Bài giảng Động cơ: Điện thân xe

Điện Thân Xe Các bộ phận của điện thân xe bao gồm các bộ phận điện được gắn vào thân xe. Thành phần cơ bản 1. Dây điện 2. Công tắc vàrơle

pdf31 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Động cơ: Điện thân xe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -1- Điện Thân Xe Khái quát Chương này trình bày về các bộ phận, cấu tạo và hoạt động của hệ thống điện thân xe. • Điện thân xe • Dây điện • Công tắc và rơle • Hệ thống chiếu sáng • Đồng hồ táp lô và Các đồng hồ • Gạt nước và Rửa kính • Hệ thống điều hòa không khí • Hệ thống mã khóa khóa động cơ • Túi khí SRS Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -2- Điện Thân Xe Điện Thân Xe Các bộ phận của điện thân xe bao gồm các bộ phận điện được gắn vào thân xe. Thành phần cơ bản 1. Dây điện 2. Công tắc và rơle Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -3- 3. Hệ thống chiếu sáng 4. Đồng hồ táplô và các đồng hồ đo 5. Gạt nước và rửa kính Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -4- 6. Điều hòa không khí Dây Điện Dây Điện Dây điện được chia thành các nhóm sau để nối giữa các bộ phận điện của xe ôtô với nhau: • Dây điện và cáp • Các chi tiết nối • Các chi tiết bảo vệ mạch (1/1) THAM KHẢO: Mát thân xe Trên xe ôtô, các cực âm của tất cả các thiết bị điện và các âm của ắc quy được nối với các tấm thép của thân xe nhằm tạo nên một mạch điện. Chỗ nối của các cực âm vào thân xe được gọi lá “Mát thân xe”. Mát thân xe làm giảm số lượng dây điện cần sử dụng. (1/1) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -5- Các chi tiết cách điện Các chi tiết cách điện bọc hay phủ lấy dây điện và cáp, hay gắn chắc chúng với các chi tiết khác nhằm bảo vệ dây điện không bị hư hỏng Dây Điện Và Cáp Có 3 loại dây điện và cáp chính được sử dụng trên xe ôtô. Người ta sử dụng các chi tiết bảo vệ dây điện để bảo vệ dây điện: Dây điện áp thấp Loại dây điện này được sử dụng rộng rãi trên xe ôtô, nó bao gồm lõi dây và bọc cách điện Cáp bọc Loại cáp này được thiết kế để bảo vệ nó khỏi những nhiều điện bên ngòai, nó được sử dụng ở những khu vực sau: Cáp ăng ten của rađiô, đường tín hiệu đánh lửa, đường tín hiệu cảm biến ôxy v.v Dây cao áp Loại loại dây cáp được sử dụng làm một bộ phận của hệ thống đánh lửa của động cơ xăng. Cáp này bao gồm một lõi dẫn điện có bọc một lớp cao su cách điện dày để ngăn không cho điện cao áp bị rò rỉ (1/1) Các Chi Tiết Nối Để hỗ trợ việc nối các chi tiết, dây điện được tập trung tại một số phần trên xe ôtô: 1. Hộp nối (J/B) Hộp nối là một chi tiết mà ở đó các giắc nối của mạch điện được nhóm lại với nhau. Thông thường. nó bap gồm các chi tiết sau: bảng mạch in, cầu chì, rơle, ngắt mạch và các thiết bị khác. 2. Hộp rơle (R/B) Mặc dù rất giống với hộp nối, hộp rơle không có các bảng mạch in cũng như không có chức năng trung tâm kết nối. Hộp rơle hay hộp nối khoang động cơ Rơle Cầu chì và thanh cầu chì (1/2) 3. Các giắc nối Chức năng của các giắc nối, được sử dụng giữa các dây điện hay giữa dây điện và bộ phận điện, là tạo ra các kết nối điện. Có 2 loại giắc nối: Dây điện với dây điện, dây điện với các bộ phận. Các giắc nối được chia thành giắc đực và giắc cái, tùy theo hình dạng của các cực của chúng. Giắc nối cũng có nhiều màu khác nhau. 4. Giắc nối dây Chức năng của giắc