phù hợp về sinh lý trong quá trình giao phối Có bộ NST giống nhau về số lượng, hình dạng cũng như thứ tự gen trên từng cặp NST. 6Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ 2.2. Loài phụ. (Sub species) Là đơn vị phân loại dưới loài bao gồm tập hợp các cá thể của cùng một loài có ít nhiều khác biệt với đặc trưng của loài. 2.3. Thứ (Variety – thường dùng cho TV), nòi (Race – dùng cho ĐV) Là những biến đổi xuất phát từ cùng một loài điển hình được thể hiện một cách rời rạc trong quần thụ hoang dại hay được gọi là những biến dị không gắn với một khu phân bố rõ ràng. Thứ (nòi) và loài phụ : Đơn vị phân loại dưới loài xong giữa chúng có sự khác nhau rõ ràng, loài phụ gắn với một khu phân bố xác định, thứ nằm tản mạn rời rác ở nhiều khu phân bố khác nhau. 7Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ 2.4. Nòi địa lí, xuất xứ và lô hạt. - Nòi địa lí (Geographycal race): Một loài trong quá trình sinh sản tạo ra các biến dị và làm cho số lượng lớn thêm trong khi không gian dinh dưỡng của khu phân bố thì có hạn, do vậy nó cần chiếm lĩnh những môi trường sống mới (tức là quá trình phân li tính chất). ở mỗi một môi trường mới này thì những cá thể nào thích ứng được sẽ tồn tại, còn những cá thể nào mà không thích ứng sẽ bị đào thải. (tức là những biến dị nào có lợi sẽ giữ lại còn biến dị nào không thích ứng sẽ bị đào thải). Những biến dị có lợi sẽ được tích luỹ qua thời gian sẽ hình thành nên những loài hình sinh thái đặc trưng cho mỗi vùng địa lý. Ví dụ: Gà (lấy chứng, lấy thịt, gà chọi), Khái niệm: Là một nhánh của loài bao gồm những cá thế giống nhau về di truyền có cùng nguồn gốc chiếm lĩnh một vùng lãnh thổ riêng biệt do đó đã thích nghi được vùng lãnh thổ đó qua chọn lọc tự nhiên. Mỗi nòi địa lí có đặc điểm cơ bản: + Mô tả được bằng nghiên cứu điều tra để phân biệt được với các nòi khác + Kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài thông qua chọn lọc tự nhiên + Tồn tại một cách tự nhiên trong một hoàn cảnh tương đối rõ ràng ứng với một vị trí địa lí cụ thể 8Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ 2.4. Nòi địa lí, xuất xứ và lô hạt. ....... - Xuất xứ : Là tên địa phương mà người ta tiến hành lấy vật liệu giống (hạt, hom, cành,) + Khi giữa các xuất xứ có sự khác nhau rõ ràng về hình thái và di truyền thì xuất xứ là nòi địa lí + Khi giữa các xuất xứ không có sự khác nhau về hình thái và di truyền mà chỉ khác nhau về tỷ lệ sống, sức sinh trưởng thì người ta gọi nó là kiểu sinh học (biotype) + Khi giữa các xuất xứ không có sự khác biệt nhau nào cả thì chúng đơn thuần được coi là nguồn hạt (seed source) + Khi vật liệu giống được lấy từ rừng tự nhiên (có thể rừng nguyên sinh hay thứ sinh) thì người ta gọi là xuất xứ nguyên sinh. Còn lấy hạt từ nguồn là rừng trồng thì được gọi là xuất xứ phái sinh => Xuất xứ nguyên sinh chỉ là những cây bản địa hoặc cây nhập nội. 9Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ 2.4. Nòi địa lí, xuất xứ và lô hạt. ....... - Nòi địa phương (Land race): Là một quần thể của những cá thể đã thích ứng với điều kiện hoàn cảnh được gây trồng và cho hạt hữu thụ. Khi một xuất xứ được gây trồng trong hoàn cảnh mới thì những cá thể thích ứng nhất với hoàn cảnh gây trồng, được chọn lọc tự nhiên giữ lại và có thể dùng làm nguồn hạt để gây trồng rừng mới được coi là nòi địa phương. - Lô hạt (Seed lot): Là một số lượng hạt giống được thu hái trong một lần cụ thể do một nhóm người cụ thể thực hiện ở một khu rừng cụ thể. Như vậy một xuất xứ có thể bao gồm một số lô hạt có chất lượng khác nhau (khác nhau về phẩm chất di truyền và phẩm chất gieo ươm). 10 3. Khả năng tăng thu trong chọn loài và xuất xứ. - Khái niệm tăng thu di truyền : Là phần tăng thêm đạt được (tuỳ mục tiêu kinh doanh) nhờ việc áp dụng các biện pháp chọn lọc. - Qua khảo nghiệm loài và xuất xứ ta còn thu được một lượng tăng thu di truyền nhất định + Khả năng tăng thu khi chọn loài và xuất xứ còn phụ thuộc vào: Đặc điểm biến dị, phạm vi phân bố của loài và phạm vi biến dị. 11 Chương II. Khảo nghiệm loài và xuất xứ 4. Trật tự công việc trong khảo nghiệm loài - xuất xứ. - Để cho khảo nghiệm loài – xuất xứ thành công tránh được rủi ro không đáng có cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước sau đây: bao gồm 8 bước chính + Thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu khảo nghiệm (chọn loài xuất xứ để làm gì và ở đâu?) + Thứ hai: Tham khảo tài liệu: + Thứ ba: Xây dựng kế hoạch khảo nghiệm bao gồm kết luận công việc, tổng kinh phí, nhân lực và đất đai. + Thứ tư: Thu thập loài và xuất xứ cho khảo nghiệm. + Thứ năm: Thiết kế kỹ thuật vườn ươm và đánh giá sớm bao gồm chọn đất sau đó thiết kế sơ đồ vườn ươm và chăm sóc cây con, đánh giá sớm. + Thứ sáu: Thiết kế thí nghiệm khảo nghiệm ở rừng trồng ,chọn lập địa thiết kế sơ đồ trồng và chọn giải pháp phù hợp. + Thứ bảy: Đánh giá kết quả khảo nghiệm thu được số liều, phân tích số liệu và đánh giá số liệu.( từng thời kỳ, mỗi cấp tuổi, rừng non, rừng sào,...). + Thứ tám: Chọn quần thụ lấy giống => thu thập hạt => chế biến cất giữ hạt có thể trao đổi hạt giống.
Tài liệu liên quan