Bài giảng độc học môi trường

Độc học môi trường là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các tác động gây hại của độc chất, độc tố trong môi trường đối với các sinh vật sống và con người đặc biệt là tác động lên các quần thể và cộng đồng trong hệ sinh thái. Tác nhân gây độc là bất kỳ một chất độc nào gây nên những hiệu ứng xấu cho sức khoẻ hoặc gây chết. Tất cả các chất đều chỉ có tính độc tiềm tàng, chỉ có liều lượng(hay nồng độ) hiện diện của chất độc đó mới quyết định nó có gây độc hay không. Liều lượng độc là một đơn vị của sự xuất hiện các tác nhân hoá học, vật lý hay sinh học. Liều lượng có thể diễn tả qua đơn vị khối lượng hay thể tích trên một trong lượng cơ thể (mg,g ml/kg trọng lượng cơ thể) hay đơn vị khối lượng hay thể tích trên một đơn vị bề mặt cơ thể (mg,g ml/m2 bề mặt cơ thể). Đối tượng nghiên cứu của độc học môi trường: Nghiên cứu sự biến đổi, tồn lưu và tác động của tác nhân gây ô nhiễm vốn có trong thiên nhiên và các tác nhân nhân tạo, đã ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật trong hệ sinh thái, các tác động có hại đến cho con người.

doc90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8929 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng độc học môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG KHOA MÁY TÀU BIỂN BÀI GIẢNG ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG TÊN HỌC PHẦN: ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ HỌC PHẦN:12521 TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG, 2009 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Khái niệm về độc chất học(3 tiết) 1.1.1.Khái niệm độc học. 1.1.2.Phân loại tác nhân độc học 1.1.3.Tính độc. Các đặc trưng của tính độc 1.2.Quan hệ giữa liều lượng và sự phản ứng 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Đánh giá độc học cấp tính 1.2.3. Đánh giá độc học mãn tính 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa liều lượng và sự phản ứng CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ CỦA ĐỘC HỌC 2.1. Nguyên tắc chung 2.2. Phương thức chất độc đi vào cơ thể sống 2.2.1.Quá trình hấp thụ 2.2.2 Quá trình phân bố 2.2.3. Quá trình chuyển hoá 2.2.4.Quá trình tích tụ hoặc đào thải 2.3. Tác động của chất độc đối với cơ thể (3 tiết) 2.3.1. Các dạng của tác động 2.3.2. Các dạng phản ứng của cơ thể với chất độc 2.4. Ảnh hưởng của chất độc đối với một số cơ quan trong cơ thể 2.4.1. Độc học hệ thần kinh(1 tiết) 2.4.2. Độc học hệ hô hấp 2.4.3. Độc học của gan 2.4.4. Độc học của thận 2.4.5. Độc học của Da CHƯƠNG 3. ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG 3.1. Độc học môi trường đất 3.1.1. Độc chất trong môi trường đất 3.1.2. Con đường xâm nhập của độc chất từ đất vào cơ thể sinh vật 3.1.3. Cơ chế xâm nhập của độc chất vào đất 3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độc chất trong môi trường đất 3.1.5. Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất 3.1.6. Độc chất từ chất thải công nghiệp 3.1.7. Độc chất từ hoạt động nông nghiệp 3.1.8. Độc chất bởi các tác nhân sinh học. 3.1.9. Độc chất thoát ra từ trong đất 3.1.10. Các chất độc trong trần tích đáy 3.2. Độc học môi trường nước 3.2.1. Tổng quan về độc học môi trường nước 3.2.