đấu là nối các cực của cùng một nhóm 5. Bulông nối mát Các bulông nối mát được sử dụng cho việc nối mát dây điện và các bộ phận điện với thân xe. Không giống như các bulông thông thường, bề mặt của các bulông này được sơn màu xanh lá cấy để tránh ôxy hóa (2/2) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -6- Các chi tiết bảo vệ mạch điện Các chi tiết bảo vệ mạch điện bảo vệ mạch khỏi dòng điện lớn chạy trong dây dẫn hay các bộ phận điện/điện tử bị ngắn mạch. Cầu chì Cầu chì được lắp giữa cầu chì dòng cao và thiết bị điện, Khi dòng điện vượt quá một cường độ nhất định chạy qua mạch điện của một thiết bị nào đó, cầu chì sẽ nóng chảy để bảo vệ mạch điện. Có hai loại cầu chì được sử dụng: Cầu chì dẹt và cầu chì hộp. Cầu chì dòng cao (thanh cầu chì) Một cầu chì dòng cao được lắp trong đường dây giữa nguồn điện và thiết bị điện, dòng điện có cường độ lớn sẽ chạy qua cầu chì này. Nếu dòng lớn chạy qua qua, gây nên dây điện bị chập vào thân x, thanh cầu chì sẽ chảy ra để bảo vệ dây điện. Có hai loại thanh cầu chì được sử dụng: loại hộp và loại thanh nối (1/2) THAM KHẢO: Các loại cầu chì và thanh cầu chì Cầu chì loại dẹt và thanh cầu chì loại hộp được mã hóa bằng màu để phân biệt cường độ. (1/1) Bộ ngắt mạch Bộ ngắt mạch được sử dụng để bảo vệ mạch điện với tải có cường độ dòng lớn mà không thể bảo vệ bẳng cầu chì, như mạch cửa sổ điện, mạch sấy kính, môtơ quạt gió v.v. Khi dòng điện chạy qua vượt quá cường độ hoạt động, một thanh lưỡng kim trong bộ ngắt mạch sẽ tạo ra nhiệt và giãn nở để ngắt mạch điện. Thậm chí nếu dòng điện thấp hơn cường độ hoạt động, nếu dòng điện lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn hay dài, nhiệt độ của thanh lưỡng kim tăng lên để ngắt mạch. Không giống như cầu chì, bộ ngắt mạch điện có thể sử dụng lại khi thanh lưỡng kim được khôi phục. Bộ ngắt mạch điện có hai loại như trong hình vẽ bên trái: loại phục hồi tự động, nó tự động phục hồi và loại phục hồi không tự động, nó phải được phục hồi lại bằng tay. (2/2) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -7- Công Tắc Và Rơle Mô Tả Công tắc và rơle mở và đóng mạch điện nhằm bật và tắt đèn, cũng như để vận hành các hệ thống điều khiển. Công tắc Một số công tắc hoạt động bằng tay, trong khi một số khác hoạt động tự động qua việc cảm nhận áp suất, áp suất dầu hay nhiệt độ. Rơle Rơle cho phép bật và tắt một dòng điện nhỏ cần cho dòng điện lớn hơn. Khi rơle được sử dụng, mạch điện cần có dòng lớn có thể được đơn giản hóa. Ắc quy (1/1) THAM KHẢO: Các loại công tắc và rơle Công tắc vận hành trực tiếp bằng tay Công tắc xoay Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -8- Công tắc ấn Công tắc bập bênh Công tắc cần Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -9- Công tắc vận hành bằng cách thay đổi nhiệt độ hay cường độ dòng điện Công tắc phát hiện nhiệt độ Công tắc phát hiện dòng điện v.v. Công tắc vận hành bằng sự thay đổi mức dầu Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -10- Rơle Rơle điện từ Rơle bật tắt loại bản lề (1/1) Hệ Thống Chiếu Sáng Mô Tả Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt để lái xe an toàn hơn. (1/1) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -11- Đèn pha Đèn pha chiếu các tia sáng của nó về phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn cho lái xe khi lái xe vào ban đêm. Chúng có thể chuyển sang chiếu xa (chế độ pha) (hướng lên trên) và chiếu gần (chế độ cốt) (hướng xuống dưới). Chúng cũng thông báo cho các xe khác hay người đi bộ về sự hiện diện của xe bạn. Một số kiểu xe được trang bị với đèn chiếu sáng ban ngày, đèn này luôn bật để báo cho xe khác về sự hiện diện của xe bạn. Một bộ phận rửa đèn pha sẽ làm sạch kính đèn pha cũng có thể trang bị trên một số kiểu xe. Có các loại đèn pha như sau: Loại đèn kínở loại này, bóng đèn và kính đèn được gắn liền và Loại nửa kín ở loại này bóng đèn có thể thay thế độc lập. Đèn pha loại kín Đây là loại mà bóng đèn, gương phản chiếu và kính đèn được làm liền Loại thông thường Đây là loại mà bóng đèn có thể thay thế được. 2 loại bóng được sử dụng: Bóng thường Bóng halogen Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -12- Hệ thống đèn pha cao áp HID Đèn pha cao áp sử dụng ống phóng điện tử làm nguồn sáng. So với loại bóng đèn halogen thông thường, nó phát ra ánh sáng trắng sáng hơn 2 đến 3 lần, đồng thời tiêu thụ ít năng lượng. Nó sử dụng điện áp cao khoảng 20,000 V để phát ra ánh sáng. Phải thao tác với bóng đèn cẩn thận khi thay thế, do phần kính có thể rất nóng và phần điện cực có điện áp cao. Đèn pha phản xạ đa hướng Nó có đặc điểm là kính đèn trong suốt và có gương phản chiếu với hình dạng phức tạp (dạng kết hợp nhiều mặt parobol). Đèn phản xạ đa hướng Đèn pha thường Gương phản xạ Bóng đèn pha Kính đèn Đèn pha thấu kính Đèn pha này sử dụng hiệu quả nguồn sáng bằng cách chuyển đổi ánh sáng thành một cụm nhỏ. Nó phát ra ánh sáng tốt cho dù có kích thước nhỏ. Nó bao gồm một gương phản xạ ô van và một thấu kính lồi. Thấu kính lồi khúc xạ ánh sáng phản xạn bởi gương phản xạ, nhằm phát ra ánh sáng về phía trước. (1/1) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -13- THAM KHẢO: Thay thế đèn pha Do bóng đèn haloden nóng hơn so với đèn thường khi sử dụng, bóng đèn sẽ bị vỡ nếu dầu hay mỡ dính vào bề mặt. Hơn nữa, muối từ mồ hôi người có thể bám vào thạch anh. Vì lý do đó, hãy cầm vào phần đui đèn khi thay bóng đèn để tránh các vết vân tay không chạm vào các thạch anh. Đui đèn Bề mặt bóng (1/1) Các Đèn Khác Đèn chiếu sáng bên ngoài 1. Đèn hậu Vào ban đêm hay trong đường hầm, đèn hậu báo cho xe phía sau về sự hiện diện của xe bạn. 2. Đèn phanh Tín hiệu này phát sáng để thông báo cho xe phía sau rằng bạn đang đạp phanh. Thông thường, đèn phanh sử dụng chung vỏ với đèn hậu và phát ra ánh sáng mạnh hơn. Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -14- 3. Đèn xinhan Tín hiệu này phát sáng để báo cho các xe khác trên đường rằng xe bạn sắp rẽ trái hay phải hay hướng đi thay đổi. 4. Đèn báo nguy hiểm Tín hiệu này phát sáng để báo cho các xe khác trên đường rằng xe bạn phải dừng hay đỗ lại khẩn cấp. 5. Đèn lùi Tín hiệu này phát sáng khi lùi xe. Chúng cũng sáng lên ban đêm. Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -15- 6. Đèn kích thước (đèn vị trí) Vào ban đêm, đèn này báo cho xe khác trên đường về vị trí và chiều rộng của xe bạn. 7. Đèn biển số Đèn này làm cho biến số có thể nhình thấy vào ban đêm. 8. Đèn sương mù trước và sau Những đèn phụ này được sử dụng khi tầm nhìn kém như trời mưa hay sương mù. (1/2) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -16- THAM KHẢO: Các loại bóng đèn Bóng đèn sợi đốt Bóng đèn đui hình chêm Bóng đèn hai đầu LƯU Ý: Cẩn thận khi thay bóng đèn do các phương pháp là khác nhau. Hãy kiểm tra để không lắp nhầm công suất. Bóng đèn sợi đốt Bóng đèn một đầu sợi đốt đơn Dùng cho bóng đèn xinhan hay đèn lùi. Bóng đèn một đầu sợi đốt kép Dùng cho bóng đèn hậu hay phanh. Nó được gắn 2 sợi đốt có công suất khác nhau. Thay thế: Ấn bóng đèn về phía đui để nhả khóa chốt đế ra khỏi rãnh đui đèn, quay bóng và kéo nó ra. Làm ngược lại để lắp bóng mới vào. Bóng đèn đui hình chêm Bóng đèn đui hình chêm sợi đốt đơn Dùng cho bóng đèn xinhan hay đèn lùi v.v... Bóng đèn đui hình chêm sợi đốt kép Dùng cho bóng đèn hậu hay phanh. Nó được gắn 2 sợi đốt có công suất khác nhau. Thay thế: Chỉ cần kéo bóng ra bằng ngón tay và ấn bóng mới vào. Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -17- Bóng đèn hai đầu Dùng làm bóng đèn trong xe và đèn cửa. Thay thế: Ấn để mở một trong hai cực của đui và kéo bóng ra. Để lắp bóng mới vào, hãy đặt một đầu của bóng đèn vào lỗ trên đui, rồi ấn đầu kia vào lỗ còn lại. (1/1) Chiếu sáng bên trong Đèn chiếu sáng bảng táplô Chiếu sáng để làm cho các đồn hồ và đèn báo nhìn rõ trong đêm. Chiếu sáng khi công tắc độ sáng đèn pha được bật đến nấc 1. Đèn trong xe Thông thường, đèn này được đặt ở trung tâm của trần xem hay bên tren gương chiếu hậu bên trong. Công tắc của đèn này có 3 chế độ: "ON" Luôn sáng. "OFF" Luôn tắt. "DOOR" chiếu sáng khi cửa xe mở. (2/2) Đồng hồ táp lô và đèn báo táplô Mô Tả Đồng hồ và đèn báo táplô bao gồm các đồng hồ, đèn báo và đèn chỉ thị để cho biết những thông tin cần cho lái xe đảm bảo an toàn. (1/1) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -18- Đồng hồ và các đèn cảnh báo Các đồng hồ sau, qua chuyển động của kim chỉ, báo một số thông tin thay đổi thường xuyên. Đồng hồ báo tốc độ động cơ Báo số vòng quay của động cơ trong một phút Đồng hồ báo tốc độ xe Báo tốc độ xe hiện tại: km/h hay dặm/h. Cũng có loại đồng hồ quãng đường và đồng hồ hành trình để báo quãng đường xe đi được. Đồng hồ nhiệt độ nước Báo nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Đồng hồ báo nhiên liệu (w/ đèn cảnh báo mức nhiên liệu) Báo lượng nhiên liệu còn lại. Ngoài ra, một số kiểu xe cũng được trang bị đồng hồ đo. Đồng hồ báo áp suất dầu Báo áp suất tuần hòan của dầu động cơ. Vôn kế Báo điện áp do máy phát phát ra. (1/1) Các Đèn Cảnh báo Những đèn cảnh báo này sẽ sáng trong các tình huống sau đây: Để báo cho lái x rằng hệ thống có trục trặc hau cần bổ sung thay thay thế. Để đảm bảo lái xe an toàn. Các bóng đèn đỏ hay da cam được sử dụng, tùy theo độ khẩn cấp và ưu tiên của thông tin. Đèn báo ABS (xe có ABS) Sáng khi có hư hỏng xảy ra trong hệ thống ABS Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -19- Đèn báo mức dầu phanh Sáng lên khi mức dầu phanh trong bình chứa của xilanh phanh chính thấp. Khi đang kéo phanh tay đèn này cũng sáng lên. Vì vậy, khi đã nhả phanh tay, nếu đèn này sáng lên, thì có nghĩa là mức dầu phanh là thấp hoặc hệ thống EBD đã bị hỏng (Xe có EBD ABS). Đèn báo hư hỏng Sáng lên khi có hư hỏng xảy ra trong hệ thống điều khiển Động cơ và Hộp số. Đèn báo ắc quy phóng điện Sáng lên khi có hư hỏng xảy ra trong hệ thống nạp Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -20- Đèn