Bài giảng Dumping: Bán phá giá trong ngoại thương

Gây thiệt hại (injury) về lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất nội địa của nước XK (thiệt hại thực tế hiện tại/ thiệt hại tương lai/ rủi ro tiềm ẩn) Ngăn cản sự hình thành một ngành sản xuất nội địa của nước XK. Tác động làm giảm giá SP tương tự hay kìm hãm giá SP tương tự của thị trường nội địa của nước XK.

ppt34 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Dumping: Bán phá giá trong ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày: Nhóm 3 Nguyễn Thanh Nguyên Nguyễn Quyết Trương Bích Phương Võ Thanh Sơn Phạm Ngọc Anh Tài Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội lớn để xâm nhập những thị trường mới, rộng lớn và hấp dẫn. Đồng thời cũng tiềm ẩn không ít thách thức, trong đó có thuế chống bán phá giá. NỘI DUNG Bán phá giá (dumping) là gì? Tại sao lại có hiện tượng bán phá giá? Cơ sở kinh tế học cho việc bán phá giá. Thiệt hại của việc bán phá giá? Làm thế nào để xác định bán phá giá? Các biện pháp hạn chế bán phá giá. Thuế chống bán phá giá Có phải mọi trường hợp bán phá giá đều có thể bị đánh thuế chống bán phá giá? Thuế chống bán phá giá chính thức được áp đặt vào thời điểm nào? Các số liệu thống kê về bán phá giá của Việt Nam. NỘI DUNG Tài liệu tham khảo Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam VCCI - Tài liệu chống bán phá giá. Routledge – International Economics. 6th Edition. 2004 1. Bán phá giá (dumping) là gì? Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu. 1. Bán phá giá (dumping) là gì? Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa (giá thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó. 2. Tại sao lại có hiện tượng dumping? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dumping trong thương mại quốc tế. Nhiều trường hợp việc bán phá giá có mục đích không lành mạnh để đạt những lợi ích nhất định: Loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, chiếm thế độc quyền. Chiếm lĩnh thị phần. Thu ngoại tệ mạnh … 2. Tại sao lại có hiện tượng dumping? Và đôi khi, việc bán phá giá là nằm ngoài sự mong muốn của nhà sản xuất: xuất khẩu nhưng không thể bán được hàng. thặng dư cung sản xuất (cung vượt cầu). sản xuất bị đình trệ. sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hỏng. Do đó bán tháo với giá thấp để mong thu hồi được một phần vốn 3. Cơ sở kinh tế học Giả định: DN cạnh tranh độc quyền (quyết định giá trong nước) Chấp nhận (được XK) theo giá thế giới. Chi phí giao dịch và những luật lệ biên giới tạo ra sự chia cắt thị trường. DN có thể lựa chọn những thị trường ở các QG khác nhau với cơ chế phân biệt giá khác nhau (price discrimination) 3. Động cơ của các nhà sản xuất P1 P3 PW = P2 Q1 Q3 MR D D’ = MR’ (as a perfectly competitive firm in other market) Q2 MC MR=MC : Profit Maximazing Cơ chế phân biệt giá (price discrimination) 4. Thiệt hại của việc bán phá giá Gây thiệt hại (injury) về lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất nội địa của nước XK (thiệt hại thực tế hiện tại/ thiệt hại tương lai/ rủi ro tiềm ẩn) Ngăn cản sự hình thành một ngành sản xuất nội địa của nước XK. Tác động làm giảm giá SP tương tự hay kìm hãm giá SP tương tự của thị trường nội địa của nước XK. 4. Những yếu tố, chỉ số đo lường thiệt hại (measuring injury factors) Mức suy giảm thực tế/tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỷ lệ lãi/đầu tư, giá… Các nhân tố ảnh hưởng giá trong nước (cung, cầu, sản phẩm tương tự/thay thế). Thiệt hại thực tế/tiềm ẩn đối với quá trình chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, lương bổng, khả năng tăng trưởng, khả năng huy động vốn, nguồn đầu tư. Cần chú ý là nếu một hoặc một số các yếu tố trên xảy ra, không nhất thiết phải có kết luận cuối cùng về việc có thiệt hại hay không. Vấn đề quan trọng là cách thức đánh giá như thế nào. Ở mỗi quốc gia sẽ có quyền tùy ý ấn định các quy tắc đánh giá các yếu tố nói trên trong tổng thể các yếu tố để kết luận việc bán phá giá có gây ra thiệt hại hay không. 5. Xác định hành vi bán phá giá Thông qua sự so sánh giá giữa giá thông thường và giá xuất khẩu: Giá TT – Giá XK = X Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá * Việc kết luận có bán phá giá hay không phụ thuộc vào cách tính giá TT, giá XK, và hiệu số của 2 yếu tố này. Giá XK (export price) là gì? Được tính như thế nào? Giá XK là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước XK) sang nước NK. Cách tính: Là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà XK và nhà NK. Hoặc xác định từ các chứng từ mua bán như: hóa đơn thương mại, vận đơn, L/C. Giá TT (normal value) là gì? Được tính như thế nào? Giá TT là giá bán của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại thị trường nước xuất khẩu. Cách tính: Xác định bằng giá bán của SPTT tại thị trường nước XK (nơi SP được sản xuất ra). Xác định bằng giá bán của SPTT từ nước XK liên quan sang thị trường một nước thứ ba. Hoặc theo giá trị tính toán (constructed normal value): Giá TT = giá thành sx + các CP + lợi nhuận So sánh và quy tắc So sánh giá XK và giá TT: Cách 1: dùng giá bình quân gia quyền. Cách 2: giá của từng giao dịch. Cách 3: Giá TT bình quân gia quyền so với giá XK của từng giao dịch. Quy tắc tính: Cùng 1 cấp độ thương mại (cùng là giá xuất xưởng, giá sỉ, hay