Bao gồm các động vật cơ thể đối xứng toả tròn, có 2 dạng là thủy tức (polyp - sống bám) và thủy mẫu (medusa - sống trôi nổi). Cơ thể có hai lớp tế bào, hình thành từ 2 lá phôi, ở giữa là tầng trung giao (tầng keo). Xuất hiện các đặc điểm mới trong cấu tạo cơ thể như có tế bào thần kinh cảm giác, yếu tố cơ, xoang vị tiêu hoá ngoại bào, đặc biệt là tế bào thích ty (tế bào gai) với chức năng tấn công và tự vệ. Phát triển qua ấu trùng planula.
21 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Động vật đa bào hoàn thiện (Eunetazoa), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
Động vật Đa bào hoàn thiện (Eumetazoa)
ĐỘNG VẬT CÓ ĐỐI XỨNG TOẢ TRÒN (RADIATA)
I. Ngành Ruột khoang (Coelenterata) hay Động vật có tế bào gai (Cnidaria)
Bao gồm các động vật cơ thể đối xứng toả tròn, có 2 dạng là thủy tức (polyp - sống
bám) và thủy mẫu (medusa - sống trôi nổi). Cơ thể có hai lớp tế bào, hình thành từ 2 lá
phôi, ở giữa là tầng trung giao (tầng keo). Xuất hiện các đặc điểm mới trong cấu tạo cơ
thể như có tế bào thần kinh cảm giác, yếu tố cơ, xoang vị tiêu hoá ngoại bào, đặc biệt là
tế bào thích ty (tế bào gai) với chức năng tấn công và tự vệ... Phát triển qua ấu trùng
planula.
1. Đặc điểm cấu tạo chung
Cấu tạo cơ thể của động vật Ruột khoang tương đối hoàn thiện hơn động vật Thân
lỗ, nhưng vẫn ở mức độ tổ chức thấp hơn các động vật đa bào khác.
Về mức độ tổ chức cơ thể: Cơ thể Ruột khoang có cấu tạo 2 lớp tế bào, có xoang
tiêu hoá ở giữa (xoang vị), xoang này chỉ thông với bên ngoài qua một lỗ duy nhất được
gọi là lỗ miệng. Mức độ tổ chức này ứng với giai đoạn phát triển phôi của động vật đa
bào là giai đoạn phôi vị có 2 lá phôi (lá phôi trong và lá phôi ngoài). Có hai dạng thể
hiện sơ đồ cấu tạo cơ thể kiểu phôi vị của Ruột khoang là dạng thủy tức (polyp) và dạng
thủy mẫu (medusa). Đây không phải là dạng cấu trúc cơ thể dùng trong phân loại mà là
dạng cấu trúc cơ thể đặc trưng cho đa dạng hình thái - sinh thái. Dạng thủy tức thích ứng
với đời sống bám vào giá thể và dạng thủy mẫu thích ứng với đời sống trôi nổi, di động.
Các tế bào bắt nguồn từ 2 lá phôi, đã có phân hoá theo chức năng:
+ Tế bào gai có cấu trúc đặc trưng, phù hợp với chức năng tấn công và tự vệ, tập
trung nhiều trên tua miệng.
+ Tế bào thần kinh có nhiều cực nối với nhau hình thành nên mạng thần kinh, gắn
với các tế bào cảm giác, rễ cơ của các tế bào biểu mô cơ nằm rải rác trong cả 2 lớp tế bào
của cơ thể. Hệ thống này đã hình thành các cung phản xạ đơn giản nhất, giúp cho con vật
thích ứng nhanh với sự thay đổi điều kiện sống của môi trường.
+ Tế bào tuyến tập trung trên thành ống tiêu hoá, tiết men tiêu hoá giúp cho con vật
phân huỷ con mồi nhanh chóng.
Tuy vậy sự phân hoá các loại tế bào này chỉ là bước đầu, trong cơ thể động vật
Ruột khoang còn có nhiều loại tế bào giữ chức năng kép. Ví dụ như tế bào biểu mô cơ
che chở, tế bào biểu mô cơ tiêu hoá, các tế bào trung gian chưa phân hoá có thể hình
thành các tế bào gai, tế bào sinh dục...