báo thắt đai an toàn Sáng lên và nháy nếu lái xe và hành khách phía trước chưa thắt đai an toàn Đèn báo cửa mở Sáng lên nếu có một cửa chưa đóng hoàn toàn Đèn báo túi khí (Xe có túi khí) Sáng lên khi có hư hỏng xảy ra trong hệ thống túi khí Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -21- Đèn báo mức nhiên liệu thấp Sáng lên khi mức nhiên liệu còn lại trong bình là thấp. Đèn báo áp suất dầu thấp Sáng lên khi áp suất bơm của dầu động cơ xuống thấp bất thường. Đèn báo bộ lọc nước (Xe diesel) Thông báo cho lái xe biết có nước trong lọc nhiên liệu. Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -22- Đèn báo bugi sấy (Xe diesel) Thông báo cho lái xe biết có Bugi sấy đang bật. (1/1) Các Đèn Chỉ Thị Những đèn này sáng lên để thông báo cho lái xe rằng những thiết bị tương ứng đang hoạt động, sau khi lái xe đã bận công tắc hay cần điều khiển. Các bóng đèn màu xanh da trời, xanh lá cây và da cam được sử dụng tùy theo mục đích. Đèn xinhan và đèn báo khẩn cấp Chỉ ra rằng các đèn xinhan hoặc đèn cảnh báo khẩn cấp đang hoạt động. Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -23- Đèn chỉ thị vị trí cần số (Xe có hộp số tự động) Chỉ vị trí của cần số Đèn chỉ thị chế độ pha Chỉ ra rằng đèn pha đang ở chế độ pha Đèn chỉ thị tắt số truyền tăng Chỉ ra rằng công tắc số truyền tăng bị tắt OFF. Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -24- Các đèn khác Nếu các xe được trang bị các hệ thống như VSC, TRC hoặc ECT, thì cũng có các đèn chỉ thị của chúng. (1/1) Gạt Nước và Rửa Kính Môtơ gạt nước và thanh nối Tay gạt và lưỡi gạt nước trước Bình chứa nước rửa kính Vòi phun nước trước Tay gạt và lưỡi gạt sau Vòi phun nước sau Môtơ gạt nước sau Mô Tả Gạt nước đảm bảo tầm nhìn cho lái xe bằng cách gạt nước mưa hay bụi bẩn trên kính trước hay kính hậu. Bộ rửa kính phun nước rửa kính để loại bỏ bụi bẩn hay dầu mà có thể gạt được bằng gạt nước. Các chức năng của gạt nước • Chức năng tốc độ Chuyển tốc độ gạt nước giữa HI và LO. • Chức năng gạt ngắt quãng Vận hành gạt nướcc ngắt quãng với tốc độ LO. Cũng có loại mà chu kỳ gạt có thể điều chỉnh theo vài mức. • Chức năng gạt sương Vận hành gạt nước một lần khi bật công tắc. • Chức năng trở về tự động Cho dù gạt nước đang ở vị trí nào khi hoạt động, tắt công tắc gạt nướcc OFF sẽ trả nó về vị trí không hoạt động. • Chức năng kết hợp với rửa kính Tự động hoạt động gạt nước khi công tắc rửa kính được bật ON trong vài giây. (1/1) Gạt nước Hệ thống gạt nước bao gồm một công tắc gạt nước, môtơ gạt nước, thanh nối gạt nước, tay gạt nước và lưỡi gạt nước. Công tắc gạt nước Bật gạt nước ON và OFF và thay đổi tốc độ của nó Môtơ gạt nước Một tơ mày cung cấp lực để vận hành gạt nước Thanh nối gạt nước Thay đổi chuyển động quay của môtơ gạt nước thành chuyển động tịnh tiến và vận hành cả tay gạt nước bên trái và phải cùng nhau Tay gạt nước Tạo lực ép không đổi để lưới gạt ép vào bề mặt kính, ngòai việc truyền chuyển động đến lưới gạt nước Lưỡi gạt nước Đây là bộ phận dùng để gạt kính chắn gió. Cao su trong lưỡi gạt nước phải được thay thế định kỳ (1/1) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -25- Rửa Kính Hệ thống rửa kính bao gồm một bình chứa nước rửa kính, môtơ rửa kính, ống dẫn, vòi phun và nước rửa kính. Bình chứa nước