Sau khi qua sử dụng, nước sạch bị nhiễm bẩn trở thành nước thải. Nước thải từ các khu dân cư phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của người dân như tắm giặt, nấu nướng, được gọi là nước thải sinh hoạt.
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp (từ quy trình công nghệ sản xuất, rửa thiết bị, nhà xưởng của nhà máy và của khu công nghiệp) được gọi là nước thải công nghiệp
22 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giới thiệu chung về nguồn nước thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
NGUỒN NƯỚC THẢI
Sau khi qua sử dụng, nước sạch bị nhiễm bẩn trở thành nước thải. Nước thải từ các khu dân cư phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của người dân như tắm giặt, nấu nướng,… được gọi là nước thải sinh hoạt.
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp (từ quy trình công nghệ sản xuất, rửa thiết bị, nhà xưởng của nhà máy và của khu công nghiệp) được gọi là nước thải công nghiệp
THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Thành phần nước thải sinh hoạt và nước thải của một số ngành công nghiệp được trình bày tóm tắt trong các Bảng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 và 1.7.
Bảng 1.1 Thành phần nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Đơn vị
Kết quả
pH
pH
-
7,1
Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
TDS
mg/l
89
Amonia
N-NH3
mg/l
0,5
Nitơ tổng
N-tổng
mg/l
5,9
Nhu cầu oxy hóa học
COD
mg/l
75
Nhu cầu oxy sinh hóa
BOD
mg/l
42
Photphat
P-PO43-
mg/l
2,3
Chất rắn lơ lửng
SS
mg/l
32
Nguồn: CENTEMA tháng 09/2003.
Bảng 1.2 Tính chất nước thải của một số cơ sở sản xuất ngành vật liệu xây dựng
Tên cơ sở sản xuất
pH
TDS (mg/L)
SS (mg/L)
BOD5 (mg/L)
COD (mg/L)
Công ty Cát và Kính Xây Dựng
6,60
180
35
30
60
Công ty Cơ Giới Xây Lắp Số 9
7,10
-
30
35
60
Công ty Gạch Men Thanh Thanh
7,10
-
250
45
70
Xí Nghiệp Xây Dựng Miền Đông
7,00
110
40
50
70
Nhà máy Gốm sứ Meiwa
6,95
-
21
-
80
Cty Cổ Phần Tấm Lợp & Vật Liệu Xây Dựng
11,00
-
110
45
80
Công Ty Bêtông Biên Hòa
10,00
190
30
50
80
Xí Nghiệp Gạnh Ngói Đồng Nai
7,00
450
120
70
130
Công ty Gạch Đồng Nai VINABLOCK
8,20
900
500
120
290
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.
“-“: Không có số liệu.
Bảng 1.3 Tính chất nước thải của một số cơ sở công nghiệp điện tử gia dụng
Tên cơ sở sản xuất
pH
SS (mg/L)
BOD5 (mg/L)
COD (mg/L)
Công ty Điện Tử Biên Hòa (VIETRONIC)
6,6
10
50
75
Công ty Điện Tử Sanyo
7,9
135
-
208
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.
“-“: Không có số liệu.
Bảng 1.4 Tính chất nước thải của một số cơ sở gia công cơ khí
Tên cơ sở sản xuất
pH
TDS (mg/L)
SS (mg/L)
BOD5 (mg/L)
COD (mg/L)
Công ty Chế Tạo Động Cơ VINAPRO
6,6
-
15
40
60
Xí nghiệp Dây Đồng Long Biên
6,5
70
10
30
69
Xí nghiệp Khóa Xe, Công Tắc Boramtex
7,5
-
27
-
70
Nhà máy Cơ Khí Đồng Nai
6,8
200
40
50
70
Công ty Thiết Bị Điện 4
6,8
-
25
50
75
Nhà máy Cơ Khí Thực Phẩm
6,4
-
35
50
80
Xí nghiệp Dây và Cáp Điện Thành Mỹ
8,2
190
15
50
80
Xí nghiệp Gia Công Cơ Khí Việt Giai
6,8
-
70
60
100
Công ty Dụng Cụ Nấu Ăn Happy Vina
3,4
260
75
-
192
Công ty Nhôm Xây Dựng Tungkuang
7,2
-
115
-
201
Công ty Động Cơ Mabuchi
6,8
-
86
-
208
Công ty Bồn Áp Lực Sun Netsuren
6,9
-
49
-
210
Công ty Động Cơ Artus
6,9
-
57
-
288
Công ty Inox Sài Gòn
7,1
-
408
252
446
Công ty Gia Công Lắp Ráp JUKI
9,8
-
462
210
499
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.