Sự xuất hiện các loại tế bào chuyên hoá cùng với sự hình thành khoang vị có khả
năng tiêu hoá con mồi theo lối ngoại bào đã tạo cho Ruột khoang có được khả năng bắt
mồi chủ động.
Tế bào gai (cnidocyst hay nematocyst) là loại tế bào mới gặp ở Ruột khoang.
Chúng là loại tế bào tấn công và tự vệ, tập trung nhiều trên tua miệng. Đã biết khoảng 30
loại tế bào gai khác nhau về cấu tạo và cách hoạt động. Mỗi tế bào gai có túi chứa dịch
độc có bản chất là protein, khi chưa hoạt động thì có nắp đậy. Trên bờ nắp đậy có gai
cảm giác (cnidocil). Trong túi gai có các tơ gai xếp gọn. Khi gai cảm giác bị kích thích
(cơ học hay hoá học), nắp đậy mở ra và giải phóng tơ gai như lộn bít tất ra ngoài. Bề mặt
tơ gai sau khi phóng có nhiều gai nhọn giúp cho chúng xuyên sâu và cơ thể con mồi. Cấu
tạo tơ gai là ống rỗng, bên trong chứa dịch, là một loại chất độc có thể gây bỏng da hay
mạnh hơn có thể gây chết người. Người ta chưa hiểu rõ cơ chế của hoạt động tiết gai, tuy
nhiên thấy rằng hoạt động phóng tế bào gai diễn ra rất nhanh (chỉ trong vòng 3/1000
giây). Có thể giả thiết rằng, khi gai cảm giác bị kích thích thì áp suất trong túi dịch đột
ngột tăng lên làm bật tơ gai ra ngoài. Một giả thiết khác: áp suất trong túi dịch cao, chúng
sẵn sáng phóng ra bên ngoài khi nắp đậy do một cơ chế nào đó tự mở ra. Mỗi tế bào gai
chỉ hoạt động có một lần.
Hiện tượng hình thành tập đoàn khá phổ biến ở Ruột khoang. Các cơ thể do quá
trình sinh sản vô tính từ một cơ thể gốc đã hình thành tập đoàn. Ở Ruột khoang có thể
thấy tập đoàn đơn hình hay đa hình. Các cơ thể trong tập đoàn ít nhiều có mối quan hệ
với nhau về cấu tạo và hoạt động sống. Mức độ phụ thuộc giữa các cơ thể trong tập đoàn
tăng dần theo quá trình phân hoá về chức năng, mở đầu là sự phân hoá thành cơ thể dinh
dưỡng và sinh sản. Ngoài ra còn có các cơ thể phân hoá theo chức năng khác nhau như
phao bơi, chuông bơi, tua bắt mồi...
Đối xứng toả tròn là đối xứng chủ yếu của ruột khoang. Đây là kiểu đối xứng qua
một trục, tương ứng với các giai đoạn phát triển của Ruột khoang (đi qua cực dinh dưỡng
và cực sinh học của trứng, đi qua cực miệng và cực đối miệng của ấu trùng planula và
của ruột ở Ruột khoang trưởng thành). Trong quá trình phát triển Ruột khoang có xu thế
giảm dần bậc đối xứng. Nhiều ở giai đoạn phát triển sớm như trứng, phôi vị, ấu trùng
planula; ít hơn ở ấu trùng scyphistoma, ephyra và trưởng thành.
Có thể gặp đối xứng hai bên (đối xứng qua một mặt phẳng) ở một số Ruột khoang,
trong đó phổ biến nhất là San hô do có sự xuất hiện các gờ cơ trên vách ngăn và các rãnh
thông nước trong vùng hầu. Ở thủy tức và sứa cũng thường gặp một số loài có tua miệng
tiêu giảm chỉ còn lại 1 hay
2 chiếc.