rửa kính Chứa nước rửa kính Môtơ rửa kính Một môtơ loại gọn dùng để bơm nước rủa kính và phun nó qua vòi phun. Thông thường, nó được lắp bên dưới bình chứa nước rửa kính Ống dẫn Dẫn nước rửa kính từ bình chứa đến vòi phun Vòi phun Một vòi dùng để phun nước rửa kính. Nó bao gồm van một chiều mà ngăn không cho nước rửa kính khỏi chạy ngược trở lại bình chứa. Góc phun của vòi có thể thay đổi Nước rửa kính Một loại dung dịch để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi kính chắn gió. Khi bề mặt kính khô, dung dịch này giúp bảo vệ lưỡi gạt bằng cao su và bề mặt kính khỏi bị hỏng. Trong mùa độngm hãy sử dụng dung dịch với điểm hóa rắn thấp để tránh đóng băng (1/1) Điều Hòa Không Khí Mô tả Điều hòa không khí điều khiển nhiệt độ bên trong xe ôtô. Nó đóng vai trò là bộ hút ẩm, ngoài chức năng điều khiển nhiệt độ sưởi ấm và làm mát. Điều hòa không khí cũng giúp làm tan băng, tuyết và sương đọng ở bên ngoài và bên trong cửa sổ (1/1) Hoạt Động Sưởi ấm Làm mát Hút ẩm Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -26- Sưởi ấm Dùng một két sưởi làm bộ trao đổi nhiệt để sưởi ấm không khí. Nước làm mát được đun nóng bằng động cơ sẽ đi vào két nưởi, nó sẽ sưởi ấm không khí thổi ra từ quạt gió Làm mát Dùng một giàn lạnh làm bộ trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí. Khi điều hòa không khí bật ON, máy nén sẽ ăn khớp và bơm ga điều hòa vào giàn lạnh. Do ga điều hòa chạy qua giàn lạnh, giàn lạnh hấp thụ nhiệt từ không khí xung quanh và làm mát chúng Hút ẩm Khi điều hòa k được bật ON, giàn lạnh sẽ lấy hơi ẩm trong không khí bằng cách ngưng tụ thành nước. Do đó, không khí trở nên khô và kết quả là sẽ có tác dụng hút ẩm. Hơi ẩm được xả ra ngòai xe (1/1) Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -27- THAM KHẢO: Ga điều hòa Điều hòa không khí làm mát không khí bên trong xe bằng cách hấp thụ nhiệt ở bên trong xe và phân tán nó ra ngoài. Ga điều hòa là một chất hoạt động để truyền nhiệt từ bên trong ra bên ngoài. Hiện nay một loại ga điều hòa có tên HCF-134a (hay R134a) đang được sử dụng. Do điều hòa không khí hoạt động với ga điều hòa được nén với áp suất cao, ga điều hòa có thể bị rò rỉ, nên trạng thái ga điều hòa cần phải được kiểm tra định kỳ. LƯU Ý: Một số loại xe không có mắt kiểm tra (1/1) Điều Chỉnh Nhiệt Độ Điều hòa không khí của xe dùng cả két sưởi và giàn lạnh để điều khiển nhiệt độ phụ thuộc vào độ mở của cánh hòa trộn khí và van nước hoạt động cùng với bộ chọn nhiệt độ của bảng điều khiển. Quạt gió Giàn lạnh Cánh hòa trộn khí Két sưởi Bộ chọn nhiệt độ Van nước Động Cơ - Khoá Học Số 2 Điện Thân Xe -28- THAM KHẢO: Điều hòa không khí tự động Một hệ thống điều hòa không khí tự động điều khiển nhiệt độ bên trong xe đến nhiệt độ đặt trước hòan toàn tự động. Khi chế độ hoạt động được đặt ở AUTO và nhiệt độ cũng được đặt cố định, các cảm biến sẽ phát hiện nhiệt độ bên trong, nhiệt độ bên ngòai, và nhiệt độ đặt trước. Sau đó, máy tính sẽ tự động điều khiển nhiệt độ khí thổi ra, tốc độ quạt gió và vị trí khí thổi ra nhằm đạt được nhiệt độ đặt trước (1/1) Hệ Thống Mã hóa Khóa Động cơ Các xe có động cơ xăng (Ngừng phun nhiên liệu/đánh lửa) Xe có động cơ diesel (Ngừng phun nhiên liệu) Hệ Thống Mã hóa Khóa Động cơ Trong hệ thống này, ECU động cơ trên xe s
Tài liệu liên quan