giá lẻ). Cùng thời điểm tính toán. Đề cập đến những khác biệt (khối lượng, dung lượng, đk bán hàng, thuế..) Quy đổi cùng một đơn vị tiền tệ (tỷ giá hối đoái) 6. Các biện pháp hạn chế bán phá giá Biện pháp tạm thời (provisional measures): là biện pháp do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với hàng hoá bị điều tra NK vào nước nhập khẩu trước khi có quyết định cuối cùng về biện pháp chống bán phá giá với mục đích chủ yếu là để ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra bán phá giá. Biện pháp tạm thời (provisional measures) Thuế tạm thời; hoặc Hình thức đảm bảo: bằng tiền đảm bảo (bond); hoặc đặt cọc (cash deposit) với khoản tiền tương đương với mức thuế chống bán phá giá được dự tính tạm thời; hoặc Tạm đình chỉ định giá tính thuế (with holding of appraisement) – tức là phải chỉ rõ mức thuế thông thường với mức thuế chống bán phá giá dự tính yêu cấu. Điều kiện chung: không vượt quá biên độ phá giá được xác định trong kết luận sơ bộ. Trong các biện pháp trên, Hiệp định chống bán phá giá của WTO (ADA – Anti Dumping Agreement) khuyến khích các thành viên áp dụng biện pháp thứ 2. Và thực tế, hầu hết các nước đều sử dụng biện pháp tạm thời này bởi thủ tục khá đơn giản, dễ thông qua, dễ áp dụng. Biên độ phá giá (dumping margin) DM = (Giá TT – Giá XK)/Giá XK Việc tính DM được thực hiện theo một quy trình gồm 5 bước: Bước 1: xác định giá XK Bước 2: Xác định giá TT Bước 3: Điều chỉnh giá XK và giá TT về cùng một cấp độ thương mại Bước 4: So sánh giá XK với giá TT sau khi điều chỉnh (tìm hiệu số so sánh) Bước 5: Tính biên độ phá giá (bằng % của hiệu số so sánh trên giá XK) DM Min = 2%. Biên độ phá giá được xét đến trong các tính toán của cơ quan có thẩm quyền phải lớn hơn 2%. Như vậy, DM nhỏ hơn hoặc bằng 2% thì sẽ không được tiến hành điều tra hành vi bán phá giá. 7. Thuế chống bán phá giá (Anti-dumping duty) Thuế chống bán phá giá là gì? Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế NK thông thường do cơ quan có thẩm quyền của nước NK ban hành đánh vào sản phẩm nước ngoài bán phá giá vào nước NK. Đây là loại thuế nhằm loại bỏ những thiệt hại do hàng NK gây ra. Nhiều nước sử dụng thuế chống bán phá giá như là một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với nền sản xuất nội địa. Do đó, ADA của WTO ra đời nhằm ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biên pháp này của các nước thành viên. Thuế chống bán phá giá Khi đã có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định 2 vấn đề: Có áp đặt thuế chống bán phá giá hay không? (có nghĩa là khi hội đủ điều kiện vẫn có thể không ra quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá). Áp đặt thuế chống bán phá giá bằng hay dưới biên độ phá giá (DM)? ADA khuyến khích các nước NK áp đặt mức thuế thấp hơn DM nếu mức thuế này đủ để loại trừ thiệt hại. Việc thực hiện phải dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. 8. Có phải mọi trường hợp bán phá giá đều có thể bị đánh thuế chống bán phá giá? Bán phá giá vào thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cựu do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước xuất khẩu. Tuy nhiên ở góc độ khác, bán phá giá có thể tác động tích cực đối với nền kinh tế: Tăng phúc lợi người tiêu dùng vì được mua hàng với giá rẻ Nếu hàng bị bán phá giá là đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ là yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng nhất định cho ngành đó. Giá giảm tạo động lực đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước. 9. Thời điểm áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức Có 2 hình thức áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức (tức sau khi có kết luận về bán phá giá): Tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (hệ thống này áp dụng tại Mỹ) Tính thuế cho khoảng thời gian trong tương lai (EU áp dụng hệ thống này) 1. Tính thuế cho khoảng thời gian đã qua. Chỉ đưa ra một mức thuế chống bán phá giá ước tính tạm thời. Việc xác định mức thuế chính thức sẽ được tính toán dựa trên các số liệu thực tế (của từng khoảng thời gian từ 12 tháng đến không quá 18 tháng) sau khi có yêu cầu của một trong các bên liên quan về việc tính thuế chính thức. 2. Tính thuế cho khoảng thời gian trong tương lai Sau khi hoàn thành điều tra bán phá giá sẽ tính toán luôn mức thuế chống bán phá giá chính thức cho cả khoảng thời gian có hiệu lực của quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên trong cách tính này, ADA quy định các bên liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoàn lại phần thuế đã thu nếu vượt quá biên độ phá giá trên thực tế của họ. Để yêu cầu hoàn thuế, các DN phải có đơn yêu cầu kèm đầy đủ các bằng chứng. Thời gian Hiệu lực của thuế chống bán phá giá. Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá được áp dụng để ngăn chặn việc bán phá giá và loại bỏ các thiệt hại. Vì vậy thuế này sẽ được duy trì cho đến khi nào việc ngăn chặn và loại bỏ thiệt hại do bán phá giá gây ra không còn cần thiết nữa. Tuy nhiên, ADA quy định thời gian hiệu lực của thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt sau 5 năm. 10. Số liệu thống kê bán phá giá của Việt Nam Thống kê của Phòng quản lý cạnh tranh Việt Nam (Vietnam competition administration department) – 10/2007.
Tài liệu liên quan