Đối xứng toả tròn của Ruột khoang phản ánh kiểu sống bám trên giá thể (thủy tức)
hay sống di chuyển bằng phản lực (sứa). Đối xứng hai bên xuất hiện do vị trí bám cạnh
trục (chuông bơi của tập đoàn thủy tức), hay do cách lấy thức ăn qua rãnh hầu (san hô).
2. Hệ thống học Ruột khoang
Phần lớn Ruột khoang sống ở biển, thích nghi với lối sống bám hay trôi nổi. Hiện
nay được biết khoảng 10.000 loài, sắp xếp trong 3 lớp là Thủy tức, Sứa và San hô.
2.1. Lớp Thủy tức (Hydrozoa)
2.1.1 Thủy tức nước ngọt
a. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý
Gồm các động vật đa bào có kích thước nhỏ, sai khác về mặt hình thái là có dạng
thủy tức (polyp) và dạng thủy mẫu (medusa), tương ứng với 2 lối sống bám và sống trôi
nổi cùng với 2 kiểu sinh sản khác nhau.
Hình dạng: Cơ thể có hình ống dài, sống bám vào giá thể, phần bám được gọi là đế,
phía đối diện là miệng có nhiều tua (hay tay), có chức năng bắt mồi, di chuyển (theo kiểu
sâu đo và lộn đầu) và cảm giác. Tua có khả năng vươn rất dài, gấp nhiều lần so với chiều
dài của cơ thể, đồng thời cũng có khả năng co ngắn lại. Giữa các tua có có xoang rỗng
thông với xoang vị của phần thân (hình 4.1).
Hình 4.1 Hình dạng ngoài của Thủy tức nước ngọt
Hydra oligactics (theo Đặng Ngọc Thanh)
Thành cơ thể có 2 lớp tế bào và một tầng trung giao ở giữa. Thành cơ thể có 4 loại
tế bào phân bố trong các lớp như sau (hình 4.2).
Hình 4.2 Lát cắt ngang cơ thể Thủy tức (theo Đặng Ngọc Thanh)
Hình 4.3 Cấu tạo tế bào biểu mô cơ
của Thủy tức (theo Rôtxin)
+ Lớp tế bào ngoài là
biểu mô, gồm 4 loại tế bào
khác nhau: 1) Tế bào biểu
mô cơ hình thành nên tầng
cơ co rút ở đáy tạo nên khả
năng co rút theo chiều dọc,
còn ở ngọn (cuối thân) tạo
tầng bảo vệ (hình 4.3); 2) Tế
bào gai có chứa chất độc, có
nắp đậy, có cuống (hình 4.4);
3) Tế bào thần kinh cảm giác
tạo thành mạng lưới và 4) Tế
bào trung gian chưa phân
hoá. Tế bào trung gian này
có thể hình thành nên tế bào
gai để thay thế hay hình thành tế bào sinh dục.
+ Lớp tế bào thành trong lát xoang vị chỉ có 2 loại tế bào là tế bào biểu mô cơ tiêu
hoá, có phần gốc tạo nên tầng co rút đối kháng (co rút theo chiều ngang), phần ngọn của
các tế bào hướng vào trong xoang, có 2 roi, có khả năng hình thành chân giả để bắt lấy
thức ăn; tế bào tuyến tiết men tiêu hoá. Có thể tiêu hoá nội bào, chủ yếu tiêu hoá ngoại
bào trong xoang vị. Thức ăn là các giáp xác nhỏ.
+ Tầng trung giao là một lớp nguyên sinh chất mỏng, kém phát triển.
Về độ dày thì lớp tế bào ngoài thường gấp đôi lớp trong và rất dày so với tầng trung
giao. Như vậy các tế bào cơ của Thủy tức chỉ là một phần tế bào, có chức phận kép (hoặc
là bảo vệ, hoặc là dinh dưỡng) chứ không phải là một tế bào độc lập. Đây cũng là đặc
điểm chung của Ruột khoang.
Hình 4.4 Cấu tạo tế bào gai của Thủy tức (theo Sunne)
b. Sinh sản và phát triển
Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều
kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có
vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát
triển.
Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một
mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, Thủy tức
non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng
thành. Tuy vậy đôi khi chúng không tách khỏi cơ thể mẹ mà hình thành nên tập đoàn gồm
nhiều cơ thể (chồi con, cháu, chắt...).
Sinh sản hữu tính: Tùy theo điều kiện môi trường mà có thể đơn tính hay lưỡng
tính. Tuyến sinh dục được hình thành do các tế bào trung gian của lớp tế bào thành ngoài
tập trung lại. Tuyến tinh thường nằm lệch về phía tua miệng, còn tuyến trứng thường nằm
lệch về phía đế.
2.1.2 Thủy tức tập đoàn và sứa ống
a. Cấu tạo của dạng thủy tức tập đoàn
Dạng tập đoàn khá phổ biến trong lớp Thủy tức. Có thể hiểu là tập đoàn thủy tức
được hình thành từ kết quả của quá trình sinh sản vô tính mà các cá thể con không tách
khỏi cơ thể mẹ. Như vậy từ 1 cá thể mẹ ban đầu, hình thành nên tập đoàn hình cành cây
với các chồi con thuộc nhiều thế hệ. Tập đoàn được bọc trong một màng mỏng. Thành cơ
thể của tập đoàn cũng có các lớp tế bào thành ngoài bao bọc, lớp tế bào thành trong và
tầng trung giao như cấu trúc cơ thể của thủy tức đơn độc và đặc biệt là xoang vị của các
cơ thể trong tập đoàn thông với nhau. Giữa các cơ thể trong tập đoàn có sự phân hoá về
hình thái và chức năng. Dạng cơ thể dinh dưỡng có cấu tạo điển hình của thủy tức (dạng
polyp) giữ chức năng bắt mồi, tiêu hoá, còn dạng cơ thể đã biến đổi thành trụ sứa (dạng
medusa) thì đảm nhận chức năng sinh dục.
Quá trình hình thành dạng medusa như sau: Các cơ thể thủy tức trong tập đoàn giữ
chức năng sinh sản sẽ được hình thành từ một chồi sinh sản. Chồi sinh sản là một cuống
dài, bên trong rỗng (được gọi là trụ thủy mẫu - blastostyl). Từ trụ thủy mẫu hình thành
nên thủy mẫu. Thủy mẫu có cơ thể hình dù, lỗ miệng nằm trên cuống miệng. Xung quanh
bờ dù có các tua dù với số lượng là 4 hay bội số của 4, viền quanh bờ dù về phía dưới là
rèm dù. Khi Thủy mẫu bơi thì rèm dù sẽ hoạt động như một cái van đóng mở và tống
nước ra vào. Xoang vị của thủy mẫu phức tạp hơn nhiều so với thủy tức. Xoang vị phân
hoá thành trung tâm và vòng xoang vị ngoại biên. Ngoài ra còn có các xoang vị trong tua
bắt mồi thông với xoang trung tâm của cơ thể. Tầng trung giao đầy nước, mạng thần
kinh tập trung thành vòng bao quanh hay hạch và có cơ quan cảm giác phức tạp hơn
nhiều so với thủy tức như có cơ quan thị giác (điểm mắt) và cơ quan thăng bằng (bình
nang, bên trong có bình thạch)... là những đặc điểm thích nghi với đời sống trôi nổi của
thủy mẫu.
Cấu tạo cơ quan thị giác: Đơn giản nhất là điểm mắt, chỉ có các tế bào sắc tố cảm
nhận được sáng và tối. mức độ cao hơn là hố mắt hay túi mắt gồm nhiều tế bào cảm
quang tập trung lại trong một túi hay hố nên có thể phân biệt được cường độ chiếu sáng.
