TẠI SAO PHẢI BẢO VỆ NGUỒN GEN CÂY RỪNG.
Khái niệm chung : Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn các đa dạng di
truyền cần thiết cho các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện
giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác.
Có 3 lý do chính giải thích nguyên nhân này là:
Lý do thứ nhất: Rừng tự nhiên đang bị suy giảm cả về số lượng và chất
lượng
Lý do thứ hai: Trồng rừng không theo qui hoạch và không tập chung vào
những loài cây bản địa có khả năng bị tiêu diệt mà thường tập chung vào
những loài có giá trị kinh tế, dễ gây trồng.
Lý do thứ ba: Kinh nghiệm rút ra từ các nước tiên tiến cho thấy khi kinh tế
còn kém phát triển và ngay trong tiến trình phát triển kinh tế nói chung và
kinh tế lâm nghiệp nói riêng thì hầu hết các quốc gia chỉ chú ý đến phát
triển về mặt kinh tế đối với những loài có giá trị kinh tế cao mà không chú
trong đến những loài ít có giá trị.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều tra rừng - Chương VIII: Bảo tồn nguồn gen cây rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
1. TẠI SAO PHẢI BẢO VỆ NGUỒN GEN CÂY RỪNG.
Khái niệm chung : Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn các đa dạng di
truyền cần thiết cho các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện
giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác.
Có 3 lý do chính giải thích nguyên nhân này là:
Lý do thứ nhất: Rừng tự nhiên đang bị suy giảm cả về số lượng và chất
lượng
Lý do thứ hai: Trồng rừng không theo qui hoạch và không tập chung vào
những loài cây bản địa có khả năng bị tiêu diệt mà thường tập chung vào
những loài có giá trị kinh tế, dễ gây trồng.
Lý do thứ ba: Kinh nghiệm rút ra từ các nước tiên tiến cho thấy khi kinh tế
còn kém phát triển và ngay trong tiến trình phát triển kinh tế nói chung và
kinh tế lâm nghiệp nói riêng thì hầu hết các quốc gia chỉ chú ý đến phát
triển về mặt kinh tế đối với những loài có giá trị kinh tế cao mà không chú
trong đến những loài ít có giá trị.
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RỪNG.
2.1. Bảo vệ nguồn gen cây rừng, bảo tồn các đa dạng di truyền.
Mục đích chính của bảo tồn nguồn gen là giữ được vốn gen lâu dài cho công
tác cải thiện giống, nên bảo tồn nguồn gen cho bất cứ một loài động thực vật nào
trước hết cũng là lưu giữ các đa dạng di truyền vốn có của chúng để làm nền cho các
công tác chọn giống. Đa dạng loài đồng nghĩa với đa dạng sinh học, bảo tồn các dạng
biến dị sống dưới loài (di truyền) và bảo tồn các biến dị cá thể và các dạng vật chất
di truyền.
Biến dị di truyền cây rừng bao gồm: Biến dị giữa các loài nghĩa là sự đa dạng
của các loài cây rừng, biến dị mức dưới loài bao gồm các biến dị xuất xứ, biến dị cá
thể. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn không theo khuôn mẫu chung mà tuỳ trường hợp cụ
thể:
- Có loài có giá trị kinh tế, có nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Lý do là do chúng là loài đặc hữu
- Trong một loài không phải bảo tồn tất cả biến dị dưới loài, thường bảo tồn
các biến bị có ý nghĩa khoa học và kinh tế.
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
2.2. Bảo tồn gắn với bảo vệ thiên nhiên.
Với đặc điểm có tính đa dạng cao về thành phần loài, nguồn gen cây
rừng rất phong phú, trong đó một số loài là chưa có ích hoặc chưa biết giá
trị sử dụng của chúng, số loài được gây trồng và sử dụng không nhiều, đặc
biệt hơn là hầu hết các loài cây rừng có đời sống dài ngày, phân bố rộng với
nhiều biến dị chưa được tìm ra. Vì vậy, nhiệm vụ của bảo tồn tính đa dạng
di truyền, bảo tồn nguồn gen cây rừng còn có nét đặc thù là phải gắn với
nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên.
Tuy nhiên, giữa bảo tồn nguồn gen và bảo tồn tự nhiên có sự khác biệt như:
- Đối tượng của bảo tồn tự nhiên là bảo vệ hệ sinh thái (ĐV, TV,
VSV,...).
- Đối tượng của bảo tồn nguồn gen cây rừng là các biến dị di truyền.
Vì thế, ngay trong một khu bảo tồn tự nhiên có thế bao gồm nhiều khu bảo
tồn nguồn gen. Để bảo tồn nguồn gen trong một loài cây nào đó người ta có
thể thiết lập nhiều địa điểm bảo tồn ở các khu bảo tồn tự nhiên khác.
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
3. CÁC ƯU TIÊN TRONG BẢO VỆ NGUỒN GEN CÂY RỪNG.
3.1. Các loài cần được ưu tiên.
- Các loài có nguy cơ bị tiêu diệt, tuyệt chủng (mức độ nguy cấp)
+ Số lượng cá thể rất ít, biến động số lượng theo thời gian, biến động giảm dần.
+ Mất cân đối về tỷ lệ cá thể theo tuổi hoặc theo cấp tuổi, trong đó cá thể tuổi
non tỷ lệ ít hơn hoặc tỷ lệ cây tái sinh ít.
+ Khả năng ra hoa, quả, khả năng kết hạt chắc (hữu thụ).