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến độc tính. 3.2.3. Ảnh hưởng của độc chất trong môi trường nước. 3.2.4 Nguồn độc chất trong các môi trường nước 3.3. Độc học môi trường không khí. 3.3.1. Tổng quan. 3.3.2. Quá trình lan truyền độc chất trong không khí CHƯƠNG 4. ĐỘC HỌC CỦA MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4.1. Độc học của một số tác nhân hoá học (4 tiết) 4.1.1. Độc học của một số kim loại nặng lên cơ thể (Hg,Pb,As...) 4.1.2. Độc học của một số chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu 4.1.3. Độc học của một số chất khí CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG(5 TIẾT) Khái niệm về độc chất học(3 tiết) Khái niệm độc học. (1,5tiết) Độc học môi trường là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các tác động gây hại của độc chất, độc tố trong môi trường đối với các sinh vật sống và con người đặc biệt là tác động lên các quần thể và cộng đồng trong hệ sinh thái. Tác nhân gây độc là bất kỳ một chất độc nào gây nên những hiệu ứng xấu cho sức khoẻ hoặc gây chết. Tất cả các chất đều chỉ có tính độc tiềm tàng, chỉ có liều lượng(hay nồng độ) hiện diện của chất độc đó mới quyết định nó có gây độc hay không. Liều lượng độc là một đơn vị của sự xuất hiện các tác nhân hoá học, vật lý hay sinh học. Liều lượng có thể diễn tả qua đơn vị khối lượng hay thể tích trên một trong lượng cơ thể (mg,g ml/kg trọng lượng cơ thể) hay đơn vị khối lượng hay thể tích trên một đơn vị bề mặt cơ thể (mg,g ml/m2 bề mặt cơ thể). Đối tượng nghiên cứu của độc học môi trường: Nghiên cứu sự biến đổi, tồn lưu và tác động của tác nhân gây ô nhiễm vốn có trong thiên nhiên và các tác nhân nhân tạo, đã ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật trong hệ sinh thái, các tác động có hại đến cho con người. Phân loại tác nhân độc học Trong hệ sinh thái tồn tại rất nhiều loại độc chất khac nhau, với những mức độ tác động trên mỗi loại đối tượng cũng khác nhau và con đường xâm nhập, gâu hại cũng rất đa dạng...do đó tuỳ theo mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu mà chúng ta có cơ sở để phân loại độc chất thích hợp. 1. Phân loại theo nồng độ liều lượng: - Chất độc theo nồng độ: Nồng độ nền: là nồng độ của các nguyên tố sẵn có trong môi trường tự nhiên trong sạch, tức là nồng độ hiện diện của chúng không gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và sinh vật không làm giảm chất lượng các môi trường thành phần. Hầu hết các nguyên tố hoá học đều hiện diện với một nồng độ thích hợp trong môi trường. Chúng là các nguyên tố có ích góp phần tạo nên và duy trì sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, một số trong chúng là các chất độc tiềm tàng. Khi nồng độ – liều lượng hiện diện của chúng tăng cao và vượt qua một giới hạn nhất định thì các chất độc tiềm tàng này sẽ phát huy độc tính của nó lên vật tiếp xúc. Cần quan tâm đến môi trường hiện diện của loại độc chất nồng độ – liều lượng này. Nếu tồn tại trong đất, đá thì nồng độ cho phép cao hơn hiện diện trong môi trường nước hay không khí rất nhiều. Một chất có nồng độ rất nhỏ trong nước có thể gây độc nghiêm trọng cho hệ sinh thái thuỷ. Ngược lại, trong đất đá nồng độ của chúng rất cao nhưng có thể chưa có tác hại đối với sinh vật. VD. Các nguyên tố vi lượng như Cd, Co, Cu, Fe... Tính độc của chất độc nồng độ – liều lượng liên quan đến 2 yếu tố: + Liền lượng (nồng độ) chất độc + Tính nhạy cảm của sinh vật đối với những chất độc - Chất độc bản chất Trong môi trường tự nhiên có những chất thể hiện tính độc ngay khi tồn tại ở dạng nguyên thuỷ của nó. Khả năng gây độc của loại độc chất, độc tố này tác dụng với bất kể nồng độ hay liều lượng lớn hay nhỏ. VD. H2S, CCl4, CH3Hg... Tính độc của chất độc bản chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là dạng cấu trúc hoá học của nó: + Chất độc dạng hợp chất hydrocacbon có tính độc tỷ lệ thuận với số nguyên tố các bon trong phân tử. + Những chất vô cơ có cùng nguyên tố thì chất nào có số nguyên tử ít hơn sẽ độc hơn. VD. CO độc hơn CO2 + Số nguyên tử halogen thay thế hydro càng nhiều thì chất đó càng độc. 