Cơ quan thăng bằng dựa trên một nguyên lý hoạt động là lấy lại cảm giác ban đầu
khi có sức ép của một hạt nặng lên các tế bào cảm giác bị thay đổi do cơ thể không ở
trạng thái thằng bằng. Cấu tạo gồm có bình nang là một túi rỗng, thành túi lát tế bào cảm
giác ở mặt trong, bên trong chứa bình thạch. Bình nang có thể ở gốc tua dù hay đỉnh của
thùy cảm giác do tua dù biến đổi thành. Bình nang hoạt động có thể đảm nhận các chức
năng cảm giác thăng bằng, vừa kích thích chức năng hoạt động của bờ dù (nếu cắt tất cả
bình nang của sứa thì sứa ngừng hoạt động).
b. Cấu tạo cơ thể sứa ống
Thể hiện mức độ phân hoá tổ chức cơ thể cao nhất của thuỷ tức tập đoàn. Nhóm
động vật này sống trôi nổi, có hình dạng, kích thước rất thay đổi và đa dạng nhưng chúng
có chung một sơ đồ cấu tạo. Tất cả các cơ thể đều xếp xung quanh một dây trụ, trên cùng
ở đỉnh trụ là phao đổi do thuỷ
mẫu biến đổi thành. Quanh miệng
phao nổi có tơ cơ vòng có thể đóng hay
mở xoang vị. Đáy xoang vị có tế bào
tuyến tiết khí giống với thành phần
không khí. Nhờ các cấu tạo này và hoạt
động của phao nổi mà tập đoàn sứa ống
có thể nổi hay chìm tuỳ theo việc điều
chỉnh lượng khí tiết ra. Dưới các phao
ống vị phóng xạ, hay trên cuống miệng ở giữa lớp tế bào thành ngoài và tầng trung giao.
Các tế bào sinh dục đực và cái tập trung ở dưới các ống vị phóng xạ, sau khi chín được
giải phóng ra ngoài qua các vết nứt thành cơ thể. Quá trình thụ tinh và phát triển xẩy ra
trong nước (thụ tinh và phát triển ngoài). Trứng phân cắt đều, phôi vị hình thành theo lối
di nhập, tức là các tế bào ở cực dinh dưỡng di chuyển vào xoang phôi, dần dần lấp đầy,
sau đó chia thành 2 lớp tế bào được gọi là lá phôi trong và lá phôi ngoài. Sau đó phát
triển thành ấu trùng planula. ấu trùng planula có lông bơi phủ mặt ngoài, bơi lội trong
nước một thời gian, sau đó ấu trùng bám vào giá thể. Trong cơ thể ấu trùng bắt đầu hình
thành xoang vị, đầu kia sẽ hình thành tua miệng để cho cá thể dạng thủy tức. Cá thể này
tiếp tục mọc chồi để cho tập đoàn thủy tức mới.
Ở tập đoàn sứa ống, trứng và tinh trùng được hình thành trong các cá thể sinh sản
đực và cái. Sau khi thụ tinh sẽ hình thành hợp tử và phát triển thành ấu trùng planula bơi
lội tự do trong nước. Sau đó ấu trùng planula sẽ biến đổi thành dạng ấu trùng phức tạp
hơn để mọc chồi cho tập đoàn sứa ống mới.
Hiện tượng xen kẽ thế hệ: Lối sinh sản của tập đoàn thủy tức cho thấy hình ảnh đặc
sắc về hiện tượng xen kẽ thế hệ của động vật. Đây là kiểu sinh sản có xen kẽ 2 hình thái
polyp và medusa tương ứng với sinh sản vô tính và hữu tính. Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra
thì thấy có xu thế tiêu giảm một trong hai giai đoạn (không bằng nhau), thậm chí tiêu
giảm hẳn một giai đoạn. Ví dụ thủy tức nước ngọt thì không có dạng thủy mẫu, còn thủy
tức nước mặn thì dạng thủy mẫu ưu thế.
Hiện tượng xen kẽ thế hệ có ý nghĩa quan trọng giúp loài mở rộng vùng phân bố và
đổi mới vốn di truyền.
