1. Định giá bán sản phẩm trong DN
Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán SP.
Phương pháp định giá bán SP thông thường.
Định giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công.
Định giá bán sản phẩm mới
Định giá bán SP trong một số trường hợp đặc biệt
Định giá bán sản phẩm tiêu thụ nội bộ.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4441 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Định giá sản phẩm, kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện tài chính KHOA KẾ TOÁN – BỘ MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Biên soạn:Ths. Nguyễn Vũ Việt Ths. Trần Văn Hợi Ths. Mai Thị Bích Ngọc Nội dung nghiên cứu Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị doanh thu. Kế toán chi tiết kết quả kinh doanh. 1. Định giá bán sản phẩm trong DN Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán SP. Phương pháp định giá bán SP thông thường. Định giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Định giá bán sản phẩm mới Định giá bán SP trong một số trường hợp đặc biệt Định giá bán sản phẩm tiêu thụ nội bộ. Lý thuyết kinh tế của quá trình định giá bán SP Mục đích kinh doanh là lợi nhuận tối đa. Phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi nhuận: Những vấn đề lý thuyết kinh tế của QT định giá bán. Mục đích kinh doanh là lợi nhuận tối đa. Bù đắp được các chi phí bỏ ra và có lãi, Tối đa hoá lợi nhuận. Giá bán mong muốn là giá mà trước hết phải đủ để bù đắp, trang trải các chi phí và có lãi. Trong quá trình định giá bán sản phẩm phải nghiên cứu, xét xét kỹ phạm vi các chi phí được giới hạn, tính toán như thế nào vào trong giá bán sản phẩm phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Thể hiện sự tác động và ảnh hưởng của các nhân tố giá bán, khối lượng tiêu thụ và chi phí đến lãi, lỗ của DN. Lý thuyết kinh tế của QT định giá bán SP Lý thuyết KT của quá trình định giá bán SP là những hiểu biết về mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng và lợi nhuận. Là sự hiểu biết về kinh tế vi mô để vận dụng vào quá trình định giá bán SP. Trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sẽ có rất nhiều nhân tố tác động làm thay đổi các số liệu kế hoạch, dự kiến. Lý thuyết kinh tế của QT định giá bán SP Việc định giá bán SP cần phải nghiên cứu, xem xét: - Điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Mức thu nhập, sở thích, thị hiếu người tiêu dùng, mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của SP. Chính sách tài chính, thuế của nhà nước. Lý thuyết kinh tế của QT định giá bán SP Lưu ý 1) Giá bán SP không thể là một giá “ổn định tuyệt đối” 2) DN có thể tăng doanh thu khi có chính sách giảm giá 3) Khối lượng SP tiêu thụ tăng sẽ làm tổng chi phí tăng 4) Chính sách tăng doanh thu thích hợp. Phương pháp định giá bán SP thông thường Các khái niệm Định giá bán sản phẩm dựa vào giá thành sản xuất Định giá bán sản phẩm theo biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ. Các khái niệm Chi phí gốc là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng DN mà chi phí gốc có để được xác định là : - Chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm: là giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Toàn bộ biến phí về sản xuất, biến phí về tiêu thụ và quản lý: là biến phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ Các khái niệm Chi phí cộng thêm. Là phần chi phí cộng thêm vào chi phí gốc để xác định giá bán, đảm bảo cho DN có thể bù đắp tất cả chi phí và thỏa mãn mức hoàn vốn mong muốn. Chi phí cộng thêm được tính theo tỷ lệ cộng thêm. Do giới hạn, phạm vi chi phí tính vào chi phí gốc khác nhau, nên có 2 phương pháp định giá bán SP thông thường là: - Định giá bán SP dựa vào Z sản xuất - Định giá bán SP dựa vào biến phí của Z toàn bộ. Định giá bán SP dựa vào Z sản xuất Chi phí gốc làm cơ sở xác