2. Phân loại theo mức độ nguy hiểm Mức độ nguy hiểm của một loại chất độc trên một đối tượng nghiên cứu xác định thường được phân loại theo giá trị LD50 hay LC50. Mức độ nguy hiểm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như dạng tồn tại, con đường xâm nhập vào cơ thể sinh vật. Rất độc: LD50 < 100mg/kg Độc cao: LD50 = 100 – 300mg/kg Độc vừa: LD50 = 300 – 1000mg/kg Độc ít: LD50 > 1000mg/kg Chất gây nhiễm độc nồng độ: mức độ gây độc của nhóm chất này phụ thuộc vào lượng chất thâm nhập vào cơ thể sống. ở dưới liều gây chết, chất dần dần được phân giải và bài tiết ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên chúng có thể gây độc mãn tính cho những người có thời gian tiếp xúc lâu với hoá chất. Chất gây nhiễm độc mãn tính: là chất có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể và gây ra những biến đổi sinh lý có hại cho cơ thể sống. Ngoài ra đối với một số chất có khả năng gây ung thư, quái thai và ảnh hưởng di truyền đối với những người tiếp xúc lâu dài. 3. Phân loại theo nguồn gốc độc chất Độc chất trong tự nhiên xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau như nguồn gốc sinh hoá, hoá học, chất phóng xạ... Độc tố sinh học: là các tác nhân được sinh ra từ vi khuẩn, vi trùng, độc tố tiết ra từ thực vật, động vật, sản phẩm của quá trình phân huỷ động thực vật chết dưới tác dụng của vi sinh vật, quá trình biến đổi gen, độc tố từ các loại nấm, côn trùng... Chất độc hoá học: Trong tự nhiên, các chất độc có nguồn gốc từ hoá chất, là sản phẩm của các phản ứng hoá học, từ các ngành công nghiệp, chất thải công nghiệp...Mức độ gây độc của chúng tuỳ thuộc nhiều vào cấu trúc hoá học, nồng độ tác động của chúng và trạng thái của cơ thể nhận chất độc. Chất độc có nguồn gốc hoá học có thể tồn tại ở ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí.Tuỳ theo khả năng phân tán vào cơ thể con người mà tác động gây độc của mỗi dạng khác nhau. Các chất khí dễ thấm vào cơ thể người nên mức độ gây độc cũng cao hơn chất lỏng và chất rắn. Chất độc phóng xạ: Tia phóng xạ là những tia mắt thường không nhìn thấy được, phát ra từ các nguyên tố phóng xạ như uranium, coban, radium...Hạt nhân nguyên tử phóng xạ có thể phát ra các tia như sau: Tia a (anpha)là chùm hạt nhân mang điện tích dương. Có khả năng đâm xuyên kém nhưng mức độ iôn hoá rất cao. Tia b (beta) là chùm hạt mang điệm tích bằng 1, có khả năng đâm xuyên lớn hơn tia a Tia g (gama) là một bức xạ điện từ phát ra từ hạt nhân nguyên tử, nó có khả năng gây hiện tượng iôn hoá gián tiếp và có khả năng đâm xuyên lớn qua cá lớp vật chất dầy. 4. Phân loại theo trạng thái tồn tại Tác nhân hoá học: các chất độc tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất, dạng ion hay phân tử thì khả năng gây độc cũng khác nhau. Tác nhân vật lý: là các tác nhân gây độc cho sinh vật do các hiệu ứng vật lý như: tiếng ồn, nhiệt độ, áp suất, ánh sáng.... 5. Phân loại theo đường xâm nhập và gây hại Chất độc thâm nhập vào các đối tượng trong hệ sinh thái bằng nhiều con đường , cách thức khác nhau. Các cách thức này cũng quyết định đến mức độ tác hại mà chất độc ảnh hưởng lên động vật và thực vật. Đối với thực vật: Xâm nhập chủ động: xâm nhập một cách tự nhiên thông qua tiếp xúc, trao đổi chất. Chất độc có trong môi trường ô nhiễm sẽ xâm nhậm qua tiếp xúc trực tiếp và trao đổi chất với thực vật, thông qua khí quyển, đất, nước có chứa các thành phần độc hại. Xâm nhậm thụ động: xâm nhập bằng tương tác nhân tạo, ví dụ qua phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng được bón cho cây. Đối với động vật: Độc chất thâm nhậm vào cơ thể động vật và con người qua 3 đường: Tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp, đường tiêu hoá. Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như: phân loại theo ngành kinh tế-xã hội, quy trình công nghệ hay theo tác dụng sinh học đơn thuần... 1.2.Tính độc. Các đặc trưng của tính độc (1,5 tiết) Khái niệm: Tính độc là tác động của chất độc đối với cơ thể sống Tính độc có 6 đặc trưng - Tính độc của một chất đối với các cơ quan khác nhau là khác nhau VD: hơi Hg đi qua đường hô hấp sẽ tác động lên não nhưng Hg dạng rắn đi qua đường tiêu hoá không gây tác động gì. - Tính độc của các chất độc khác nhau lên cùng một cơ quan cũng khác nhau. VD. hợp chất Asen đi vào cơ thể gây ung thư da, NO2- vào cơ thể gây ưng thư dạ dầy. - Tồn tại một liều lượng tối thiểu của chất độc có thể quan sát được tác động của chất độc biểu hiện lên cơ thể. VD. CCO2 = 0,3 mg/m3 gây ngứa cổ, ho - Tồn tại một liều lượng tối thiểu của chất độc để có thể làm cơ thể chết (tác động tối đa của chất độc để cơ thể chết). - Tính độc có tính thuận nghịch và không thuận nghịch + Tính thuận nghịch: Chất độc vào cơ thể sau đó được hấp thụ, phân bố, đào thải, tác động mà không để lại một di chứng nào. + Tính không thuận nghịch: một chất độc khi đi vào cơ thể sau khi tác động có thể để lại các di chứng. - Tồn tại nhiễm độc cấp tính và mãn tính + Nhiễm độc cấp tính: là tác động của chất độc lên cơ thể sống xuất hiện nhanh, sớm sau một thời gian ngắn. + Nhiễm độc mãn tính: là nhiễm độc xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc với tác nhân độc và cơ thể có biểu hiện suy giảm sức khoẻ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc Liều lượng và thời gian tiếp xúc với tác nhân Các yếu tố sinh học như tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, yếu tố gen di truyền... Các yếu tố môi trường như độ pH, độ dẫn điện, các chất lơ lửng, nhiệt độ, các yếu tố xúc tác... 1.2.Quan hệ giữa liều lượng và sự phản ứng (2 tiết) 1.2.1. Khái niệm Phản ứng: là sự phản ứng của toàn bộ cơ thể hay của một vài bộ phận của cơ thể đối với chất kích thích. Liều lượng: là mức độ phân bố của chất độc lên cơ thể sinh vật (mg/kg, mg/l,m3) Đánh giá liều lượng và sự phản ứng là đánh giá mối liên quan định lượng giữa liều tiếp xúc và mức độ tácđộng của tác nhân độc lên cơ thể sinh vật. Liều lượng và sự phản ứng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tuy nhiên ở các liều lượng thấp ta sẽ không quan sát thấy sự phản ứng. Nếu số liệu về liều lượng và sự phản ứng có đầy đủ thì ta có thể hiển thị chúng trên đồ thị. 1.2.2. Đánh giá độc học cấp tính(1 tiết) Là tác động của chất độc lên cơ thể sống xuất hiện nhanh, sớm sau một thời gian ngắn. Đặc điểm: Nồng độ và liều lượng tác nhân lớn, thời gian tiếp xúc ngắn và gây tác động lên một số ít cá thể, mang tính cục bộ. VD như ngộ độc thực phẩm, tự tử... Các đại lượng đánh giá độ độc cấp tính LD50: (median lethal dose) liều lượng gây chết 50% số động vật thí nghiệm trong một thời gian nhất định.Đơn vị mg/kg cơ thể.Thường được dùng đánh giá cho động vật trên cạn. LC50(median lethal concentration): Nồng độ gây chết 50% đông vật thí nghiệm trong một thời gian nhất đinh. Đơn vị mg/l,m3, thường được dùng đánh giá cho sinh vật dưới nước, hay trong môi trường không khí. ED(C)50 (median dffective dose(concetration)): Liều lượng (nồng độ) gây ảnh hưởng tới 50% sinh vật tí nghiệm trong một thời gian nhất định. LT50 : Thời gian gây chết 50%sinh vật thí nghiệm với nồng độ nhất định của tác nhân độc. 1.2.3. Đánh giá độc học mãn tính (1 tiết) Là tác động độc xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc với tác nhân độc và khi cơ thể có biểu hiện suy giảm sức khoẻ. Đặc điểm: - Có khả năng tích