“-“: Không có số liệu.
Bảng 1.5 Tính chất nước thải của một số cơ sở chế biến hàng tiêu dùng
Tên cơ sở sản xuất
pH
TDS (mg/L)
SS (mg/L)
BOD5 (mg/L)
COD (mg/L)
May mặc
Fashion Garments
7,9
-
-
80
103
May Showpha
7,0
-
118
-
342
May Bely
7,8
-
141
-
352
Gỗ và sản phẩm gỗ
Gỗ Đồng Nai (VINAPLCO)
6,7
-
15
70
145
Gỗ Thành Phát
7,8
663
186
-
452
Công ty Tín Nghĩa
6,8
245
-
-
480
Sản phẩm nhựa và cao su
Bao tải nhựa Lucky Star Plast
6,9
-
24
-
45
Manequin Đông Á
7,8
-
17
28
51
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.
“-“: Không có số liệu.
Bảng 1.6 Giá trị module lưu lượng ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng tham khảo từ KCN Biên Hòa 1, KCN Biên Hòa 2 và KCX Tân Thuận
Ngành
Module lưu lượng (m3/ha.ngđ)
KCN Biên Hòa 1
KCN Biên Hòa 2
KCX Tân Thuận
May mặc
54,6
-
28,2
Gỗ và sản phẩm gỗ
14,2
-
-
Sản phẩm nhựa và cao su
41,8
54,5
56,6
Trung bình
36,9
54,5
42,4
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.
“-“: Không có số liệu.
Bảng 1.7 Tính chất nước thải của một số cơ sở chế biến thực phẩm
Tên nhà máy
pH
TDS (mg/L)
SS (mg/L)
BOD5 (mg/L)
COD (mg/L)
Công ty Đường Biên Hòa
5,0
-
2.500
910
2.940
Công ty Wine Food
4,8
-
268
1.148
1.810
Công ty Bột Ngọt Ajinomoto
7,2
-
80
180
245
Công ty Sữa Bột DIELAC
6,1
-
110
125
285
Công ty Sữa, Cà phê Nestle
8,2
-
162
-
320
Nhà máy Cà Phê Biên Hòa
6,8
200
50
40
60
Công ty Nước Giải Khát DONANEWTOWER
6,5
-
50
25
40
Công ty Nông Thủy Sản Vĩnh Hưng
6,8
210
30
60
90
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.
“-“: Không có số liệu.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI
Thiết bị đo đạc lưu lượng gồm 2 phần: (1) cảm biến và (2) bộ phân đọc kết quả. Phần cảm biến tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của dòng chảy. Bộ phận đọc kết quả sẽ chuyển các tín hiệu từ phần cảm biến thành giá trị lưu lượng. Đối với các kênh dẫn hở hoặc đường ống, lưu lượng được đo bằng các máng xác định được diện tích ướt và vận tốc dòng chảy tương ứng. Đối với các đường ống kín, 3 phương pháp thường dùng để xác định lưu lượng bao gồm: (1) đo tổn thất áp lực hay sự chênh lệch áp suất, (2) đo ảnh hưởng của đòng chảy và (3) đo mức gia tăng thể tích dòng chất lỏng.
Hình 1.1 Đo lưu lượng dòng chảy trong mương hở.
.
Hình 1.2 Thiết bị đo lưu lượng trong đường ống kín.
1.4 TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
Phương pháp xử lý lý học;
Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý;
Phương pháp xử lý sinh học.
1.4.1 Phương Pháp Xử Lý Lý Học
Trong phương pháp này, các lực vật lý, như trọng trường, ly tâm, được áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý lý học thường đơn giản, rẻ tiền có hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao. Các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải là (1) song/lưới chắn rác, (2) thiết bị nghiền rác, (3) bể điều hòa, (4) khuấy trộn, (5) lắng, (6) lắng cao tốc, (7) tuyển nổi, (8) lọc, (9) hòa tan khí, (10) bay hơi và tách khí. Việc ứng dụng các công trình xử lý lý học được tóm tắt trong Bảng 1.8.