định giá bán là Z sản xuất sản phẩm, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung. Định giá bán SP dựa vào Z sản xuất Chi phí cộng thêm: Căn cứ vào chính sách định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp để xác định phần chi phí cộng thêm Đủ để bù đắp phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Đạt mức lợi nhuận mong muốn. Định giá bán SP theo biến phí trong Z toàn bộ của SP tiêu thụ. Chi phí gốc làm cơ sở xác định là biến phí trong Z toàn bộ của SP tiêu thụ, bao gồm: Biến phí sản xuất Biến phí bán hàng Biến phí QLDN Định giá bán SP theo biến phí trong Z toàn bộ của SP tiêu thụ. Chi phí cộng thêm: Căn cứ vào chính sách định giá bán sản phẩm của DN để xác định phần chi phí cộng thêm theo một tỷ lệ hợp lý so với chi phí gốc. Đủ để bù đắp định phí chi phí sản xuất chung, định phí chi phí bán hàng và định phí chi phí quản lý DN. Đạt mức lợi nhuận mong muốn. Định giá bán SP theo CPNVL và CPNC Điều kiện áp dụng Nội dung phương pháp định giá Ví dụ minh họa Điều kiện áp dụng Áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện, cung cấp dịch vụ như dịch vụ về sửa chữa, về tư vấn pháp lý, sản xuất theo ĐĐH, khối lượng sản phẩm ít, mặt hàng nhiều. Định giá bán sản phẩm mới Khái niệm sản phẩm mới Yêu cầu của việc định giá Phương pháp định giá Kết luận Định giá bán SP các trường hợp đặc biệt Các trường hợp đặc biệt Yêu cầu của việc định giá Phương pháp định giá Kết luận Các trường hợp đặc biệt Thị trường tiêu thụ mới Khách hàng nước ngoài Khối lượng đơn đặt hàng nhiều Yêu cầu của việc định giá Phải đánh giá đúng năng lực sản xuất Phải đánh giá đúng khả năng cạnh tranh Phải đánh giá đúng những khó khăn, thuận lợi. Để đưa ra chính sách giá bán hợp lý Phương pháp định giá DN định giá bán sản phẩm trên cơ sở biến phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. Xác định được phạm vi giá linh hoạt để có thể thu được lợi nhuận mong muốn khi có khả năng tận dụng cơ hội có được để tăng thu nhập. Định giá sản phẩm tiêụ thụ nội bộ Điều kiện áp dụng Nguyên tắc định giá Phương pháp định giá Kết luận Điều kiện áp dụng Trường hợp có sự cung cấp, phục vụ sản phẩm, lao vụ lẫn cho nhau hoặc tiêu thụ nội bộ công ty, tổng công ty thì phải xác định giá bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chuyển giao nội bộ. Nguyên tắc định giá Đảm bảo được lợi ích kinh tế của các đơn vị thành viên và lợi ích chung của toàn Cty, Tổng cty. Bù đắp được chi phí thực hiện sản phẩm. Là cơ sở để đánh giá kết quả HĐSXKD của từng đơn vị thành viên. Khai thác được lợi thế , khắc phục được khó khăn của các đơn vị thành viên cũng như toàn DN vì lợi ích chung. Phương pháp định giá Theo biến phí sản xuất sản phẩm. Theo giá thị trường Theo giá thoả thuận. Định giá nội bộ theo biến phí SXSP Giá bán tiêu thụ nội bộ bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Biến phí sản xuất chung. Định giá nội bộ theo giá thị trường Yêu cầu: - Phải có sự nhất trí giữa đơn vị bán và đơn vị mua về giá cả và các điều kiện khác. Mọi sự bất đồng giữa đơn vị bán, mua cần phải được giải quyết triệt để bởi một hội đồng trung gian của Cty. Ban lãnh đạo cty cũng cần phải có sự can thiệp khi cần thiết. Định giá nội bộ theo giá thỏa thuận Yêu cầu: Đảm bảo được lợi ích kinh tế của từng đơn vị thành viên và của cty Đảm bảo khai thác hết khả năng, năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh. Khắc phục được những hạn chế về sản xuất, tiêu thụ của các đơn vị thành viên. 2. kế toán quản trị doanh thu Các loại doanh thu Kế toán quản trị doanh thu Chứng từ Tài khoản sử dụng Sổ kế toán chi tiết Đọc tài liệu 3. kế toán quản trị kết quả kinh doanh Phương pháp xác định kết quả kinh doanh Kế toán quản trị kết quả kinh doanh Chứng từ Tài khoản sử dụng Sổ kế toán chi tiết Đọc tài liệu Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!