Bài giảng Giá trị thời gian của tiền tệ - Trương Đông Lộc
Lãi đơn, lãi kép Giátrịtươnglaicủamộtkhoảntiềnởhiệntại Giátrịhiệntạicủamộtkhoảntiềntrongtươnglai Giátrịtươnglaicủamộtdòngtiền Giátrịhiệntạicủamộtdòngtiền
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Giá trị thời gian của tiền tệ - Trương Đông Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
PGS.TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC
KHOA KINH TẾ - QTKD, ĐH CẦN THƠ
2NỘI DUNG CHƯƠNG 3
Lãi đơn, lãi kép
Giá trị tương lai của một khoản tiền ở hiện tại
Giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai
Giá trị tương lai của một dòng tiền
Giá trị hiện tại của một dòng tiền
3LÃI ĐƠN, LÃI KÉP
Lãi đơn (Simple interest)
- Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà
không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra.
SI = P0 (i) (n)
Lãi kép (Compound interest)
- Lãi kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc
mà còn tính trên số tiền lãi do tiền gốc sinh ra.
4GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT KHOẢN
TIỀN Ở HIỆN TẠI (1)
8%
0 1 2
10.000.000
FV
Ví dụ: Nếu bạn gởi vào ngân hàng 10 triệu đồng
ngày hôm nay, với lãi suất 8%/năm, thì sau 2 năm
bạn sẽ được bao nhiêu tiền?
5GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA MỘT KHOẢN
TIỀN Ở HIỆN TẠI (2)
PV: Giá trị của một khoản tiền ở hiện tại
i: Lãi suất của một kỳ hạn tính lãi
n: Số kỳ hạn; FV: Giá trị tương lai
FV1: PV + PV (i) = PV(1+i)
FV2: PV(1+i) + PV(1+i)i = PV(1+i)(1+i) = PV(1+i)2
FV3: PV(1+i)2 + PV(1+i)2i = PV(1+i)2(1+i) = PV(1+i)3
=> FVn = PV (1 + i)n = PV x FVIFi,n
6GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT KHOẢN TIỀN
TRONG TƯƠNG LAI (1)
Bạn phải gởi vào ngân hàng bao nhiêu tiền ngày
hôm nay (lãi suất 9%/năm) để sau 10 năm nữa bạn
sẽ được 50.000.000?
0 5 10
50.000.000
9%
PV0
7GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA MỘT KHOẢN TIỀN
TRONG TƯƠNG LAI (2)
)F(
)1(
1
)1( ni,
PVIFV
i
FV
i
FVPV nnnn
n =+=+=
n
n iPVFV )1( +=
785.123.21
09,1
000.000.50
%)91( 1010
10 ==+=
FVPV
8GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU
(1)
Bạn cho thuê nhà với giá 1.000 USD/năm,
thanh toán vào ngày 31/12 hàng năm trong
thời hạn 3 năm. Toàn bộ tiền cho thuê được
gởi vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm. Sau 3
năm tổng số tiền bạn có được là bao nhiêu?
$3,215 = FVA3
0 1 2 3
7%
$1,145
$1,000 $1,000 $1,000
Cuối mỗi năm
$1,070
FVA3 = $1,000(1.07)2 + $1,000(1.07)1 + $1,000(1.07)0 = $3,215
9GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU
(2)
Số tiền Cuối năm t Giá trị tương lai ở cuối năm n
P 1 FV1 = P(1+i)n-1
P 2 FV2 = P(1+i)n-2
. . . . . . . . .
P n-1 FVn-1= P(1+i)1
P n FVn= P(1+i)0
FVAn = P [(1+i)n-1 + (1+i)n-2 + . . . + (1+i)1 + (1+i)0]
FVAn = P (FVIFi,n-1+ FVIFi,n-2 + . . . FVIFi,1 + FVIFi,0) = P(FVIFAi,n)
10
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN
KHÔNG ĐỀU (1)
Bạn cho thuê nhà với giá 1.000 USD trong năm đầu, sau đó
tăng đều 10% cho các năm tiếp theo. Thời hạn cho thuê là 3
năm. Số tiền cho thuê được thanh vào ngày 31/12 hàng. Toàn
bộ tiền cho thuê được gởi vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm.
