Tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưa tiên phát triển công nghiệp nặng.
48 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 12672 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM GVHD: Ths.Hoàng Xuân Sơn Giảng đường: B322 ( chiều thứ 7) ĐƯỜNG LỐIXÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN A. Quá trình đổi mới, hoàn thiện nhận thức về kinh tế thị trường. B. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường Phần AQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường. Mục Tiêu Tìm Hiểu I. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới và các kết quả. 1, Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp 2, Kinh tế Việt Nam trước đổi mới 3, Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế II. Sự hình thành tư duy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta 1, Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường 2, Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường qua các kì đại hội ( VI-VIII và IX-X ) 3, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa I. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới1, Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp 1.1/Cơ chế tập trung quan liêu Đặc điểm chủ yếu Thứ tư Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém năng động, phong cách cửa quyền quan liêu… Thứ nhất Nhà nướcquản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống… 1.2/ Chế độ bao cấp. Hình thức chủ yếu Tích cực của cơ chế Tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưa tiên phát triển công nghiệp nặng. Hạn chế của cơ chế Thủ tiêu cạnh tranh Kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động Không kích thích tính năng động của các đơn vị sản xuất kinh doanh 2, Kinh tế Việt Nam trước đổi mới. Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các cải cách kinh tế sau khi đất nước thông nhất như: Thay đổi mô hình kinh tế ở miền Nam Đẩy mạnh sản xuất tập trung ở Miền Bắc Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam + Hợp tác hóa + Cải tạo công thương nghiệp + Thống nhất tiền tệ Hội Nhập kinh tế Cải cách giá Lương Nông Nghiệp ( sản lượng lúa gạo) Sản lượng Công Nghiệp (triệu đồng tính theo giá năm 1982) Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế hàng năm. Lạm Phát 3, Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Hoàn cảnh: Khủng hoảng kinh tế - xã hội Nguồn viện trợ từ bên ngoài giảm sút( đặt biệt viện trợ từ trung quốc chấm dức hoàn toàn từ năm 1977) Thiên tai ( Đồng bằng sông cửu long v.v…) Số người thiếu đói tăng, bội chi lớn ( chủ yếu chi quốc phòng) Một số bước cải tiến kinh tế Khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo Chỉ thị số 100-CT/TW của ban bí thư trung ương khóa IV Bù vào giá lương ở Long An Nghị quyết trung ương 8 khóa V (1985) về giá – lương- tiền Nghị định số 25 của chính phủ Nghị định số 26-CP của chính phủ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI Bối Cảnh Sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 (12/1986 giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%) Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ba vấn đề lớn cần xem xét: • Cơ cấu sản xuất • Cải tạo xã hội chủ nghĩa • Cơ chế quản lý kinh tế Các nguyên nhân chính của khủng hoảng: • Chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội • Áp dụng mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội bao cấp • Công nghiệp hoá theo lối giản đơn - tập trung vào công nghiệp nặng Mục tiêu kinh tế - xã hội của đại hội Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy. Bước đầu tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tạo chuyển biến tốt về mặt xã hội Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh. Đổi mới về kinh tế Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế: Sản xuất lương thực, thực phẩm Sản xuất hàng tiêu dùng Sản xuất hàng xuất khẩu Đổi mới về chính trị Đổi mới vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý và điều hành của nhà nước cho phù hợp với cô cấu và cơ chế kinh tế mới. Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. Ý Nghĩa Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những chủ trương, chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất. II.Sự hình thành tư duy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 1, Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục…Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường. Thể chế kinh tế thị trường gồm: Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường- các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường. Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muôn. Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy định của luật lệ. 2, Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường qua các kì đại hội ( VI-VIII và IX-X ) 2.1/Từ đại hội VI đến đại hội VIII Một là: Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại Hai là: Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH Ba là: Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta 2.1/Từ đại hội IX đến đại hội X Đại hội IX của Đảng ( tháng 4- 2010) xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH Là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN 3, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng XHCN. Thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là công cụ hướng dẩn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi các mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa 3.1/Mục tiêu và quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 3.2/ Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Hoàn thiện thể chế sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường Hoàn thiện thể chế vai trò lãnh đạo của Đảng, và quản lý của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Phần B Nhìn Lại Chặng Đường 20 năm đổi mới Mục tiêu tìm hiểu I.Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân II.Những thành tựu, cơ hội và thách thức I.Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 1, Kết quả, ý nghĩa 1.1/Kết quả Ý nghĩa Sau hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã hình thành và từng bước hoàn thiện, thay cho thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Thể chế kinh tế mới đã đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được khủng hoảng kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HDH và sớm đưa nước ta sánh vai cùng cường quốc năm châu. 2, Hạn chế và nguyên nhân 2.1/Hạn chế. Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN còn chậm. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa được giải quyết tốt. Cơ chế “ xin – cho” chưa được xóa bỏ triệt để. Cơ cấu tổ chức vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập. Tệ tham nhũng , lãng phí, quan liêu vẫn nghiêm trọng Cơ chế chính sách xã hội, dịch vụ cộng đồng còn thấp. Các vấn đề môi trường chưa được giải quyết 2.2/Nguyên nhân Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thưc hiện của Nhà Nước còn chậm, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc Vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới chưa có tiền lệ.Nhận thức về kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế . II. Thành tựu, cơ hội và thách thức 1/Thành Tựu Đất nước bước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh “Việt nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 7% đến 8% một năm gấp 3 lần so với những ngày đầu cải cách” Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng CNH-HDH, gắn sản xuất với thị trường Thực hiên có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng các thành phần kinh tế Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dần dần được hình thành kinh tế VĨ MÔ cơ bản ổn định Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt GDP và tốc độ tăng trưởng Đầu tư nước ngoài Xuất nhập khẩu Tỷ lệ nghèo của VN giai đoạn (1993-2006) Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam 2/Cơ hội và thách thức. Sự khẳng định của nền kinh tế Viêt Nam chính là sự kiên quan trọng năm 2007 Viêt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương Mai Thế Giới ( WTO) Cơ hội khi gia nhập WTO Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm… Hai là: Môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện… Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn Bốn là: Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn… Năm là: Việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế… Thách thức Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn … Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước… Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Và Đây Là Việt Nam Hôm Nay