Bài giảng Etabs: Thiết kế kết cấu nhà cao tầng

Trong trường hợp tổng quát, việc giải bài toán cơ vật rắn biến dạng nói chung hay bài toán đàn hồi nói riêng thực chất là việc tìm 15 ẩn hàm đặc trưng cho trạng thái ứng suất – biến dạng – chuyển vị của vật thể từ 15 phương trình vi phân thỏa mãn các điều kiện biên động học và tĩnh học. Tuy nhiên công việc này không dễ dàng và dường như không thực hiện được do những khó khăn về mặt toánhọc.

pdf215 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Etabs: Thiết kế kết cấu nhà cao tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ThS. TRẦN MINH THI ETABS - THIẾT KẾ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG TpHCM, 2011 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 2 ETABS – KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG Thạc sĩ kết cấu – Giảng viên Trần Minh Thi Giới thiệu phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) Trong trường hợp tổng quát, việc giải bài toán cơ vật rắn biến dạng nói chung hay bài toán đàn hồi nói riêng thực chất là việc tìm 15 ẩn hàm đặc trưng cho trạng thái ứng suất – biến dạng – chuyển vị của vật thể từ 15 phương trình vi phân thỏa mãn các điều kiện biên động học và tĩnh học. Tuy nhiên công việc này không dễ dàng và dường như không thực hiện được do những khó khăn về mặt toán học. Từ đó đã xuất hiện nhiều phương pháp khác nhau để giải gần đúng nghiệm của bài toán như phương pháp biến phân, phương pháp sai phân hữu hạn, phương pháp phần tử hữu hạn … Trong đó phương pháp phần tử hữu hạn là một phương pháp số đặc biệt có hiệu qủa để tìm dạng gần đúng của một hàm chưa biết trong miền xác định V của nó. Tuy nhiên phương pháp phần tử hữu hạn không tìm dạng xấp xỉ của hàm cần tìm trên toàn miền V mà chỉ trong từng miền con Ve thuộc miền xác định V. Tư tưởng cơ bản của phương pháp phần tử hữu hạn là vật thể hoặc kết cấu được chia thành các phần tử có kích thước hữu hạn. Các phần tử này được nối với nhau tại các điểm nút. Trong phạm vi mỗi phần tử, đại lượng cần tìm được xấp xỉ trong dạng một hàm đơn giản gọi là hàm xấp xỉ (approximation function). Các hàm xấp xỉ này được biểu diễn qua các giá trị của nó và có khi cả các giá trị đạo hàm của nó tại các điểm nút trên phần tử. Các giá trị này được gọi là các bậc tự do của phần tử và được xem là ẩn số cần tìm của bài toán. Trong mô hình tương thích, mô hình được dùng phổ biến nhất trong phương pháp phần tử hữu hạn, người ta xem chuyển vị là đại lượng cần tìm trước và hàm xấp xỉ biểu diễn gần đúng dạng phân bố của chuyển vị trong phần tử. Các ẩn số được xác định từ hệ phương trình thiết lập trên cơ sở nguyên lý thế năng toàn phần dừng, hay nguyên lý biến phân Lagrange. Sau khi tìm được các ẩn số cũng có nghĩa là ta tìm được các hàm xấp xỉ chuyển vị trong tất cả các phần tử, từ đó sẽ tìm được biến dạng và ứng suất trong tất cả các phần tử. Rời rạc hoá kết cấu Đối với phương pháp phần tử hữu hạn, rời rạc hoá kết cấu là công việc hết sức quan trọng, nó quyết định thời gian tính toán cũng như độ chính xác của các kết qủa. Trong kết cấu khung, việc rời rạc hóa kết cấu thành các phần tử ít nhất phải được thực hiện tại các vị trí giao nhau của các dầm và cột như Hình 1. Phần tử của kết cấu khung là phần tử thanh dầm thẳng có hai nút ở hai đầu. Trong hệ tọa độ tổng thể XYZ, mỗi nút có sáu bậc tự do bao gồm ba thành phần chuyển vị thẳng theo ba trục X, Y, Z và ba thành phần chuyển vị xoay quanh ba trục X, Y, Z. Nội lực trong các phần tử thanh dầm thẳng bao gồm sáu thành phần đó là một thành phần lực dọc, hai thành phần lực cắt, hai thành phần mô men uốn và một thành phần mô men xoắn. Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 3 Kết cấu dàn bao gồm các thanh thẳng được nối với nhau tại các mắt dàn, các mắt dàn là các khớp. Trong tính toán người ta thường bỏ qua trọng lượng của các thanh dàn, tải trọng tác dụng lên kết cấu dàn là các lực tập trung đặt tại các mắt dàn. Nội lực phát sinh trong các thanh dàn chỉ bao gồm lực dọc. Trong kết cấu dàn, việc rời rạc hóa kết cấu thành các phần tử phải được thực hiện tại các mắt dàn như Hình 2. Phần tử của kết cấu dàn là phần tử thanh dàn thẳng có hai nút ở hai đầu. Trong hệ tọa độ tổng thể XYZ, mỗi nút có ba bậc tự do bao gồm ba thành phần chuyển vị thẳng theo ba trục X, Y và Z. Thực tế phần tử thanh dàn thẳng là một trường hợp đặc biệt của phần tử thanh dầm thẳng. Trong các phần mềm tính toán kết cấu người ta sử dụng phần tử thanh dầm thẳng để mô hình các kết cấu dàn, khi đó sẽ phải loại bỏ bớt ba bậc tự do là ba thành phần chuyển vị xoay quanh ba trục X, Y, Z của các nút hoặc giải phóng các thành phần mô men uốn ở hai đầu phần tử thanh dầm thẳng. Hình 1. Rời rạc hóa kết cấu khung Nút Phần tử Hình 2. Rời rạc hóa kết cấu dàn Phần tử Nút Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 4 Phần tử của kết cấu tấm vỏ thường có dạng tam giác ba nút hay tứ giác bốn nút (Hình 3). Trong hệ tọa độ tổng thể XYZ, mỗi nút có sáu bậc tự do bao gồm ba thành phần chuyển vị thẳng theo ba trục X, Y, Z và ba thành phần chuyển vị xoay quanh ba trục X, Y, Z. Khi rời rạc hóa các kết cấu tấm vỏ, các phần tử phải được nối với nhau tại tất cả các điểm nằm trên cạnh chung. Giới thiệu ETABS Nút Phần tử Hình 3. Rời rạc hóa kết cấu tấm vỏ Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 5 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 6 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 7 Ví dụ Mở đầu Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 8 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 9 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 10 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 11 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 12 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 13 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 14 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 15 Sơ bộ tiết diện Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 16 Xác định sơ bộ tiết diện cho các cấu kiện của công trình như sàn, dầm, cột, vách nhằm phục vụ cho bài toán dao động riêng. Lựa chọn tiết diện phải thỏa mãn yêu cầu kiến trúc và đảm bảo điều kiện của chu kỳ dao động. 1.1.1. Sàn Nhằm thỏa mãn giả thiết kết cấu (dầm) sàn là vách cứng trong mặt phẳng ngang (diaphragm), nghĩa là có độ cứng tuyệt đối trong mặt phẳng sàn và mềm (biến dạng được) ngoài mép sàn, của các lý thuyết tính toán nhà cao tầng hiện nay, dẫn đến chuyển vị ngang ở mỗi cao trình NCT là không đổi. Sàn càng cứng, chu kỳ dao động và gia tốc dao động sẽ giảm đi, đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép. Và thông thường, nếu cứ “chồng” tầng lên, mà mỗi sàn được tính toán như 1 sàn độc lập, khả