- Mất cân bằng giới tính (loài tỷ lệ đực/cái).
+ Các loài có giá trị kinh tế.
+ Các loài có giá trị xã hội – khoa học: Thể hiện vai trò với sự phát triển ngành
nghề truyền thống (cây Điều, Tràm,... => tạo ra phẩm nhuộm tự nhiên)
+ Các loài đặc hữu: Chỉ có ở một khu vực (quốc gia, vùng lãnh thổ, địa
phương).
Loài càng có nhiều tiêu chí quan trọng càng được ưu tiên trong bảo tồn.
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
3.2. Các vùng cần được ưu tiên bảo tồn.
Các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới:
- Có nhiều loài cây trong đó nhiều loài chưa biệt được giá trị sử
dụng, chưa có thông tin lưu trữ. (hiện nay phát hiện nhiều loài
thực vật bậc cao mới).
- Thường gắn với những nước nghèo, kém phát triển về kinh tế.
Các nước này sử dụng tài nguyên rừng kém bền vững, đẩy
nhanh tốc độ mất nguồn gen quí.
- Các vùng ôn đới số lượng loài ít trong khi công tác bảo tồn
nguồn gen đã được tiến hành từ rất lâu và tương đối phát triển.
Các vùng gắn với các nước giàu và phát triển, các nước này tài
nguyên rừng được sử dụng rất bền vững.
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
3.3. Các hoạt động cần phải ưu tiên.
- Điều tra khảo sát (Survey): Nhằm thu thập thông tin cần thiết để xác định đối tượng bảo tồn (xác
định loài, xác định địa điểm) => sự cần thiết bảo tồn.
- Tài liệu đã có, điều tra sơ bộ ở tong địa điểm.
- Khảo sát đánh giá: Đưa ra con số cụ thể về mức độ nguy cấp, về điều kiện kinh tế – xã hội liên
quan của vùng bảo tồn, đề xuất được giải pháp cụ thể.
- Xây dựng khu bảo tồn:
+Giữ gìn nguyên vẹn
+ Phát triển các loài cần bảo tồn ở một khu vực mới
+ Hỗ trợ, xây dựng hồ sơ quản lý, theo dõi hướng phát triển
- Sử dụng khu bảo tồn và đối tượng bảo tồn.
Trong tương lai, việc sử dụng các loài bảo tồn với nhiều mục đích khác nhau như:
+ Cung cấp nguồn gen cho cải thiện giống (tăng năng suất, chất lượng của cây trồng).
+ Trao đổi nguồn gen (giống) với các tổ chức sưu tầm động thực vật, các vườn thực vật trên
thế giới.
+ Sử dụng các hoạt động nghiên cứu có vấn đề tiềm ẩn
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
4. Các nhân tố chính làm căn cứ xác định chiến lược bảo
tồn
- Chiến lược bảo tồn cần giải quyết các vấn đề như:
- Cần bảo tồn bằng phương pháp nào?
- Số lượng khu bảo tồn là bao nhiêu?
- Qui mô? diện tích?
- Sử dụng các sản phẩm làm gì?
- Các giải pháp bảo vệ tăng đối tượng bảo tồn? (các giải
pháp về kinh tế, xã hội, giải pháp về kỹ thuật,...).
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
4.1. Mục tiêu của bảo tồn.
Theo các qui định về quản lí nguồn gen, mục tiêu
bảo tồn cho các loài cây trồng thường phục vụ cho
cải thiện giống trước mắt và lâu dài phục vụ trao
đổi giống. Vì vậy, trong chiến lược bảo tồn việc lựa
chọn loài phải theo tiêu chí cung cấp nguyên liệu có
giá trị kinh tế cao cho xã hội người ta qui định các
loại thực vật bậc cao, khích thước lớn đều có giá trị
nhất định.
Ch¬ng VIII. B¶o tån nguån gen c©y rõng
4.2.Bản chất của vật liệu bảo tồn.
4.2.1.Tuổi thọ tự nhiên: (độ dài vòng đời)
- Tuổi thọ tự nhiên của các loài cây lấy gỗ thường là cao, ta thực hiện bảo tồn tại chỗ, bảo tồn ngoại
vi, bảo tồn trong phòng.
- Loài cây có tuổi thọ tự nhiên ngắn (vd: Sa nhân,...) bảo tồn trong phòng là tốt hơn cả.
- Loài cây có khả năng tái sinh kém thì bảo tồn trong phòng là duy nhất.
4.2.2.Phương thức thụ phấn. Bao gồm các kiểu thụ phấn và tác nhân thụ phấn.
- Nếu thụ phấn ngẫu nhiên thì số lượng phải đủ lớn
- Nếu thụ phấn có lựa chọn thì các cá thể có quan hệ gần gũi không được đứng gần nhau.
- Đối tượng thụ phấn nhờ gió đòi hỏi kích thước khu bảo tồn lớn hơn đối tượng thụ phấn nhờ côn
trùng.
- Đối tượng thụ phấn nhờ côn trùng đòi hỏi phải tạo điều kiện cho các tác nhân thụ phấn nhờ côn
trùng.
4.2.3.Biến dị trong loài. Bao gồm:
- Biến dị địa lí (thường di truyền)
- Biến dị sinh thái địa lí (thường không di truyền)
- Biến dị cá thể (thường di truyền)
Một số loài càng có nhiều biến dị dưới loài càng xây dựng nhiều khu bảo tồn.