Bài giảng Định tội danh

1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐTD là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, trong đó chủ thể tiến hành ĐTD căn cứ vào các QPPL để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế với có phải là tội phạm không; nếu có thì là tội gì, theo Điều Khoản nào của Bộ luật hình sự.

pdf15 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Định tội danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH TỘI DANH 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐTD là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, trong đó chủ thể tiến hành ĐTD căn cứ vào các QPPL để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trên thực tế với có phải là tội phạm không; nếu có thì là tội gì, theo Điều Khoản nào của Bộ luật hình sự. 2. CHỦ THỂ TIẾN HÀNH ĐỊNH TỘI DANH 1. Có thể phân thành ĐTD theo quy trình TTHS và ĐTD không theo quy trình TTHS. 2. Nếu ĐTD theo nghĩa là quy trình TTHS thì chủ thể bao gồm những người THTT và một số người tham gia TT, trong đó có Bị can, Bị cáo và Người bào chữa cho họ 3. Tuy cũng dựa trên cơ sở các tình tiết thực tế khách quan và quy định của luật để ĐTD ( như các chủ thể ĐTD khác ) nhưng mục đích ĐTD của Bị can, Bị cáo và Người bào chữa là để thực hiện chức năng bào chữa. 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐTD 1. Phải xác định hành vi nguy hiểm xảy ra trên thực tế ( quá trình điều tra, chứng minh ); 2. Đối chiếu với quy định của pháp luật ( lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng ) 3. Kết luận các nội dung của ĐTD ( có tội không; Nếu có thì là tội gì ) 4. Đặc điểm và yêu cầu của hoạt động ĐTD 1) ĐTD là một hoạt động nhận thức 2) ĐTD là một hoạt động pháp lý 3) ĐTD là một hoạt động tố tụng 4.1. ĐTD là một hoạt động nhận thức 1) Phải có sự nhận thức chính xác, đầy đủ về hành vi nguy hiểm xảy ra trên thực tế - Phải tuân theo đúng quy luật của sự nhận thức; - Phải tuân theo các quy luật khách quan khác 2) Phải có sự nhận thức đúng đắn về pháp luật 4.2 ĐTD là hoạt động pháp lý i) Để kết luận một hành vi nguy hiểm có hải là tội phạm không, nếu có thì là tội phạm gì đều phải có căn cứ pháp lý ii) Vấn đề phải dựa trên căn cứ pháp lý nào ? - Phải dựa vào quy định của BLHS. - Trong nhiều trường hợp phải dựa vào quy định của các ngành luật khác liên quan. 4.2 ĐTD là hoạt động TTHS ĐTD phải tuân thủ đúng quy trình, thủ tục do BLTTHS quy định. 5. Nội dung của hoạt động ĐTD Hành vi được thực hiện có phải là tội phạm không ? Nếu có thì là tội gì, theo Điều khoản nào của BLHS ? 6. MÔ HÌNH PHÁP LÝ CỦA ĐTD Cấu thành tội phạm với tính chất là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, điển hình của tội phạm chính là mô hình pháp lý của ĐTD CTTP KHÁCH THỂ MẶT CH.QUAN MẶT K.QUAN CHỦ THỂ Trong 4 yêu tố CTTP có nhiều dấu hiệu khác nhau.Trong đó có những dấu hiệu bắt buộc phải có hành vi mới cấu thành tội phạm hoặc không cấu thành tội phạm này nhưng lại có thể cấu thành tôi phạm khác 7. Định tội danh trong một số trường hợp đặc biệt 7.1. Trường hợp một hành vi cấu thành nhiều tội phải định là nhiều tội i) Một hành vi bao gồm nhiều tình tiết, cấu thành nên tội phạm thứ nhất, nhưng còn những tình tiết không thuộc cấu thành của tội phạm này, khi kết hợp với các tình tiết khác cấu thành nên tội phạm thứ hai ( Trừ trường hợp đã được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của chính tội phạm thứ nhất ); ii) Một hành vi cấu thành nên một tội phạm độc lập, đồng thời cấu thành tội phạm thứ hai với vai trò là hành vi đồng phạm; iii) Một hành vi đồng thời cấu thành hai tội phạm đều với vai trò là hành vi đồng phạm 7.2. Trường hợp một hành vi cấu thành nhiều tội nhưng chỉ định là một tội I )Một hành vi cấu thành hai tội nhưng giữa hai tội có quan hệ giữa cái chung và cái riêng; ii) Một hành vi cấu thành hai tội nhưng hai tội vừa có dấu hiệu tăng nặng đặc biệt hoặc giảm nhẹ đặc biệt; iii) Một hành vi cấu thành hai tội nhưng một tội có dấu hiệu tăng nặng đặc biệt, một tội có dấu hiệu giảm nhẹ đặc biệt; iv) Một hành vi cấu thành nhiều tội nhưng đã được nhà làm luật thu hút thành môt tội độc lập khi ban hành luật