năng độ cứng của giả thiết sẽ không đảm bảo tuyệt đối – công trình sẽ “rung, lắc” nhẹ, cảm nhận được khi có gió mạnh thổi vào. Nhà cao tầng, cần đặt sẵn những đường ống thiết bị trong nhà, cần tăng “1 ít” chiều dày sàn. Sàn DUL, để dễ bố trí cáp, chiều dày sàn lớn, hợp lý, vẫn có lợi. Sàn nhà ít tầng, thông thường (0.35 0.55)s dJ J= ¸ Sàn nhà cao tầng, nên có (0.5 0.65)s dJ J= ¸ trong đó sJ là moment quán tính của sàn, ứng với chiều rộng quy ước là min( ) 3 d ab b¢ = + và 2 b a : nhịp cột (phương gió đang tác dụng và xét đến ảnh hưởng) b : bước cột (phương trực giao với a ) db : bề rộng dầm Kết quả tính toán cho thấy: chiều dày sàn chọn theo những quy định thông thường của nhà ít tầng, cần được nhân thêm hệ số, xác định theo bảng Số tầng 12 15 20 25 30 40 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 17 Sàn nấm 1.04 1.06 1.10 1.14 1.18 1.26 Sàn dầm 1.04 1.06 1.08 1.11 1.15 1.22 Khả năng chống động đất của công trình, sẽ tăng đôi chút. Lưu ý: Cốt thép, vẫn phải được tính toán như sàn nhà ít tầng, thông thường. 1.1.1.1. Sàn nấm, sàn phẳng Thường chọn 1 1 30 40s h Læ ö= ¸ç ÷ è ø Lưu ý: Khi thực hiện những công trình nhà cao tầng, trong thời gian gần đây, thường hay sử dụng sàn nấm DUL, không dầm. Khi xây tường ngăn phòng, sẽ có 2 vấn đề cần quan tâm · Tường sẽ xây không đúng (vì không có) dầm, tải loại dãy. Cần phân tích thêm nội lực trong sàn nấm, chịu loại tải này, để tránh nội lực phân bố không đều, dễ gây nứt sàn, thấy trước. · Khi xây (hay lắp) tường, nếu không chèn kín khe hở mặt trên tường (giáp sàn), tường mỏng; về lâu dài sẽ xuất hiện khe nứt dọc do co ngót theo mặt tiếp giáp này, ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường công trình. 1.1.1.2. Sàn có dầm Thường chọn 1 1 1 50 40s h Læ ö= ¸ç ÷ è ø hoặc ( )1 2 1 1 100 80s h L Læ ö= ¸ +ç ÷ è ø trong đó 1 2;L L lần lượt là chiều dài cạnh ngắn và cạnh dài của ô sàn. Hàm lượng thép trong sàn là max bR s R R m x= trong đó: Các giá trị ;b sR R tra theo bảng ở mục 2.1.1 và 2.1.2 (file này) Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 18 và ( ) , 0,85 0,008 ; ; 1 0,5 . 1 1 1,1 b R R R R s sc u R R w w x a x x w s = - = = - æ ö+ -ç ÷ è ø Các hệ số trên được xác định theo bảng tra sau (trích từ phụ lục E trang 245 – TCVN356 – 2005) 1.1.2. Dầm Đối với các dầm thông thường h>b: 1 2 3 3 b hæ ö= ¸ç ÷ è ø · 1 nhịp: 1 1 12 10 h Læ ö= ¸ç ÷ è ø · Nhiều nhịp: 1 1 18 12 h Læ ö= ¸ç ÷ è ø · Console: 1 1 6 4 h Læ ö= ¸ç ÷ è ø Lưu ý Trường hợp dầm bẹt h<b Khi chiều cao tầng cần hạn chế lại, chiều cao dầm sẽ thường không đạt tỷ lệ bình thường, sẽ có 1 1 20 14 h Læ ö= ¸ç ÷ è ø và ngược lại, chiều rộng dầm sẽ tăng. BTCT thường, vẫn xử lý được tình huống này. Hàm lượng thép trong dầm là max bR s R R m x= (xem mục 2.2.1.2) Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 19 Hàm lượng thép trong dầm hợp lý (1 1.5)%m = ¸ . 