2.1.3 Đa dạng và tầm quan trọng
Lớp Thủy tức có khoảng 3.000 loài, xếp trong 2 lớp phụ.
a. Lớp phụ Thủy tức (Hydroidea) có 4 bộ:
Bộ Hydrida: Bao gồm các thủy tức sống đơn độc ở nước ngọt hay ở biển. Đại diện:
Ở nước ngọt có loài Thủy tức nâu (Pelmantohydra oligactic) và Thủy tức xanh
(Chlorohydra viridisima) sống phổ biến ở ao hồ Việt Nam, có thể nuôi và làm mẫu vật
thí nghiệm phổ biến. Ở biển đã gặp loài Protohydra caulleyi sống ở các rạn đá, không có
tua miệng, không có khả năng sinh chồi và chỉ sinh sản hữu tính, sống bám trên rong biển
hay các rạn đá ven bờ.
Bộ Leptolida: Có cả dạng thủy tức và thủy mẫu, có xen kẽ thế hệ, tuy nhiên mức độ
tiêu giảm khác nhau. Đại diện có các giống là Obelia, Tubularia và Craspedacusta.
Giống Thủy tức san hô (Hydrocoralia) được
coi là một nhóm riêng, có bộ xương đá vôi, sống trong các rạn san hô.
Bộ Chodrophora: Sống trôi nổi trên mặt nước. Phần chủ yếu của cơ thể ứng với một
cơ thể thủy tức lớn, có lỗ miệng nằm phia dưới. Xung quanh núm miệng lớn là các chồi
sinh dục và các tua bắt mồi. Đại diện là loài Sứa buồm Velella lata, có khi tập trung
thành đám lớn trên mặt biển.
Bộ Trachilida: Chỉ có dạng thủy mẫu, không có xen kẽ thế hệ. Kích thước tương
đối lớn, chủ yếu sống ở biển, còn ở nước ngọt ít gặp. Đại diện là giống Aglantha sống trôi
nổi ở đại dương, giống Craspedacusta sống ở nước ngọt, có đường kính thân đạt tới 2cm.
b. Lớp phụ Sứa ống (Siphonophora)
Dạng tập đoàn phân hoá cao. Trong tập đoàn có nhóm cá thể sinh sản và nhóm cá
thể dinh dưỡng. Nhờ có phao nổi, chuông bơi và hoạt động co rút của sợi cơ mà cá thể
chìm sâu hay nổi lên bề mặt. Có nhiều ở vùng biển nhiệt đới. Đại diện là giống Physalia
có dây trụ dài tới 16m và phao nổi lớn như con thuyền trôi trên mặt nước, có màu sắc sặc
sỡ. Ngoài ra còn gặp giống Halistemma
Ở vùng biển Phú Quốc, Côn Đảo của Việt Nam, dưới độ sâu 15m có thể gặp nhiều
loài thủy tức với các giống phổ biến là: Campanularia, Sertularia, Plumaria, Obelia,
Millepora và Velella. Tuy nhiên thủy tức nước ngọt ở nước ta còn chưa được nghiên cứu
đầy đủ.
2.2 Lớp Sứa (Scyphozoa)
Có khoảng 200 loài, phần lớn sống trôi nổi, một số ít sống bám. Về hình thái, cơ
thể sứa có cấu tạo điển hình của dạng thủy mẫu thuộc lớp Thủy tức. Tuy nhiên có những
sai khác quan trọng như: Cơ thể lớn hơn, không có rèm dù mà có viền xúc tu, có hệ
xoang vị và thần kinh, giác quan phát triển hơn. Tất cả Sứa đều có giai đoạn thủy mẫu
chiếm ưu thế trong vòng đời.
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý
Dù sứa có đường kính từ 20 - 40cm (lớn nhất đạt tới 2m như loài Cyanea aretica
kích thước cơ thể tính toàn bộ dài tới 30m). Tua bờ dù có độ lớn khác nhau không tương
ứng với kích thước của dù. Ví dụ sứa Aurelia aurita có tán dù rộng 40cm, tua dù chỉ dài
1cm, trong khi đó giống Drymonema chỉ có tán dù rộng 25cm lại có tua dù dài tới 7m, có
khả năng kiểm soát một vùng rộng lớn. Chiếm khối lượng chủ yếu trong cơ thể Sứa là
lớp keo trong tầng trung giao. Nhờ vậy cơ thể chúng trong suốt, hoà lẫn với môi trường
nước, có vai trò tự vệ. Tuy vậy vẫn có những loài sứa có màu sắc sặc sỡ và có khả năng
phát sáng trong bóng tối.