luỹ trong cơ thể sống như Pb, DDT, PCB... - Nồng độ và liều lượng khi tiếp xúc thường thấp, thời gian tiếp xúc lâu VD. Rượi, HCBVTV, khói thuốc - Thường xảy ra với số đông cá thể như nhiễm độc nước ăn... - Biểu hiện của nhiễm độc mãn tính chỉ xuất hiện khi cơ thể có biểu hiện giảm sút sức khoẻ như mệt mỏi, kém ăn, suy giảm miễn dịch, già yếu... Các đại lượng đánh giá nhiễm độc mãn tính: MATC: nồng độ nhiễm độc cực đại có thể có thể chấp nhận được NOEC: Nồng độ chất độc cao nhất không gây ảnh hưởng LOEC: Nồng độ chất độc thấp nhất gây ảnh hưởng NOEC < MATC < LOEC AF: Hệ số tiếp nhận AF = MATC/LC50 là thông số không thứ nguyên, thuần tuý hoá học. VD: 0,5 < MATC < 1mg/l và LD50 = 10mg/l AF = MATC/LC50 = 0,05 – 0,1 Theo lý thuyết, AF khá ổn định cho một hoá chất. DO đó khi AF của một hoá chất đã được xác định chô một loài thuỷ sinh vật nào đó thì cũng có thể xác định cho một loài khác. Độ chết 100 50 Liều lượng mg/kg LC50 LOEC NOEC 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa liều lượng và sự phản ứng - Ảnh hưởng của độ pH: pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận chuyển của chất độc trong môi trường và cơ thể sinh vật. VD. độ pH ảnh hưởng tới độ hoà tan của các KLN trong môi trường đất, độ axit mạnh trong dạ dày ngăn cản quá trình khử NO3- thành NO2- pH < 5 ở dạng tan Zn2+ thì độ độc hơn Zn2+ >> Zn(HCO3)2 >> Zn(OH)2 pH > 8 Zn chỉ tồn tại ở dạng Zn(OH)2 pH< 4 Cr tồn tại ở dạng Cr6+ tan rất độc. pH = 8 Cr tồn tại Cr3+ dạng Cr(OH)3 khó tan, ít độc hơn Cr+6 - Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng (trong H2O, bụi không khí) Nhiều chất độc có khả năng hấp phụ vào chất rắn lơ lửng hoặc vào chất bụi trong môi trường không khí làm giảm nồng độ tự do của chất độc trong môi trường, mặt khác nó lại tạo điều kiện cho chất độc có khả năng lan truyền đi xa hơn trong môi trường. VD. Nếu trong môi trường đất tồn tại các hạt keo tĩnh điện âm chất độc tĩnh điện dương thì keo đất sẽ giữ chất độc ở lai trong đất làm giảm khả năng chất độc đi vào dây chuyền thực phẩm. - Ảnh hưởng của nhiệt độ Khi nhiệt độ cao làm tăng độ hoà tan, khă năng lan truyền chất độc trong môi trường, tăng tốc độ phản ứng của các chất độc. VD. HgCl2sẽ tác dụng nhanh gấy 2 –3 lần khi nhiệt độ cao. - Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc với chất độc Khi diện tích tiếp xúc cao ảnh hưởng tới khả năng phản ứng của chất độc VD. khi bị nhiễm xạ toàn thân thì nguy hiểm hơn chiếu xạ một điểm. - Ảnh hưởng của các hoá chất khác có mặt trong môi trường Nếu trong môi trường xuất hiện chất xúc tác thì hoạt tính của chất ô nhiễm sẽtăng cao nhiều lần. Ngược lại, khi có chất đối kháng thì độc tính sẽ giảm hoặc triệt tiêu. VD. khi có mặt các hydrocacbon trong không khí, dưới tác dụng của ảnh sáng mặt trời. NOx phản ứng với hydrocacbon tạo thành hợp chất PAN R(=O)-OONO2 - Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học Giống loài, tuổi, giới tính, di truyền, sức đề kháng, điều kiện sinh hoạt - Ảnh hưởng của các điều kiện khí tương thuỷ văn CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ CỦA ĐỘC HỌC 2.1. Nguyên tắc chung(2 tiết) 1/ Khi chất độc xuất hiện trong môi trường sẽ có hai khả năng gây tác động đối với cơ thể sống. + Chất độc tác động trực tiếp lên sinh vật và huỷ hoại sinh vật đó tuỳ thuộc vào liều lượng và phản ứng của cơ thể. + Chất độc không tác động trực tiếp lên sinh vật nhưng làm biến đổi môi trường sống vật lý, hóa học do đó gián tiếp gây hại cho sinh vật và huỷ hoại sinh vật. VD. Tác nhân ônhiễm vật lý: nhiệt độ, phóng xạ, áp suất... 2/ Độc học môi trường tập trung nghiên cứu mô tả theo hai phương thức để chất độc vào cơ thể. + Vận