1.1.3. Cột Kích thước tiết diện cột thường chọn theo diện tích truyền tải từ dầm (sàn) lên, phân đều theo các phương, mỗi tầng. Trên cơ sở đó, xác định được lực nén và từ lực nén (có gia tăng hệ số để xét thêm ảnh hưởng của Moment), sẽ tính được tiết diện cột (vuông, chữ nhật, tròn…). Về nguyên tắc, khi truyền tải không đổi theo chiều cao thì theo “Tính toán tiết diện cột BTCT” – GS Nguyễn Đình Cống – NXB xây dựng –Hà Nội 2006 / trang 21 s sN m qF= trong đó sF diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột đang xét sm là số sàn phía trên tiết diện đang xét (kể cả mái) q là tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông sàn, trong đó gồm tải trọng thường xuyên và tạm thời trên bản sàn, trọng lượng dầm, tường, cột đem tính ra phân bố đều trên sàn. Giá trị q được lấy theo kinh nghiệm thiết kế ¨ Với nhà có bề dày sàn là bé (10cm -> 14cm kể cả các lớp cấu tạo mặt sàn), có ít tường, kích thước của dầm và cột thuộc loại bé, (10 14)q = ¸ kN/m2 (1 1.4¸ T/m2) ¨ Với nhà có bề dày sàn trung bình (15cm -> 20cm), tường, dầm và cột là trung bình hoặc lớn, (15 18)q = ¸ kN/m2 (1.5 1.8¸ T/m2) ¨ Với nhà có bề dày sàn khá lớn (trên 25cm), dầm và cột đều lớn, q có thể đến 20 kN/m2 (2T/m2) hoặc hơn nữa. Kích thước tiết diện cột 0A được tính 0 t b k NA R = tk là hệ số xét ảnh hưởng khác như Moment uốn, hàm lượng cốt thép, độ mảnh của cột. Xét sự ảnh hưởng này, theo sự phân tích và kinh nghiệm của người thiết kế, khi ảnh hưởng của moment là lớn, độ mảnh cột lớn (l0 lớn) thì lấy tk lớn 1.3 1.5tk = ¸ . Khi ảnh hưởng của moment là bé, thì lấy 1.1 1.2tk = ¸ . Trong trường hợp thiết kế kết cấu chịu động đất thì kích thước của cột tuân theo điều kiện hạn chế về tỉ số nén trang 72, mục 5.1.2 TCVN375-2006 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 20 0 1 0.1c b t Nn R A k = = > (rõ ràng với cn thì phải tăng tk lên) Tổng hàm lượng thép dọc trong cột · Kết cấu thường: max 5%m = · Có xét động đất: max 4%m = Tiết diện cột có nên thay đổi hay không??? Kiến nghị Cột biên và cột góc không thay đổi tiết diện(ảnh hưởng lớn của moment). Cột giữa thì thay đổi theo các quan điểm: độ cứng của cột tầng trên không nhỏ hơn 70% độ cứng của cột tầng dưới liền kề. Nếu 3 tầng giảm độ cứng liên tục thì tổng mức giảm không vượt quá 50% (mục 2.5.4 - TCXD198-1997). 1.1.4. Vách cứng Vách cứng được định nghĩa trong mục 5.1.2 trang 72 TCVN375-2006 có tiết diện với 4w w l b ³ (trong đó, wl là chiều dài vách, còn wb là bề rộng vách) Không tính, khi số tầng không lớn, không cần vách mà nên thay bằng cột. Xin nhắc lại, theo Taranath B.S, đối với nhà cao tầng chịu lực bằng BTCT Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 21 Sơ bộ xác định diện tích vách cứng 0.015wallF S= ´ , trong đó S là diện tích một sàn tầng.(mục 3.4 TCXD 198-1997). Chiều dày vách cứng 150thk ³ mm. Nếu “an tâm”, chịu lãng phí, chiều dày tối thiểu của vách (lõi) cứng sẽ là · khi vách không tham gia chịu lực: 1 1 25 22 thk Hæ ö= ¸ç ÷ è ø · khi vách tham gia chịu lực: 1 1 20 15 thk Hæ ö= ¸ç ÷ è ø , với H là chiều cao tầng Tổng hàm lượng thép dọc trong vách tại mục 3.4.2 – TCXD 198-1997 · Thép thẳng đứng: max 3.5%m = ; min 0.4%m = (động đất yếu); min 0.6%m = (động đất trung bình và mạnh). · Thép ngang: min 0.25%m = (động đất yếu); min 0.4%m = (động đất trung bình và mạnh); (không áp dụng min 1 3 m = hàm lượng thép dọc). Theo TCVN375-2006, vách kép gồm hai hay nhiều các vách đơn, được liên kết một cách đều đặn bằng các dầm có độ dẻo kết cấu thích hợp (“dầm liên kết”), có khả năng làm giảm được ít nhất 25% tổng moment uốn ở chân đế của các vách riêng rẽ nếu làm việc tách rời nhau.(mục 5.1.2 trang 72 TCVN375-2006). Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 22 Thực tế, thang máy có tải không lớn; vận tốc có lớn thì cũng không ảnh hưởng đến sức chịu tải của nhà cao tầng. Tải xung của thang, trong cấu tạo hiện nay, sẽ truyền đều dần lên hệ chịu lực quanh thang. Do vậy, nếu vách, lõi cứng được bố trí quanh thang máy là quá tốt. 1.2. Xác định tải trọng Tải trọng tác dụng lên nhà cao tầng hiện nay bao gồm: - TĨNH TẢI – DL - HOẠT TẢI – LL - GIÓ – W - ĐỘNG ĐẤT – E 1.2.1. Tĩnh tải – DL Tĩnh tải bao gồm - Trọng lượng bản thân - Tải trọng lớp hoàn thiện - Tải trọng tường 1.2.1.1. Trọng lượng bản thân Phần mềm ETABS tự tính theo công thức sau - Dầm, cột: btg n bhg= - Sàn, vách: bt bg n hg= trong đó ;b h là các kích thước của dầm cột, còn bh là bề dày của sàn, vách (nhập trong phần Define Frame sections và Wall/Slab sections) 2.5g = T/m3, nhập trong Define material (Weight per unit volume) 1.1=n ; nhập trong phần Define Static load cases (Self Weight multiplier). (hệ số vượt tải trong phần tổ hợp). 1.2.1.2. Tải trọng các lớp cấu tạo sàn (hoàn thiện) Chiều dày của các lớp cấu tạo sàn căn cứ vào bản vẽ kiến trúc; hệ thống kỹ thuật đường ống, thiết bị điện, hệ thống lạnh căn cứ vào bản vẽ M&E; hệ số tin cậy căn cứ theo TCVN 2737 – 1995. Tùy thuộc vào công năng sử dụng của từng ô sàn, tĩnh tải sàn được chia làm các loại tải trọng như sau: Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 23 Báng 1: Sàn văn phòng căn hộ Các lớp cấu tạo sàn Chiều dày (cm) Trọng lượng riêng g (kN/m3) Tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Tính toán (kN/m2) Lớp gạch lát nền 1 20 0.2 1.1 0.22 Lớp vữa lót gạch 4 18 0.72 1.3 0.936 Lớp vữa trát trần 1.5 18 0.27 1.3 0.351 Hệ thống kỹ thuật 0.300 1.1 0.330 Tổng tĩnh tải sàn 1.490 1.837 Báng 2: Sàn phòng họp, siêu thị Các lớp cấu tạo sàn Chiều dày (cm) Trọng lượng riêng g (kN/m3) Tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Tính toán (kN/m2) Lớp gạch lát nền 1 20 0.200 1.1 0.220 Lớp vữa lót gạch 4 18 0.720 1.3 0.936 Lớp vữa trát trần 1.5 18 0.360 1.3 0.468 Hệ thống kỹ thuật 0.500 1.1 0.550 Tổng tĩnh tải sàn 1.690 2.057 Báng 3: Sàn khu vệ sinh Các lớp cấu tạo sàn Chiều dày (cm) Trọng lượng riêng g (kN/m3) Tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Tính toán (kN/m2) Lớp gạch lát nền 2 20 0.4 1.1 0.44 Lớp vữa lót, chống thấm tạo dốc 5 18 0.9 1.3 1.17 Lớp vữa trát trần 1.5 18 0.27 1.3 0.351 Hệ thống kỹ thuật 0.3 1.1 0.33 Tổng tĩnh tải sàn 1.87 2.291 Báng 4: Cầu thang Các lớp cấu tạo sàn Chiều dày (cm) Trọng lượng riêng g (kN/m3) Tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Tính toán (kN/m2) Lớp đá granit 2 27 0.54 1.1 0.594 Lớp vữa lót 3 18 0.54 1.3 0.702 Lớp vữa trát 1.5 18 0.27 1.3 0.351 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 24 Bậc thang đổ BT 10 25 2.50 1.1 2.750 Tổng tĩnh tải sàn 3.85 4.397 Báng 5: Sàn mái sân thượng Các lớp cấu tạo sàn Chiều dày (cm) Trọng lượng riêng g (kN/m3) Tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Tính toán (kN/m2) Lớp gạch chống nóng 3 22 0.660 1.2 0.792 Lớp vữa lót tạo dốc 3 18 0.540 1.3 0.702 Lớp chống thấm 3 22 0.660 1.2 0.792 Lớp vữa trát trần 1.5 18 0.270 1.3 0.351 Hệ thống kỹ thuật 0.300 1.1 0.330 Tổng tĩnh tải sàn 2.430 2.967 Báng 6: Sàn đáy hồ nước ngầm Các lớp cấu tạo sàn Chiều dày (cm) Trọng lượng riêng g (kN/m3) Tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Tính toán (kN/m2) Lớp gạch lát 2 20 0.440 1.1 0.484 Lớp vữa lót - lớp chống thấm 5 16 0.900 1.3 1.170 Tổng tĩnh tải sàn 1.340 1.654 1.2.1.3. Tải trọng tường