1.4.2 Phương Pháp Xử Lý Hóa Học
Phương pháp hóa học sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý nước thải. Các công trình xử lý hóa học thường kết hợp với các công trình xử lý lý học. Mặc dù có hiệu quả cao, nhưng phương pháp xử lý hóa học thường đắt tiền và đặc biệt thường tạo thành các sản phẩm phụ độc hại. Việc ứng dụng các quá trình xử lý hóa học được tóm tắt trong Bảng 1.9.
Bảng 1.8 Áp dụng các công trình cơ học trong xử lý nước thải (Metcalf & Eddy, 1991)
Công trình
Áp dụng
Lưới chắn rác
Tách các chất rắn thô và có thể lắng
Nghiền rác
Nghiền các chất rắn thô đến kích thước nhỏ hơn đồng nhất
Bể điều hòa
Điều hòa lưu lượng và tải trọng BOD và SS
Khuấy trộn
Khuấy trộn hóa chất và chất khí với nước thải, và giữ cặn ở trạng thái lơ lửng
Tạo bông
Giúp cho việc tập hợp của các hạt cặn nhỏ thành các hạt cặn lớn hơn để có thể tách ra bằng lắng trọng lực
Lắng
Tách các cặn lắng và nén bùn
Tuyển nổi
Tách các hạt cặn lơ lửng nhỏ và các hạt cặn có tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước, hoặc sử dụng để nén bùn sinh học
Lọc
Tách các hạt cặn lơ lửng còn lại sau xử lý sinh học hoặc hóa học
Màng lọc
Tương tự như quá trình lọc. Tách tảo từ nước thải sau hồ ổn định
Vận chuyển khí
Bổ sung và tách khí
Bay hơi và bay khí
Bay hơi các hợp chất hữu cơ bay hơi từ nước thải
Bảng 1.9 Áp dụng các quá trình hóa học trong xử lý nước thải (Metcalf & Eddy, 1991)
Quá trình
Áp dụng
Kết tủa
Tách phospho và nâng cao hiệu quả của việc tách cặn lơ lửng ở bể lắng bậc 1
Hấp phụ
Tách các chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp hóa học thông thường hoặc bằng phương pháp sinh học. Nó cũng được sử dụng để tách kim loại nặng, khử chlorine của nước thải trước khi xả vào nguồn
Khử trùng
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng chlorine
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh. Chlorine là loại hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất
Khử chlorine
Tách lượng clo dư còn lại sau quá trình clo hóa
Khử trùng bằng ClO2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng BrCl2
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng Ozone
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
Khử trùng bằng tia UV
Phá hủy chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh
1.4.3 Phương Pháp Sinh Học
Với việc phân tích và kiểm soát môi trường thích hợp, hầu hết các loại nước thải đều có thể được xử lý bằng phương pháp sinh học. Mục đích của xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là keo tụ và tách các loại keo không lắng và ổn định (phân hủy) các chất hữu cơ nhờ sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí hoặc kỵ khí. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học thường là các chất khí (CO2, N2, CH4, H2S), các chất vô cơ (NH4+, PO43-) và tế bào mới. Các quá trình sinh học chính sử dụng trong xử lý nước thải gồm năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình thiếu khí, quá trình kị khí, thiếu khí và kị khí kết hợp, và quá trình hồ sinh vật. Mỗi quá trình riêng biệt còn có thể phân chia thành chi tiết hơn, phụ thuộc vào việc xử lý được thực hiện trong hệ thống tăng trưởng lơ lửng (suspended-growth system), hệ thống tăng trưởng dính bám (attached-growth system), hoặc hệ thống kết hợp. Phương pháp sinh học có ưu điểm là rẻ tiền và có khả năng tận dụng các sản phẩm phụ làm phân bón (bùn hoạt tính) hoặc tái sinh năng lượng (khí methane).
1.5 TIÊU CHUẨN XẢ THẢI NƯỚC THẢI ĐÃ XỬ LÝ VÀO NGUỒN TIẾP NHẬN