Sau 3 năm tổng số tiền bạn có được là bao nhiêu?
$3,532 = FVA3
$1,000 $1,100 $1,210
0 1 2 3
Cuối mỗi năm
7%
$1,177
$1,145
11
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN
KHÔNG ĐỀU (2)
Số tiền Cuối năm t Giá trị tương lai ở cuối năm n
P1 1 FV1 = P1(1+i)n-1
P2 2 FV2 = P2(1+i)n-2
. . . . . . . . .
Pn-1 n-1 FVn-1= Pn-1(1+i)1
Pn n FVn= Pn (1+i)0 = Pn
FVMn = P1(1+i)n-1 + P2(1+i)n-2 + . . . + Pn-1(1+i)1 + Pn
12
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU
(1)
$2,624.32 = PVA3
$934,58
$873,44
$816,30
$1.000 $1.000 $1.000
0 1 2 3
Cuối mỗi năm
7%
13
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU
(2)
Số tiền Cuối năm t Giá trị hiện tại
P 1 PV0 = P/(1+i)1
P 2 PV0 = P/(1+i)2
. . . . . . . . .
P n-1 PV0 = P/(1+i)n-1
P n PV0 = P/(1+i)n
PVAn = P [1/(1+i)1 + 1/(1+i)2 + . . . + 1/(1+i)n-1 + 1/(1+i)n]
PVAn = P(PVIFAi,n)
14
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU
VÔ HẠN
(1+i)PVAn = P [1 + 1/(1+i)1 + . . . + 1/(1+i)n-2 + 1/(1+i)n-1] (2)
PVAn = P [1/(1+i)1 + 1/(1+i)2 + . . . + 1/(1+i)n-1 + 1/(1+i)n] (1)
Lấy (2) – (1), chúng ta được:
(1+i)PVAn - PVAn = P [1 - 1/(1+i)n]
⎥⎦
⎤
+−⎢⎣
⎡= nn iiiPPVA )1(
11
i
PPVA n =
15
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN
KHÔNG ĐỀU
Số tiền Thời điểm t Giá trị hiện tại
P1 1 PV0 = P1/(1+i)1
P2 2 PV0 = P2/(1+i)2
. . . . . . . . .
Pn-1 n-1 PV0 = Pn-1/(1+i)n-1
Pn n PV0 = Pn/(1+i)n
PVMn = P1/(1+i)1 + P2/(1+i)2 + . . . + Pn-1/(1+i)n-1 + Pn/(1+i)n
16
XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU
Ông A muốn có một số tiền là 145 triệu đồng để xây
nhà trong 10 năm tới. Ông dùng số tiền tiết kiệm hàng
năm của mình là 10 triệu đồng để gởi vào ngân hàng.
Với lãi suất ngân hàng là bao nhiêu để sau 10 năm ông
A có được số tiền nói trên?
FVAn = P(FVIFAi,n) = 10(FVIFAi,10) = 145 triệu
FVIFAi,10 = 14,5 => i = 8%
17
XÁC ĐỊNH KỲ HẠN CỦA DÒNG TIỀN ĐỀU
Anh B là một sinh viên mới ra trường và dự định khi
nào tích luỹ đủ số tiền là 60 triệu đồng sẽ cưới vợ. Nếu
số tiền tiết kiệm được hàng năm của anh B là 10 triệu
đồng được gởi hết vào ngân hàng và với lãi suất ngân
hàng là 9%/năm thì sau bao nhiêu năm anh B sẽ có
được số tiền trên để cưới vợ?
FVAn = P(FVIFAi,n) = 10(FVIFA9,n) = 60 triệu
FVIFA9,n = 6 => n = 5 năm
18
CÁC KHOẢN NỢ TRẢ DẦN
(CHO VAY TRẢ GÓP)
Bạn vay 100 triệu đồng, lãi suất 8%/năm (lãi kép) và
trong thời hạn 5 năm. Nếu trả dần hàng năm (vốn và
lãi) thì mỗi năm bạn phải trả bao nhiêu tiền?
PVAn = P(PVIFAi,n) = P(PVIFA8,5) = P(3,9927)
100 triệu = P(3,9927) => P = 25.046.000 đồng