Cơ quan tiêu hoá phức tạp hơn thủy tức: Miệng nằm dưới mặt dù, hình 4 cạnh, các
góc của miệng kéo dài thành 4 mấu lồi có rãnh trong. Đó là các thùy miệng có nhiều tế
bào gai để bắt mồi (một số loài sứa thuộc họ sứa Miệng rễ, lỗ miệng bị các thùy phát triển
bịt kín và thay vào đó là các lỗ nhỏ thông với xoang vị). Tiếp theo miệng là hầu thông
vào phần trung tâm của xoang vị là dạ dày. Dạ dày có 4 ngăn xếp đối xứng có gờ tập
trung các dây vị có các tế bào gai. Có các tuyến tiêu hoá tiết men tiêu hoá vào dạ dày. Từ
dạ dày có các ống vị phóng xạ đi từ trung tâm đến ngoại biên. Trong lòng các ống vị đều
có lót tế bào có roi. Ống vị càng xa trung tâm càng phân hoá phức tạp, tạo thành hệ thống
ống vị vòng, hình thành xoang vị khép kín. Nhờ có xoang vị phức tạp mà quá trình tiêu
hoá thức ăn được nhanh chóng và thức ăn được chuyển đến các phần khác nhau của cơ
thể và chất thải cũng theo hệ thống này được chuyển ra ngoài (hình 4.6)
Hình 4.6 Cơ quan tiêu hoá của Sứa (theo Đặng Ngọc Thanh)
Trên thành xoang vị, giữa lớp tế bào lát xoang và lớp keo là 4 tuyến sinh dục. Ứng
với vị trí đó phía ngoài thành cơ thể có 4 chỗ lõm vào tạo thành 4 túi dưới dù, có thể liên
quan đến chức năng hô hấp.
Cơ quan thần kinh cảm giác ở sứa phát triển và tập trung ở mức độ cao. Sứa có
mạng thần kinh nằm rải rác và vòng thần kinh. Đặc biệt có 8 điểm tập trung thần kinh -
cảm giác gọi là rôpali. Mỗi rôpali có điểm mắt, hốc mắt và bình nang ứng với các tế bào
thần kinh có 2 hay 3 cực, có thể coi là hạch thần kinh sơ khai. Sứa có khả năng phân biệt
được sáng và tối và nhiều ý kiến cho rằng sứa có thể cảm giác được sự thay đổi áp suất
không khí, nước nên có thể tránh xa các cơn bão đang đến gần.
Trong cơ thể sứa có các sợi cơ chuyên hoá, tách khỏi tế bào cơ, nằm trong tầng
trung giao, có khả năng co rút rất mạnh, kết hợp với tầng keo dày tạo lực đối kháng. Kiểu
bơi của sứa rất đặc trưng, dù xòe ra rồi lại cụp vào có khi đạt tới tần số 100 - 140
lần/phút.
Như vậy, cấu tạo cơ thể của sứa thể hiện sự phát triển cao của kiểu đối xứng toả
tròn ổn định cả về bên trong lẫn ngoài. Ví dụ ngăn dạ dày, tua bắt mồi, tuyến sinh dục,
ống vị phóng xạ, rôpali... So với thủy tức thì mức độ tổ chức cơ thể của sứa cao hơn,
thích nghi với đời sống di động, bắt mồi tích cực, tiêu hoá và dẫn truyền chất dinh dưỡng
mạnh hơn. Sứa là bọn ăn thịt (ăn phù du và cá nhỏ), có chất độc bắt mồi.
2.2.2 Đặc điểm sinh sản
Sứa đơn tính, tế bào sinh dục khi chín sẽ thoát ra ngoài qua lỗ miệng, thụ tinh rồi
phát triển thành ấu trùng planula. Sau một thời gian bơi lội tự do trong nước, ấu trùn