chuyển chất độc trong môi trường từ thành phần này sang thành phần khác của môi trường, gọi là động độc học môi trường. + Vận chuyển, biến đổi tác nhân độc trong cơ thể sống, hệ quả của quá trình này làm động thực vật bị ảnh hưởng theo nhiều mức độ khác nhau từ chỗ suy giảm phát triển đến chết. 3/ Độc học môi trường tập trung nghiên cứu tác động của chất độc lên một quần thể trong hệ sinh thái nhất định, có nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quần thể hơn là cá thể, nhất là khi môi trường có thể ảnh hưởng tới phản ứng của sinh vật khi tiếp xúc với chất độc. Lưu ý: Do đặc tính di truyền của quần thể trong tự nhiên khác với trong phòng thí nghiệm nên phản ứng của cá thể trong hệ sinh thái sẽ khác nhiều so với phản ứng của cá thể đó trong phòng thí nghiệm. 4/ Độc học môi trường nghiên cứu trên hai hiệu ứng + Hiệu ứng dưới tử vong: Liều lượng của chất độc đủ để phát hiện những ảnh hưởng có hại nhưng không làm sinh vật đó chết. + Hiệu ứng tử vong: Liều lượng chất độc đủ làm sv đó chết. 5/ Tương tác giữa các chất độc: Trong môi trường sinh vật tiếp xúc với nhiều chất độc cùng một lúc chứ ít khi chỉ tiếp xúc với một chất đơn độc. Sự tương tác giữa các chất độc này có thể làm tăng hay giảm ảnh hưởng của chất độc. Các chất độc tương tác với nhau có thể do cấu trúc hoá học hay do biến đổi quá trình sinh lý trong sinh vật, những biến đổi này xảy ra trong quá trình chuyển hoá, phân bố, bài tiết chất độc. + Tương tác tăng cường: Xuất hiện khi kết hợp tác động hai hay nhiều hoá chất gây ra một phản ứng bằng hoặc lớn hơn tổng phản ứng từng phản ứng kết hợp lại. VD. khi hai loại thuốc trừ sâu lân hữu cơ được đưa đồng thời thì tác động gây ức chế engin cholinesteraze thường được tăng theo phép tínhnhân. ethanol làm tăng vượt bậc độc tính của tetrachloride hoặc chloroform. + Tương tác tiềm ẩn: Xuất hiện khi hai chất không độc với sinh vật để riêng rẽ nhưng nếu để chúng vào cơ thể sống thì gây độc. VD. Trứng vịt và tỏi... + Tương tác đối kháng: Chất độc này sẽ cản trở tính độc của chất độc kia khi hấp thụ cùng lúc hoặc kế tiếp nhau. Có 5 dạng đối kháng Phản ứng đối kháng hoá học: Chất độc đối kháng với chất khác do tham gia phản ứng với nhau. VD. Se liên kết với Hg tạo phức hoá học ngăn cản Hg liên kết với nhóm SH của protein. Phản ứng đối kháng không cạnh tranh: Chất đối kháng này cản trở tác động độc của chất kia bằng cách liên kết với các thành phần có liên quan với chất đó. VD. Alropin liên kết với các thành phần của tế bào thần kinh là Axetylclolin và ngăn trở t/đ của axetylclolin khi TB thần kinh bị HCBVTV lân hữu cơ khống chế. Phản ứng đối kháng chuyển vị: là phản ứng khi có sự tham gia của độc chất đã có sẵn trong cơ thể làm cho tính độc mạnh hơn. Phản ứng đối kháng cạnh tranh: Một chất độc được vận chuyển vào chiếm vị trí của chất độc kia. VD. nhiễm độc CO, CO – Hb, khi đưa NO vào thì NO sẽ đẩy CO ra NO-Hb. 6/ Trong nghiên cứu về ĐHMT người ta lấy nồng độ hoặc liều lượng chất độc trong môi trường hoặc nồng độ, liều lượng hấp thụ chất vào sinh vật làm liều lượng thí nghiệm. Nếu là cơ thể sống thí cách tiếp xúc, tần số tiép xúc, cách hấp thụ chất độc đều có ảnh hưởng đối với tính độc đối với sinh vật nghiên cứu. 2.2. Phương thức chất độc đi vào cơ thể sống (5tiết) Chất độc MT MT KK MT nước MT đất SH SV tiếp nhận Phân bố Tác động Thực vật: Do tiếp xúc trực tiếp với chất độc (bám vào bề mặt lá, cành cây) Gián tiếp thông qua chu trình dinh dưỡng: Chất độc có thể tan hoặc không tan qua rễ cây đi vào cơ thể. Độc vật: Chỉ tập chủ yếu vào động vật bậc cao, có ba cách chất độc đi vào cơ thể sống. Chất độc Hô hấp (phổi, mang) Tiêu hoá (ăn, uống) Tiế