gạch, kính nhôm Tải trọng tường gạch xây đặc tiêu chuẩn ngắn gọn theo công thức sau - Gạch 100mm: 100 1.8tg H= (kN/m) (hệ số vượt tải n=1.1) - Gạch 200mm: 200 3.3tg H= (kN/m) trong đó H là chiều cao tường gạch tính từ cao trình sàn tầng dưới tới mép dưới của dầm hoặc sàn tầng trên. Trong trường hợp, tường có cửa sổ hoặc cửa đi thì có thể tính toán nhanh như sau (không cần tính toán chi tiết) rong dac t tg g n= ´ Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 25 trong đó n là hệ số được tính theo bảng sau Hệ số n Loại 1 cửa (sổ/đi) 2 cửa (sổ+đi) Tường 100 0.9 0.8 Tường 200 0.8 0.7 Tải trọng cửa kính khung nhôm – thép được cho như bảng sau Cửa kính khung nhôm - thép Chiều dày (cm) Trọng lượng riêng g (kN/m3) Tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Tính toán (kN/m2) Kính + nhôm (thép) - - 1.0 1.1 1.1 Ghi chú Khi tải (tường, hồ nước inox…) đặt trực tiếp trên sàn, không nên quy đổi tải trọng lên toàn bộ ô sàn, mà mô phỏng bằng dầm ảo, sàn ảo (NONE). Tải trọng cầu thang, bể nước, ramp được quy đổi thành tải trọng tập trung hoặc phân bố để nhập vào kết cấu mà nó tác dụng lên. 1.2.2. Hoạt tải – LL STT Công năng sử dụng Hoạt tải tiêu chuẩn (kN/m2) Hệ số n Hoạt tải tính toán (kN/m2) 1 Sàn văn phòng, phòng học, bệnh viện … 2.00 1.2 2.4 2 Sàn nhà ở, KTX, chung cư 1.50 1.3 1.95 3 Sàn vệ sinh 2.0 1.2 2.4 4 Cầu thang 3.0 -> 4.0 1.2 3.6 -> 4.8 5 Hành lang 3.0 1.2 3.6 6 Ban công 3.0 -> 4.0 1.2 3.6 -> 4.8 7 Tầng hầm – ram dốc 5.0 1.2 6.0 8 Sàn kỹ thuật 7.5 1.2 9.0 9 Sàn café – sân vườn 4.0 1.2 4.8 Sàn nhà kho sách lưu trữ 4.8 /1m cao 1.2 5.76 Sàn nhà kho sách thư viện 2.4/1m cao 1.2 2.88 10 Sàn nhà kho giấy 4.0/1m cao 1.2 4.8 Sàn nhà kho lạnh 5.0/1m cao 1.2 6.0 11 Sàn mái bằng BTCT có sử dụng 3.0 1.2 3.6 12 Sàn mái bằng BTCT không sử dụng 0.75 1.3 0.975 13 Sàn mái tole, ngói 0.30 1.3 0.39 14 Sàn nắp tầng hầm 10 1.2 12 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 26 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 27 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 28 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 29 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 30 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 31 Mô hình Mô men sàn M11 (T.m) Mô men sàn M11 (T.m) Mô men khung M33 (T.m) Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 32 Lực cắt V22 (T) Lực dọc cột (T) Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Dao động riêng Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 33 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 34 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 35 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 36 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 37 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 38 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 39 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 40 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 41 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 42 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 43 Bài giảng ETABS Thạc sĩ – Giảng viên Trần Minh Thi 44 Khảo sát hai mô hình: mô hình 1 gán sàn cứng (Diaphragm) và mô hình 2 không gán sàn cứng. Công trình gồm 4 tầng, chiều cao tầng dưới cùng 4m, còn lại 3.2m. Trục X có 3 nhịp, trục Y có 4 nhịp, mỗi
Tài liệu liên quan